Kế hoạch 41/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019–2025
Số hiệu: 41/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 11/06/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 04/6/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2025; trên cơ sở đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 780/TTr-SGDĐT ngày 04/5/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 - 2025, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, QUY MÔ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (tính đến đầu năm học 2019-2020)

Trong những năm qua tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, văn hóa, thể thao, môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành và địa phương về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thông qua đóng góp, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và đông đảo nhân dân (gọi chung là các nguồn lực của xã hội) cho phát triển giáo dục đào tạo; qua đó, đã đạt được những kết quả nhất định, thu hút đáng kể nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Tính đến năm học 2019-2020 (tháng 9/2019), trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có 657 cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề (trong đó: Mầm non: 218; Tiểu học: 218; THCS: 149; THPT: 54; 01 Trung tâm GDTX; 04 trường Cao đẳng; 11 trung tâm GDNN-GDTX và 02 trường Đại học), với tổng số 332.254 học sinh (không bao gồm sinh viên); trong đó có 47 trường ngoài công lập chiếm 7,36 % số trường (ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 205 nhóm lớp độc lập tư thục); số học sinh ngoài công lập 15.979 học sinh; chiếm tỷ lệ 4,81%. Cụ thể:

- Đối với giáo dục mầm non: toàn tỉnh có 218 trường mầm non với 59.962 học sinh, trong đó có 173 trường công lập, 45 trường tư thục, dân lập (và 205 nhóm lớp độc lập tư thục) chiếm tỷ lệ 20,64 % số trường; số học sinh trong các cơ sở tư thục và dân lập là 14.746 học sinh chiếm tỷ lệ 24,59 %.

- Đối với giáo dục phổ thông: Toàn tỉnh có 421 cơ sở giáo dục (Tiểu học: 218; THCS: 149; THPT: 54) với 272.292 học sinh; trong đó có 02 trường THPT tư thục (01 trường hoạt động theo điều lệ trường THPT có một cấp học (cấp THPT); 01 trường hoạt động theo điều lệ trường THPT có nhiều cấp học (trong đó từ cấp Tiểu học, THCS và THPT) chiếm 0,48 % số trường; với 1.233 học sinh tư thục (trong đó: tiểu học 229 học sinh, THCS 136 học sinh và THPT 868 học sinh, tỷ lệ học sinh ngoài công lập chiếm 0,45 %:

+ Giáo dục tiểu học: Toàn tỉnh có 218 trường với 124.624 học sinh, trong đó có 229 học sinh ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 0,18%;

+ Giáo dục THCS: Toàn tỉnh có 149 trường công lập với 94.836 học sinh, trong đó có 136 học sinh ngoài công lập, chiếm tỷ lệ 0,14%;

+ Giáo dục THPT: Toàn tỉnh có 54 trường với 52.832 học sinh, trong đó có 02 trường tư thục với 868 học sinh chiếm tỷ lệ 1,64%.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp: Toàn tỉnh có 15 cơ sở đào tạo; trong đó có 04 trường Cao đẳng; 11 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên;

- Đối với giáo dục đại học: Toàn tỉnh có 02 trường đại học; trong 01 trường đại học công lập (Đại học Quy Nhơn) và 01 trường đại học tư thục (Đại học Quang Trung).

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục và đào tạo trong thực tiễn thời gian qua vẫn còn khiêm tốn, hạn chế:

- Nhằm khuyến khích chính sách xã hội hóa, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề, HĐND tỉnh Khóa XI, kỳ họp thứ 12 đã ban hành Nghị quyết số 24/2015/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 Quy định miễn, giảm tiền thuê đất đối với các dự án thực hiện xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 về việc Ban hành Quy định miễn, giảm thu tiền thuê đất đối với các dự án thực hiện xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, Bình Định vẫn là tỉnh khó khăn về thu ngân sách nên chưa đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng một phần hoặc toàn bộ công trình xã hội hóa hoặc sử dụng quỹ nhà hiện có để cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê nhằm khuyến khích nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư, nhất là các dự án giáo dục. Vì vậy, việc xã hội hóa giáo dục mới chỉ thực hiện cho các dự án giáo dục trung học phổ thông ở những nơi thị trấn, thành phố, chưa được mở rộng đến các vùng nông thôn, miền núi…;

- Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nói trên trước hết thuộc về nhận thức của các cấp quản lý, của người học và xã hội vẫn còn tư tưởng bao cấp trong suy nghĩ và hành động của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân; còn ỷ lại vào ngân sách nhà nước; việc triển khai, thực hiện chủ trương xã hội hóa chưa quyết liệt, thường xuyên; các tổ chức kinh tế, xã hội tham gia vào xã hội hóa giáo dục còn hạn chế, tiềm năng về nguồn lực trong xã hội vẫn chưa được phát huy hiệu quả; một số cơ chế chính sách cho loại hình trường ngoài công lập (tư thục) chưa thực sự tạo động lực phát triển một cách bền vững như: cơ chế huy động và sử dụng học phí, xây dựng cơ sở vật chất, cơ chế tự chủ về tài chính, biên chế, quản lý nhân sự…

Xã hội hóa giáo dục và đào tạo cần được coi là một mục tiêu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong từng giai đoạn phải được xác định cụ thể các mục tiêu xã hội hóa giáo dục và đào tạo cần đạt được để bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Cụ thể:

2.1. Năm 2020

Năm học 2019-2020 số cơ sở giáo dục ngoài công lập (giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông) đạt tỷ lệ 7,36% (47/639) số cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh và số học sinh học tập tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 4,81% (15.979/332.254). Cụ thể:

- Đối với giáo dục mầm non: Số cơ sở ngoài công lập là 45 trường tư thục và dân lập (ngoài ra có 205 nhóm lớp độc lập tư thục) chiếm tỷ lệ 20,64% (45/218), số trẻ trong các cơ sở giáo dục tư thục và dân lập là 14.746  học sinh chiếm tỷ lệ 24,59 % (14.746/59.962).

- Đối với giáo dục phổ thông: Số cơ sở ngoài công lập là 02 trường THPT tư thục (01 trường hoạt động theo điều lệ trường THPT có một cấp học (cấp THPT), chiếm tỷ lệ 0,48 % (2/421); 01 trường hoạt động theo điều lệ trường THPT có nhiều cấp học (trong đó từ cấp Tiểu học, THCS và THPT), với 1.233 học sinh tư thục (trong đó: tiểu học 229 học sinh, THCS 136 học sinh và THPT 868 học sinh, tỷ lệ học sinh ngoài công lập chiếm 0,45 % (1233/271.900).

- Đối với giáo dục nghề nghiệp: Năm 2020 công tác Quy hoạch mạng lưới cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Định được thực hiện theo Nghị quyết số 73/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh và Quyết định số 31/2017/QĐ- UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Bình Định

- Đối với giáo dục đại học: Duy trì, củng cố, nâng cao quy mô, chất lượng của Trường Đại học Quy Nhơn, Đại Học Quang Trung.

2.2. Đến năm 2025

Phấn đấu số cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 9,02 % số cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh (57/632 trường); số học sinh học tập tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 5,26 % (18.402/349.889 học sinh) Cụ thể:

- Đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc có số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh do di dân cơ học, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt tỷ lệ ít nhất là 24,22 % (54/223 trường), tương ứng với số trẻ em theo học đạt ít nhất là 22,87 % (16.537/72.303 trẻ);

- Đối với giáo dục phổ thông: số cơ sở ngoài công lập là 03 trường THPT tư thục đạt tỷ lệ 0,73 % (3/409 trường); số học sinh đạt 0,67 % (1.865/277.586 học sinh);

- Đối với giáo dục nghề nghiệp: giai đoạn từ 2021 đến năm 2025 công tác Quy hoạch mạng lưới cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Định được thực hiện theo Nghị quyết số 73/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh và Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Bình Định.

- Đối với giáo dục đại học: Duy trì, củng cố, nâng cao quy mô, chất lượng của Trường Đại học Quy Nhơn (công lập), Đại Học Quang Trung (Tư thục) và thành lập mới trường Đại học FPT (loại hình tư thục)

(Số liệu chi tiết kèm theo phụ lục số 01 đến phục lục số 04)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện thể chế

- Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành của tỉnh, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu, đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan;

- Tham mưu hoàn thiện khung khổ pháp lý về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; về sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước;

- Tham mưu đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng;

- Tham mưu từng bước xây dựng, ban hành chính sách về quyền lợi của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập) trên địa bàn tỉnh, bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội ngũ nhà giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.

2. Cải thiện môi trường đầu tư

- Rà soát các điều kiện đầu tư, các chính sách thuế, chính sách đất đai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch; giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhà đầu tư trong quá trình thành lập, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập;

- Ưu tiên những vị trí thuận lợi trong quy hoạch sử dụng đất cho xây dựng các trường học, khu vui chơi giải trí cho người dân.

- Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch; không phân biệt cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập, người học đều được tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chủ trương chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước và của tỉnh;

- Tạo điều kiện thuận lợi về giấy phép lao động để khuyến khích các nhà trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài đóng góp công sức, trí tuệ và tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo.

3. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập

Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cả về tổ chức - nhân sự, tài chính - tài sản, phân phối thu nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết... theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 04/6/2018 của Tỉnh ủy Bình Định về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ; Quyết định số 2413/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 04/6/2018 của Tỉnh ủy; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục công lập theo Nghị định sửa đổi Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan nhằm thu hút sự đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước dưới các hình thức khác nhau, giúp chia sẻ trách nhiệm cung cấp dịch vụ công của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, tạo nguồn lực bổ sung để đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục tiệm cận trình độ những nền giáo dục tiên tiến của khu vực và quốc tế. Trong đó, chú trọng các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục theo cơ chế thị trường, trong đó xác định rõ các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy để thu hút nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ;

- Đổi mới cơ cấu sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo hướng tăng đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục để từng bước tăng nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên. Thúc đẩy áp dụng cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục công lập tự chủ tài chính;

- Từng bước thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong giáo dục, trước mắt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục.

4. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục

- Rà soát, bổ sung, ban hành các quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó có cơ chế, chính sách bắt buộc các cơ sở đào tạo thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm định các chương trình đào tạo của đơn vị mình;

- Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, đặc biệt đối với lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục;

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục công lập cũng như ngoài công lập nhằm sớm phát hiện các bất cập, khó khăn, vướng mắc để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ, xử lý; có chế tài với các cơ sở giáo dục không tuân thủ theo quy định.

5. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông

- Tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách về xã hội hóa để tất cả các đối tượng liên quan (các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, đơn vị công lập, ngoài công lập và toàn xã hội) nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả chủ trương huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục, khắc phục và tiến tới xóa bỏ những định kiến, phân biệt đối xử giữa khối công lập và khối ngoài công lập;

- Phổ biến, tuyên truyền và tập huấn cho các nhà đầu tư, người quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập về các chính sách của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tài trợ, đầu tư cho các cơ sở giáo dục;

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, động viên, khuyến khích người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, đóng góp cho giáo dục trong các chương trình, hội nghị, sự kiện, hoạt động đối ngoại chính thức và ngoại giao nhân dân;

- Chú trọng thực hiện các hình thức ghi nhận, tôn vinh những cá nhân, tổ chức có đóng góp, tài trợ cho giáo dục, tuyên dương và phát động nhân rộng những gương điển hình đóng góp cho sự nghiệp giáo dục;

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp lý và chuyên môn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trong việc thu hút và quản lý các nguồn lực huy động.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên rà soát các điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; kịp thời tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, cắt giảm các điều kiện không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính;

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong quy hoạch mạng lưới và các chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát các điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để tham mưu cắt giảm các điều kiện không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính;

- Chủ trì thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn đối với phần vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh tham gia thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tổng hợp kế hoạch đầu tư công để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

- Cập nhật, bổ sung danh mục ưu tiên thu hút đầu tư và kêu gọi đầu tư dự án xây dựng Trường quốc tế giai đoạn 2020 - 2025; nghiên cứu các mô hình thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển dịch vụ giáo dục.

3. Sở Tài chính

- Rà soát, tham mưu UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi tạo điều kiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công;

- Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham mưu bố trí nguồn kinh phí thường xuyên để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp; chủ trì, phối hợp các ngành liên quan triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ học sinh học nghề; hàng năm, phối hợp thực hiện lập dự toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập, chi phí đào tạo theo các chính sách, các chương trình, dự án, đề án để thực hiện tốt công tác hỗ trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định khi tham gia học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, gắn với giải quyết việc làm, tạo việc làm và xuất khẩu lao động cho lực lượng học sinh sau tốt nghiệp khóa học nghề. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả liên kết đào tạo và đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch;

- Thường xuyên rà soát, cập nhật các điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để tham mưu cho UBND tỉnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính về hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thủ tục cấp, gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn về việc thực hiện xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho giáo dục trong quy hoạch sử dụng đất của địa phương; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đất đai, trong đó có thủ tục giao đất, cho thuê đất phục vụ cho phát triển giáo dục ngoài công lập;

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực trong đó có nhu cầu phát triển giáo dục ngoài công lập;

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, môi trường theo quy định hiện hành; thực hiện các công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường và kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong xã hội về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục, về quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư cho giáo dục; chú trọng phát hiện, tôn vinh và nhân rộng những gương điển hình về tài trợ, đóng góp cho giáo dục;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về quyền bình đẳng và công bằng trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chính sách phát triển giáo dục giữa các cơ sở giáo dục công lập và các cơ sở giáo dục ngoài công lập, giữa người theo học tại cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn đảm bảo đúng mục tiêu đề ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện có sự tham gia kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị

- xã hội của địa phương. Định kỳ hàng năm, gửi báo cáo cho Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể để thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục tại địa phương; ưu tiên lồng ghép các hoạt động xã hội hóa, phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp điều kiện, mức độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng chi trả của người dân tại địa phương;

- Thực hiện và rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục theo hướng: hạn chế phát triển mở rộng các cơ sở giáo dục công lập mà cần đầu tư có trọng điểm, dành ngân sách nhà nước cho các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc một số cơ sở giáo dục trọng điểm; đẩy mạnh tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục công lập với lộ trình phù hợp cho từng cấp học; chủ động phân luồng và định hướng cho phụ huynh và người học lựa chọn các mô hình trường không phân biệt công lập hay ngoài công lập;

- Thực hiện việc bố trí quỹ đất dành cho giáo dục, chú trọng bảo đảm giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư; thực hiện bồi hoàn thỏa đáng cho những nhà đầu tư đã ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án xã hội hóa theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp thời xác nhận ưu đãi thuế (kể cả trong và sau thời gian xây dựng); xử lý nhanh chóng, kịp thời các kiến nghị của nhà đầu tư;

- Có giải pháp cụ thể hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ tài chính, tổ chức bồi dưỡng quản lý, chuyên môn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non tại các địa phương đông dân, khu công nghiệp, cụm công nghiệp) từ nguồn ngân sách địa phương, phù hợp với khả năng huy động của ngân sách và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đối với công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn, trong đó đặc biệt chú trọng các yêu cầu về công khai mức học phí, công khai tài chính và cam kết chất lượng.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh  xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu VT, K9.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tuấn Thanh

 

PHỤ LỤC SỐ 01

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON ĐẾN NĂM 2025
 (Phụ lục kèm theo Kế hoạch số           /KH-UBND ngày       tháng       năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định)

STT

Tên đơn vị

Năm 2020 (năm học 2019-2020)

Số trường dự kiến sát nhập, giải thể và thành lập mới đến năm 2025

Năm 2025

Ghi chú

Tổng số trường

Trong đó

Tổng số học sinh

Trong đó

Tỷ lệ % số trường NCL và số học sinh NCL

Tăng

Giảm

Tổng số trường

Trong đó

Tổng số học sinh

Trong đó

Tỷ lệ % số trường NCL và số học sinh NCL

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Tỷ lệ % số trường NCL so với tổng số trường

Tỷ lệ % số học sinh NCL so với tổng số học sinh

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Tỷ lệ % số trường NCL so với tổng số trường

Tỷ lệ % số học sinh NCL so với tổng số học sinh

I

KHỐI CÁC PHÒNG GD & ĐT

218

173

45

59.962

45.216

14.746

20,64%

24,59%

-

9

4

-

223

169

54

72.303

55.766

16.537

24,22%

22,87%

 

1

Quy Nhơn

58

27

31

13.320

5.886

7.434

 

 

-

2

2

-

58

25

33

14.591

7.092

7.499

57,9

51,4

 

2

An Nhơn

18

17

1

5.650

4.600

1.050

 

 

-

1

-

-

19

17

2

6.848

5.510

1.338

10,5

19,5

 

3

Tuy Phước

16

14

2

6.280

4.587

1.693

 

 

-

1

-

-

17

14

3

7.844

5.565

2.279

18,8

29,1

 

4

Phù Cát

23

19

4

6.092

5.008

1.084

 

 

-

1

-

-

24

19

5

6.999

5.669

1.330

20,8

19,0

 

5

Phù Mỹ

22

20

2

6.025

5.153

872

 

 

-

1

-

-

23

20

3

7.169

6.575

594

13,0

8,3

 

6

Hoài Nhơn

22

18

4

9.219

7.046

2.173

 

 

-

1

1

-

22

17

5

11.832

9.244

2.588

22,7

21,9

 

7

Hoài Ân

14

14

-

3.949

3.816

133

 

 

-

1

-

-

15

14

1

4.438

4.340

98

6,7

2,2

 

8

Tây Sơn

18

17

1

4.217

3.910

307

 

 

-

1

-

-

19

17

2

6.170

5.434

736

10,5

11,9

 

9

Vân Canh

7

7

-

1.669

1.669

-

 

 

-

-

-

-

7

7

-

2.247

2.172

75

-

3,3

 

10

Vĩnh Thạnh

10

10

-

1.830

1.830

-

 

 

-

-

1

-

9

9

-

2.202

2.202

-

-

-

 

11

An Lão

10

10

-

1.711

1.711

-

 

 

-

-

-

-

10

10

-

1.963

1.963

-

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP ĐỐI VỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐẾN NĂM 2025
 (Phụ lục kèm theo Kế hoạch số           /KH-UBND ngày       tháng       năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định)

STT

Tên đơn vị

Năm 2020 (năm học 2019-2020)

Số trường dự kiến sát nhập, giải thể và thành lập mới đến năm 2025

Năm 2025

Ghi chú

Tổng số trường

Trong đó

Tổng số học sinh

Trong đó

Tỷ lệ % số trường NCL và số học sinh NCL

Tăng

Giảm

Tổng số trường

Trong đó

Tổng số học sinh

Trong đó

Tỷ lệ % số trường NCL và số học sinh NCL

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Tỷ lệ % số trường NCL so với tổng số trường

Tỷ lệ % số học sinh NCL so với tổng số học sinh

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Tỷ lệ % số trường NCL so với tổng số trường

Tỷ lệ % số học sinh NCL so với tổng số học sinh

I

KHỐI CÁC PHÒNG GD & ĐT

218

218

0

124.624

124.395

229

 

0,18%

0

0

14

0

205

205

0

127.566

127.251

315

 

0,25%

 

1

Quy Nhơn

26

26

0

25.129

24.900

229

 

0,92%

0

 

0

 

26

26

 

25.483

25.168

315

 

1,24%

 

2

An Nhơn

28

28

0

13.736

13.736

0

 

 

0

 

9

 

19

19

 

14.626

14.626

0

 

 

 

3

Tuy Phước

26

26

0

14.617

14.617

0

 

 

0

 

0

 

26

26

 

14.439

14.439

0

 

 

 

4

Phù Cát

27

27

0

14.435

14.435

0

 

 

0

 

0

 

27

27

 

14.450

14.450

0

 

 

 

5

Phù Mỹ

25

25

0

13.897

13.897

0

 

 

0

 

0

 

25

25

 

14.641

14.641

0

 

 

 

6

Hoài Nhơn

27

27

0

17.484

17.484

0

 

 

0

 

1

 

26

26

 

18.168

18.168

0

 

 

 

7

Hoài Ân

14

14

0

7.301

7.301

0

 

 

0

 

0

 

14

14

 

6.809

6.809

0

 

 

 

8

Tây Sơn

19

19

0

9.420

9.420

0

 

 

0

 

0

 

19

19

 

9.828

9.828

0

 

 

 

9

Vân Canh

8

8

0

2.684

2.684

0

 

 

0

 

2

 

6

6

 

3.023

3.023

0

 

 

 

10

Vĩnh Thạnh

7

7

0

2.864

2.864

0

 

 

0

 

1

 

6

6

 

2.893

2.893

0

 

 

 

11

An Lão

10

10

0

2.882

2.882

0

 

 

0

 

1

 

10

10

 

3.011

3.011

0

 

 

 

12

CBHV Quy Nhơn (thuộc Sở GD&ĐT)

1

1

0

175

175

0

 

 

0

 

0

 

1

1

 

195

195

0

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 03

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP ĐỐI VỚI GIÁO DỤC THCS VÀ THPT ĐẾN NĂM 2025
 (Phụ lục kèm theo Kế hoạch số           /KH-UBND ngày       tháng       năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định)

STT

Tên đơn vị

Năm 2020 (năm học 2019-2020)

Số trường dự kiến sát nhập, giải thể và thành lập mới đến năm 2025

Năm 2025

Ghi chú

Tổng số trường

Trong đó

Tổng số học sinh

Trong đó

Tỷ lệ % số trường NCL và số học sinh NCL

Tăng

Giảm

Tổng số trường

Trong đó

Tổng số học sinh

Trong đó

Tỷ lệ % số trường NCL và số học sinh NCL

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Tỷ lệ % số trường NCL so với tổng số trường

Tỷ lệ % số học sinh NCL so với tổng số học sinh

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Tỷ lệ % số trường NCL so với tổng số trường

Tỷ lệ % số học sinh NCL so với tổng số học sinh

I

KHỐI CÁC PHÒNG GD & ĐT

149

149

-

94.836

94.700

136

-

0,14%

-

-

1

-

148

148

-

96.770

96.470

300

-

0,31%

 

1

Quy Nhơn

21

21

-

17.983

17.847

136

-

0,76%

-

-

-

-

21

21

-

18.300

18.000

300

-

1,64%

 

2

An Nhơn

15

15

-

11.291

11.291

-

-

-

-

-

-

-

15

15

-

11.510

11.510

-

-

-

 

3

Tuy Phước

13

13

-

11.308

11.308

-

-

-

-

-

-

-

13

13

-

11.650

11.650

-

-

-

 

4

Phù Cát

18

18

-

11.609

11.609

-

-

-

-

-

-

-

18

18

-

11.800

11.800

-

-

-

 

5

Phù Mỹ

18

18

-

10.434

10.434

-

-

-

-

-

-

-

18

18

-

10.600

10.600

-

-

-

 

6

Hoài Nhơn

18

18

-

13.850

13.850

-

-

-

-

-

-

-

18

18

-

14.100

14.100

-

-

-

 

7

Hoài Ân

12

12

-

5.478

5.478

-

-

-

-

-

-

-

12

12

-

5.600

5.600

-

-

-

 

8

Tây Sơn

15

15

-

7.131

7.131

-

-

-

-

-

-

-

15

15

-

7.250

7.250

-

-

-

 

9

Vân Canh

5

5

-

1.811

1.811

-

-

-

-

-

-

-

5

5

-

1.900

1.900

-

-

-

 

10

Vĩnh Thạnh

9

9

-

1.994

1.994

-

-

-

-

-

-

-

9

9

-

2.050

2.050

-

-

-

 

11

An Lão

5

5

-

1.947

1.947

-

-

-

-

-

1

-

4

4

-

2.010

2.010

-

-

-

 

I

KHỐI CÁC PHÒNG GD & ĐT (cá trường THPT)

54

52

2

52.832

51.964

868

3,70%

1,64%

1

1

-

-

56

53

3

53.250

52.000

1.250

5,36%

2,35%

 

1

Các trường THPT và trực thuộc Sở

54

52

2

52.832

51.964

868

384,62%

167,04%

1

1

-

-

56

53

3

53.250

52.000

1.250

5,36%

2,35%

 

TỔNG CỘNG

203

201

2

147.668

146.664

1.004

0,99%

0,68%

1

1

1

-

204

201

3

150.020

148.470

1.550

1,47%

1,03%

 

 

PHỤ LỤC SỐ 04

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CPĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2025
 (Phụ lục kèm theo Kế hoạch số           /KH-UBND ngày       tháng       năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định)

STT

Tên đơn vị

Năm 2020 (năm học 2019-2020)

Số trường dự kiến sát nhập, giải thể và thành lập mới đến năm 2025

Năm 2025

Ghi chú

Tổng số trường

Trong đó

Tổng số học sinh

Trong đó

Tỷ lệ % số trường và số học sinh NCL

Tăng

Giảm

Tổng số trường

Trong đó

Tổng số học sinh

Trong đó

Tỷ lệ % số trường và số học sinh NCL

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Tỷ lệ % số trường NCL so với tổng số trường

Tỷ lệ % số học sinh NCL so với tổng số học sinh

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Tỷ lệ % số trường NCL so với tổng số trường

Tỷ lệ % số học sinh NCL so với tổng số học sinh

1

Giáo dục Mầm non

218

173

45

59.962

45.216

14.746

20,64%

24,59%

-

9

4

-

223

169

54

72.303

55.766

16.537

24,22%

22,87%

 

2

Giáo dục phổ thông; trong đó:

421

419

2

272.292

271.059

1.233

0,48%

0,45%

1

1

14

-

409

406

3

277.586

275.721

1.865

0,73%

0,67%

 

 

Tiểu học

218

218

0

124.624

124.395

229

0,00%

0,18%

-

-

13

-

205

205

-

127.566

127.251

315

0,00%

0,25%

 

 

THCS

149

149

0

94.836

94.700

136

0,00%

0,14%

-

-

1

-

148

148

-

96.770

96.470

300

0,00%

0,31%

 

 

THPT

54

52

2

52.832

51.964

868

3,70%

1,64%

1

1

-

-

56

53

3

53.250

52.000

1.250

5,36%

2,35%

 

Tổng hợp GDMN và GDPT

639

592

47

332.254

316.275

15.979

7,36%

4,81%

1

10

18

-

632

575

57

349.889

331.487

18.402

9,02%

5,26%

 

3

Giáo dục thường xuyên

1

1

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

1

-

-

-

-

-

-

 

4

Giáo dục nghề nghiệp (04 trường CĐ; 11 TTGDNN-GDTX)

15

15

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Công tác Quy hoạch mạng lưới cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Định được thực hiện theo Nghị quyết số 73/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND tỉnh và Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Bình Định

5

Giáo dục Đại học

2

1

1

-

-

-

-

-

-

1

-

-

3

1

2

-

-

-

-

-