Quyết định 208/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án “Nâng cao năng lực xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020”
Số hiệu: 208/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lê Quang Trung
Ngày ban hành: 22/01/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 208/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 22 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 5047/QĐ-BCT ngày 30/8/2012 của Bộ Công thương ban hành kế hoạch của ngành công thương triển khai Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 15/7/2014 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Kế hoạch số 3825/KH-UBND ngày 11/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 1571/TTr-SCT, ngày 12/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao năng lực xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020” (có phụ lục danh mục các chương trình, dự án triển khai Đề án).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Giám đốc các sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Vĩnh Long và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nội dung Đề án theo đúng các quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Vĩnh Long, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan như: Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long, Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Trung

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 208/QĐ-UBND, ngày 22/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 5047/QĐ-BCT ngày 30/8/2012 của Bộ Công thương ban hành kế hoạch của ngành công thương triển khai Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 15/7/2014 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Vĩnh Long;

Kế hoạch số 3825/KH-UBND ngày 11/11/2015 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020.

II. TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015:

1. Tình hình xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2010 - 2014 và ước thực hiện năm 2015:

Tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh ngày càng tăng năm 2010 là 40,17 %, năm 2014 đã chiếm tỷ trọng 41,95 %, điều này phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP của tỉnh, trong đó có phần đóng góp đáng kể của hoạt động xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2010 - 2014 là 3,02%/năm. Cụ thể thực hiện từng năm như sau:

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng

ĐVT: 1.000 USD

STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tốc độ tăng (%)

 

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

254,317

401,015

412,418

348,322

286,452

28,16

01

Hàng nông sản

133,718

212,083

215,358

143,934

 62,677

11,72

02

Hàng thủy sản

 22,648

 40,641

 40,059

 23,023

 7,562

8,34

03

Hàng công nghiệp và TTCN

 95,816

141,883

152,642

176,574

214,947

56,08

04

Hàng khác

 2,135

 6,408

 4,359

 4,791

 1,266

14,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2014)

Bảng 2: Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu năm 2014

Mặt hàng

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tỷ lệ đạt chuẩn xuất khẩu

Lúa gạo

180.207

1.086.224

60%

Cá tra

430

82.260

50%

Trái cây

Khoai lang

40.880

11.050

407.800

343.160

10 - 15%

 

Trứng muối

 

10,7 triệu hột

100%

Bảng 3: Một số doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh

ĐVT: 1.000 USD

Stt

Tên doanh nghiệp

Mặt hàng xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%)

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

01

Công ty LTTP Vĩnh Long

Gạo

0

29.411

53.358

31.210

9.092

6.674

 

02

Công ty CP LTTP Vĩnh Long

Gạo

49.943

54.706

41.715

25.128

15.158

5.740

 

03

Công ty CP XNK Vĩnh Long

Gạo

65.340

101.303

93.590

67.343

20.751

3.177

 

04

Công ty CP TM Hồng Trang

Gạo

10.027

16.660

17.004

9.106

7.342

2.551

 

05

Công ty CP SXKDXNK Vĩnh Long

Hàng TCMN

16.001

20.028

20.447

24.168

33.569

32.000

 

14,8

06

Công ty TNHH Rosa Planters VN

Hàng gốm

1.895

1.674

2.075

1.756

2.113

2.200

3

07

Công ty TNHH thực phẩm Phú Quí

Nông sản

221

876

446

2.260

1.976

2.000

55,35

08

Công ty TNHH Quốc Thảo

Nông sản

5.882

5.675

5.843

3.742

3.456

3.500

 

09

DNTN Vĩnh Nghiệp

Hột vịt muối

2.313

2.422

2.029

1.597

1.798

1.800

 

10

Công ty TNHH Hùng Vương

Thủy sản

0

16.274

13.179

5.676

5.609

1.200

 

11

Công ty TNHH TMDV Phước Anh

Thủy sản

2.989

7.834

7.957

7.376

3.833

2.340

 

12

Công ty CP thủy sản An Phước

Thủy sản

691

4.617

5.223

4.267

237

0

 

13

Công ty CP chế biến XNK thủy sản Hùng Cường

Thủy sản

1.557

9.916

13.158

6.287

0

0

 

14

Công ty TNHH Boshing

May mặc

7.641

21.664

21.648

21.708

30.968

50.000

 

45,6

15

Công ty TNHH Tỷ Xuân

Giày

64.957

96.599

107.754

122.072

124.594

154.926

18,9

16

Công ty TNHH May XNK Vinh Phước

May mặc

0

0

66

1.228

1.249

1.200

 

17

Công ty TNHH MTV Neobags VN

May túi xách

0

0

0

4.073

17.152

10.000

 

18

Công ty TNHH MTV Winner

May mặc

0

0

0

372

3.474

3.500

 

19

Công ty TNHH NL

Nữ trang

831

1.088

1.017

1.557

1.500

1.600

14

20

Các Công ty khác

 

 

10.267

5.929

6.831

323

9.565

 

Tổng kim ngạch xuất khẩu

254.317

401.015

412.418

348.322

286.452

293.973

2,9

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh như: Năm 2010 đã đạt 47,74 triệu USD chiếm 18,77 % trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; Năm 2014 đạt kim ngạch 179,35 triệu USD và chiếm 62,61 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của tỉnh qua các thị trường ASEAN, EU, Châu Phi đã xuất khẩu được mặt hàng gạo... Một số mặt hàng của tỉnh như thủy sản đông lạnh, thủ công mỹ nghệ, gốm đỏ đã xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nhưng kim ngạch đạt chưa cao.

Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

ĐVT: 1.000 USD

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Ước TH năm 2015

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

254.317

401.015

412.418

348.322

286.452

294.000 

Kim ngạch XK địa phương

252.496

371.603

359.060

318.983

277.364

280.000

Kim ngạch XK của các DN có vốn đầu tư nước ngoài

 74.740

120.813

131.923

148.207

183.770

210.000

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

 

 

 

 

 

 

1. Gạo

125.528

202.917

199.463

132.788

54.409

18.050

2. Thủy sản

22.648

40.641

40.059

21.662

7.562

3.664

3. Hàng thủ công mỹ nghệ

18.920

23.094

23.875

25.980

35.380

39.450

4. Nấm rơm chế biến

3.233

1.789

5.771

2.877

6.469

9.530

5. Giày các loại

65.335

97.135

107.754

122.495

148.383

154.926

6. Hàng dệt may

 

21.692

21.648

21.708

30.973

61.510

* Thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh:

Về năng lực tài chính: Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ có khoảng 28% doanh nghiệp cơ bản đáp ứng đủ nguồn vốn kinh doanh, còn lại phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Do đó trong thời gian qua có một số doanh nghiệp do không vay được vốn ngân hàng, tình hình kinh doanh khó khăn, không thu hồi được đồng vốn dẫn đến nợ quá hạn ngân hàng, tồn kho trong doanh nghiệp còn nhiều… nên ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn tái đầu tư của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Năng lực chuyên môn cán bộ: Nhìn chung trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp khá tốt, có khả năng hiểu biết về chuyên môn, tuy nhiên số lượng chưa nhiều.

Doanh số, hiệu quả kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thời gian qua gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gạo, thủy sản hiệu quả chưa cao một số doanh nghiệp bị lỗ do đó ảnh hưởng đến việc đầu tư theo lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các mặt hàng may mặc, giày da do tình hình xuất khẩu ổn định, điều kiện hoạt động kinh doanh thuận lợi và là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ổn định, đem lại hiệu quả cao, được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này tăng trưởng hàng năm.

2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của tỉnh:

a) Những thuận lợi chủ yếu:

- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu như giày da, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ… và nhóm hàng công nghiệp - TTCN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh xuất khẩu trong những năm tới do có sự đầu tư mạnh trong lãnh vực này. Một số mặt hàng có khả năng tham gia xuất khẩu trong thời gian tới như thực phẩm chế biến, trái cây …

- Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mở ra được nhiều thị trường xuất khẩu mới, đưa vào xuất khẩu một số mặt hàng mới của tỉnh như sản phẩm bắp đóng hộp, nấm rơm đóng hộp, trái cây sấy,…vừa khai thác tốt hơn những thị trường đang có như thị trường Châu Á, Châu Phi, Nhật Bản …

- Các Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp ngày càng tăng và hoạt động ngày càng có hiệu quả, khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia mạnh vào xuất khẩu và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu xuất khẩu của tỉnh.

- Vĩnh Long nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên thuận lợi cho việc các doanh nghiệp tìm kiếm đầu vào nguồn nguyên liệu nông sản tốt phục vụ cho xuất khẩu.

Nguyên nhân:

- Những đổi mới trong cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu của Chính phủ, các Bộ ngành, sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành liên quan trong việc tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển và xuất khẩu đã góp phần quan trọng tạo được sự chuyển biến cơ bản trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2015.

- Tỉnh đã huy động và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư phục vụ sản xuất và xuất khẩu nhất là thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo nguồn lực quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất trong tỉnh, gia tăng khối lượng hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.

- Hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh đã từng bước được đẩy mạnh và đã được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và các ngành liên quan. Các hình thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và chuyên nghiệp hơn, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu…

b) Những mặt còn hạn chế, khó khăn:

- Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân/người của tỉnh còn thấp so với cả nước và trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, xuất khẩu trong giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh có bước tăng trưởng, nhưng chưa vững chắc, còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới.

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của tỉnh còn kém đa dạng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, ít mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô. Trong thời gian qua, xuất khẩu của tỉnh vẫn chủ yếu phụ thuộc vào mặt hàng gạo, thủy sản…

- Thị trường xuất khẩu chưa thực sự vững chắc, ổn định đối với một số mặt hàng thuộc thế mạnh của tỉnh như trái cây, gốm đất nung...

- Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu còn hạn chế, các Doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh chủ yếu còn ở quy mô nhỏ, một số doanh nghiệp còn chưa có chiến lược kinh doanh xuất khẩu dài hạn… Các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh thời gian qua vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung mạnh vào những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của tỉnh …

- Nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế, tình hình vay tín dụng của doanh nghiệp tại các ngân hàng còn nhiều khó khăn…

Nguyên nhân:

- Đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu của tỉnh còn thấp, chưa có nhiều những dự án đầu tư quy mô lớn nhằm khai thác tiềm năng xuất khẩu, do đó cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi mới, nhất là đối với hàng nông sản.

- Công tác phổ biến, hướng dẫn và chuẩn bị điều kiện để đón những cơ hội về thị trường xuất khẩu do các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác thương mại đem lại còn chậm, năng lực dự báo nhận biết các chính sách, thay đổi trên thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế, khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến một số mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn. Kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại còn ít.

- Mặt khác các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là mặt hàng nông sản thủy sản, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (năm 2010 trên 65%) nhưng giá cả các mặt hàng này trên thị trường thế giới biến động thất thường. Do đó kết quả xuất khẩu của tỉnh giảm, không hoàn thành kế hoạch được giao (giai đoạn 2013 - 2015). Bên cạnh đó cùng với xu thế hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại mới như chống bán phá giá, các điều kiện về môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm… gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng.

III. DỰ BÁO VỀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA TỈNH:

1. Những cơ hội, thách thức khi hội nhập kinh tế quốc tế:

Bên cạnh việc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam hiện đang tham gia Hiệp định FTA với Australia-New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc và gần nhất là Chile. Một số hiệp định FTA đã được ký kết như: FTA với Liên minh châu Âu (EU), FTA với Liên minh thuế quan Nga, Belarus và Kazakhstan; FTA với Hàn QuốcHiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong vòng đàm phán dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2015. Đặc biệt, năm 2015 đánh dấu Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập.

Cơ hội:

Mở rộng thị trường và hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường thông qua các biện pháp cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ rào cản thương mại, có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn là những đối tác của các nước/vùng lãnh thổ có hiệp định FTA với Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực và toàn cầu.

- Quá trình hội nhập kinh tế thế giới sẽ cho phép các doanh nghiệp trong nước lựa chọn được các hàng hóa đầu vào với giá rẻ do đó sẽ giảm chi phí sản xuất cũng như các yếu tố đầu vào chất lượng, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.

- Thu hút vốn đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm, thu hút công nghệ tiên tiến, hiện đại, kỹ năng quản lý,...

- Hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện.

Thách thức:

Đối mặt với nhiều rào cản phi thuế quan: Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ hàng hóa nghiêm ngặt. Những rào cản như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh…, kiểm tra xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa đang và sẽ được tăng cường áp dụng. Với thủy sản, thuế suất không còn là rào cản chính nhưng các biện pháp kiểm dịch SPS có thể lại ngặt nghèo hơn.

Tham gia vào các hiệp định thương mại đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập sâu hơn vào tất cả các thị trường. Khi Việt Nam ký kết các hiệp định FTA, nếu không tận dụng tốt, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, mà ngay thị trường nội địa cũng khó có thể giữ vững.

- Nhận thức về các FTA của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn rất hạn chế, sẽ là bất lợi rất lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

- Một số nước nhập khẩu sẽ sử dụng một số rào cản mang tính chất bảo hộ như thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu.

2. Dự báo về triển vọng thị trường thế giới và khả năng xuất khẩu những mặt hàng chủ yếu Vĩnh Long:

Về mặt hàng gạo:

Dự đoán thương mại gạo toàn cầu sẽ tăng khoảng trên 2 - 2,5%/năm (Theo dự báo của của tổ chức lương thực thế giới FAO). Vì vậy, tiềm năng thị trường cho mặt hàng gạo còn rất lớn. Giá gạo trên thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động, nhưng vẫn có xu hướng tăng trong giai đoạn tới.

Từ năm 2016 đến năm 2020 gạo vẫn còn đóng vai trò chủ yếu về nguồn thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu của Vĩnh Long. Dự kiến từ nay đến năm 2020, xuất khẩu gạo của tỉnh ở mức 200.000 - 250.000 tấn/năm, trong đó chú trọng tăng tỷ trọng các loại gạo có chất lượng cao, gạo đặc sản, nâng dần giá trị gạo xuất khẩu của tỉnh… đồng thời phát huy những chủng loại gạo có nhu cầu cho xuất khẩu, phát triển sản phẩm chế biến, đa dạng hóa sản phẩm gạo nhằm phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Về thủy sản:

Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu thủy sản toàn cầu sẽ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong những năm tới, do khả năng cung cấp thấp sản lượng thủy sản chỉ tăng với nhịp độ bình quân 1,7%/năm, nên giá cả mặt hàng thủy sản có thể sẽ tăng bình quân 3,7%/năm. Dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt nhịp độ tăng bình quân 10,69%/năm. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và các nước EU... nhưng chất lượng an toàn sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao.

Với lợi thế của tỉnh, năng suất nuôi cá tra, cá basa của Vĩnh Long đạt 300 tấn/ha, cao so với các tỉnh ĐBSCL (năng suất bình quân 240 tấn/ha). Dự báo năm 2020 Vĩnh Long sẽ xuất khẩu khoảng 20.000 tấn thủy sản (cá tra) đông lạnh và đem về nguồn ngoại tệ lớn cho tỉnh.

Về rau quả, hàng nông sản:

Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau quả và các loại rau nguyên liệu hàng năm trên thế giới sẽ tăng với nhịp độ bình quân 3,6%. Nhu cầu rau quả sẽ tăng nhanh hơn ở nước phát triển có thu nhập cao, chủ yếu là đối với các loại rau quả có chất lượng và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh cao. Các nước nhập khẩu rau quả chính của thế giới là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.

Vĩnh Long đã hình thành và phát triển các vùng trồng rau chuyên canh, vùng trái cây đặc sản như bưởi 5 roi, bưởi da xanh, cam sành, quít đường, nhãn, xoài, chôm chômNgoài việc tiêu thụ trên thị trường trong nước, bước đầu đã xuất khẩu được bưởi Năm roi, nhãn sấy và một số loại trái cây khác được sơ chế xuất khẩu... Tuy nhiên lượng trái cây của tỉnh xuất khẩu còn rất ít, chủ yếu là tiêu thụ trong tỉnh, trong nước. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt được 15 - 20 triệu USD, trong đó chủ yếu là xuất khẩu bưởi 5 roi, trái cây đóng hộp, trái cây sấy…

Về hàng dệt may, giày dép:

Nhu cầu về giày dép và hàng may mặc không ngừng tăng lên ở nhiều thị trường lớn trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Nga, Hàn Quốc, các nước Đông Âu và thị trường rộng lớn của các nước EU... Đối với tỉnh Vĩnh Long có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất giày và hàng may mặc xuất khẩu, lực lượng lao động dồi dào đã có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp, giá nhân công rẻ hơn so với các thành phố lớn, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất phát triển. Các công ty xuất khẩu giày da, may mặc lớn của tỉnh như: Công ty Liên doanh Tỷ Xuân, Công ty Boshing, Công ty may Vĩnh Tiến, Công ty Thành Công.

Phấn đấu đến năm 2020 xuất khẩu sản phẩm giày da, may mặc của tỉnh đạt kim ngạch 340 triệu USD, tăng 2 lần so với năm 2015

Về hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ:

Gốm đất nung là một trong những mặt hàng thuộc tiềm năng thế mạnh của tỉnh Vĩnh Long đã hình thành nên các làng nghề sản xuất gốm, có khả năng sản xuất 5 triệu sản phẩm các loại/năm. Theo Đề án Tổ chức lại ngành sản xuất gạch, gốm tỉnh Vĩnh Long dự báo giai đoạn 2016 - 2020 sản lượng gốm của cả giai đoạn 147,77 triệu sản phẩm, bình quân 29,55 triệu sản phẩm/năm. Dự kiến cuối năm 2020 ước đạt 30,01 triệu sản phẩm, phấn đấu xuất khẩu gốm của tỉnh đạt 10 triệu USD.

Thủ công mỹ nghệ là mặt hàng mà tỉnh Vĩnh Long có nhiều tiềm năng, có nhu cầu của thị trường thế giới, mặt khác ngành hàng này có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hút giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh trong những năm vừa qua có bước tăng trưởng khá, định hướng đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 50 triệu USD, mức tăng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 là 10 %.

Khai thác đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ đối với hàng thủ công mỹ nghệ, thông qua việc tổ chức các điểm bán các sản phẩm quà lưu niệm cho khách nước ngoài đến tham quan du lịch Vĩnh Long, hình thành tuyến du lịch làng nghề thủ công mỹ nghệ, gốm… Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại chỗ, đặc biệt lưu ý đến sự tiện dụng đối với du khách, như về kích cỡ, trọng lượng, bao gói của sản phẩm…

IV. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN:

1. Mục tiêu chung:

- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với thế mạnh của tỉnh, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế theo hướng xã hội hóa và đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển sản xuất; đặc biệt sản xuất chế biến hàng hóa xuất khẩu, công nghiệp phát triển hàng hóa hỗ trợ, hàng hóa tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất.

- Đẩy mạnh xuất nhập khẩu trên cơ sở đa dạng hóa thị trường, gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước thông qua các công ty phân phối hàng hóa. Tập trung khai thác các thị trường trọng điểm phục vụ cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể:

Chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh phấn đấu đến năm 2020 đạt như sau:

- Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 12,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 530 triệu USD.

Trong đó:

+ Hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 400 triệu USD (Trong đó xuất khẩu mặt hàng giày da, may mặc 340 triệu USD, hàng Thủ công mỹ nghệ 50 triệu USD, gốm 10 triệu USD)

+ Gạo: 80 triệu USD.

+ Hàng thủy sản 25 triệu USD.

+ Hàng nông sản chế biến, trái cây: 25 triệu USD.

V. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020:

1. Khai thác và xây dựng thị trường xuất khẩu hàng hóa:

Với điều kiện của tỉnh, tiếp tục tập trung khai thác các thị trường.

Thị trường các nước ASEAN:

Đây là thị trường xuất khẩu truyền thống của nước ta, nhu cầu về hàng hóa khá đa dạng, thị trường này có đặc điểm là gần gũi về mặt địa lý cũng như có nhiều thuận lợi về hợp tác thương mại. Đối với thị trường này, các doanh nghiệp tỉnh có thể tận dụng tối đa cơ hội để tăng cường xuất khẩu những mặt hàng mà tỉnh ta có khả năng đáp ứng như; gạo, thực phẩm chế biến, nấm rơm, sản phẩm dược, … Riêng đối với thị trường Lào và Campuchia là những thị trường dễ tính, và nhu cầu tiêu dùng khá lớn, cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các loại thuốc tân dược, đồ dùng y tế, các mặt hàng thực phẩm chế biến như trứng muối, các loại trái cây, rau, củ,...trong điều kiện hội nhập thị trường chung khối ASEAN.

Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, giá trị nhập khẩu hàng năm rất lớn. Trong những năm tới tỉnh Vĩnh Long có thể tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng nông sản như: Gạo, thủy sản, trái cây, khoai lang đồng thời cũng là một thị trường tiềm năng để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, đây là một thị trường khó tính, hàng hóa đòi hỏi phải đạt chất lượng cao, do đó các Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn về chất lượng, để thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật.

Thị trường Trung Quốc:

Trung Quốc đang nổi lên như một trong những thị trường lớn của thế giới, nhu cầu đa dạng, phong phú, là một thị trường trọng điểm của Việt Nam về tiêu thụ nông sản, thủy hải sản, hàng hóa xuất khẩu nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng, đặc biệt là các tỉnh Trung Quốc giáp với Việt Nam.

Thị trường Đài Loan:

Đài Loan có mối quan hệ gắn bó với các nước công nghiệp phát triển. Nhưng là vùng đất hiếm nguyên liệu, do vậy Đài Loan phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp và chế biến sản phẩm. Tỉnh Vĩnh Long có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này những mặt hàng thuộc thế mạnh của tỉnh như: Gạo, rau quả chế biến đóng hộp, nấm rơm sơ chế hoặc tinh chế, sơ dừa, than gáo dừa...

Thị trường Nga và các nước Đông Âu:

Thị trường CHLB Nga và các nước Đông Âu là một thị trường rộng lớn và có nhiều triển vọng do nhu cầu tiêu dùng rất lớn và đa dạng, đồng thời khá dễ tính hơn so với các nước Châu Âu khác. Trong những năm tới tỉnh Vĩnh Long có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này các loại hàng hóa là thế mạnh của tỉnh, như: Gạo, trái cây, thịt, trứng, quần áo, giày dép, hàng thủy sản đông lạnh, hàng thủ công mỹ nghệ….

Thị trường Châu Phi:

Châu Phi là một thị trường rất nhiều tiềm năng để phát triển xuất khẩu nhiều loại hàng hóa nông sản đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Do đó đối với hoạt động xuất khẩu của tỉnh ta trong giai đoạn hiện nay tập trung nghiên cứu thị trường mới này để tìm khách hàng cho các loại hàng hóa của tỉnh như gạo, hàng nông sản… Tuy nhiên cần lưu ý những khó khăn về vận chuyển và thanh toán vẫn là rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu vào khu vực thị trường này.

Thị trường EU:

EU là khu vực có nền kinh tế phát triển rất ổn định. Đây là một trong 3 trung tâm tiêu thụ hàng hóa lớn của thế giới, những năm qua kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng liên tục và khá nhanh. Đối với Vĩnh Long có nhiều loại hàng hóa để thâm nhập vào thị trường rộng lớn này như: Gạo, thủy sản, trái cây, gốm sứ, hàng may mặc, chiếu thảm, giày các loại, hàng thủ công mỹ nghệ...Tuy nhiên, EU là một thị trường cực kỳ khó tính về chất lượng, và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy muốn thâm nhập vào thị trường EU các DN cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ, yếu tố tiêu chuẩn chất lượng cho hàng hóa từ khâu nguyên liệu, cho đến thành phẩm và ngay cả bao bì.

Thị trường Mỹ:

Thị trường Mỹ được đánh giá là một thị trường có nhiều tiềm năng cho phát triển xuất khẩu của Việt Nam và của tỉnh Vĩnh Long, nhưng đây là thị trường khó tính, hàng hóa chất lượng cao, an toàn và nhiều rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại cần tích cực phát triển nghiên cứu, khai thác để có thể mở rộng quy mô xuất khẩu. Đối với thị trường Mỹ, tỉnh Vĩnh Long có thể phát triển xuất khẩu một số mặt hàng như: Thủy sản (cá tra phi lê, tôm càng xanh), hàng may mặc, các loại nấm, rau củ, trái cây sấy hoặc đóng hộp.

2. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

a) Về sản xuất công nghiệp:

Tổ chức triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ hạ tầng các khu, tuyến, cụm công nghiệp.

- Xác định, tập trung ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các ngành có tiềm năng và lợi thế xuất khẩu của tỉnh như: Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất giày da, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, phân bón, dược phẩm… Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ và phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, các sản phẩm công nghiệp chủ lực gắn với vùng nguyên liệu và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghệ cao.

- Triển khai thực hiện Đề án tổ chức lại ngành sản xuất gạch gốm tỉnh Vĩnh Long.

b) Về sản xuất nông nghiệp:

Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020, nhất là Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

- Tập trung triển khai việc thực hiện các mô hình sản xuất nông, ngư nghiệp có lợi thế với quy mô lớn, tập trung nhằm xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn an toàn VietGap, Global Gap … như: Gạo, thủy sản, khoai lang, bưởi năm roi, cam sành, nhãn, chôm chôm

- Xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, thủy sản thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, hợp đồng dài hạn, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm.

3. Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường:

- Triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm hàng năm của tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt có hiệu quả, giới thiệu và vận động doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm thương mại, hội nghị xúc tiến đầu tư... trong và ngoài nước; tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia chương trình, kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh Vĩnh Long tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Cung cấp thông tin (giá cả, rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại..) thường xuyên về thị trường cho doanh nghiệp, để định hướng chiến lược kinh doanh các sản phẩm xuất khẩu đạt yêu cầu các nước.

- Thực hiện triển khai tổ chức, xây dựng mở rộng liên kết theo chuỗi giá trị cho sản phẩm tỉnh, liên kết vùng giữa các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là các trung tâm kinh tế lớn trong vùng như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về liên kết tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu nhất là đối với mặt hàng lúa gạo, thủy sản, khoai lang,...

- Xây dựng phương án phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu đối với từng khu vực thị trường nhằm đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, khai thác tốt tiềm năng và đặc thù của từng khu vực thị trường.

- Thực hiện Đề án xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh; tổ chức quảng bá, giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm; hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp chủ động bảo hộ các thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa.

- Thực hiện Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 như: Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho các cán bộ quản lý, nhân viên doanh nghiệp về kiến thức thương mại điện tử, hỗ trợ phát triển website thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN), xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh….

4. Tái cơ cấu doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh:

Lành mạnh hóa tình hình tài chính:

Các doanh nghiệp tập trung, chủ động thực hiện các biện pháp tích cực xử lý, thu hồi công nợ khó đòi, bán đấu giá các tài sản không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả để trả nợ ngân hàng, ổn định nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, thủy sản, tham gia thị trường chứng khoán, khi thuận lợi có thể phát hành thêm cổ phiếu bổ sung vốn lưu động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng, từng bước giảm tỷ lệ vay vốn của các tổ chức tín dụng.

Cân đối nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là vào những mùa vụ, luân chuyển hàng tồn kho khoa học, hợp lý để đảm bảo vòng quay vốn hiệu quả.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh có cơ sở vật chất, trang thiết bị nhưng khó khăn về vốn, mất thị trường xuất khẩu thì đề nghị các ngân hàng xem xét có các chính sách cho vay vốn để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương thức quản lý kho hàng của doanh nghiệp để các doanh nghiệp có điều kiện tái sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thị trường, cơ cấu lại bộ máy tổ chức đạt hiệu quả.

Đối với các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh có thị trường tiềm năng nhưng chưa có doanh nghiệp xuất khẩu như trái cây, khoai lang, sản phẩm chăn nuôi, các mặt hàng nông sản khác... cần thực hiện các giải pháp như sau:

+ Khuyến khích các doanh nghiệp đang xuất khẩu trên địa bàn mở rộng, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.

+ Có các chính sách mời gọi đầu tư thành lập mới các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia sản xuất chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản của tỉnh.

+ Có chính sách mời gọi các doanh nghiệp có năng lực, có kinh nghiệm, có thị trường xuất khẩu các mặt hàng này tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh tham gia liên kết đầu tư xuất khẩu.

Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, hết năng lực sản xuất, kinh doanh sẽ tái cơ cấu lại nguồn vốn của doanh nghiệp, chuyển sang kinh doanh nội địa hoặc cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất khẩu, không đưa vào thực hiện chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Nâng cao công tác quản lý, điều hành:

Thường xuyên rà soát, xem xét các chiến lược kinh doanh với điều kiện thực tiễn và diễn biến thị trường nhằm có giải pháp điều chỉnh phù hợp giúp củng cố, ổn định hoạt động kinh doanh tạo điều kiện phát triển bền vững

Khai thác hết công suất của các cơ sở, thiết bị, cân đối, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi phí trong các hoạt động doanh nghiệp nhằm hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh.

Coi trọng cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa trang thiết bị, quy trình sản xuất,… để giảm chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm định mức nhiên liệu, điện, nước,… nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thêm lợi nhuận, làm cơ sở thực hiện sự phát triển bền vững, ổn định.

Phát triển nguồn nhân lực:

Tiếp tục bồi dưỡng, sắp xếp lại nhân sự, bộ máy tổ chức doanh nghiệp, củng cố lại các hoạt động đạt hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ, đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ, bố trí đúng người, đúng việc.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, phân tích, xử lý tốt thông tin, chuẩn bị các nguồn lực tham gia vào các thị trường mới,…

Tích cực tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, tìm kiếm thị trường... đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tiếp cận khách hàng, xác định nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và giới thiệu mặt hàng của mình.

Tiến hành liên doanh, liên kết các nhà phân phối, đại lý, với các đối tác có tiềm năng, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước góp phần tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng:

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia tích cực vào các Hội, Hiệp hội ngành hàng nhằm tăng cường sự liên kết trong sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tự vệ của cộng đồng doanh nghiệp đối với các biện pháp bảo hộ hoặc cạnh tranh không lành mạnh của các nước trong quá trình hội nhập.

- Nâng cao vai trò, năng lực của các Hội, Hiệp hội ngành hàng trong việc tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, góp phần hỗ trợ công tác phát trin thị trường của các doanh nghiệp.

- Các Hội, Hiệp hội ngành hàng kịp thời tổng hợp ý kiến đề xuất của các doanh nghiệp, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh các cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngành hàng phát triển sản xuất, xuất khẩu; phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại cho ngành hàng, thể hiện tốt chức năng là cầu nối giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

- Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản trị, điều hành và kiến thức kinh doanh; đổi mới cơ cấu tổ chức hợp lý, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

5. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu:

a) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu.

- Đẩy mạnh công tác khuyến công, dạy nghề, đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức và chính sách, pháp luật thương mại cho các địa phương, doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi trong các cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của tỉnh.

b) Chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu:

- Triển khai kịp thời các chính sách của Nhà nước về tài chính, tín dụng, đầu tư, xuất khẩu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức và các kênh khác nhau, ưu tiên hoạt động xúc tiến đầu tư cho các dự án trọng điểm hướng về xuất khẩu. Tiếp tục cải cách hành chính nhằm tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư trong khâu hoàn tất các thủ tục đầu tư ban đầu.

c) Hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh trong lĩnh vực, từng ngành hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh thông qua các chính sách hỗ trợ để nâng cao năng lực xuất khẩu của tỉnh:

Nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ.

- Hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Nghị quyết số 145/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020.

- Hỗ trợ thực hiện công tác xúc tiến thương mại theo Chương trình Xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh tại Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Vĩnh Long và Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND , cụ thể: Hỗ trợ tham gia Hội chợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước; Hỗ trợ thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu; đào tạo, tập huấn ngắn hạn,...

- Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử theo Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 15/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh Vĩnh Long theo các nội dung tại Mục 5 về Thương mại điện tử.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa theo Đề án xây dựng thương hiệu nhãn hiệu của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 cụ thể: Hỗ trợ thiết kế và xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu; hỗ trợ thay đổi công nghệ theo chương trình khuyến công hàng năm của tỉnh; hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu và hỗ trợ chi phí phát triển thương hiệu quảng bá trên báo chí, pano, áp phích, internet,…

- Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất gạch gốm ứng dụng lò nung liên hoàn theo Đề án tái cơ cấu ngành sản xuất gạch gốm của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

Hỗ trợ về tín dụng:

- Đề nghị các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện cho vay, vay ưu đãi theo quy định hiện hành của nhà nước trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng thủ tục vay vốn đảm bảo giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh về đáp ứng nhu cầu cho các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh theo hình thức thế chấp bằng hàng hóa tại kho; thực hiện chương trình liên kết sản xuất tiêu thụ theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để phát triển công nghệ mới, phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu (từ nguồn Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho vay).

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Theo nhiệm vụ trọng tâm của Đề án, Sở Công thương sẽ phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính dự trù kinh phí chi tiết thực hiện Đề án hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở từ nguồn kinh phí thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nhiệm vụ phát sinh mới.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Công thương có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương triển khai thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Đề án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, hỗ trợ thiết thực để phát triển làng nghề có sản phẩm tham gia xuất khẩu; đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là công tác thông tin dự báo và thông tin thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tư vấn nghiệp vụ xuất khẩu; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ ngoại thương, bồi dưỡng, cán bộ quản lý doanh nghiệp.

- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát nhập khẩu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng pháp luật.

- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực xuất khẩu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ kịp thời cho các đơn vị xuất khẩu theo thẩm quyền.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Chủ trì phối hợp với các sở ngành, huyện, thị xã và thành phố tổ chức thực hiện Chương trình phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chuỗi liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

- Rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế, các dự án chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư; chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan lập danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư của tỉnh, nhất là các dự án chế biến hàng hóa nông sản của tỉnh có thế mạnh.

- Phối hợp với các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã và doanh nghiệp liên quan, tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng cơ sở như điện, nước, giao thông, môi trường … nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu.

4. Sở Tài chính có trách nhiệm:

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở ngành tỉnh cân đối, bố trí dự toán chi ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Đề án.

5. Sở Thông tin - Truyền thông:

- Triển khai thực hiện tốt việc phát triển hạ tầng mạng phục vụ phát triển thương mại điện tử.

- Phối hợp với Sở Công thương trong việc phổ biến, tuyên truyền thực hiện Đề án trong đó tập trung các vấn đề về thương mại điện tử, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử, đào tạo các kỹ năng và tư vấn cho doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin - thương mại điện tử.

6. Sở Khoa học - Công nghệ:

Phối hợp với Sở Công thương và các sở ngành có liên quan tổ chức thực hiện Đề án này.

Hướng dẫn các doanh nghiệp trong thực hiện xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo các chương trình của Trung ương và của tỉnh.

7. Quỹ đầu tư phát triển:

Phối hợp với Sở Công thương và các sở ngành có liên quan thẩm định hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, cơ sở và cung cấp vốn vay theo quy định hiện hành.

8. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh:

- Đề nghị tổ chức triển khai, chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện các chính sách tín dụng liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn xây dựng kế hoạch tín dụng hàng năm đối với lĩnh vực cho vay xuất nhập khẩu, chú trọng đẩy mạnh việc cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có hiệu quả và cho vay thế chấp hàng hóa xuất khẩu qua hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp

9. Ban Quản lý các khu công nghiệp:

Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, các sở ngành tỉnh, các địa phương tổ chức thực hiện Đề án, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại khu, tuyến công nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Ban quản lý các khu công nghiệp.

10. Các sở ngành tỉnh liên quan khác có trách nhiệm:

Triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đề án thuộc trách nhiệm của các sở, ngành.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn và triển khai thực hiện các quy hoạch được phê duyệt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khâu hoàn tất thủ tục đầu tư ban đầu, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu.

12. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu:

- Phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan, các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện theo nội dung của Đề án.

- Thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ với người sản xuất tại các cánh đồng lớn, vùng chuyên canh, đa dạng hóa các hình thức ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản theo hướng gia tăng cộng đồng trách nhiệm và gắn kết lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp (hợp tác xã, tổ hợp tác) và nông dân, nhất là đối với ngành lúa gạo thì thực hiện các quy định tại điều 13, Nghị định 109/NĐ-CP ngày 01/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

- Tập trung đổi mới công nghệ, tăng cường hợp tác và liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường; tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng chú trọng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định để đảm bảo uy tín của sản phẩm xuất khẩu và của doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, cập nhật thông tin thị trường kịp thời; đầu tư nghiên cứu thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, xây dựng website để quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm nhằm tìm kiếm cơ hội giao thương với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời chủ động tìm kiếm để phát triển thị trường mới, giảm thiểu những rủi ro khi thị trường truyền thống có biến động.

- Có giải pháp ổn định, nhất là tái cơ cấu nguồn vốn điều lệ, vốn tự chủ của doanh nghiệp sớm hoạt động ổn định, xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đảm bảo tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Các Sở ngành tỉnh có liên quan, các địa phương, các doanh nghiệp thường xuyên báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo định kỳ kết quả triển khai, thực hiện nội dung Đề án về Sở Công thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 22/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện

Thời gian thực hiện

1

Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh đến năm 2020 phục vụ xuất khẩu

Sở Công thương

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Hàng năm

2

Triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của tỉnh theo kế hoạch được duyệt

Sở Công thương

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Hàng năm

3

Thu thập, cung cấp thông tin (về thị trường, giá cả các mặt hàng nông sản, cơ chế, chính sách thương mại các thị trường nhập khẩu tiềm năng…) phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của các DN thông qua hệ thống thương mại điện tử

Sở Công thương

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Hàng năm

4

Đào tạo nâng cao năng lực, nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ và doanh nghiệp

Sở Công thương

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

2016-2020

5

Đào tạo kiến thức và chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi trong các cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của địa phương

Sở Công thương

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Hàng năm

6

Triển khai thực hiện Chương trình phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Hàng năm

7

Phổ biến, tuyên truyền đến doanh nghiệp các tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông sản xuất khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Hàng năm

8

Xây dựng các chương trình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp có tiềm năng và lợi thế xuất khẩu của tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Hàng năm

9

Tổ chức liên kết đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng, từng doanh nghiệp

Sở LĐ-TB-XH

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

2016-2020

10

Giới thiệu, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, tham gia các chương trình khảo sát các thị trường tiềm năng theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm

Trung tâm XTTM Vĩnh Long

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã

Hàng năm

11

Xây dựng Đề án tiêu thụ hàng hóa nông sản xuất khẩu của tỉnh, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Công thương, các doanh nghiệp

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã.

2016 -2020

12

Xây dựng Dự án nâng cao năng lực quản lý, công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Sở Công thương

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã.

2016 -2020

 

 





Quyết định 07/2014/QĐ-UBND về hỗ trợ đầu tư Ban hành: 05/09/2014 | Cập nhật: 25/09/2014