Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2012 về Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu: | 2507/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang | Người ký: | Trần Kim Mai |
Ngày ban hành: | 17/10/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2507/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 17 tháng 10 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2012/NQ-HĐND ngày 05/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách về xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1144/SVHTTDL-NVTDTT ngày 01/10/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Đề án; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2507/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
PHẦN MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, cùng với những thành tựu đạt được của đất nước nói chung, tỉnh Tiền Giang nói riêng, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự nghiệp văn hóa - thể thao đã có bước phát triển mạnh mẽ, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được xem là một trong những công tác trọng tâm. Công tác thông tin tuyên truyền, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực, mang tính xã hội rộng rãi, được quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác và tích cực tham gia.
Tuy nhiên, thời gian qua, các phong trào trên phát triển chưa bền vững, chưa huy động được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị dụng cụ vui chơi, giải trí, nơi sinh hoạt văn hóa - thể thao còn nhiều thiếu thốn.
Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên văn hóa - thể thao ở cơ sở vừa yếu và thiếu, đến nay tỉnh chưa có văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển thiết chế văn hóa - thể thao xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại nêu trên, từ nay đến năm 2020, phải từng bước xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng của Trung tâm theo quy định của pháp luật, tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa xã hội thông qua việc tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Việc xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao ở cơ sở nhằm mục đích đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất phục vụ lao động sản xuất, công tác, học tập, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện mục tiêu “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao ở cơ sở góp phần thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin, tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao lành mạnh, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là nơi sinh hoạt, học tập, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước với cộng đồng dân cư ở cơ sở.
Bên cạnh đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể về vai trò, vị trí của hoạt động văn hóa, thể thao trong đời sống xã hội, từng bước ổn định đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ văn hóa, thể dục thể thao, đồng thời bảo đảm được cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như kinh phí hoạt động văn hóa - thể thao ở cơ sở.
Đặc biệt, nhằm thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 06/4/2011 về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang. Theo đó, từ nay đến năm 2015, tỉnh xây dựng xong 29 xã đạt tiêu chí nông thôn mới và tất cả các xã trên địa bàn tỉnh xây dựng xong Đồ án Quy hoạch nông thôn mới… Việc xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã có vai trò vô cùng quan trọng vì đây là 02 trong tổng số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (tiêu chí 06 và tiêu chí 16 thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới).
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 2198/2010/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;
- Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã;
- Chiến lược phát triển Văn hóa đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
- Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VĂN HÓA, THỂ THAO CƠ SỞ
I. THỰC TRẠNG BỘ MÁY TỔ CHỨC, ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CỘNG TÁC VIÊN NGÀNH VĂN HÓA - THỂ THAO Ở CƠ SỞ
1. Thực trạng bộ máy tổ chức cán bộ, cộng tác viên văn hóa ở cơ sở
a) Hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở:
Thời gian qua, hệ thống này là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao của tỉnh, là công cụ tuyên truyền, vận động sâu rộng, có hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở; đồng thời là nơi hưởng thụ, sáng tạo và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở tỉnh nhà thời gian qua chưa phát huy được hiệu quả, yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra, chỉ có thể là những địa chỉ, những điểm nhằm tổ chức sinh hoạt cộng đồng như khái niệm một câu lạc bộ đại chúng, thực chất cho đến nay chưa có một cơ chế tổ chức - nhân sự - tài chính và nghiệp vụ đồng bộ đảm bảo cho các thiết chế này hoạt động như một thiết chế văn hóa thực thụ ở cơ sở.
b) Về công tác đào tạo sử dụng đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở:
Cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn là lực lượng nòng cốt, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, vận động thực hiện các phong trào chính trị - xã hội do các ban ngành đoàn thể phát động. Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn, đa dạng, phức tạp, nhiệm vụ của người cán bộ văn hóa ở cơ sở là quản lý và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về xây dựng môi trường văn hóa, bảo tồn và phát triển sự nghiệp văn hóa, đấu tranh bảo vệ truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, bài trừ văn hóa độc hại.
Tuy nhiên, số lượng và chất lượng cán bộ văn hóa ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, rất ít cán bộ được đào tạo chính quy, chuyên ngành mà phần lớn là tham dự các lớp tập huấn ngắn hạn ở trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật tỉnh; một số nơi, cán bộ chính trị, đoàn thể có năng khiếu về văn hóa - nghệ thuật và một số cán bộ được đào tạo ở các chuyên ngành khác chuyển về làm công tác văn hóa quần chúng cho cơ sở. Do vậy đội ngũ này chưa thực sự mạnh và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.
2. Thực trạng bộ máy tổ chức, cán bộ thể dục thể thao cơ sở
a) Hệ thống thiết chế thể dục thể thao ở cơ sở thời gian qua:
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngành thể dục thể thao từ Trung ương đến cơ sở luôn luôn biến động và không ổn định, từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và chỉ đạo của ngành. Đối với xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh chưa có bộ phận chuyên trách về thể dục thể thao mà chủ yếu là cán bộ của bộ phận khác hoặc một tổ chức đoàn thể đứng ra tổ chức hoạt động, có thể nói đây là khâu yếu nhất trong hệ thống tổ chức của ngành thể dục thể thao tỉnh nhà.
b) Về công tác đào tạo sử dụng cán bộ làm công tác thể dục thể thao ở cơ sở thời gian qua:
Do thiết chế thể dục thể thao ở cơ sở chưa được hình thành nên toàn tỉnh có 79/169 xã đội ngũ cộng tác viên không có chức danh trong số cán bộ công chức cấp xã theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ; 55/169 xã không có cộng tác viên thể dục thể thao; 35/169 xã do cán bộ Văn hóa - thông tin kiêm nhiệm… nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý và tổ chức hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở.
II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - THỂ THAO CƠ SỞ THỜI GIAN QUA
1. Tình trạng cơ sở vật chất
Việc xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao ở cơ sở thời gian qua tiến hành chậm. Toàn tỉnh mới có 54/169 xã có nhà văn hóa, đạt 31,95%; 64/169 xã có sân bóng đá, đạt 37%. Nếu theo Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở và Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10/5/2005 của Chính phủ về chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn thì đến năm 2010 toàn tỉnh phải có 80% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa - thể thao ở cơ sở.
2. Thực trạng kinh phí hoạt động
Thời gian qua, nguồn kinh phí cho hoạt động văn hóa và thể dục thể thao ở cơ sở chủ yếu được cấp từ ngân sách Nhà nước, nguồn kinh phí này không đủ chi cho hoạt động thường xuyên của ngành hàng năm.
Thời gian tới, đòi hỏi phải có một thiết chế ổn định, đủ điều kiện để tiếp nhận nhiều kênh đầu tư, nhiều nguồn đầu tư để phát triển sự nghiệp văn hóa - thể thao ở cơ sở.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM VĂN HÓA, THỂ THAO CẤP XÃ
I. QUAN ĐIỂM
1. Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã là một trong các thiết chế được thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ sở hiện có như: nhà văn hóa, sân bóng đá, nhà tập thể thao, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ thể thao ở cơ sở. Có nhiệm vụ tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước; là nơi hưởng thụ, sáng tạo, bảo tồn, bồi dưỡng, khai thác và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương, của dân tộc.
2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện và sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục, thể thao cấp huyện.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã phải được đầu tư xây dựng bền đẹp, có kiến trúc phù hợp với từng địa phương và được xây dựng ở vị trí trung tâm, thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Song song với việc đầu tư cơ sở vật chất phải đi đôi với tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn và nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, có hiệu quả.
4. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã thực hiện theo chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động văn hóa - thể thao được ban hành tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.
5. Trung tâm Văn hóa - Thể thao là đơn vị sự nghiệp, được ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị và bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
- Tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa xã hội thông qua việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất phục vụ lao động sản xuất, công tác, học tập, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, thực hiện mục tiêu “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
2. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2012 tiến hành xây dựng thí điểm ở từng huyện, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho mỗi địa phương từ 02 đến 03 xã để rút kinh nghiệm như lộ trình Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 06/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang đã đề ra. Từ 2013 - 2015, tiến hành xây dựng ở các xã, phường, thị trấn đã được công nhận và đang xây dựng xã, phường, thị trấn văn hóa;
- Đến năm 2015, có từ 25 - 30% số xã trong toàn tỉnh thành lập và xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao cấp xã;
Toàn tỉnh có từ 45 - 50% cán bộ văn hóa, thể thao cấp xã đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ về văn hóa hoặc thể dục thể thao từ trung cấp trở lên.
- Giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện theo tiến độ chung của tỉnh về chương trình xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2020 có từ 50 - 60% số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có Trung tâm Văn hóa - Thể thao và sân bóng đá cấp xã theo quy định.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng thiết chế văn hóa thể thao ở ấp và khu phố trong toàn tỉnh.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO CẤP XÃ
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Chức năng
Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân tộc; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao; nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho nhân dân; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham gia mọi hoạt động văn hóa, thể thao; phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Nhiệm vụ
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm, trình Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) phê duyệt; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
- Đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã; thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - thể thao trong phạm vi xã, phường, thị trấn;
- Phối hợp với các ngành, đoàn thể ở cấp xã để tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao trên địa bàn; hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao ở các khu dân cư trên địa bàn; xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ chuyên môn, cộng tác viên; quản lý tài sản, tài chính được giao theo chế độ hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn; đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc;
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí;
- Tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao do cấp huyện tổ chức.
3. Quyền hạn
- Kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý văn hóa - thể thao cấp trên về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã;
- Được ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị; trợ cấp cán bộ, cộng tác viên và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Được cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ, các cuộc liên hoan, hội thi, hội thao, hội diễn do cơ quan chuyên ngành cấp trên tổ chức;
- Được mời những người có chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực văn hóa - thể thao để chỉ đạo, hướng dẫn hoặc dàn dựng các chương trình hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã theo quy định;
- Được liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo quy định.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
1. Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, trên cơ sở hợp nhất các cơ sở hiện có như: Nhà văn hóa, sân vận động, nhà tập luyện thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ thể dục thể thao hoặc đài truyền thanh, trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường , thị trấn.
2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân cấp xã, sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Trung tâm Thể dục thể thao, Trung tâm Văn hóa cấp huyện và chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin.
3. Tổ chức, cán bộ
- Chủ nhiệm:
Là công chức xã, phường, thị trấn, phụ trách về văn hóa - xã hội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về toàn bộ hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã;
Chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp về chuyên ngành văn hóa - xã hội hoặc thể dục thể thao trở lên.
- Phó Chủ nhiệm: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã.
- Cán bộ, chuyên môn, nghiệp vụ không chuyên trách là những người đã qua đào tạo, tập huấn về: văn nghệ quần chúng; hướng dẫn viên thể dục thể thao; tuyên truyền viên; kẻ vẽ; thư viện, bảo tàng; kỹ thuật viên (âm thanh, ánh sáng, truyền thanh); phương pháp viên, công tác câu lạc bộ, công tác đội...;
- Cộng tác viên là thành viên các ngành, đoàn thể ở địa phương và những người tự nguyện, nhiệt tình, có khả năng tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao.
4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động
a) Cơ sở vật chất:
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn được Nhà nước giao đất sử dụng thuộc quỹ đất dành cho phúc lợi văn hóa - xã hội với diện tích theo quy hoạch đã được phê duyệt;
- Quy mô Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn: theo quy hoạch tập trung, gồm các thành phần, chức năng chính:
+ Hội trường Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn: Là hội trường đa năng (với quy mô tối thiểu 250 chỗ ngồi), dùng để tổ chức các hoạt động học tập cộng đồng, đồng thời tối thiểu phải có 05 phòng chức năng để hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, triển lãm; phòng đọc sách báo, đài truyền thanh xã, nhóm sinh hoạt câu lạc bộ sở thích và sân khấu ngoài trời;
+ Cụm các công trình thể dục thể thao: Có ít nhất một công trình thể dục thể thao như sân tập thể thao; nhà tập luyện thể thao; hồ bơi và các công trình thể thao khác.
+ Sân bóng đá có diện tích tối thiểu 90m x 120m, ở hai đầu sân bóng đá có thể bố trí sân bóng chuyền, sân nhảy cao, nhảy xa, sân đẩy tạ và một số môn thể thao dân tộc của địa phương. Đối với các địa phương khó khăn về quỹ đất, có thể xây dựng sân bóng đá mi - ni.
Có đủ công trình phụ trợ cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao như: nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa…
b) Trang thiết bị:
- Bàn, ghế hội trường; phông màn; thiết bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang chuyên dùng hoạt động văn nghệ; thiết bị truyền thanh, tủ giá sách, báo, tạp chí...;
- Trang thiết bị thể dục thể thao: Các dụng cụ thể dục thể thao chuyên dùng đảm bảo có đủ theo công trình và môn thể thao.
c) Kinh phí hoạt động:
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã là đơn vị sự nghiệp được ngân sách Nhà nước đầu tư và hỗ trợ theo kế hoạch được phân bổ hàng năm.
5. Số lượng cán bộ, cộng tác viên và chế độ thù lao:
- Cán bộ quản lý có trình độ trung cấp về văn hóa, thể dục thể thao trở lên, được hưởng phụ cấp chuyên trách và kiêm nhiệm, mỗi Trung tâm có từ 02 - 03 người.
- Cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn về văn hóa, thể thao được hợp đồng và hưởng thù lao như cán bộ không chuyên trách, trước mắt mỗi Trung tâm được hợp đồng tối đa 05 cộng tác viên thường xuyên. Nguồn kinh phí chi trả thù lao cho đối tượng này được lấy từ nguồn thu dịch vụ, thu hội phí, thu từ xã hội hóa của Trung tâm.
- Công chức văn hóa - xã hội cấp xã là Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã; cán bộ cấp xã kiêm nhiệm nhiệm vụ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã được hưởng lương, chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Những người hoạt động không chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã được hưởng chế độ theo Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nghị quyết số 271/2010/NQ-HĐND ngày 17/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
6. Nội dung, phương thức hoạt động:
a) Hoạt động tuyên truyền cổ động: Tổ chức các hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên đài truyền thanh, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền bằng văn nghệ cổ động tại trung tâm và ở các khu dân cư trên địa bàn, phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, các sự kiện trọng đại của đất nước và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Hoạt động văn nghệ quần chúng: Xây dựng và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng; các tổ, đội văn nghệ; bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ làm nòng cốt cho phong trào; tổ chức biểu diễn văn nghệ, các cuộc liên hoan, giao lưu hội diễn văn nghệ quần chúng hàng năm; tổ chức đón các đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp về biểu diễn tại địa phương; khai thác, bảo tồn các làn điệu dân ca, bộ môn nghệ thuật cải lương, các diễn xướng dân gian… truyền thống ở địa phương;
c) Hoạt động thể dục thể thao: Xây dựng và phát triển phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", tăng số lượng người, gia đình tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian ở địa phương, đưa vào hoạt động của các lễ hội truyền thống, ngày Hội văn hóa thể thao ở các cấp; tổ chức các giải và Đại hội thể dục thể thao định kỳ;
d) Hoạt động câu lạc bộ: Xây dựng và phát triển các loại hình câu lạc bộ sở thích, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên;
đ) Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội, ngày giỗ, ngày tết và các hình thức sinh hoạt văn hóa - xã hội ở địa phương; xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, giao tiếp, ứng xử văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng; bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên, môi trường và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống các tệ nạn xã hội;
e) Hoạt động triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa": Giúp Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" xã, phường, thị trấn chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào trên địa bàn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ vũ phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, Ấp văn hóa, Khu phố văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị và các danh hiệu văn hóa nơi công cộng;
g) Các hoạt động văn hóa - thể thao khác: Tổ chức các hoạt động dịch vụ về văn hóa - thể thao; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa - thể thao, điểm hoạt động thể dục thể thao ở các ấp, khu phố; xây dựng tủ sách, phong trào đọc và làm theo sách báo; tham gia các hội thi, hội diễn, thi đấu thể dục thể thao… do ngành cấp trên tổ chức; phối hợp với các ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí phục vụ trẻ em và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
7. Tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn.
TT |
TIÊU CHÍ |
NỘI DUNG |
CỤ THỂ |
|
Các xã |
Phường, thị trấn |
|||
1 |
Diện tích đất được sử dụng |
Diện tích đất quy hoạch khu Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã (không tính diện tích sân Bóng đá) |
Tối thiểu 1.500 m2 Tối đa 2.500 m2 |
Tối thiểu 1.500 m2 Tối đa 2.500 m2 |
2 |
Quy mô xây dựng |
2.1. Hội trường Văn hóa đa năng |
Tối thiểu 250 chỗ ngồi |
Tối thiểu 250 chỗ ngồi |
2.2. Phòng chức năng nhà văn hoá đa năng (hành chính; đọc sách, báo, thư viện; thông tin truyền thanh; câu lạc bộ; hoặc nhóm môn thể thao đơn giản) |
05 phòng |
05 phòng |
||
2.3. Sân bóng đá |
- Sân bóng đá tối thiểu 90m x 120m (không tính diện tích các sân khác) - Có thể xây dựng sân bóng đá mi - ni |
- Sân bóng đá tối thiểu 70m x100m (không tính diện tích các sân khác) - Có thể xây dựng sân bóng đá mi - ni |
||
2.4. Công trình phụ trợ Trung tâm Văn hóa, Thể thao (nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa) |
Có đủ |
Có đủ |
||
3 |
Trang thiết bị |
3.1. Hội trường Văn hóa đa năng có đủ: Bàn, ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh sáng, thông gió, đài truyền thanh |
Có đủ |
Có đủ |
|
|
3.2. Dụng cụ thể dục thể thao đảm bảo theo công trình thể dục thể thao và các môn thể thao của từng xã, phường, thị trấn. |
Có đủ |
Có đủ |
4 |
Cán bộ |
4.1. Cán bộ quản lý: có trình độ trung cấp về văn hóa, thể dục thể thao trở lên; được hưởng phụ cấp chuyên trách và kiêm nhiệm |
Từ 02 - 03 người |
Từ 02 - 03 người |
|
|
4.2. Cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn về văn hóa, thể thao; được hợp đồng và hưởng thù lao không chuyên trách |
Có 05 cộng tác viên thường xuyên |
Có 05 cộng tác viên thường xuyên |
5 |
Kinh phí hoạt động |
5.1. Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, ổn định hàng năm. 5.2. Thù lao cho cán bộ chuyên trách và không chuyên trách được quy định tại Thông tư liên tịch 03/2010/TTTL- BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 12 tháng 5 năm 2010 |
Đảm bảo kinh phí theo kế hoạch được phân bổ hàng năm |
Đảm bảo kinh phí theo kế hoạch được phân bổ hàng năm |
6 |
Hoạt động văn hóa văn nghệ |
6.1. Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị |
12 cuộc/ năm |
12 cuộc/ năm |
6.2. Liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng |
04 cuộc/ năm |
04 cuộc/ năm |
||
6.3. Duy trì hoạt động thường xuyên các câu lạc bộ |
05 câu lạc bộ trở lên |
05 câu lạc bộ trở lên |
||
6.4. Thư viện, phòng đọc sách, báo |
Hoạt động tốt |
Hoạt động tốt |
||
6.5. Hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, khu phố văn hóa, nếp sống văn hóa, bảo tồn văn hóa dân tộc |
Hoạt động tốt |
Hoạt động tốt |
||
6.6. Thu hút nhân dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động, sáng tạo văn hóa |
Tối thiểu 30% trở lên/tổng số dân |
Tối thiểu 30% trở lên/tổng số dân |
||
7 |
Hoạt động thể dục thể thao |
7.1. Thi đấu thể thao |
06 cuộc/ năm |
06 cuộc/ năm |
7.2. Thu hút nhân dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên |
Tối thiểu 20%/tổng số dân |
Tối thiểu 25%/tổng số dân |
||
8 |
Hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em |
Thu hút trẻ em trên địa bàn dân cư tham gia hoạt động văn hóa, thể thao |
Đạt 30% thời gian hoạt động |
Đạt 30% thời gian hoạt động |
9 |
Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ |
Chỉ đạo, hướng dẫn Điểm sinh hoạt văn hóa, khu thể thao ấp, khu phố hiện có |
Đạt 100% |
Đạt 100% |
I. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP
1. Các cấp ủy Đảng và chính quyền, lãnh đạo các sở, ngành: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính; Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt Đề án.
2. Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh phải tổ chức quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thông tin và thể dục thể thao.
3. Tăng cường đầu tư và phát triển quỹ đất, cơ sở vật chất sân bãi, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên và kinh phí hoạt động cho Trung tâm Văn hóa thể thao cấp xã.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi đối với việc thực hiện và hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao cấp xã.
II. TIẾN HÀNH XÂY DỰNG ĐIỂM, RÚT KINH NGHIỆM VÀ NHÂN RA DIỆN RỘNG
1. Từng huyện, thị xã Gò Công, Thành phố Mỹ Tho tiến hành xây dựng 02 - 03 xã, phường điểm để rút kinh nghiệm, sau đó nhân ra diện rộng.
2. Tiến hành xây dựng các xã, phường thị trấn đã được công nhận là đơn vị văn hóa đến năm 2012, kế đến là các xã, phường, thị trấn đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa theo kế hoạch hàng năm.
3. Bổ sung vào tiêu chí xét công nhận xã, phường, thị trấn văn hóa quy định: địa phương đã thành lập được Trung tâm Văn hóa, thể thao cấp xã.
4. Thực hiện theo tiến độ chung của tỉnh về Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020.
III. THỰC HIỆN TỐT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA THỂ THAO CƠ SỞ
Thực hiện tốt các chính sách về đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, cộng tác viên công tác ở Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã theo quy định.
IV. ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO
1. Huy động mọi nguồn lực sẵn có ở địa phương phục vụ cho hoạt động của Trung tâm.
2. Có cơ chế, chính sách phù hợp để tăng cường xã hội hóa, góp phần tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí và giải thưởng phục vụ cho hoạt động của Trung tâm.
V. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm điều hành Đề án, phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan tiến hành kiểm tra định kỳ, 6 tháng và hàng năm đối với việc xây dựng và hoạt động của Trung tâm Văn hóa, thể thao cấp xã; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tiến độ thực hiện Đề án định kỳ 6 tháng và hàng năm.
2. Báo cáo điển hình giữa các địa phương làm tốt, động viên khen thưởng kịp thời và tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm đề ra giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức triển khai, quán triệt Đề án đến các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao ở cơ sở.
2. Sở Tài chính phối hợp với các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng dự toán và bố trí nguồn kinh phí để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động cho Trung tâm.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chủ động phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện quy hoạch quỹ đất, lập thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho việc xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã; chỉ đạo toàn diện việc tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ấp Bắc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các sở, ngành, đoàn thể liên quan thường xuyên đưa tin, bài tuyên truyền về nội dung và kết quả thực hiện ở các địa phương, cơ sở trong toàn tỉnh.
5. Đề nghị thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Ủy ban Mặt trận và đoàn thể các cấp tham gia phối hợp với chính quyền các cấp triển khai thực hiện Đề án đạt kết quả tốt.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND quy định số lượng, chức danh cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; số lượng, chức danh và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 31/12/2010 | Cập nhật: 01/03/2011
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng vốn cân đối ngân sách tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2015 Ban hành: 20/12/2010 | Cập nhật: 25/05/2018
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 02/12/2010 | Cập nhật: 08/01/2011
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Ban hành: 23/12/2010 | Cập nhật: 26/04/2011
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và xổ số kiến thiết do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 30/12/2010 | Cập nhật: 30/07/2012
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về bảng giá đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 20/12/2010 | Cập nhật: 11/02/2011
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND Ban hành Quy chế quản lý đầu tư - xây dựng, khai thác, sử dụng các công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 01/12/2010 | Cập nhật: 08/01/2011
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 27/03/2015
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND điều chỉnh giá đất ở trên địa bàn ấp Mỹ Tây A, xã Mỹ Quới, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 24/11/2010 | Cập nhật: 19/01/2011
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND Quy định về thời gian thực hiện các thủ tục và cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 29/11/2010 | Cập nhật: 21/12/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 24/2010/QĐ-UBND quy định chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất từ Ủy ban nhân dân sang tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 04/11/2010 | Cập nhật: 10/11/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 06/10/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 02/11/2010 | Cập nhật: 04/12/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 21/10/2010 | Cập nhật: 04/11/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, lập quy hoạch xây dựng và dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 09/09/2010 | Cập nhật: 24/09/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 28/09/2010 | Cập nhật: 14/10/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Ban hành: 15/11/2010 | Cập nhật: 27/11/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2015 Ban hành: 15/09/2010 | Cập nhật: 19/07/2013
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý các dự án đầu tư không có xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Ban hành: 23/08/2010 | Cập nhật: 06/09/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 14/09/2010 | Cập nhật: 18/09/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND Quy định tổ chức quản lý, hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 27/09/2010 | Cập nhật: 26/08/2013
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về Quy chế Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 08/10/2010 | Cập nhật: 07/08/2013
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 13/09/2010 | Cập nhật: 16/11/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình: Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 14/10/2010 | Cập nhật: 08/12/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 29/07/2010 | Cập nhật: 10/08/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý hoạt động giết mổ, mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Ban hành: 13/08/2010 | Cập nhật: 31/08/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam Ban hành: 11/09/2010 | Cập nhật: 25/02/2013
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND bổ sung, thay thế việc tổ chức làm việc vào ngày thứ Bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa bàn thành phố Kon Tum Ban hành: 22/07/2010 | Cập nhật: 06/07/2015
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 18/08/2010 | Cập nhật: 15/05/2014
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND quy định điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ và tương tự khác tham gia giao thông đường bộ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 21/07/2010 | Cập nhật: 23/10/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý, sử dụng và khai thác quỹ đất (dành cho việc an táng một số đối tượng theo yêu cầu của thành phố) thuộc dự án đầu tư xây dựng, mở rộng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 28/06/2010 | Cập nhật: 03/07/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc rừng sản xuất để trồng cây cao su, cây lâm nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 22/06/2010 | Cập nhật: 16/08/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 19/05/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp quản lý sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 02/07/2010 | Cập nhật: 10/08/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ Thực vật An Giang trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Ban hành: 29/06/2010 | Cập nhật: 07/03/2013
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND về thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 05/05/2010 | Cập nhật: 13/04/2011
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành bảng giá tối thiểu tài nguyên thiên nhiên để tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 29/04/2010 | Cập nhật: 29/07/2010
Quyết định 29/2010/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/05/2010 | Cập nhật: 18/05/2010
Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Ban hành: 22/10/2009 | Cập nhật: 24/10/2009