Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh 02 năm 2017-2018
Số hiệu: 32/2016/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Lê Đình Sơn
Ngày ban hành: 15/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2016/NQ-HĐND

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ HÀ TĨNH NĂM 2017-2018

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Nghị định s 34/2016/NĐ-CP, ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Thực hiện Quyết định s 899/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Thực hiện Quyết định s 1600/QĐ-TTg , ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Xét Tờ trình s463/TTr-UBND, ngày 10 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tnh về việc đề nghị ban hành Quy định một s chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh năm 2017-2018; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh 02 năm 2017-2018 (có Quy định cụ thể kèm theo).

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Bãi bỏ Nghị quyết số 53/2013/NQ-HĐND , ngày 13 tháng 7 năm 2013; Nghị quyết số 56/2013/NQ-HĐND , ngày 13 tháng 7 năm 2013; Nghị quyết số 91/2014/NQ-HĐND , ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh kể từ khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, ban hành quyết định bãi bỏ các cơ chế, chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh trái với các quy định tại Nghị quyết này.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVII, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- V
ăn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Kiểm toán nhà nước khu vực II;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- Cục kiểm tra v
ăn bản - Bộ Tư pháp;
- TT T
nh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội t
nh;
- Đại biểu HĐND t
nh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp t
nh;
- Các Văn phòng: T
nh ủy, HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm CB-TH VP UBND t
nh;
- Trang thông tin điện tử t
nh;
- Trung tâm Thông tin VP HĐND t
nh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lê Đình Sơn

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ HÀ TĨNH NĂM 2017-2018
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân t
nh Hà Tĩnh)

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến, thương mại, tín dụng và xây dựng giao thông, kênh mương nội đồng, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng

a) Đối với hỗ trợ trực tiếp: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến, thương mại, tín dụng và xây dựng giao thông, kênh mương nội đồng, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh liên quan đến các hoạt động trong phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều này.

b) Đối với hỗ trợ lãi suất: Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (gọi chung là khách hàng) vay vốn trung, dài hạn tại các Tổ chức tín dụng để đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng các điều kiện quy định, ngoài các ưu đãi được hưởng theo quy định chung của Trung ương, còn được hưởng thêm ưu đãi hỗ trợ lãi suất theo quy định tại văn bản này.

Điều 2. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Đối với hỗ trợ trực tiếp

a) Chính sách được hỗ trợ một lần (trừ một số nội dung hỗ trợ được quy định tại các điều, khoản cụ thể) khi hoàn thành đưa vào hoạt động, khi chưa có chính sách, chương trình, dự án khác của Trung ương và tỉnh hỗ trợ;

b) Quản lý, sử dụng kinh phí đúng đối tượng, mục đích, đảm bảo hiệu quả, theo đúng quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.

2. Đối với hỗ trợ lãi suất

a) Các tổ chức tín dụng cho vay mới các nhu cầu vốn trung hạn và dài hạn đđầu tư trực tiếp vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo cơ chế tín dụng thông thường, thực hiện htrợ lãi suất theo quy định này. Không được từ chối hỗ trợ lãi sut nếu khoản vay đủ điều kiện vay và thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Nghiêm cấm việc cho vay đảo nợ và sử dụng vốn sai mục đích;

b) Mỗi khách hàng chỉ được hưởng hỗ trợ lãi suất một lần cho một mục đích vay vốn đối với các khoản vay để đầu tư mới thuộc đối tượng hỗ trợ. Trường hợp, khách hàng tiếp tục vay vốn để mở rộng sản xuất thì chỉ được hưởng hỗ trợ lãi suất một lần cho các khoản vay để đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất phục vụ mở rộng;

c) Các khách hàng vay vốn không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn vẫn được hỗ trợ lãi suất vay vốn tại địa bàn có đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn;

d) Một khoản vay của khách hàng thuộc phạm vi thụ hưởng của nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay (cả Trung ương và tỉnh) thì khách hàng chỉ được lựa chọn để hưởng một chính sách hỗ trợ lãi suất. Các khoản vay không được hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết này, bao gồm: Các khoản vay không thuộc các đối tượng nêu trên. Các khoản vay đảo nợ, sử dụng vốn sai mục đích, phạm vi được hỗ trợ lãi suất. Các khoản vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển.

3. Trong trường hợp có cùng nội dung hỗ trợ thì được hưởng mức hỗ trợ cao nhất (hỗ trợ trực tiếp hoặc hỗ trợ lãi suất).

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Đối với hỗ trợ trực tiếp (chính sách tại Chương I và Chương II, Nghị quyết này)

a) Ngân sách tỉnh và bố trí lồng ghép các nguồn vốn (Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, kinh phí phát triển kinh tế tập th và các ngun vn hợp pháp khác) đảm bảo 90% cho thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn;

b) Ngân sách huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là ngân sách cấp huyện) đảm bảo mức 10% đối ứng cho thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn hàng năm.

2. Đối với hỗ trợ lãi suất: Từ nguồn ngân sách tỉnh và lồng ghép các nguồn khác hỗ trợ 100%.

3. Đối với hỗ trợ xi măng làm đường giao thông và kênh mương nội đồng thực hiện theo cơ chế hỗ trợ quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị quyết này nhưng tổng mức vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ không được trái so với quy định vsử dụng vn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quc gia xây dựng nông thôn mới.

4. Kinh phí quản lý, chỉ đạo, kiểm tra nghiệm thu chính sách hỗ trợ trực tiếp: Thuộc ngân sách cấp nào thì do ngân sách cấp đó tự đảm bảo; mức chi do cp có thm quyn xem xét, quyết định phù hợp với tính cht từng đợt kim tra cụ thể, tối đa 01% tổng kinh phí ngân sách các cấp hỗ trợ.

Phần II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Chương I

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN

Điều 4. Lúa

Các doanh nghiệp sản xuất giống trong tỉnh được hỗ trợ 30% kinh phí mua bản quyền giống mới phù hợp với cơ cấu giống của tỉnh, mức hỗ trợ tối đa 3.000 triệu đồng/01 giống lúa lai, 1.000 triệu đồng/01 giống lúa thuần.

Điều 5. Cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch

1. Hỗ trợ công tác giống, trồng mới

a) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh phí quản lý, chăm sóc, bảo vệ, theo dõi cây đầu dòng cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch, với mức 01 triệu đồng/cây/năm;

b) Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng nhà lưới quy chuẩn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây cam bù, cam chanh, bưởi Phúc Trạch, vườn cây giống nhà lưới đạt tiêu chuẩn theo quy định, tối đa 300 triệu đồng/cơ sở;

c) Tổ chức, cá nhân trồng mới bưởi Phúc Trạch thuộc khu vực chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 2180/QĐ-SHTT, ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Cục sở hữu trí tuệ, có quy mô tập trung liền vùng từ 0,5 ha trở lên (định mức 400 cây/1ha) được hỗ trợ tối đa 04 triệu đồng/ha; cây giống phải được mua tại các cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây ăn quả.

2. Hỗ trợ hệ thống tưới, chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP

a) Hỗ trợ một lần 50% kinh phí đầu tư máy móc, vật tư, thiết bị xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo thiết kế định hình mẫu với diện tích liền vùng từ 0,5 ha trở lên/tổ chức, cá nhân nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý hoặc vùng quy hoạch (của tỉnh hoặc huyện), tối đa 40 triệu đồng/tổ chức, cá nhân;

b) Các tổ chức, cá nhân có vùng sản xuất cam, bưởi quy mô tối thiểu 10ha, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP được hỗ trợ một lần tối đa 100 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.

Điều 6. Chè

Các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng mới chè công nghiệp liên kết (tối thiểu phải liên kết 2 khâu giống và tiêu thụ sản phẩm) trong vùng quy hoạch của tỉnh (trồng trên đất khai hoang và đất tái canh) được ngân sách hỗ trợ:

1. Hỗ trợ chi phí làm đất để trồng mới chè, mức 05 triệu đồng/ha

2. Hỗ trợ 50% giá giống chè, tối đa 1.000 đồng/bầu đối với các giống chè dâm cành năng suất, chất lượng cao (định mức tối đa 18.000 bầu/ha)

3. Hỗ trợ một lần 50% kinh phí đầu tư máy móc, vật tư, thiết bị xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo thiết kế định hình mẫu với diện tích liền vùng t01 ha trở lên/tổ chức, cá nhân, tối đa 45 triệu đồng/tổ chức, cá nhân

Điều 7. Rau, củ, quả

Tổ chức, cá nhân sản xuất rau củ quả trên đất cát hoang hóa ven biển theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt với quy mô từ 01 ha trở lên được hỗ trợ 02 lần/năm kinh phí mua giống, mức hỗ trợ 50%, tối đa 06 triệu đồng/ha.

Điều 8. Nấm

1. Hỗ trợ kinh phí mua giống nấm: Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất tối thiểu đạt 5.000 bịch nm/lứa hoặc 200m2 được hỗ trợ một lần 20% tiền bịch giống (đối với giống nấm đóng bịch) hoặc 30kg giống/100m2 (đối với nấm giống không đóng bịch).

2. Hỗ trợ kinh phí làm lán trại sản xuất nấm

a) Đối với hộ gia đình sản xuất nấm có quy mô 200m2 lán trại tập trung trở lên được hỗ trợ một lần với mức 35.000 đồng/01m2 diện tích lán trại cđịnh, tối đa 10 triệu đồng/hộ;

b) Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất nấm tập trung có quy mô 1000 m2 lán trại trở lên và sản xuất tối thiểu 20 tấn nấm tươi các loại/năm được hỗ trợ một lần với mức 50 triệu đồng/đơn vị sản xuất.

3. Hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị sản xuất giống, chế biến

a) Các tổ chức, cá nhân đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất nấm giống có công suất đóng bịch bình quân từ 1.000 bịch giống/ngày hoặc từ 200kg giống sản xuất bình quân/ngày trở lên thì được hỗ trợ một lần bằng 30% chi phí mua máy móc thiết bị, tối đa 30 triệu đồng/cơ sở. Trường hợp quy mô trên 2.000 bịch giống/ngày hoặc 400 kg giống bình quân/ngày, được hỗ trợ một lần, tối đa 60 triệu đồng/cơ sở;

b) Các tổ chức, cá nhân đầu tư mua máy móc, thiết bị để chế biến nấm có công suất chế biến từ 50 tấn đến dưới 75 tấn nấm tươi/năm, được hỗ trợ một lần 30% chi phí mua máy móc thiết bị, tối đa 30 triệu đồng/cơ sở. Trường hợp công suất chế biến trên 75 tấn nấm tươi/năm, được hỗ trợ một lần, tối đa 60 triệu đồng/cơ sở.

Điều 9. Hỗ trợ tích tụ ruộng đất

1. Tổ chức, cá nhân thuê đất sản xuất cây hằng năm để hình thành vùng sản xut tập trung quy mô ti thiu đi với lúa 5 ha/vùng (lin thửa), đối với cây trng cạn hàng năm 2 ha/vùng (lin thửa), thời hạn thuê đt 5 năm trở lên, được hỗ trợ 70% kinh phí thuê đất trong 03 năm đầu, tối đa 10 triệu đồng/ha, thời gian được tính hỗ trợ hàng năm.

2. Các tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất sản xuất cây hằng năm trong giới hạn hạn điền để hình thành vùng sản xuất quy mô tối thiểu 2 ha (liền vùng, liền thửa) được hỗ trợ một lần 30% kinh phí chuyển quyền sử dụng đất, tối đa không quá 50 triệu đồng/ha. Mỗi huyện triển khai thí điểm 01-02 vùng.

Điều 10. Phát triển chăn nuôi lợn

1. Cơ sở chăn nuôi lợn giống ngoại sinh sản cấp ông bà và bố mẹ xây dựng mới có quy mô tập trung từ 300 con trở lên trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, cam kết cung cấp giống cho chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác ít nhất trong 05 năm, được hỗ trợ một lần kinh phí lập quy hoạch chi tiết, xây dựng hạ tầng về chuồng trại, hệ thống nước, xử lý chất thải, báo cáo đánh giá tác động môi trường với mức 1.000 triệu đồng/cơ sở (trong đó hỗ trợ 200 triệu đồng cho công trình xử lý môi trường và chỉ được nhận sau khi đánh giá đủ điều kiện đảm bảo môi trường).

2. Hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc

Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sản xuất giống theo quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Pháp lệnh giống vật nuôi, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo Quyết định số 675/QĐ-BNN ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cung ứng giống cấp bmẹ, ông bà trên địa bàn tỉnh, được hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 148/2007/TTLT/BTC-BNN&PTNT ngày 13 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Hỗ trợ xử lý chăn nuôi lợn thương phẩm

a) Htrợ một ln kinh phí xây dựng công trình xử lý môi trường cho cơ sở chăn nuôi lợn thịt xây dựng mới có quy mô từ 500 con trở lên và được hỗ trợ sau khi có giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành Dự án, mức hỗ trợ: 50 triệu đồng/cơ sở với quy mô từ 500 đến dưới 1.000 con, 70 triệu đồng/cơ sở với quy mô từ 1.000 con trở lên;

b) Hp tác xã hoặc Tổ hợp tác có từ 07 hộ/07 chuồng trại trở lên chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (từ 20 đến dưới 50 con/hộ), áp dụng các tiêu chí mô hình quy mô nhỏ (theo Kế hoạch 498/KH-UBND ngày 21/11/2014 của UBND tỉnh) được hỗ trợ 01 lần để xây dựng mới chuồng trại, mua con giống, xây mới công trình xử lý môi trường với mức hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/hộ.

4. Hỗ trợ một lần 100% kinh phí, tối đa 40 triệu đồng/cơ sở chăn nuôi lợn thịt có quy mô từ 500 con trở lên để quản lý, tập huấn, đánh giá và thẩm định các cơ sở chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chuẩn VietGAHP.

Điều 11. Phát triển chăn nuôi bò

1. Sản xuất bò lai Zêbu, bò chất lượng cao

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi bò cái sinh sản phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh bò nhóm Zêbu, bò chất lượng cao, được hỗ trợ:

a) 100% kinh phí mua tinh và vật tư phối giống theo quy định (ni tơ, ống ghen, găng tay);

b) Chi phí đánh giá, nghiệm thu: 50.000 đồng/bò có chửa (Trung tâm Khuyến nông tỉnh: 20.000 đồng, Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi cấp huyện: 30.000 đồng).

2. Công tác thụ tinh nhân tạo

a) Đào tạo dẫn tinh viên: Người có trình độ từ Trung cấp chăn nuôi hoặc chăn nuôi - thú y trở lên, tuổi đời dưới 45, do Ủy ban nhân dân cấp xã cử đi học (có cam kết phục vụ tại địa phương từ 05 năm trở lên), được hỗ trợ một ln kinh phí 08 triệu đồng/người;

b) Hỗ trợ kinh phí mua bình đựng và bảo quản tinh cấp phát cho các điểm chuyển giao, mỗi huyện 02 bình loại 35 lít/bình (bao gm bình đang sử dụng được và mua mới), mức hỗ trợ tối đa 17 triệu đồng/bình;

c) Hỗ trợ kinh phí mua dụng cụ cấp cho dẫn tinh viên (gồm: Bình đựng ni tơ loại 3,15 lít/bình, súng bắn tinh), mức hỗ trợ tối đa 07 triệu đng/bộ dụng cụ.

3. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi bò thịt có liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô từ 10 con trở lên, được hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới chuồng trại, mua con giống, xây dựng mới công trình xử lý môi trường với mức 500 nghìn đồng/con, tối đa 100 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.

Điều 12. Công tác thú y

1. Hàng năm, ngân sách tỉnh bố trí 02 tỷ đồng để mua các loại vắc xin tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm và hóa chất dự trữ để chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm.

2. Hỗ trợ 100% kinh phí mua hóa chất để xử lý dập dịch đối với dịch bệnh thủy sản nguy hiểm (danh mục các bệnh quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Điều 13. Thủy sản

1. Tổ chức được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ sản xuất và cung ứng giống cá trên địa bàn tỉnh, có cơ cấu giống phù hợp, đảm bảo chất lượng, đạt tối thiểu 20 triệu cá bột/năm: Được hỗ trợ một lần bằng 50% kinh phí mua ging cá bmẹ theo định mức; htrợ mi năm 30% kinh phí mua thay thế ging cá bmẹ theo quy định, tối đa 200 triệu đồng/năm/cơ sở.

2. Thành lập mới nghiệp đoàn nghề cá có từ 200 đoàn viên trở lên được hỗ trợ 100 triệu đồng/nghiệp đoàn.

Điều 14. Hỗ trợ xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, môi trường nông thôn

1. Xây dựng vườn mẫu đạt tiêu chí theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh được thưởng 5 triệu đồng/vườn, sau khi được Văn phòng Điều phối Chương trình Nông thôn mới tỉnh xác nhận theo quy định.

2. Các xã đăng ký đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới trong năm hiện tại và năm kế tiếp theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, được hỗ trợ kinh phí xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu theo bộ tiêu chí do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, mức hỗ trợ 300 triệu đồng/khu, 01 khu/xã.

3. Xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm được hỗ trợ 1.000 triệu đồng, (ngoài các khoản cân đối khác) để xây dựng công trình hạ tầng phát triển sản xuất, phúc lợi.

4. Hỗ trợ xây dựng lò đốt xử lý rác thải sinh hoạt có quy mô đảm bảo phục vụ ít nhất 01 xã, sử dụng quy trình công nghệ tiên tiến (có ý kiến thống nhất của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường về công nghệ và quy hoạch), mức hỗ trợ 70% tổng giá trị công trình, tối đa 2.000 triệu đồng/công trình (có dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt).

Điều 15. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học

1. Hỗ trợ một lần 50% kinh phí đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, chế biến, xử lý môi trường, tối đa 500 triệu đồng/tchức, cá nhân.

2. Hỗ trợ 50% kinh phí cho cơ sở sản xuất nuôi cấy mô tế bào, tối đa 500 triệu đồng/sản phẩm.

3. Htrợ kinh phí mua chế phẩm để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, mức 20.000 đồng/gói chế phẩm (1 gói 200g tạo ra 0,6 tấn sản phẩm phân hữu cơ vi sinh), tối đa 200.000 đồng/hộ và 1.000.000 đồng/tổ chức.

4. Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh, với mức tối đa 02 triệu đồng/xã/năm.

Chương II

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN

Điều 16. Chính sách phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

1. Đối với chợ xây dựng mới: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng cho các loại chợ ở khu vực nông thôn, tối đa 500 triệu đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào bao gồm: Đình chợ, xây tường rào, hạ tầng giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy, phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Đối với nâng cấp, mở rộng chợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật cho các loại chợ ở khu vực nông thôn; mức hỗ trợ 50% tổng kinh phí xây dựng, tối đa không quá 400 triệu đồng đđầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chợ trong và ngoài hàng rào bao gồm: Đình chợ, tôn, san nền, xây tường rào, hạ tng giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống xử lý rác thải, phòng kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Điều 17. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử phục vụ tiêu thụ sản phẩm

1. Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh thực hiện quảng cáo, giới thiệu trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc website thương mại điện tử, cổng thông tin thương mại điện tử, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước phải trả phí thì được hỗ trợ một lần bằng 50% chi phí quảng cáo tính trên giá trị hợp đồng quảng cáo thực tế phát sinh nhưng không quá 50 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.

2. Các tổ chức, cá nhân chế biến, tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh xây dựng mới hoặc nâng cấp website thông tin, website thương mại điện tử hoặc thuê gian hàng tại các sàn thương mại điện tử có uy tín trong và ngoài nước đgiới thiệu, quảng bá, giao dịch được htrợ một lần bng 50% tng chi phí xây dựng, thuê, chuyển giao, nhưng không quá 25 triệu đng/tchức, cá nhân; được hỗ trợ 50% chi phí duy trì tên miền, thuê không gian lưu trữ website cho năm tiếp theo, mức hỗ trợ không quá 2 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.

3. Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, thực hiện mở các gian hàng và giao dịch thương mại điện tử miễn phí trên sàn thương mại điện tử của tỉnh.

4. Các tổ chức, cá nhân có doanh thu hoặc giá trị hàng hóa chế biến, tiêu thụ tối thiểu 01 tỷ đồng/năm, được hỗ trợ 30% chi phí bao bì, đóng gói sản phm hàng hóa (thiết kế, in ấn, sản xuất bao bì, nhãn mác, giấy hộp đóng gói), nhưng tối đa 150 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm; thời gian hỗ trợ không quá 02 năm/tổ chức, cá nhân.

5. Htrợ 50% chi phí tổ chức các phiên chợ, hoạt động bán hàng, thực hiện các chương trình đưa sản phm của tỉnh kết hợp đưa hàng Việt vbán ở địa bàn nông thôn, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu tái định cư, mức htrợ tối đa không quá 30 triệu đồng/01 đợt bán hàng từ 02 đến 04 ngày; quy mô ti thiu trên 10 gian hàng tiêu chuẩn/phiên chợ.

6. Tổ chức, cá nhân chế biến, tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong tỉnh, được Ủy ban nhân dân tỉnh cử hoặc đồng ý cho phép tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương, xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước được hỗ trợ 50% kinh phí thuê gian hàng và kinh phí đi tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị (ăn, nghỉ, phương tiện vận chuyển người và hàng hóa, lệ phí cửa khẩu), nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/lần tham gia đối với hội chợ, hội nghị được tổ chức trong nước với khoảng cách dưới 300km; không quá 20 triệu đồng/lần tham gia đối với hội chợ, hội nghị được tổ chức trong nước với khoảng cách từ 300km trở lên; không quá 40 triệu đồng/lần tham gia đối với hội chợ, hội nghị được tổ chức tại nước ngoài.

7. Hỗ trợ 100% chi phí cho các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường tiêu thụ, xuất nhập khẩu và cơ hội hợp tác kinh doanh; xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm hàng hóa chủ yếu của tỉnh; xuất bản các ấn phm để phổ biến kết quả điều tra, khảo sát, phổ biến pháp luật, tập quán, thói quen mua sắm, mức hỗ trợ theo từng cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường và cung cấp miễn phí cho các tổ chức, cá nhân, nhưng không quá 30 triệu đồng/01 loại sản phẩm.

8. Hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện thiết kế, đăng ký nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh, mức hỗ trợ tối đa không quá 15 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.

9. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp tiêu thụ sản phẩm do mình sản xuất hoặc hp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong tỉnh từ 02 năm trở lên, thực hiện tìm kiếm, ký kết và đưa hàng hóa vào bán trong các siêu thị, hệ thống phân phối lớn, với mức tiêu thụ đạt trên 70 tấn sản phẩm/năm, được hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ một lần kinh phí xúc tiến thương mại, ký kết hp đồng, mức hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng/tổ chức, cá nhân;

b) Hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại tối đa bằng 01% tính trên giá trị sản phẩm, hàng hóa thực tế đã tiêu thụ trong siêu thị hoặc hệ thống phân phối, nhưng không quá 200 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/năm.

Chương III

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XI MĂNG LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG VÀ KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG

Điều 18. Đối với công trình đường giao thông

1. Đường cấp xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện; đường phố

a) Đối với xã 30b (huyện Hương Khê, Vũ Quang): Ngân sách cấp tỉnh 85%; ngân sách cấp huyện, xã 15%;

b) Đối với các xã, phường, thị trấn còn lại: Ngân sách cấp tỉnh 70%; ngân sách cấp huyện, xã 30%.

2. Đường trục thôn, liên thôn, đường ngõ phố

a) Đối với các xã 30b (huyện Hương Khê, Vũ Quang): Ngân sách cấp tỉnh 80%, ngân sách cấp huyện, xã 20%;

b) Đối với các xã, phường, thị trấn còn lại: Ngân sách cấp tỉnh 40%, ngân sách cp huyện, xã 60%.

3. Đường ngõ xóm (vào cụm dân cư có từ 5 hộ trở lên), đường ngách, hẻm

a) Đối với các xã 30b: Ngân sách cấp tỉnh 60%; ngân sách cấp huyện, xã 40%;

b) Đối với các xã, phường, thị trấn còn lại: Ngân sách cấp tỉnh 30%; ngân sách cấp huyện, xã 70%.

4. Đường trục chính nội đồng

a) Đối với các xã 30b: Ngân sách cấp tỉnh 85%; ngân sách cấp huyện 10%; ngân sách cấp xã 5%;

b) Đối với các xã, phường, thị trấn còn lại: Ngân sách cấp tỉnh 70%; ngân sách cấp huyện 25%; ngân sách cấp xã 5%.

Điều 19. Rãnh thoát nước trên các tuyến đường giao thông đối với khu vực đông dân cư

1. Đối với các xã 30b

a) Rãnh thoát nước của đường trục xã, liên xã: Ngân sách cấp tỉnh 85%, ngân sách huyện, xã 15%.

b) Rãnh thoát nước của đường trục thôn, liên thôn: Ngân sách cấp tỉnh 70%, ngân sách cấp huyện, xã 30%.

2. Đối với các xã, phường, thị trấn còn lại

a) Rãnh thoát nước của đường trục xã, đường phố: Ngân sách cấp tỉnh 70%, ngân sách cấp huyện, xã 30%.

b) Rãnh thoát nước của đường trục thôn, xóm, đường ngõ phố: Ngân sách cấp tỉnh 60%, ngân sách cấp huyện, xã 40%.

Điều 20. Kênh mương nội đồng

1. Đối với các xã 30b: Ngân sách cấp tỉnh 85%; ngân sách cấp huyện 10%; ngân sách cấp xã 5%.

2. Đối với các xã, phường, thị trấn còn lại: Ngân sách cấp tỉnh 70%; ngân sách cấp huyện 25%; ngân sách cấp xã 5%.

Chương IV

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT

Điều 21. Khách hàng vay vốn được hỗ trợ lãi suất

1. Các khách hàng vay vốn trung, dài hạn (từ 12 tháng trở lên) để đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hóa chủ lực và một số sản phẩm cần khuyến khích được cấp có thẩm quyền quyết định (bao gồm cả đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, kinh doanh), đáp ứng một trong các yêu cu:

a) Sản xuất nông nghiệp theo hướng Viet GAP (được cơ quan có thẩm quyn cp giy xác nhận): Sản xuất rau, củ, quả quy mô 0,2ha trở lên; sản xuất lạc quy mô 0,2ha trở lên; sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô từ 5ha trở lên; sản xuất bưởi Phúc Trạch, cam chất lượng cao quy mô 0,2ha trở lên; sản xuất chè quy mô 01 ha trở lên;

b) Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn thịt quy mô 300 con/lứa trở lên; sản xuất lợn giống ông, bà quy mô 30 con trở lên; bố, mẹ quy mô 50 con trở lên;

c) Nuôi hươu có quy mô 10 con trở lên;

d) Nuôi bò quy mô 5 con trở lên;

đ) Chăn nuôi gà thịt thương phẩm có quy mô từ 500 con/lứa trở lên; Gà đẻ trứng quy mô từ 300 con trở lên;

e) Nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản thâm canh có quy mô từ 0,5ha trở lên), nuôi trồng thủy sản bằng lồng (loại lồng 15m3 trở lên) quy mô 03 lồng trở lên hoặc tổng thể tích các lồng nuôi từ 90m3 trở lên; nuôi trồng thủy sản trong bể xi măng, ao lót bạt có diện tích 200m2 trở lên;

g) Sản xuất các loại giống, cây trồng vật nuôi thuộc sản phẩm chủ lực của tỉnh (ngoài giống lợn và gà) mang tính hàng hóa thì không khống chế quy mô sản xuất;

h) Xây dựng vườn mẫu đáp ứng các tiêu chí vườn mẫu theo quy định tại các xã xây dựng nông thôn mới;

i) Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công suất từ 50 con gia súc hoặc 500 con gia cầm/ngày đêm trở lên đảm bảo vệ sinh môi trường, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Khách hàng vay vốn trung, dài hạn (từ 12 tháng trở lên) phục vụ sản xuất tiu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại trên địa bàn nông thôn, gồm:

a) Thu gom, dự trữ, bảo quản, tiêu thụ nông sản trên địa bàn có hợp đồng tiêu thụ sản phm với nông dân từ 3 năm trở lên; các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên kết với hp tác xã, doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có hợp đồng liên kết tiêu thụ từ 5 năm trở lên. Các hoạt động này không kể quy mô;

b) Thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy, hải sản;

c) Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vay vn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, làng nghề truyền thống.

Điều 22. Loại cho vay và thời hạn cho vay được hỗ trợ lãi suất

1. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2018.

2. Thời hạn cho vay được hỗ trợ lãi suất cho mỗi món vay theo thi hạn vay vốn (trong hạn) của khách hàng thể hiện trên hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng nhưng tối đa không quá 12 tháng đối với cho vay trung hạn; tối đa không quá 24 tháng đối với cho vay dài hạn. Số tiền vay quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ thì không được tính hỗ trợ lãi suất cho khoảng thời gian quá hạn, gia hạn nợ.

3. Đối với những khoản vay theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 và Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 08/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh còn dư nợ đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực nếu chưa hết thời gian hỗ trợ tối đa (theo hợp đồng tín dụng đã ký) thì được tiếp tục hỗ trợ cho thời gian còn lại theo Nghị quyết này; nếu đã hết và quá thời hạn htrợ ti đa thì dừng việc hỗ trợ; dư nợ cho vay ngắn hạn (dưới 6 tháng) thì được htrợ theo thời hạn hợp đồng tín dụng đã ký nhưng mức hỗ trợ theo Nghị quyết này.

Điều 23. Mức hỗ trợ lãi suất

1. Hỗ trợ 30% lãi suất vay các tổ chức tín dụng (trong hạn)

Đối với những khoản vay theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 và Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 08/7/2016 của UBND tỉnh còn dư nợ đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì thực hiện điu chỉnh theo mức hỗ trợ lãi suất tại quy định này.

2. Tổng mức hỗ trợ lãi suất tối đa cho một khách hàng vay vốn

a) Tổng mức vay dưới 10 tỷ đồng: Số tiền hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 500 triệu đồng;

b) Tổng mức vay từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng: Số tiền hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 700 triệu đồng;

c) Tổng mức vay từ 20 tỷ đồng trở lên: Số tiền hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 1.000 triệu đồng.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

1. Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Chỉ đạo, ban hành văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện Nghị quyết này;

b) Xây dựng dự toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;

c) Kiểm tra việc thực hiện chính sách; phát hiện và đề xuất những chính sách cn sửa đi, bsung phù hợp với thực tin trình Hội đng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

d) Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã cân đối, bố trí các nguồn vốn từ ngân sách theo kế hoạch hàng năm để các chính sách được tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả.

2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

a) Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân theo quy định này, đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng phạm vi, đối tượng và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội theo đúng mục tiêu kế hoạch đề ra;

b) Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ của các tchức và cá nhân theo quy định hiện hành. Đxuất giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 23. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ kinh phí

Tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Quản lý, sử dụng kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả và thanh toán, quyết toán theo đúng quy định hiện hành./.





Nghị quyết 53/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2014 Ban hành: 13/12/2013 | Cập nhật: 07/03/2014