Kế hoạch 3240/KH-UBND năm 2016 kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Số hiệu: 3240/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Bùi Quang Cẩm
Ngày ban hành: 30/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3240/KH-UBND

Hà Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Thực hiện các Nghị định của Chính phủ: số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), cải cách thủ tục hành chính; đồng thời, tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả các phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh có quy định về thủ tục hành chính.

Rà soát quy định, thủ tục hành chính nhằm phát hiện các quy định, thủ tục không cần thiết, không phù hợp, không đáp ứng nguyên tắc, yêu cầu quy định để đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.

2. Yêu cầu

Đảm bảo các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được cập nhật, công bố thường xuyên theo các văn bản quy phạm pháp luật mới.

Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin về thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tiếp cận, thực hiện và giám sát.

Đảm bảo tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định thủ tục hành chính; đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi những quy định thủ tục hành chính không còn phù hợp, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân; chấn chỉnh những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện.

Duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính đảm bảo thời gian theo quy định.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng văn bản triển khai, thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và các nội dung liên quan đến công tác cải cách TTHC

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Công bố, công khai thủ tục hành chính

a) Công bố thủ tục hành chính

Rà soát, thống kê trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền.

Cơ quan chủ trì: Các Sở, ban, ngành.

Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

b) Kiểm soát chất lượng và nhập nội dung, thông tin về thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Chuyên trang kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh.

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

c) Niêm yết công khai và tổ chức thực thi thủ tục hành chính

Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3. Kiểm soát chất lượng xây dựng, đánh giá tác động TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Đánh giá tác động thủ tục hành chính, tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành (Chủ trì dự thảo văn bản).

Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

b) Tham gia ý kiến, tổ chức thẩm định các quy định về TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

4. Rà soát các quy định, thủ tục hành chính

a) Xây dựng kế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính.

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện: Tháng 01/2017.

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính.

Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành.

Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2017 đến tháng 8/2017.

c) Xây dựng phương án đơn giản hóa.

Cơ quan chủ trì: Các Sở, ban, ngành (lĩnh vực thuộc chức năng quản lý ngành của đơn vị nào thì đơn vị đó có trách nhiệm xây dựng phương án đơn giản hóa của ngành, lĩnh vực đó).

Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Quý III/2017.

5. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4

Cơ quan chủ trì: Các Sở, Ban, ngành, UBND các cấp.

Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

6. Tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính

a) Tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

b) Phát phiếu lấy ý kiến và đo mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

7. Tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

8. Kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017.

9. Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Quý II (tháng 4, tháng 5 năm 2017).

10. Triển khai có hiệu quả các Chương trình, Đề án về thủ tục hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Triển khai Đề án đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

11. Xây dựng Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện trong giải quyết thủ tục hành chính

Hoàn thành và đưa vào hoạt động Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và Trung tâm hành chính công cấp huyện tại 04 huyện, thành phố: Duy Tiên, Lý Nhân, Kim Bảng, thành phố Phủ Lý. 02 huyện còn lại là Bình Lục và Thanh Liêm hoàn thành và đưa vào hoạt động cuối Quý II/2018. Từng bước thực hiện thống nhất, đồng bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, liên kết đến cấp xã.

Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành và các đơn vị có liên quan.

Thời gian thực hiện: Từ Quý II/2017 đến quý II/2018.

12. Tổng hợp xây dựng báo cáo định kỳ và đột xuất

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp.

13. Thực hiện công tác truyền thông phục vụ kiểm soát thủ tục hành chính

Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Các Sở, Ban, ngành; Đài phát thanh và truyền hình Hà Nam; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Báo Hà Nam, các cơ quan thông tin đại chúng; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương; đồng thời, phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các nội dung của Kế hoạch này bảo đảm việc kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính thông suốt, hiệu quả.

- Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP và Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ; kiểm tra, kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức.

- Thường xuyên kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị, địa phương có tự đặt ra thủ tục hành chính nào ngoài các thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân công bố để kịp thời chấn chỉnh và tùy theo mức độ để xử lý, đề xuất xử lý theo quy định.

- Các Sở, Ban, ngành: Thường xuyên rà soát, xây dựng dự thảo quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ gửi lấy ý kiến của Sở Tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố theo quy định của pháp luật.

- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND xã, phường thị trấn xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm soát thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh Đề án xây dựng trung tâm hành chính công cấp huyện, liên kết đến cấp xã (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại) để thực hiện tại địa phương.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, 1 năm) và báo cáo đột xuất về thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính: Đối với báo cáo 6 tháng trước ngày 20/5/2017; đối với báo cáo năm trước ngày 20/11/2017 gửi Sở Tư pháp tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ theo quy định.

2. Sở Tài chính

Bố trí nguồn kinh phí phục vụ hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về mức chi thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; tiếp tục tham mưu thực hiện có hiệu quả dự án xây dựng Trung tâm tích hợp Chính phủ điện tử và kết nối liên thông giữa các cơ quan nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:

+ Quản lý và điều hành tốt Cổng thông tin điện tử của tỉnh với mục tiêu minh bạch, cung cấp thông tin, dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

+ Kiểm tra, đôn đốc việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các cơ quan, đơn vị.

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

4. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam, Báo Hà Nam

- Đài phát thanh và truyền hình Hà Nam, Báo Hà Nam xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng các nội dung về kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính. Xây dựng chuyên mục, chuyên trang về cải cách thủ tục hành chính để tuyên truyền và phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức về công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, phát sóng định kỳ hàng tháng chuyên mục về cải cách thủ tục hành chính; đồng thời, tăng cường các thông tin về kiểm tra công tác cải cách hành chính, công tác cải cách thủ tục hành chính và các hoạt động liên quan trong chương trình thời sự.

- Báo Hà Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan: Chú trọng đầu tư xây dựng các chuyên đề chuyên sâu về cải cách thủ tục hành chính của từng lĩnh vực và đưa các bài viết, các tin về cải cách thủ tục hành chính vào các số thường kỳ.

5. Sở Tư pháp

Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện; tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP-Cục KSTTHC (để b/c);
- Bộ Tư pháp (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐVP, NC;
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Quang Cẩm

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010