Quyết định 261/QĐ-UBND về Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2019
Số hiệu: | 261/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Trần Châu |
Ngày ban hành: | 24/01/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 261/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 24 tháng 01 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2019
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 10/TTr-SNN ngày 15/01/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2019.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2019
(Bàn hành kèm theo Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 24/01/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016 - 2020; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 19/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2019 gồm những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a. Quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng hiện có của tỉnh 393.978,12 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 216.412,85 ha, rừng trồng 134.294,77 ha và đất chưa có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp 43.270,5 ha;
b. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng phá rừng, đốt rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật; lấn, chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng trái pháp luật; mua, bán, cất giữ, vận chuyển, chế biến, kinh doanh lâm sản; săn bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật hoang dã trái pháp luật;
c. Phát hiện sớm lửa rừng, huy động lực lượng dập tắt cháy rừng khẩn trương, kịp thời và triệt để, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra cả về diện tích và số vụ;
d. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của các cấp, các ngành và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trong công tác BVR-PCCCR. Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức quản lý BVR-PCCCR, lập lại kỷ cương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có; tích cực tham gia trồng, khoanh nuôi tái sinh phát triển tài nguyên rừng để nâng độ che phủ rừng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái.
2. Yêu cầu
a. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thực hiện đúng các quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ” nhằm hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra;
b. Lực lượng kiểm lâm với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật;
c. Các chủ rừng có trách nhiệm tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Thường xuyên phối hợp với lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, truy quét các đối tượng có hành vi phá rừng, khai thác lâm sản; lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật và thực hiện nghiêm công tác BVR- PCCCR trên diện tích rừng của mình;
d. Tăng cường thanh tra, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm; chính quyền địa phương các cấp phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên trực tiếp trong công tác BVR-PCCCR trên địa bàn quản lý; hằng năm, đưa nội dung chỉ tiêu BVR-PCCCR là một tiêu chí chính để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ và thi đua đối với tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ở các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở có liên quan.
II. NỘI DUNG
1. Bảo vệ rừng
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh năm 2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các ngành, hội đoàn thể và UBND cấp huyện tham mưu cho UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016 - 2020 triển khai, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
a. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng như: Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp… và các Thông tư mới về lĩnh vực lâm nghiệp của Bộ NN & PTNT, và nhất là tiếp tục triển khai cụ thể các nội dung của Kế hoạch số 1701 ngày 17/5/2017 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW và các kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của các huyện, thị xã, thành phố đến các ban, ngành, hội, đoàn thể cấp huyện và cấp ủy, chính quyền cấp xã biết để tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các ban, ngành đoàn thể của cấp huyện:
+ Tuyên truyền trực tiếp đến các chủ rừng, từng hộ dân sống trong rừng, ven rừng hoặc có hành nghề liên quan đến rừng nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về BVR-PCCCR; phân công cán bộ công chức trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị của nhân dân có liên quan đến BVR-PCCCR;
+ Tổ chức ký cam kết BVR-PCCCR đến từng hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn; xây dựng quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng đến từng thôn, khu vực...; tuyên truyền, vận động người dân tham gia tố giác tội phạm, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm về BVR-PCCCR;
+ Phối hợp với Đài Phát thanh địa phương tăng thời lượng đưa tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BVR- PCCCR đến rộng rãi người dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống gần rừng khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng hoặc các điểm nóng về phá rừng.
b. Tăng cường các hoạt động phối hợp các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng:
- Xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng với các tỉnh có vùng rừng giáp ranh và giữa các huyện giáp ranh; triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp đã ký giữa lực lượng Kiểm lâm, Công an, Dân quân tự vệ nhằm huy động lực lượng đủ mạnh trong tuần tra, kiểm tra, truy quét ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm;
- Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và lực lượng Công an điều tra, xử lý dứt điểm các vụ vi phạm còn tồn đọng;
- Tổ chức triển khai thực hiện Quy chế phối hợp của lực lượng Dân quân tự vệ với các lực lượng khác trong hoạt động bảo vệ biên giới, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng chống cháy rừng theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ở các cấp, đặc biệt là cấp xã.
c. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển, kinh doanh, mua, bán lâm sản trái pháp luật:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Quyết định số 1701/QĐ-UBND ngày 17/5/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh;
- Các địa phương tiếp tục xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 19/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh;
- Kiện toàn Đoàn Kiểm tra liên ngành của huyện, thị xã, thành phố; xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra kịnh kỳ và đột xuất các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, các nhà máy chế biến dăm gỗ; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái luật; kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, tiêu cực, bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm;
- Tổ chức lực lượng chốt chặn nghiêm ngặt tại các chốt, trạm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý cho chủ trương lập chốt tại văn bản số 4918/UBND-TH ngày 31/10/2016 và văn bản số 7576/UBND-KT ngày 04/12/2018; hằng năm, tổ chức rà soát đề nghị thay thế, bổ sung thêm các chốt, trạm phù hợp với tình hình thực tế công tác bảo vệ rừng tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Xây dựng kế hoạch phá bỏ cây trồng trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để có lực lượng đủ mạnh đảm bảo việc phá bỏ cây trồng trái phép chưa thành rừng hiệu quả, an toàn và đúng pháp luật;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ người, phương tiện ra vào rừng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật;
- Thực hiện nghiêm chủ trương của Chính phủ về việc dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khoán bảo vệ rừng đối với các công ty TNHH lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch… Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.
d. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và chủ rừng trong việc bảo vệ rừng:
- Xác định nhiệm vụ BVR-PCCCR là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị với sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và chủ rừng; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và chủ rừng phải chịu trách nhiệm chính nếu để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên địa bàn mình quản lý; địa phương nào để xảy ra phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp;
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BVR-PCCCR; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm;
- Các chủ rừng tăng cường công tác quản lý rừng tại gốc, thường xuyên trao đổi thông tin, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật xảy ra trên địa bàn và giữa các khu vực giáp ranh.
2. Phòng cháy rừng
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, hiện nay khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh có diện tích là 104.872 ha; trong đó, rừng tự nhiên 2.185 ha; rừng trồng 102.686 ha; tập trung tại các huyện Vân Canh, Tây Sơn, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn. Để chủ động trong quản lý, chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm soát và ngăn chặn kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, yêu cầu các ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và chủ rừng tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
a. Kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ huy Các vấn đề cấp bách trong công tác BVR-PCCCR các xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố và các chủ rừng (gọi tắt là Ban Chỉ huy):
- Ban Chỉ huy xây dựng quy chế làm việc cụ thể, đảm bảo có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong Ban Chỉ huy; kiện toàn Ban Chỉ huy và các tổ, đội BVR-PCCCR nếu có thay đổi về nhân sự; giao ban định kỳ và thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công tác PCCCR để Trưởng ban biết, chỉ đạo kịp thời;
- Các chủ rừng (Công ty TNHH lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hô, đặc dụng và các tổ chức khác…) thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra an toàn về PCCCR ở tổ, đội; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định PCCCR theo thẩm quyền.
b. Xây dựng phương án, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy rừng:
- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm triển khai, hướng dẫn cụ thể các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp cho UBND cấp xã, hạt kiểm lâm; chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để thực hiện việc xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng nhằm tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, cụ thể như sau:
+ Chủ rừng là tổ chức trên địa bàn tỉnh thực hiện việc lập và tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng giai đoạn năm 2019 - 2023 theo đúng các quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Hằng năm kiểm tra rà soát, bổ sung cho phù hợp với thực tế công tác phòng cháy và chữa cháy rừng trên diện tích khu rừng của mình.
+ Chỉ đạo các hạt kiểm lâm tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn cho UBND cấp xã thực hiện việc lập và tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng giai đoạn năm 2019 - 2023 theo đúng các quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Hằng năm kiểm tra rà soát, bổ sung cho phù hợp với thực tế công tác phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý.
+ Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì Kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm hướng dẫn việc lập và tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng hàng năm.
- Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Ban Chỉ huy BVR-PCCCR cấp huyện (Hạt Kiểm lâm) căn cứ vào Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của các chủ rừng và UBND cấp xã trên địa bàn đã lập để xây dựng kế hoạch BVR-PCCCR năm 2019 trình UBND cấp huyện phê duyệt để triển khai thực hiện. Kế hoạch phải nêu được những nội dung cụ thể, cần thiết như:
+ Xây dựng bản đồ và xác định được vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng;
+ Các biện pháp phòng cháy rừng như: tuần tra phát hiện lửa rừng, dự báo, cảnh báo cấp cháy rừng; biện pháp lâm sinh là giảm vật liệu cháy, phát dọn đường băng cản lửa...
+ Tín hiệu báo động, huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra và thực hiện tốt phương châm 04 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
+ Đào tạo, tập huấn và diễn tập chữa cháy rừng.
+ Xây dựng công trình PCCCR và mua sắm dụng cụ, phương tiện chữa cháy rừng.
c. Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô hanh được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất;
- Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng định kỳ đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
- Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng 06 tháng hoặc 01 năm đối với rừng có nguy cơ xảy ra cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
3. Chữa cháy rừng
a. Nguyên tắc chữa cháy rừng:
- Thực hiện phương châm bốn tại chỗ: “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ”;
- Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để;
- Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về mọi mặt;
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng, phương tiện, tài sản của nhân dân và người tham gia chữa cháy;
- Trong trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
b. Tổ chức lực lượng chữa cháy
Khi phát hiện có cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời tổ chức chữa cháy rừng, thông báo Ban Chỉ huy để xem xét tình hình cụ thể, tính chất, qui mô đám cháy (loại vật liệu cháy, loại cháy, cường độ cháy) địa hình, tốc độ gió, tốc độ lan tràn của đám cháy mà chỉ huy, huy động lực lượng và phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho thích hợp; về lực lượng, phương tiện và dụng cụ chữa cháy rừng có thể chia ra:
- Thủ công: Lực lượng chữa cháy cùng với phương tiện, dụng cụ thủ công như cuốc, xẻng, rìu, rựa, thùng tưới nước, nước uống...;
- Cơ giới: Lực lượng cùng với phương tiện, dụng cụ như cưa máy, máy thổi gió, máy ủi, máy phun nước và hoá chất…;
- Hỗn hợp: Gồm cả thủ công và cơ giới.
c. Kỹ thuật chữa cháy rừng
Kỹ thuật chữa cháy rừng, gồm hai biện pháp: Chữa cháy gián tiếp và chữa cháy trực tiếp:
- Biện pháp chữa cháy rừng gián tiếp: Dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy, thường áp dụng cho đám cháy lớn, cường độ cháy cao, tốc độ lan tràn nhanh và diện tích khu rừng còn lại nhiều, hoặc đám cháy lớn, không chữa trực tiếp được, cụ thể:
+ Dùng băng trắng ngăn lửa: Thường làm ở phía trước đám cháy, hướng cong về hai phía ngọn lửa; tùy theo diện tích, tốc độ, địa hình…, chọn chiều rộng của băng thích hợp sao cho đám cháy không vượt qua băng;
+ Băng đốt trước (dùng lửa dập lửa) cụ thể: Trước đám cháy không xa, dọn hai băng song song bao quanh đám cháy; trên hai băng tiến hành dọn sạch tất cả vật liệu cháy ra bên ngoài về phía giữa hai băng, sau đó đốt từng đoạn, khi đốt phải thận trọng không để lửa cháy lan, tràn ra ngoài; tuyến lửa đốt trước này là tuyến có điều khiển, an toàn và khẩn trương; tuỳ theo tốc độ gió và quy mô đám cháy mà khoảng cách giữa hai băng cho thích hợp;
- Biện pháp chữa cháy rừng trực tiếp: Sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ từ thủ công đến cơ giới hiện đại, như: Cành cây, bình tưới nước, máy bơm phun nước, máy thổi gió, rựa và hoá chất tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. Áp dụng đối với đám cháy có diện tích nhỏ; thường áp dụng cháy mặt đất.
d. Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
- Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.
- Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại.
- Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn a. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức về PCCCR cho nhân dân ở các vùng rừng, ven rừng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BVR-PCCCR; xây dựng tin, bài, phóng sự gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong công tác BVR-PCCCR để tuyên truyền, nhân rộng trong mọi tầng lớp nhân dân;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; tuần tra, theo dõi phát hiện sớm những điểm cháy, đặc biệt là tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đốt thực bì sau khai thác rừng trồng trên địa bàn quản lý; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng định kỳ đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
- Phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ, chính quyền địa phương và lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng tiến hành kiểm tra toàn bộ phương tiện vận chuyển lâm sản tại trạm kiểm lâm và các chốt chặn, trạm bảo vệ rừng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm đúng theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo các hạt kiểm lâm tiếp tục xây dựng kế hoạch tham mưu cho UBND cấp huyện huy động lực lượng đủ mạnh để phá bỏ cây trồng trái pháp luật trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái pháp luật;
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ;
- Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra các điểm nóng xảy ra phá rừng, nhất là khu vực rừng giáp ranh với các tỉnh Quảng Ngãi, Gia Lai và Phú Yên, khu vực rừng giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng thời gian qua và đề ra các giải pháp, biện pháp cụ thể thời gian tới, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng phá rừng, cháy rừng trên địa bàn tỉnh;
- Tham mưu cho chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy các cấp để chỉ đạo, thực hiện các biện pháp PCCCR trong suốt mùa khô; phối hợp với Ban Chỉ huy huyện, thị xã, thành phố và các chủ rừng tổ chức tập huấn, diễn tập nghiệp vụ cho các tổ, đội PCCCR ở cơ sở;
- Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phải thường xuyên bám cấp ủy, chính quyền cấp xã; bám dân, bám rừng; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản; kịp thời phát hiện những hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép; khi phát hiện, phải kịp thời xác lập hồ sơ xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật;
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ; thường xuyên kiểm tra, rà soát và thực hiện việc truy xuất nguồn gốc gỗ tại các cơ sở chế biến để quản lý nguyên liệu hợp pháp; kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông, xóa bỏ những tụ điểm kinh doanh, buôn bán gỗ, lâm sản trái pháp luật;
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin cấp dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiếp tục phối hợp với Đài Phát thanh tại địa phương tăng thời lượng đưa tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng;
- Thường xuyên kiểm tra yêu cầu chủ rừng xây dựng, tu sửa kịp thời các công trình PCCCR và mua sắm bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ PCCCR;
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các hạt kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn lập thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, kiên quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với Kiểm lâm địa bàn, Hạt trưởng các hạt kiểm lâm buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng phá rừng, mua, bán, kinh doanh, chế biến, vận chuyển lâm sản trái pháp luật thuộc địa bàn quản lý.
b. Chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng BVR-PCCCR trong phạm vi cả tỉnh;
c. Chủ trì, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình BVR-PCCCR; tiến hành sơ kết, tổng kết về tình hình BVR-PCCCR; lập kế hoạch, biện pháp, giải pháp BVR-PCCCR cụ thể, phù hợp theo tình hình thực tế;
d. Lập kế hoạch, dự trù kinh phí hằng năm cho công tác BVR-PCCCR.
2. Công an tỉnh
a. Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương xử lý triệt để các vụ án hủy hoại rừng; nắm bắt, theo dõi các đường dây khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn tỉnh và vùng giáp ranh để kịp thời xử lý; phối hợp, hỗ trợ lực lượng kiểm lâm điều tra và xử lý các đối tượng vi phạm về BVR- PCCCR; tham gia và có kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho Đoàn Kiểm tra liên ngành cấp huyện thực hiện việc phá bỏ cây trồng trái phép trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm; tham gia việc thực hiện chốt chặn, kiểm soát lâm sản tại các chốt, trạm bảo vệ rừng trên địa bàn khi có yêu cầu phối hợp;
b. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy rừng. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp chặt chẽ với Chi cục Kiểm lâm và các địa phương trong công tác PCCCR khi có yêu cầu; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng 06 tháng hoặc 01 năm đối với rừng có nguy cơ xảy ra cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
3. Các lực lượng vũ trang tỉnh
a. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm lâm, công an ở địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác BVR-PCCCR tại nơi đơn vị đóng quân, địa bàn hoạt động của đơn vị mình; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện tốt phương án BVR-PCCCR của địa phương;
b. Có kế hoạch sử dụng lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có tình huống diễn biến phức tạp trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;
c. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về PCCCR; tham gia diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng theo kế hoạch;
d. Chỉ đạo tổ chức thực hiện những quy định về BVR-PCCCR đối với những diện tích rừng được giao, khoán cho đơn vị bảo vệ hoặc trồng rừng; thực hiện tốt Quy chế phối hợp của lực lượng Dân quân tự vệ với các lực lượng khác trong hoạt động bảo vệ biên giới, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng chống cháy rừng theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ở các cấp, đặc biệt là cấp xã.
4. Sở Tài chính
a. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên cân đối ngân sách đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện có hiệu quả công tác BVR-PCCCR trên địa bàn; hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng và thanh quyết toán vốn đúng quy định;
b. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho UBND cấp xã để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã đang quản lý chưa giao được cho các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
c. Đề xuất UBND tỉnh cân đối, phân bố kinh phí thu được từ xử lý vi phạm hành chính và bán phát mại lâm sản, phương tiện tịch thu trong lĩnh vực lâm nghiệp hằng năm chi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố để chi cho hoạt động BVR-PCCCR.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định các dự án, đề án bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể tiến hành giao rừng, cho thuê rừng gắn với việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức;
b. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND cấp huyện giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể, ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, gia đình chính sách.
7. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố theo thẩm quyền, phạm vi quản lý của mình chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện tốt Luật Lâm nghiệp, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn quản lý, chịu trách nhiệm về BVR-PCCCR:
a. Ban hành các quy định về BVR-PCCCR tại địa phương, chỉ đạo tổ chức huy động các lực lượng công an, dân quân tự vệ, các tổ đội PCCCR của địa phương phối hợp với lực lượng kiểm lâm trong công tác chữa cháy rừng và đấu tranh ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật;
b. Kiện toàn Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và ban hành Quy chế hoạt động, thông báo phân công nhiệm vụ từng thành viên trong Ban Chỉ huy; kiện toàn Đoàn Kiểm tra liên ngành của huyện, thị xã, thành phố;
c. Tiếp tục tổ chức, triển khai, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1701/QĐ-UBND ngày 17/5/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 19/12/2017 về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh;
d. Chỉ đạo các ban, ngành hội đoàn thể của huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVR-PCCCR sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động BVR-PCCCR;
đ. Ưu tiên đầu tư ngân sách cho hoạt động BVR-PCCCR; khi xây dựng dự toán ngân sách hằng năm phải cân đối bố trí nguồn kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, có thể sử dụng nguồn kinh phí dự phòng của cấp mình chi cho hoạt động bảo vệ rừng; trang bị phương tiện, công cụ PCCCR;
e. Chỉ đạo UBND cấp xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ của huyện xây dựng và tổ chức thực hiện Phương án PCCCR giai đoạn 2019 - 2023 trên địa bàn;
g. Kiên quyết xử lý đối với các đối tượng vi phạm các quy định về BVR-PCCCR theo thẩm quyền; đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác BVR-PCCCR;
h. Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Công an và Kiểm lâm biên soạn tài liệu tuyên truyền về kiến thức BVR-PCCCR, đưa vào dạy ngoại khoá cho học sinh phổ thông các trường học ở những địa phương gần rừng.
9. Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định
a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác BVR-PCCCR cho hội viên, đoàn viên mình và nhân dân trên địa bàn tỉnh;
b. Có các văn bản về phòng cháy và chữa cháy liên quan đến rừng trong phạm vi và thẩm quyền của mình.
10. Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
a. Phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác BVR-PCCCR; thường xuyên thông tin cảnh báo cháy rừng ở thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao;
b. Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến kiến thức về BVR-PCCCR.
11. Trách nhiệm của chủ rừng
a. Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về bảo vệ, phát triển rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
b. Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về bảo vệ, phát triển rừng; phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;
c. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng đối với khu vực rừng mình quản lý;
d. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về bảo vệ, phát triển rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng;
đ. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền;
e. Đầu tư xây dựng công trình, trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng;
g. Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ, phát triển rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
h. Chú ý đến các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, nhất là các vùng tiếp giáp nhà dân, khu vực hay đốt vàng mã, khu du lịch... cử người trực những ngày cao điểm và nắng nóng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra; thường xuyên tuần tra, canh gác, theo dõi phát hiện lửa rừng 24/24 giờ, khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp IV đến cấp V;
i. Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác bảo vệ, phát triển rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan Kiểm lâm sở tại, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý;
k. Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về bảo vệ, phát triển rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
l. Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
m. Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng, phá rừng, khai thác lâm sản trái phép.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở nội dung công việc chủ yếu trong Kế hoạch; căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công của các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và chủ rừng có trách nhiệm chỉ đạo và xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2019 trên địa bàn quản lý.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu vướng mắc hoặc kiến nghị, đề xuất của các địa phương, tổ chức, đơn vị gửi về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lịch sử Ban hành: 14/10/2020 | Cập nhật: 10/11/2020
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 Ban hành: 25/08/2020 | Cập nhật: 09/09/2020
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 09/10/2020 | Cập nhật: 19/11/2020
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới Ban hành: 03/08/2020 | Cập nhật: 11/08/2020
Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 23/06/2020 | Cập nhật: 25/06/2020
Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2020 về thông qua đề nghị xây dựng Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm Ban hành: 14/05/2020 | Cập nhật: 15/05/2020
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2020 về đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 Ban hành: 25/02/2020 | Cập nhật: 26/02/2020
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2019 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 28/11/2019 | Cập nhật: 07/12/2019
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc Ban hành: 22/04/2019 | Cập nhật: 23/04/2019
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thuỷ sản năm 2019 Ban hành: 19/12/2018 | Cập nhật: 21/02/2019
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2018 về tuyển chọn và gọi công dân vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân năm 2019 Ban hành: 23/10/2018 | Cập nhật: 29/11/2018
Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp Ban hành: 16/11/2018 | Cập nhật: 16/11/2018
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới Ban hành: 02/11/2018 | Cập nhật: 07/01/2019
Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2018 về chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều Ban hành: 31/05/2018 | Cập nhật: 05/06/2018
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác Ban hành: 11/04/2018 | Cập nhật: 11/04/2018
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 15/12/2017 | Cập nhật: 23/01/2018
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 19/12/2017 | Cập nhật: 26/01/2018
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg và Quyết định 1058/QĐ-TTg Ban hành: 30/11/2017 | Cập nhật: 08/12/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về thực hiện kinh doanh xăng E5 RON 92 trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 28/11/2017 | Cập nhật: 13/01/2018
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2018 Ban hành: 06/11/2017 | Cập nhật: 18/11/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tuyển chọn và gọi công dân vào phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân năm 2018 Ban hành: 07/10/2017 | Cập nhật: 16/10/2017
Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 08/08/2017 | Cập nhật: 10/08/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 Ban hành: 31/08/2017 | Cập nhật: 16/12/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hải Phòng Ban hành: 07/08/2017 | Cập nhật: 01/11/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 01/08/2017 | Cập nhật: 11/11/2017
Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 16/06/2017 | Cập nhật: 20/06/2017
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2017 về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng Ban hành: 27/03/2017 | Cập nhật: 27/03/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 30/12/2016 | Cập nhật: 05/04/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 tăng cường quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 25/11/2016 | Cập nhật: 24/12/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 18/11/2016 | Cập nhật: 12/01/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về rà soát, khắc phục những hư hỏng, nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng đường giao thông nội đồng và quản lý tuyến kênh mương trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Ban hành: 21/10/2016 | Cập nhật: 13/01/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 14/10/2016 | Cập nhật: 31/10/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 11/10/2016 | Cập nhật: 03/11/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về phát động phong trào thi đua đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 30/09/2016 | Cập nhật: 06/12/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về tiếp tục đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 11/10/2016 | Cập nhật: 23/01/2017
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác chỉ đạo điều hành hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội Ban hành: 09/09/2016 | Cập nhật: 22/09/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn thành phố Hải Phòng Ban hành: 04/10/2016 | Cập nhật: 14/10/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về đẩy mạnh phát triển hợp tác xã theo Luật hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 13/09/2016 | Cập nhật: 17/11/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 30/08/2016 | Cập nhật: 01/10/2016
Nghị quyết 71/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2016 Ban hành: 05/08/2016 | Cập nhật: 08/08/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Ban hành: 01/07/2016 | Cập nhật: 24/09/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 Ban hành: 09/06/2016 | Cập nhật: 22/06/2016
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2016 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng Ban hành: 30/03/2016 | Cập nhật: 31/03/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2015 triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 07/12/2015 | Cập nhật: 10/03/2016
Nghị định 133/2015/NĐ-CP Quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng Ban hành: 28/12/2015 | Cập nhật: 04/01/2016
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2015 triển khai Hiệp định thương mại tự do (FTA), TPP và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 10/12/2015 | Cập nhật: 21/12/2015
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2015 về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 28/10/2015 | Cập nhật: 10/11/2015
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 19/10/2015 | Cập nhật: 26/10/2015
Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2015 về ký công hàm trao đổi áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản đối với Cơ quan Bảo hiểm Xuất khẩu và Đầu tư Nhật Bản Ban hành: 05/10/2015 | Cập nhật: 07/10/2015
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản Ban hành: 29/05/2015 | Cập nhật: 30/05/2015
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh công tác thu phí sử dụng đường bộ từ xe mô tô trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 23/09/2014 | Cập nhật: 26/09/2014
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2014 kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành Ban hành: 17/09/2014 | Cập nhật: 24/09/2014
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2014 thực hiện biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 17/09/2014 | Cập nhật: 26/09/2014
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2014 xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020 và lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm 2016 - 2020 Ban hành: 20/08/2014 | Cập nhật: 05/09/2014
Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2014 hỗ trợ lương thực từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 10/06/2014 | Cập nhật: 11/06/2014
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2014 tăng cường công tác thống kê bộ, ngành Ban hành: 29/04/2014 | Cập nhật: 07/05/2014
Chỉ thị 22/CT-UBND tăng cường công tác quản lý điều hành bình ổn giá, ổn định thị trường cuối năm 2013 và phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 Ban hành: 19/12/2013 | Cập nhật: 28/12/2013
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 Ban hành: 09/12/2013 | Cập nhật: 07/05/2014
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2013 về tăng cường công tác quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 26/11/2013 | Cập nhật: 29/06/2015
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp đấu tranh phòng chống tệ nạn cờ bạc số đề, cá cược bóng đá trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 28/10/2013 | Cập nhật: 02/11/2013
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2013 nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 04/11/2013 | Cập nhật: 27/12/2013
Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2013 quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Điện Biên Ban hành: 07/06/2013 | Cập nhật: 08/06/2013
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2013 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 Ban hành: 12/06/2013 | Cập nhật: 17/06/2013
Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2013 điều động, bổ nhiệm Nguyễn Văn Thể giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao Thông vận tải Ban hành: 06/06/2013 | Cập nhật: 07/06/2013
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2012 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng Ban hành: 05/11/2012 | Cập nhật: 01/07/2015
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2012 về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong các cơ quan, đơn vị Ban hành: 12/10/2012 | Cập nhật: 05/09/2013
Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2012 điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Lai Châu Ban hành: 02/11/2012 | Cập nhật: 06/11/2012
Nghị định 46/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2003/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Ban hành: 22/05/2012 | Cập nhật: 25/05/2012
Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung Ban hành: 16/04/2012 | Cập nhật: 19/04/2012
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2012 tổ chức kỳ thi, xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh Ban hành: 26/04/2012 | Cập nhật: 27/04/2013
Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng Ban hành: 08/02/2012 | Cập nhật: 13/02/2012
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2011 về nhiệm vụ, giải pháp triển khai Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 16/12/2011 | Cập nhật: 19/12/2011
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2011 về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2011 Ban hành: 12/07/2011 | Cập nhật: 21/11/2013
Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2011 về phê chuẩn số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2011 - 2016 Ban hành: 01/04/2011 | Cập nhật: 05/04/2011
Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2010 về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành: 27/12/2010 | Cập nhật: 30/12/2010
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2010 triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện do tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 22/11/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2010 triển khai thực hiện Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản Ban hành: 19/11/2010 | Cập nhật: 24/04/2013
Chỉ thị số 22/CT-UBND về một số biện pháp tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại các nhà chung cư cao tầng trên địa bàn Thành phố Hà Nội Ban hành: 12/11/2010 | Cập nhật: 03/04/2013
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2010 thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 28/10/2010 | Cập nhật: 21/07/2011
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn tuyệt đối festival quốc tế Huế 2010 và các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trong năm 2010 Ban hành: 17/05/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Chỉ thị 22/CT- UBND năm 2009 về quản lý, sử dụng pháo Ban hành: 25/12/2009 | Cập nhật: 20/06/2014
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2009 tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục cơ sở trung học đến năm 2010 Ban hành: 21/10/2009 | Cập nhật: 21/08/2014
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2009 về tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 08/07/2009 | Cập nhật: 15/07/2009
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2007 củng cố hợp tác xã yếu kém tỉnh Yên Bái giai đoạn từ năm 2007 đến 2010 Ban hành: 21/09/2007 | Cập nhật: 25/12/2012
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2007 tăng cường phối hợp công tác phòng chống tội phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Sơn La Ban hành: 09/05/2007 | Cập nhật: 31/07/2013
Nghị định 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Ban hành: 08/11/2006 | Cập nhật: 22/11/2006
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2006 về quản lý kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 08/06/2006 | Cập nhật: 20/09/2012
Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy Ban hành: 04/04/2003 | Cập nhật: 17/09/2012