Quyết định 1220/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch Quản lý chất thải y tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025
Số hiệu: 1220/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Huy Phong
Ngày ban hành: 16/06/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1220/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 16 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 2905/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Quản lý Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện của tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 57/TT-SYT ngày 12/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Quản lý chất thải y tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025.

Điều 2. Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Các ông/bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ TT&TT;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, Các phòng: VX, KTTH, KTN, NC-NgV, TT.TT-CB;
- Lưu: VT (TD6-15)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Huy Phong

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. Định hướng chung

Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020, công tác quản lý chất thải tại các cơ sở y tế của tỉnh đạt những tiêu chí sau:

- 100% Các chủ nguồn thải tiến hành phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ đúng theo quy định của Bộ Y tế (Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007).

- 100% Các chủ nguồn thải là các bệnh viện, trung tâm y tế phải có cơ cấu tổ chức, cán bộ chuyên trách được đào tạo, có sổ tay quản lý chất thải đồng thời có kế hoạch theo dõi giám sát.

- Phải hoàn thiện các thủ tục cấp phép về môi trường:

+ Cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo Đánh giá tác động môi trường.

+ Đăng ký chủ nguồn thải.

+ Sổ theo dõi lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày.

+ Giấy phép xả thải ra môi trường.

+ Giấy phép hành nghề quản lý chất thải y tế.

+ Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường.

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải y tế; chịu trách nhiệm đối với chất thải y tế cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an toàn.

1. Định hướng về vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế

* Định hướng chung đối với chất thải rắn

- Chất thải rắn thông thường: được Công ty dịch vụ môi trường đô thị hoặc đội quản lý công trình đô thị của tỉnh, huyện thu gom, vận chuyển từ các cơ sở y tế đến bãi xử lý tập trung của tỉnh, huyện.

- Chất thải rắn nguy hại:

+ Chất thải lây nhiễm: Được xử lý bằng công nghệ không đốt như khử trùng kết hợp thiết bị nghiền cắt nhằm giảm thể tích chất thải sau xử lý. Sau khi được khử khuẩn thì chất thải lây nhiễm sẽ trở thành chất thải thông thường và được mang đi xử lý theo quy định. Một phần chất thải có thể tái chế sẽ được tận thu.

+ Chất thải bệnh phẩm: Được xử lý tại các lò đốt rác hiện có của các bệnh viện (có phương án kiểm soát khí thải và xử lý tro lò đốt an toàn sau xử lý) hoặc chôn lấp hợp vệ sinh hoặc sử dụng các hố chôn xi măng, bể cô lập.

+ Chất thải nguy hại còn lại như: chất thải hóa học và chất thải dược phẩm có thể đóng rắn, bao gói; chất thải gây độc tế bào chất thải phóng xạ được lưu giữ an toàn để phân hủy; trả lại nhà cung cấp với bình chứa khí nén; trả nhà cung cấp hoặc vận chuyển tới bãi chôn lấp đặc biệt dành cho chất thải nguy hại.... Tuy nhiên lượng chất thải này phát sinh thường với khối lượng rất ít.

- Tro lò đốt: Xử lý như chất thải rắn y tế nguy hại hoặc được chôn lấp trong các bể cô lập tro lò đốt.

- Bùn của hệ thống xử lý nước thải: được nạo vét định kỳ và mang đi tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại hoặc thuê các Công ty dịch vụ Môi trường có giấy phép hành nghề theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Chất thải có thể tái chế: chất thải phát sinh từ công tác hành chính (giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng catton, túi nilon, túi đựng phim....) và chất thải thông thường, loại chất thải này được bán trực tiếp cho đơn vị có đủ điều kiện thu mua theo quy định hiện hành của pháp luật.

1.1. Vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế thông thường

Công ty Công trình đô thị tỉnh, thị xã, huyện sẽ thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế thông thường từ các cơ sở y tế đến bãi rác tập trung tiêu hủy theo quy định.

1.2. Vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại

Theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 “Giai đoạn đến năm 2015: Áp dụng mô hình xử lý tập trung cho 4 tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ trong đó riêng 02 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh sẽ áp dụng mô hình xử lý theo cụm bệnh viện”. Định hướng trong giai đoạn năm 2015-2020, tỉnh sẽ áp dụng xử lý chất thải rắn y tế theo các mô hình sau:

Mô hình xử lý cụm bệnh viện:

- Áp dụng cho các bệnh viện và cơ sở y tế nằm xung quanh thị xã Đồng Xoài (có khoảng cách tới Bệnh viện đa khoa tỉnh dưới 30 km), các cơ sở đó gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh, Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Phú, Phòng khám Đa khoa thị xã Đồng Xoài, Trung tâm Y tế Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Phòng chống sốt rét, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, Phòng Giám định Y khoa.

Địa điểm đầu tư xây dựng tại: Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển trong cụm là: Bệnh viện Đa khoa tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại từ các cơ sở y tế nêu trên về đơn vị mình xử lý, do đó cần được đầu tư 01 xe tải chuyên dụng để vận chuyển.

Quy mô xử lý: Xây dựng hệ thống xử lý, công suất đảm bảo xử lý hết toàn bộ lượng chất thải rắn y tế phát sinh trong các cơ sở y tế nêu trên tại thời điểm hiện tại và định hướng đến năm 2020.

Bảng 7: Ước tính lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế sẽ xử lý theo cụm tại Bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2015 và 2020

TT

Tên cơ sở y tế

Năm 2015

Năm 2020

Số giường kế hoạch

Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh (kg/ngày)

Số giường kế hoạch dự kiến

Khối Iượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh (kg/ngày)

1

BVĐK tỉnh

600

123

800

180

2

BVYHCT tỉnh

150

25

150

30

3

BVĐK huyện Đồng Phú

50

9

80

14

4

TTYT TX Đồng Xoài

70

12

70

12

5

TYT thị xã Đồng Xoài

40

4

50

5

6

TT Phòng chống HIV/AIDS

-

3

-

4

7

TT CSSKSS

-

3

-

4

8

TT Phòng chống bệnh xã hội

-

2

-

3

9

TT Phòng chống sốt rét

-

2

-

3

10

TT Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm

-

3

-

4

11

Phòng Giám định Y khoa

-

2

-

3

Tổng cộng

 

188

 

262

Mô hình xử lý tại chỗ:

Áp dụng đối với các bệnh viện quy mô từ 200 giường bệnh trở lên, bao gồm:

- Bệnh viện Đa khoa thị xã Phước Long: quy mô 200 giường

- Bệnh viện Đa khoa thị xã Bình Long: quy mô 230 giường

+ Địa điểm đầu tư xây dựng: hệ thống được xây dựng ngay trên quỹ đất hiện tại của các bệnh viện, không chiếm dụng quỹ đất mới.

+ Quy mô xử lý: Xây dựng hệ thống xử lý, công suất đảm bảo xử lý hết toàn bộ lượng chất thải rắn y tế phát sinh trong các bệnh viện tại thời điểm hiện tại và định hướng đến năm 2020.

- Các bệnh viện còn lại, bệnh viện nào đã được trang bị lò đốt cần được nâng cấp sửa chữa để tiếp tục duy trì xử lý, những bệnh viện chưa được trang bị hệ thống xử lý cần được đầu tư hệ thống xử lý phù hợp với điều kiện thực tế.

* Yêu cầu cho các cơ sở xử lý và vận chuyển chất thải rắn y tế:

- Yêu cầu cho các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế:

+ Chủ xử lý, tiêu hủy chất thải y tế phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

+ Các chủ xử lý chất thải sinh hoạt là Công ty Công trình đô thị, Đội quản lý công trình đô thị của tỉnh, thị xã, huyện.

+ Chủ xử lý chất thải rắn nguy hại là: Các đơn vị có đầy đủ chức năng về mặt pháp lý để xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật.

+ Chủ xử lý nước thải là tất cả các cơ sở y tế.

+ Các chủ xử lý chất thải rắn nguy hại và nước thải phải có hệ thống xử lý với công suất phù hợp và công nghệ xử lý thân thiện với môi trường; nhân viên vận hành và bảo dưỡng hệ thống đã được đào tạo.

- Yêu cầu cho các cơ sở vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại.

+ Các chủ vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong hoạt động vận chuyển chất thải (chất thải sinh hoạt hoặc chất thải nguy hại hoặc cả hai loại chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại). Phải có phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải y tế nguy hại.

+ Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở, đặc biệt là khu vực vệ sinh phương tiện, bãi tập kết phương tiện, khu vực trung chuyển, lưu giữ tạm thời hoặc phân loại chất thải y tế (nếu có).

+ Vận chuyển chất thải y tế theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.

2. Định hướng về thu gom và xử lý nước thải y tế

Căn cứ vào hiện trạng hoạt động của các bệnh viện và mức độ đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải hiện tại và tương lai của các cơ sở, định hướng về quản lý thu gom - xử lý nước thải tại từng đơn vị như sau:

- Đối với những bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải, tình trạng hoạt động tốt, có hiệu quả như Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Ninh: Tiếp tục vận hành, duy trì hoạt động giám sát, bảo trì bảo dưỡng để đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép (QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế).

- Đối với những bệnh viện hoạt động với quy mô ³ 200 giường, đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng hệ thống xử lý đang trong tình trạng xuống cấp, quá tải, nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường, cần được đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường cho phép (QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế), các bệnh viện đó gồm: BVĐK tỉnh, BVĐK thị xã Bình Long và BVĐK thị xã Phước Long.

- Đối với những bệnh viện chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước thải được xả trực tiếp ra ngoài môi trường, cần được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải mới để đảm bảo nước thải được xử lý an toàn trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Hiện tại có bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại rồi tự thấm xuống đất hoặc chảy ra ngoài môi trường.

- Đối với những bệnh viện hoạt động với quy mô < 200 giường, đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng đang trong tình trạng xuống cấp, nước thải đầu ra không đạt yêu cầu. Cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, cải tạo để hệ thống tiếp tục vận hành, duy trì hoạt động giám sát, bảo trì bảo dưỡng đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép (QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế), các bệnh viện bao gồm: BVĐK huyện Chơn Thành, BVĐK huyện Đồng Phú, BVĐK huyện Bù Đăng, BVĐK huyện Bù Đốp, BVĐK Bù Gia Mập.

3. Định hướng về tăng cường thể chế, nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế

3.1. Cơ cấu tổ chức

3.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải y tế cấp tỉnh

-Sở Y tế:

+ Chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh;

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, xử lý chất thải y tế;

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tìm kiếm và giới thiệu chuyển giao, xây dựng mô hình công nghệ xử lý chất thải y tế tiên tiến thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển xã hội của địa phương;

+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch;

+ Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan để triển khai cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế;

+ Hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng tiến độ và quy định hiện hành;

+ Hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, tổng hợp, báo cáo về Bộ Y tế, UBND tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường;

+ Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban ngành liên quan triển khai các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường y tế;

+ Phối hợp với Sở Y tế trong việc tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Kế hoạch;

+ Chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư:

+ Cân đối vốn xây dựng cơ bản cho các công trình, dự án liên quan đến lĩnh vực môi trường y tế đã được phê duyệt;

+ Phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất các chính sách đầu tư cho bảo vệ môi trường.

- Sở Tài chính:

+ Cân đối ngân sách hàng năm, bố trí dự toán kinh phí về công tác bảo vệ môi trường y tế hàng năm theo chủ trương đã phê duyệt của các cấp có thẩm quyền;

+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các giai đoạn thực hiện trong Kế hoạch.

- Sở Xây dựng:

+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt đầu tư các hệ thống xử lý chất thải y tế;

+ Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn về quy hoạch xây dựng các cơ sở y tế gắn với bảo vệ môi trường và hệ thống xử lý chất thải y tế.

- Sở khoa học và Công nghệ:

+ Khuyến khích xây dựng các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như đầu tư phát triển công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, các giải pháp xử lý môi trường...

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương liên quan, hỗ trợ tìm kiếm và giới thiệu để chuyển giao, xây dựng mô hình công nghệ xử lý chất thải y tế tiên tiến thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã kiện toàn hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

- Công an tỉnh:

+ Chịu trách nhiệm về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường;

+ Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành chức năng thường xuyên kiểm tra các đơn vị, cá nhân có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:

+ Chỉ đạo và triển khai thực hiện việc xử lý chất thải y tế thuộc địa bàn quản lý;

+ Ưu tiên bố trí ngân sách cho các cơ sở y tế trên địa bàn bảo đảm đủ kinh phí cho công tác quản lý và xử lý chất thải y tế;

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan định kỳ kiểm tra chất lượng môi trường tại khu vực có các cơ sở y tế thuộc địa bàn quản lý.

- Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình và các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh kịp thời đăng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về môi trường và công tác bảo vệ môi trường; biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích trong bảo vệ môi trường; phản ánh kịp thời các sự việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải trong các cơ sở y tế

Các bệnh viện và cơ sở y tế nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của cấp có thẩm quyền về công tác quản lý chất thải trong cơ sở mình. Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về quy chế quản lý chất thải y tế. Người đứng đầu các cơ sở y tế có trách nhiệm sau:

- Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng.

- Khâu vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế có thể hợp đồng với tổ chức; cá nhân có tư cách pháp nhân thực hiện

- Lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dự án xử lý, tiêu hủy chất thải y tế phải thực hiện theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.

- Mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.

- Thực hiện các biện pháp làm giảm lượng chất thải y tế phải tiêu hủy thông qua các hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng sau khi xử lý đúng quy định.

- Thành lập phòng, ban chuyên trách về quản lý chất thải. Có sự phân công nhiệm vụ và quy trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên. Có sự tham gia phối hợp giữa các phòng ban trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường: Đại diện lãnh đạo bệnh viện hoặc Trưởng khoa Chống Nhiễm khuẩn làm Trưởng ban và các thành viên là Trưởng (phó) các khoa phòng trong bệnh viện.

- Đối với các cơ sở y tế không phải bệnh viện phải có cán bộ phụ trách về quản lý chất thải y tế và phân công người thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý được mô tả rõ ràng. Hệ thống quản lý chất thải y tế có thể lồng ghép vào hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc hệ thống bảo hộ lao động hiện có.

3.2. Nâng cao năng lực quản lý chất thải y tế

- Hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải bệnh viện được thực hiện xây dựng và cập nhật định kỳ.

- Hoạt động đào tạo được thực hiện và đảm bảo định kỳ lặp lại.

- Hoạt động quan trắc, giám sát môi trường bệnh viện được thực hiện hàng năm theo quy định hiện hành của pháp luật (Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế Quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện).

- Hoạt động truyền thông và quản lý chất thải y tế được phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

3.2.1. Hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế chất thải:

Hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y tế được thực hiện theo đúng Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.

3.2.2. Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện

* Đặc tính kỹ thuật:

- Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện được xây dựng trên cơ sở tham khảo Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải trong bệnh viện được ban hành tại quyết định số 105/2014/QĐ-MT ngày 03/07/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế.

- Sổ tay phải mô tả được các loại chất thải phát sinh trong bệnh viện, hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý chất thải y tế của bệnh viện, cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cá nhân, phòng/ban liên quan trong bệnh viện về quản lý chất thải y tế; kế hoạch quản lý chất thải của bệnh viện (Bao gồm các quy trình cụ thể cho giảm thiểu, tái sử dụng, phân loại, thu gom,...) được chi tiết và cụ thể cho từng hạng mục.

- Sổ tay cần được phê duyệt bởi giám đốc bệnh viện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy các vấn đề chưa phù hợp trong Sổ tay, cần điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện Sổ tay phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện.

* Ước tính khối lượng: 01 sổ tay cho mỗi bệnh viện

3.2.3. Đào tạo về quản lý chất thải y tế: Bệnh viện sẽ tự tổ chức đào tạo quản lý chất thải y tế cho 02 nhóm đối tượng: (i) Nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên,...), (ii) Nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế.

* Đào tạo nhân viên y tế

- Chương trình và tài liệu: Theo Quyết định số 108/QĐ-K2ĐT ngày 22/7/2014 của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế về việc ban hành chương trình và tài liệu “Quản lý chất thải y tế” cho nhân viên y tế.

- Hình thức đào tạo: Tại bệnh viện, do bệnh viện tự tổ chức, giảng viên là người của bệnh viện và giảng viên của tỉnh đã có chứng chỉ giảng viên về quản lý chất thải y tế (TOT).

- Ước tính số lượng lớp: Số nhân viên thực tế của bệnh viện/20 học viên

* Đào tạo nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải y tế

- Chương trình và tài liệu: Theo Quyết định số 108/QĐ-K2ĐT ngày 22/7/2014 của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế về việc ban hành chương trình và tài liệu “Quản lý chất thải y tế” cho nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế.

- Hình thức đào tạo: Tại bệnh viện, do bệnh viện tự tổ chức, giảng viên là người của bệnh viện và giảng viên của tỉnh đã có chứng chỉ giảng viên về quản lý chất thải y tế (TOT).

- Ước tính số lượng: Số nhân viên thực tế của bệnh viện/20 học viên

3.2.4. Hoạt động quan trắc, giám sát môi trường bệnh viện

* Giám sát tuân thủ quy trình:

- Bệnh viện sử dụng công cụ để giám sát xem các quy trình chuẩn đã lập ra có được tuân thủ. Bộ công cụ giám sát tuân thủ quy trình được mô tả trong Sổ tay quản lý bệnh viện.

- Tần suất giám sát: 1 quý/lần x 4 quý/năm

* Giám sát chất thải

- Giám sát chất lượng nước thải bệnh viện: Mẫu nước thải tại đầu vào và đầu ra tại khu xử lý nước thải tập trung của bệnh viện, lấy mẫu nước thải phân tích hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong QCVN 28:2010/BTNMT (không phân tích hoạt độ phóng xạ). Tần suất giám sát: 1 lần/quý x 4 quý/năm.

- Giám sát chất lượng khí thải của lò đốt: Lấy mẫu khí thải lò đốt và phân tích hàm lượng các chất gây ô nhiễm (bụi, COx, NOx, SOx, kim loại nặng,) trong khí thải. Phương pháp phân tích theo QCVN 02:2012/BTNMT. Tần suất giám sát: 1 lần/quý x 4 quý/năm.

- Hiệu lực bất hoạt vi sinh vật của thiết bị khử khuẩn: Phương pháp đánh giá: sử dụng chỉ báo vi sinh vật Geobacillus stearothermophillus đặt trong túi chất thải đem xử lý để kiểm tra xem bào tử vi khuẩn có giảm trên 4 Log. Tần suất giám sát: 1 lần/quý x 4 quý/năm.

* Giám sát môi trường không khí xung quanh: Lấy mẫu không khí để phân tích hàm lượng các chất gây ô nhiễm (bụi, COx, NOx, SOx, kim loại nặng,...) theo QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và theo QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. Tần suất giám sát: 6 tháng/lần x 2 lần/năm.

3.2.5. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế

- Nội dung thực hiện: Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý chất thải bệnh viện được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tiễn của bệnh viện. Phương tiện truyền thông được thể hiện dưới các hình thức áp phích, tờ rơi, hình ảnh phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau, khuyến khích các đơn vị thụ hưởng áp dụng các chương trình và phương tiện truyền thông đã được các cơ quan nhà nước thông qua.

- Ước tính khối lượng: Dựa trên số giường bệnh thực kê.

II. Theo dõi và giám sát thực thi

* Chế độ báo cáo định kỳ:

- Các cơ sở y tế trong tỉnh thực hiện chế độ báo cáo với Sở Y tế về tình hình hoạt động quản lý chất thải y tế trong cơ sở mình định kỳ 06 tháng/lần.

- Sở Y tế thiết kế và ban hành biểu mẫu báo cáo về quản lý chất thải y tế thống nhất trong toàn tỉnh.

* Theo dõi và giám sát:

- Sở Y tế tổ chức kiểm tra hoạt động tất cả các bệnh viện ít nhất 01 lần/năm.

- Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện thực hiện kiểm tra giám sát và quan tắc môi trường nước trong tất cả bệnh viện và Trung tâm Y tế có giường bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Thanh tra Sở Y tế phối hợp với thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường tiến hành thanh tra các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý chất thải y tế nguy hại và xử lý các vi phạm theo quy định.

III. Giải pháp tài chính

Sở Y tế huy động nhiều nguồn vốn hợp pháp như: vốn ngân sách, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác... để thực hiện cải thiện công tác quản lý chất thải y tế trên toàn tỉnh.

IV. Đề xuất đầu tư với Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện

Đối với Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn Ngân hàng Thế giới, căn cứ các tiêu chí lựa chọn đầu tư và thực trạng quản lý chất thải bệnh viện, tại thời điểm này, Sở Y tế đề xuất hỗ trợ đầu tư cải thiện quản lý chất thải y tế tại bệnh viện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

STT

Bệnh viện

Hạng mục đầu tư

Nguồn vốn đầu tư

Hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại

Hệ thống thu gom, xử lý nước thải

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

01

01

Ngân hàng thế giới WB

2

BVĐK thị xã Phước Long

01

01

Ngân hàng thế giới WB

3

BVĐK thị xã Bình Long

01

01

Ngân hàng thế giới WB

Giao Sở Y tế chủ trì các dự án về xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh phối hợp các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tiếp tục huy động các nguồn vốn hỗ trợ khác để xử lý chất thải, bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải y tế hiện hành kiểm tra giám sát việc thực hiện vận hành các hệ thống xử lý chất thải tại các bệnh viện định kỳ để đảm bảo toàn bộ chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đều có biện pháp xử lý an toàn triệt để theo quy định./.

 

Phụ lục 1: Đặc điểm chung của các bệnh viện trong tỉnh

STT

Tên cơ sở y tế

Chủ quản

Phân tuyến

Số giường bệnh

Tổng số nhân viên

Kết quả hoạt động năm 2014

KH năm 2014

Thực kê năm 2014

Dự kiến năm 2020

Số lượt khám bệnh

Công suất sử dụng giường bệnh

Số lần xét nghiệm

Số lần chụp X quang

Số lần phẫu thuật

Số ca đẻ

1

BVĐK tỉnh

Sở Y tế

Tỉnh

600

600

800

674

180.799

83.2%

312.052

51.945

9.129

3.498

2

BV Y học cổ truyền

Sở Y tế

Tỉnh

135

114

150

111

53.021

80%

58.473

10.333

0

0

3

BVĐK thị xã Phước Long

Sở Y tế

Huyện

200

200

250

182

115.946

69.58%

107.004

11.781

392

751

4

BVĐK thị xã Bình Long

Sở Y tế

Huyện

230

230

300

234

125.998

90%

76.895

15.093

355

529

5

BVĐK huyện Đồng Phú

Sở Y tế

Huyện

50

50

80

89

24.766

46%

7.000

5.000

0

128

6

BVĐK huyện Chơn Thành

Sở Y tế

Huyện

120

100

130

124

68.743

54%

57.576

10.852

0

271

7

BVĐK huyện Lộc Ninh

Sở Y tế

Huyện

140

140

140

140

131.931

72%

91.171

23.103

752

2.006

8

BVĐK huyện Bù Đốp

Sở Y tế

Huyện

90

70

140

100

62.000

77.8%

15.000

4.000

432

595

9

BVĐK huyện Bù Đăng

Sở Y tế

Huyện

130

130

160

135

148.606

54%

55.057

5.372

551

1.809

10

BVĐK Phú Riềng (chưa có)

Sở Y tế

Huyện

0

0

100

-

-

-

-

-

-

-

11

BVĐK Bù Gia Mập (mới tách)

Sở Y tế

Huyện

0

0

150

-

-

-

-

-

-

-

12

BVĐK Hớn Quản (đang xây)

Sở Y tế

Huyện

0

0

100

-

-

-

-

-

-

-

13

TTYT TX Đồng Xoài

Sở Y tế

Huyện

70

60

70

189

168.047

69%

42.956

5.591

0

308

14

TTYT huyện Hớn Quản

Sở Y tế

Huyện

40

40

40

47

72.666

100%

28.163

3.122

0

58

15

TTYT huyện Bù Gia Mập

Sở Y tế

Huyện

40

40

40

55

24.792

-

10.112

1.190

0

90

16

PKĐK KV TX Phước Long

Sở Y tế

Xã, phường

10

10

10

-

-

-

-

-

-

-

17

PKĐK KV - Bù Gia Mập

Sở Y tế

Xã, phường

10

10

10

-

-

-

-

-

-

-

18

PKĐK KV huyện Bù Đằng

Sở Y tế

Xã, phường

20

20

20

-

-

-

-

-

-

-

19

Các TYT xã thuộc thị xã Đồng Xoài

Sở Y tế

Xã, phường

40

40

50

-

84.587

-

-

-

 

-

20

Các TYT xã thuộc thị xã Phước Long

Sở Y tế

Xã, phường

35

35

35

-

27.343

-

-

-

-

-

21

Các TYT xã thuộc thị xã Bình Long

Sở Y tế

Xã, phường

30

30

30

-

43.562

-

-

-

-

-

22

Các TYT xã thuộc huyện Đồng Phú

Sở Y tế

Xã, phường

55

55

55

-

60.400

-

-

-

-

-

23

Các TYT xã thuộc huyện Hớn Quản

Sở Y tế

Xã, phường

65

65

65

-

75.969

-

-

-

-

-

24

Các TYT xã thuộc huyện Chơn Thành

Sở Y tế

Xã, phường

45

45

45

-

55.867

-

-

-

-

-

25

Các TYT xã thuộc huyện Lộc Ninh

Sở Y tế

Xã, phường

80

80

80

-

106.258

-

-

-

-

-

26

Các TYT xã thuộc huyện Bù Gia Mập

Sở Y tế

Xã, phường

90

90

90

-

109.543

-

-

-

-

-

27

Các TYT xã thuộc huyện Bù Đốp

Sở Y tế

Xã, phường

35

35

35

-

55.116

-

-

-

-

-

28

Các TYT xã thuộc huyện Bù Đăng

Sở Y tế

Xã, phường

80

80

80

-

114.628

-

-

-

-

-

 

Phụ lục 2: Đặc điểm môi trường của các bệnh viện trong tỉnh

STT

Tên cơ sy tế

Khoảng cách tới BVĐK tỉnh (km)

Diện tích (ha)

Địa hình

Khu vực xung quanh

Khoảng cách từ khu xử lý chất thải tới

Mô tả nguồn nước bề mặt từ trong hoặc xung quanh bệnh viện

Sự cố môi trường đáng chú ý trong vòng 10 năm qua

Phía đông

Phía Tây

Phía Nam

Phía Bắc

Khu vực dân cư

Khu vực chăm sóc

1

BV Y học cổ truyền

6

2,3

 

TTYT ĐX

Dân cư

Dân cư

Dân cư

70m

50m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 04 bể chứa xử lý

 

2

BVĐK thị xã Phước Long

65

3

 

CATX PL

TTYT PL

Đường

Đường

100m

50m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 01 bể chứa xử lý

 

3

BVĐK thị xã Bình Long

75

1,36

 

Đường

Đường

Đường

Đường

15m

50m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 01 bể chứa xử lý

 

4

BVĐK huyện Đồng Phú

16

1,9

 

Đường

Dân cư

Đường

TTYT ĐP

200m

50m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 01 bể chứa xử lý

 

5

BVĐK huyện Chơn Thành

50

1,8

 

Đường

Đường

Đường

Đường

15m

50m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 01 bể chứa xử lý

 

6

BVĐK huyện Lộc Ninh

100

1,9

 

Vườn cao su

Đường

Đất trống

Vườn cao su

300m

30m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 01 bể chứa xử lý

 

7

BVĐK huyện Bù Đốp

150

1,8

 

Đường

Vườn cao su

Dân cư

Dân cư

50m

30m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 01 bể chứa xử lý

 

8

BVĐK huyện Bù Đăng

65

2,5

 

Đường

Vườn điều

TTYT B.Đăng

Vườn điều

2.500m

500m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 01 bể chứa xử lý

 

9

BVĐK Phú Riềng (chưa có)

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

BVĐK Bù Gia Mập (mới tách)

135

2,7

 

Suối

Đường

Vườn cao su

Suối

100m

60m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 01 bể chứa xử lý

 

11

BVĐK Hớn Quản (đang xây)

 

65

4

 

Hồ cá

Khu dân cư mới

Khu dân cư mới

Hồ cá

100m

100m

 

Chưa xây xong

12

TTYT TX Đồng Xoài

6

3,3

 

Nhà dân

BV YHCT

UBND phường, Trường mầm non

Nhà dân

100m

50m

Hệ thống ống gom từ các phòng chức năng và dẫn ra 01 bể chứa xử lý

 

13

TTYT huyện Hớn Quản

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

14

TTYT huyện Bù Gia Mập

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

15

PKĐK KV TX Phước Long

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

16

PKĐK KV - Bù Gia Mập

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

17

PKĐK KV huyện Bù Đăng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

18

Các TYT xã thuộc thị xã Đồng Xoài

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

19

Các TYT xã thuộc thị xã Phước Long

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

20

Các TYT xã thuộc thị xã Bình Long

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

21

Các TYT xã thuộc huyện Đồng Phú

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

22

Các TYT xã thuộc huyện Hớn Quản

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

23

Các TYT xã thuộc huyện Chơn Thành

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

24

Các TYT xã thuộc huyện Lộc Ninh

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

25

Các TYT xã thuộc huyện Bù Gia Mập

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

26

Các TYT xã thuộc huyện Bù Đốp

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

27

Các TYT xã thuộc huyện Bù Đăng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

Phụ lục 3: Nhu cầu đầu tư hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải y tế nguy hại

TT

Tên bệnh viện

Số túi nilon đựng chất thải (túi/năm)

Số hộp đựng chất thải sắc nhọn /năm

Thùng đựng chất thải (thùng)

Thùng đựng chất thải trên xe tiêm (thùng)

Phương tiện vận chuyển chất thải (xe thùng)

Bảo hộ lao động

Khu vực lưu trữ

Hệ thống xử lý CTRYT nguy hại

Hố chôn bê tông

Xe tải vận chuyển bên ngoài

Hệ thống xử lý nước thải

Diện tích lớn (m2)

Diện tích trung bình (m2)

Diện tích nhỏ (m2)

Công suất
(35 - 65) kg

Công suất <18kg

Hỗ trợ xây mới

Hỗ trợ bảo trì

 

 

 

 

15 lít

5 lít

240 lít

120 lít

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

BVĐK tỉnh

148.154

120

324

360

24

47

30

-

1

-

1

-

6

1

1

-

2

BV Y học cổ truyền

25.276

23

55

69

4

0

6

-

-

1

-

-

3

-

1

-

3

BVĐK thị xã Phước Long

38.544

40

84

120

9

13

10

-

-

1

-

1

3

-

1

-

4

BVĐK thị xã Bình Long

43.362

46

95

138

9

16

12

-

-

1

-

1

3

-

1

 

5

BVĐK huyện Đồng Phú

9.673

10

21

30

1

2

3

-

-

1

-

-

3

-

 

 

6

BVĐK huyện Chơn Thành

19.345

20

43

60

3

0

5

-

-

1

-

-

3

-

 

 

7

BVĐK huyện Lộc Ninh

27.649

28

60

84

4

0

7

-

-

1

-

-

3

-

 

 

8

BVĐK huyện Bù Đốp

13.232

14

29

42

3

0

4

-

-

1

-

-

3

-

 

 

9

BVĐK huyện Bù Đăng

25.276

26

55

78

4

0

7

-

-

1

-

-

3

-

 

 

10

TTYT TX Đồng Xoài

12.046

12

28

36

3

0

3

-

-

1

-

-

3

-

 

 

11

TTYT huyện Hớn Quản

7.301

8

17

24

1

2

2

-

-

1

-

-

3

-

 

 

12

TTYT huyện Bù Gia Mập

7.301

8

17

24

1

2

2

-

-

1

-

-

3

-

1

 

13

PKĐK KV thị xã Phước Long

2.373

2

5

6

0

3

1

-

-

1

 

-

3

-

1

 

14

PKĐK KV huyện Bù Gia Mập

2.373

2

5

6

0

3

1

-

-

1

-

-

3

-

1

 

15

PKĐK KV huyện Bù Đằng

4.745

4

11

12

0

3

1

-

-

1

-

-

3

-

1

 

16

Các TYT xã thuộc thị xã Đồng Xoài

4.745

8

11

24

0

3

2

-

-

1

-

-

3

-

 

 

17

Các TYT xã thuộc thị xã Phước Long

4.745

7

11

21

0

3

2

-

-

1

-

-

3

-

1

 

18

Các TYT xã thuộc thị xã Bình Long

3.559

6

8

18

0

3

2

-

-

1

-

-

3

-

1

 

19

Các TYT xã thuộc huyện Đồng Phú

6.114

11

13

33

0

3

3

-

-

1

-

-

3

-

1

 

20

Các TYT xã thuộc huyện Hớn Quản

7.301

13

17

39

1

2

3

-

-

1

-

-

3

-

1

 

21

Các TYT xã thuộc huyện Chơn Thành

5.931

9

12

27

0

3

2

-

-

1

-

-

3

-

1

 

22

Các TYT xã thuộc huyện Lộc Ninh

8.487

16

20

48

1

2

4

-

-

1

-

-

3

-

1

 

23

Các TYT xã thuộc huyện Bù Gia Mập

9.673

18

21

54

1

2

5

-

-

1

-

-

3

-

1

 

24

Các TYT xã thuộc huyện Bù Đốp

4.745

7

11

21

0

3

2

-

-

1

-

-

3

-

1

 

25

Các TYT xã thuộc huyện Bù Đăng

8.487

16

20

48

1

2

4

-

-

1

-

-

3

-

1

 

 

Phụ lục 4: Nhu cầu đầu tư nâng cao năng lực quản lý

TT

Tên bệnh viện

Sổ tay quản lý Chất thải bệnh viện (BV)

Đào tạo về quản lý CTYT

Tham gia chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức

Tham gia chương trình Theo dõi và giám sát

Đào tạo tập trung trong 3 ngày dành cho cán bộ quản lý (Số người)

Đào tạo tập trung trong 3 ngày dành cho người vận hành và bảo dưỡng (Số người)

Đào tạo cho toàn bộ nhân viên trong bệnh viện
(Số người)

Tuân thủ quy trình vận hành chuẩn

Tuân thủ tiêu chuẩn môi trường

1

BVĐK Tỉnh

1

3

2

674

2

BVĐK Y học cổ truyền

1

3

2

111

3

BVĐK thị xã Phước Long

1

3

2

182

4

BVĐK thị xã Bình Long

1

3

2

234

5

BVĐK huyện Đồng Phú

1

3

2

89

6

BVĐK huyện Chơn Thành

1

3

2

124

7

BVĐK huyện Lộc Ninh

1

3

2

140

8

BVĐK huyện Bù Đốp

1

3

2

100

9

BVĐK huyện Bù Đăng

1

3

2

135

10

TTYT TX Đồng Xoài

1

3

2

189

11

TTYT huyện Hớn Quản

1

3

2

69

12

TTYT huyện Bù Gia Mập

1

3

2

55

13

PKĐK KV TX Phước Long

1

3

2

6

14

PKĐK KV huyện Bù Gia Mập

1

3

2

8

15

PKĐK KV huyện Bù Đăng

1

3

2

19

16

Các TTYT xã thuộc thị xã Đồng Xoài

1

3

2

44

17

Các TTYT xã thuộc thị xã Phước Long

1

3

2

44

18

Các TYT xã thuộc thị xã Bình Long

1

3

2

36

19

Các TYT xã thuộc huyện Đồng Phú

1

3

2

67

20

Các TYT xã thuộc huyện Hớn Quản

1

3

2

69

21

Các TYT xã thuộc huyện Chơn Thành

1

3

2

50

22

Các TYT xã thuộc huyện Lộc Ninh

1

3

2

109

23

Các TYT xã thuộc huyện Bù Gia Mập

1

3

2

132

24

Các TYT xã thuộc huyện Bù Đốp

1

3

2

49

25

Các TYT xã thuộc huyện Bù Đăng

1

3

2

123

Tổng cộng

25

75

50

2.858

25