Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2017 thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2018
Số hiệu: 165/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Trần Hữu Thế
Ngày ban hành: 17/10/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Phú Yên, ngày 17 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2018

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 về ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;

Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015- 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 321/TTr-SNN-CCCN&TY ngày 10/10/2017), UBND tỉnh Phú Yên ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh năm 2018, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Mục đích:

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh năm 2018, chủ động nắm bắt nhu cầu thực tế của người chăn nuôi nông hộ, có phương án hỗ trợ phát triển sản xuất.

- Khuyến khích các hộ trực tiếp chăn nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đưa chăn nuôi nông hộ vào kiểm soát về quy trình chăn nuôi, chất lượng con giống, vệ sinh phòng bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

2. Yêu cầu:

Thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ đúng đối tượng; công khai danh sách các đối tượng được hưởng hỗ trợ đến từng xã, thôn; đúng quy định và thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tại địa phương.

3. Đối tượng áp dụng:

- Các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, bò, gà, vịt ngoại trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi).

- Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:

1. Nội dung hỗ trợ:

Hỗ trợ phối giống nhân tạo lợn, mua lợn đực giống (cấp giống bố mẹ các giống lợn Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain và các tổ hợp lai của chúng); phối giống nhân tạo bò (tinh bò Brahaman và các giống bò thịt cao sản), mua bò đực giống (Bò lai Brahaman từ 50% máu lai trở lên) và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas, đệm lót sinh học; đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo bò: Theo quy định về định mức hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 của UBND tỉnh.

2. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí hỗ trợ năm 2018 là: 9.010.000.000 đồng (Chín tỷ, không trăm mười triệu đồng chẵn), bao gồm:

- Ngân sách Trung ương: 4.505.000.000 đồng, 50% kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngân sách tỉnh: 4.505.000.000 đồng, từ nguồn sự nghiệp kinh tế được phân cấp cho các địa phương.

3. Tổng kinh phí thực hiện các hạng mục:

a) Phối giống nhân tạo lợn: 4.360 con

b) Phối giống nhân tạo bò lai: 12.120 con

c) Phối giống nhân tạo bò thịt: 5.340 con

d) Lợn đực giống: 15 con

e) Bò đực giống: 53 con

g) Gà hoặc vịt giống: 17.100 con

h) Hầm biogas: 275 hầm

i) Đệm lót sinh học: 136 hộ

k) Đào tạo dẫn tinh viên bò: 44 người

l) Hỗ trợ bình Nitơ: 46 bình

1.090.000.000 đồng

1.939.200.000 đồng

1.441.800.000 đồng

75.000.000 đồng

1.060.000.000 đồng

855.000.000 đồng

1.375.000.000 đồng

680.000.000 đồng

264.000.000 đồng

230.000.000đồng

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, phân bổ kinh phí thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện chính sách này trên địa bàn tỉnh.

b) Kiểm tra chất lượng tinh dịch (bò, lợn); vật tư thụ tinh nhân tạo và phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố cung ứng lợn đực giống; bò đực giống; gà vịt giống bố mẹ hậu bị; tinh lợn, tinh bò, bình ni tơ và vật tư phối giống nhân tạo; tổ chức đào tạo, tập huấn phối giống nhân tạo gia súc theo quy định.

c) Thực hiện tốt công tác kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nhập về tỉnh; bình tuyển đánh giá và cấp giấy chứng nhận lợn đực giống đạt tiêu chuẩn để làm căn cứ để các địa phương đưa vào hỗ trợ và hợp đồng mua tinh cho công tác thụ tinh nhân tạo.

d) Hướng dẫn, kiểm tra kết quả triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Sở Tài chính:

 a) Phân bổ kinh phí thực hiện chính sách, hướng dẫn quản lý sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ theo đúng quy định.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

a) Ban hành kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ năm 2018 trên địa bàn.

b) Tổ chức việc hỗ trợ bò đực giống, lợn đực giống, gà vịt giống bố mẹ hậu bị, tinh lợn, tinh bò, ni tơ và vật tư phối giống, hỗ trợ xây dựng hầm Biogas và làm đệm lót sinh học trên địa bàn năm 2018.

c) Tổ chức triển khai thực hiện, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

d) Tuyên truyền phổ biến rộng rãi Kế hoạch này và tổ chức hỗ trợ đúng đối tượng, công khai danh sách các đối tượng được hưởng đến từng thôn buôn, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chính sách tại địa phương.

e) Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính theo đúng quy định.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Các Sở: NNPTNT, TC, KHĐT;
- UBND các huyện, TX,TP;
- Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Đ, HK

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế