Quyết định 48/2015/QĐ-UBND về quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Số hiệu: | 48/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Lê Tiến Phương |
Ngày ban hành: | 19/10/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48 /2015/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 19 tháng 10 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 159/2014/TT-BTC ngày 27/10/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2014/NĐ- CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 4830/TTr-STC ngày 30 tháng 9 năm 2015;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định tỷ lệ (%) khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan có thẩm quyền quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Mức khoán chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước: 40% trên giá trị tài sản bán được.
Điều 3. Quản lý, sử dụng chi phí khoán
1. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước được chủ động sử dụng chi phí khoán tại Điều 1 để chi cho việc quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước theo đúng các nội dung chi quy định tại Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính và không vượt quá mức khoán chi phí tại Quyết định này.
2. Số chi phí khoán cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước được sử dụng điều hòa chung cho tất cả các vụ việc, cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Trường hợp chi phí khoán trong năm không đủ để thanh toán các khoản chi phí quản lý, xử lý tang vật (bao gồm cả chi phí tiêu hủy tang vật (trừ trường hợp tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tiêu hủy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính), chi phí chuyển giao tang vật, phương tiện cho các cơ quan, đơn vị để lưu giữ, quản lý hoặc sử dụng) thì khoản chi phí còn thiếu được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước chịu trách nhiệm quyết định thanh toán các khoản chi phí xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc trên cơ sở thực tế phát sinh và khả năng kinh phí thực hiện xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (đối với các khoản chi phí chưa có tiêu chuẩn, định mức chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định).
Cuối năm cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ chi phí thực hiện xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kèm chứng từ chi phí thực tế đã phát sinh để quyết toán với Sở Tài chính (đối với đơn vị cấp tỉnh) hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, thành phố, thị xã (đối với đơn vị cấp huyện, xã).
4. Trên cơ sở báo cáo quyết toán do các đơn vị lập, Sở Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, duyệt chi các khoản chi phí xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước của đơn vị cấp tỉnh; trình UBND tỉnh bố trí trong dự toán chi thường xuyên của đơn vị cấp tỉnh được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước khoản chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính còn thiếu (nếu có).
Phòng Tài chính Kế hoạch chịu trách nhiệm kiểm tra, duyệt chi các khoản phí xử lý tang vật tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước của đơn vị cấp huyện, xã; trình UBND cấp huyện bố trí trong dự toán chi thường xuyên của đơn vị cấp huyện, xã được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước khoản chi phí quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính còn thiếu (nếu có).
1. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Bãi bỏ các Quyết định:
a) Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 30/6/2011 của UBND tỉnh về việc quy định chế độ quản lý và sử dụng số tiền thu được từ xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
b) Quyết định số 2118/QĐ-UBND ngày 03/10/2011 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 30/6/2011 của UBND tỉnh về quy định chế độ quản lý và sử dụng số tiền thu được từ xử lý vi phạm hành chính, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Thông tư 159/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước Ban hành: 27/10/2014 | Cập nhật: 11/11/2014
Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước Ban hành: 10/04/2014 | Cập nhật: 15/04/2014
Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính Ban hành: 20/11/2013 | Cập nhật: 29/11/2013
Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính Ban hành: 19/07/2013 | Cập nhật: 25/07/2013