Quyết định 06/2012/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn thuộc Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020”
Số hiệu: 06/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Bùi Đức Long
Ngày ban hành: 04/04/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 06/2012/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 4 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THUỘC ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nam Định đến năm 2020”.

Xét đề nghị của liên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tại Tờ trình số 19/TTrLS-SLĐTBXH-TC ngày 21/3/2012 về việc quy định mức hỗ trợ chi phí dạy nghề cho Lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Mức hỗ trợ đào tạo:

STT

Tên nghề

Thời gian đào tạo/ khoá học (tháng)

Mức chi phí đào tạo/ khoá học (nghìn đồng)

Mức hỗ trợ /người/khoá học (nghìn đồng)

Nhóm I (Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác từ 30% trở lên)

Nhóm II (Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo)

Nhóm III (Lao động nông thôn khác)

I

Nhóm nghề nông nghiệp

 

 

 

1

Trồng hoa

2

900

900

900

900

2

Trồng rau

2

900

900

900

900

3

Trồng cây ăn quả

2

900

900

900

900

4

Chọn và nhân giống cây trồng

2

900

900

900

900

5

Trồng cây lương thực, thực phẩm

2

1.200

1.200

1.200

1.200

6

Nuôi cá nước lợ

3

1.500

1.500

1.500

1.500

7

Chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt

3

1.500

1.500

1.500

1.500

8

Nuôi cá nước ngọt, ba ba, ếch

3

1.500

1.500

1.500

1.500

9

Chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng

3

1.500

1.500

1.500

1.500

10

Trồng nấm

3

1.800

1.800

1.800

1.800

11

Nuôi tôm, ghẹ, cua biển, ngao

3

1.800

1.800

1.800

1.800

12

Khai thác đánh bắt thuỷ sản

3

2.000

2.000

2.000

2.000

13

Chăm sóc cắt tỉa, uốn cây cảnh

3

2.000

2.000

2.000

2.000

II

Nhóm nghề tiểu thủ công nghiệp

1

Sơn mài, ghép vỏ trứng

2

900

900

900

900

2

Đan nón

2

900

900

900

900

3

Móc sợi, len

2

1.200

1.200

1.200

1.200

4

Mây tre đan, cói, bẹ chuối, bèo tây

2

1.200

1.200

1.200

1.200

5

Thêu ren

2

1.200

1.200

1.200

1.200

6

Móc lông mi giả

2

1.200

1.200

1.200

1.200

7

Dệt tiểu thủ công nghiệp

2

1.200

1,200

1.200

1.200

8

Kỹ thuật thêu tranh

2

1.400

1.400

1.400

1.400

9

Kỹ thuật khảm trai

2

1.200

1.200

1.200

1.200

10

Sản xuất muối sạch

3

1.500

1.500

1.500

1.500

11

Thúc dát đồng mỹ nghệ

4

3.000

3.000

2.500

2.000

12

Mộc mỹ nghệ

4

3.000

3.000

2.500

2.000

13

Kỹ thuật điêu khắc gỗ

4

3.000

3.000

2.500

2.000

III

Nhóm nghề công nghiệp, xây dựng, tin học

1

Lắp đặt thiết bị lạnh

2

1.400

1.400

1.400

1.400

2

Nề - hoàn thiện

3

2.000

2.000

2.000

2.000

3

Cắt gọt kim loại

4

3.000

3.000

2.500

2.000

4

Hàn

4

3.000

3.000

2.500

2.000

5

Đúc kim loại

4

3.000

3.000

2.500

2.000

6

Tiện, nguội

4

3.000

3.000

2.500

2.000

7

Lắp đặt đường ống nước

4

3.000

3.000

2.500

2.000

8

Cốt thép - Hàn

4

3.000

3.000

2.500

2.000

9

Mộc dân dụng

3

2.000

2.000

2.000

2.000

10

Cốt pha xây dựng

3

1.800

1.800

1.800

1.800

11

Điện dân dụng

4

3.000

3.000

2.500

2.000

12

Điện công nghiệp

4

3.000

3.000

2.500

2.000

13

Điện tử công nghiệp

4

3.000

3.000

2.500

2.000

14

May công nghiệp

4

3.000

3.000

2.500

2.000

15

Sửa chữa thiết bị may

3

1.800

1.800

1.800

1.800

16

Sửa chữa ô tô

4

3.000

3.000

2.500

2.000

17

Sửa chữa xe máy

3

2.000

2.000

2.000

2.000

18

Vận hành máy bơm và sửa chữa máy nông nghiệp

3

1.800

1.800

1.800

1.800

19

Sửa chữa thiết bị điện lạnh

4

3.000

3.000

2.500

2.000

20

Xây dựng và hoàn thiện công trình thuỷ lợi

3

1.800

1.800

1.800

1.800

21

Vẽ và thiết kế trên máy tính

3

1.800

1.800

1.800

1.800

22

Sửa chữa máy tính

3

1.800

1.800

1.800

1.800

IV

Nhóm nghề dịch vụ - chế biến

1

Chế biến và bảo quản thuỷ sản

2

1.200

1.200

1.200

1.200

2

Nghiệp vụ lễ tân

2

1.200

1.200

1.200

1.200

3

Dịch vụ nhà hàng

2

1.200

1.200

1.200

1.200

4

Kỹ thuật chế biến món ăn

4

3.000

3.000

2.500

2.000

5

Xoa bóp bấm huyệt

3

2.000

2.000

2.000

2.000

6

Điều khiển phương tiện thuỷ nội địa

2

3.500

3.000

2.500

2.000

7

Lái xe Ôtô hạng B2

3

4.250

3.000

2.500

2.000

8

Vệ sỹ

3

1.800

1.800

1.800

1.800

9

Kỹ thuật chăm sóc tóc và chăm sóc sắc đẹp

3

1.800

1.800

1.800

1.800

10

Kỹ thuật pha chế đồ uống

4

3.000

3.000

2.500

2.000

- Đối với những nghề có mức chi phí cho toàn khóa học cao hơn mức hỗ trợ dạy nghề: Nếu học viên có nhu cầu học toàn bộ chương trình phải nộp đủ kinh phí chênh lệch giữa mức chi phí cho toàn khóa học với mức hỗ trợ dạy nghề; nếu học viên không có nhu cầu học toàn bộ chương trình thì cơ sở dạy nghề quyết toán theo thời gian học nghề thực tế mà học viên đó tham gia.

- Riêng nghề Lái xe ôtô hạng B2 và nghề Điều khiển phương tiện thuỷ nội địa, học viên phải học đủ chương trình và nộp đủ số kinh phí chênh lệch giữa mức hỗ trợ và mức chi phí đào tạo toàn khóa học.

2. Quy mô lớp học: Từ 20 đến 35 học viên/lớp học.

3. Nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm để thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn kinh phí khác hỗ trợ cho lao động nông thôn học nghề.

4. Nội dung chi: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC- BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 10/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Bùi Đức Long