Quyết định 04/2015/QĐ-UBND về Quy định khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu: 04/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Văn Trăm
Ngày ban hành: 05/02/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2015/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 05 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 06 năm 2008;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của HĐND tỉnh Bình Phước thông qua khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 04/TTr-SNN ngày 19 tháng 01 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định khung giá các loại rừng và giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TTTU, TT HĐND, UBMTTQVN tnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Như Điều 2;
- Sở Tư pháp;
- LĐVP, Phòng PKTN, KTTH;
- Lưu: VT (D.Thng).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trăm

 

QUY ĐỊNH

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 04/2015/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 của UBND tnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước được xác định bằng khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (sau đây gọi chung là giá quyền sử dụng rừng); khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (sau đây gọi là giá quyền sở hữu rừng trồng).

Giá cho thuê rừng để kinh doanh cảnh quan du lịch, chăn nuôi dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giá trị trực tiếp của các loại rừng được định giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Giá các loại rừng, giá cho thuê rừng được áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xác định và áp dụng giá các loại rừng, giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 3. Phạm vi áp dụng

1. Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

2. Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

3. Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

4. Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điu 35 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

5. Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.

6. Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Chương II

ÁP DỤNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ GIÁ CHO THUÊ RỪNG

Điều 4. Xác định giá trị tài sản là rừng của nhà nước khi giao rừng, cho thuê rừng

1. Đối với rừng tự nhiên

- Áp dụng khung giá các loại rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh (chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo).

- Khung giá của 1 lô rừng tự nhiên: Công thức tính giá trị của 1 lô rừng có trữ lượng cụ thể như sau:

Trong đó:

Vt: Giá trị của lô rừng cần xác định giá;

Va: Giá trị cận dưới của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cn xác định.

Vb: Giá trị cận trên của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cn xác định;

Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;

Mb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định;

Mt: Trữ lượng gỗ của diện tích rừng cần xác định.

2. Đi với rừng trồng

- Khung giá quyền sở hữu rừng trồng (chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo)

- Khung giá quyền sở hữu rừng trồng khi áp vào đối tượng rừng, trữ lượng, loài cây, cấp tuổi, mật độ rừng và các yếu tố khác, dùng phương pháp nội suy để tính toán quyền sở hữu rừng trồng sản xuất, theo công thức sau:

Trong đó:

+ Vt: Giá trị rừng trồng năm trồng cần xác định của khu rừng;

+ Va: Giá trị rừng trồng năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định;

+ Vb: Giá trị rừng trồng năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định;

+ Na: Năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định;

+ Nb: Năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định;

+ Nt: Năm trồng cần xác định.

Điều 5. Xác định tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng

Xác định mức độ, hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về rừng để làm căn cứ buộc người gây ra phải bồi thường. Người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng thì phải bồi thường cho chủ sở hữu, chủ quản lý. Giá trị bồi thường bao gồm các giá trị lâm sản, giá trị môi trường của diện tích rừng bị thiệt hại, cụ thể:

1. Giá trị lâm sản

- Giá trị lâm sản đối với rừng tự nhiên, rừng trồng có trữ lượng là giá trị của toàn bộ gỗ (cây đứng), lâm sản ngoài gỗ trên diện tích rừng bị phá gây thiệt hại về rừng.

+ Giá trị lâm sản rừng tự nhiên của khu rừng cụ thể xác định như khoản 1 Điều 4 của quy định này.

+ Giá trị lâm sản của rừng trồng xác định như Khoản 2 Điều 4 của quy định này.

- Giá trị lâm sản của rừng mới trồng chưa hoặc có ít trữ lượng được tính là tổng chi phí đầu tư tạo rừng từ thời điểm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến thời điểm bị phá.

- Giá trị lâm sản rừng tự nhiên là rừng non, mới phục hồi được xác định như rừng mới trồng chưa hoặc có ít trữ lượng để tính giá trị thiệt hại lâm sản.

2. Giá trị môi trường

Giá trị môi trường của rừng được tính bằng giá trị của rừng về lâm sản nhân với hệ số (KMT) từ 2 đến 5 tùy theo từng loại rừng. Hệ số KMT được xác định như sau:

- Đối với rừng đặc dụng hệ số KMT là 5;

- Đối với rừng phòng hộ hệ số KMT là 4;

- Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên hệ số KMT là 3;

- Đối với rừng sản xuất là rừng trồng hệ số KMT là 2.

Điều 6. Giá cho thuê rừng

Căn cứ vào tình hình thực tế các khu rừng cho thuê, mục đích thuê khoanh nuôi bảo vệ kết hợp sản xuất nông lâm, du lịch sinh thái, chăn nuôi dưới tán rừng..., UBND tnh xác định mức giá rừng cụ thể; đơn giá cho thuê tối thiểu là 0,7% -1,0% tổng giá trị trực tiếp của rừng (chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

Điều 7. Điều kiện điều chỉnh giá

Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua điều chỉnh giá các loại rừng khi: Có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; Giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng thực tế trên thị trường tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian từ 6 tháng trở lên.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai Quy định về áp dụng khung giá các loại rừng và về xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo đúng quy định của pháp lut.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định về áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tổng hợp những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi và điều chỉnh giá các loại rừng khi các yếu tố giá cả và các yếu tố khác thay đổi làm ảnh hưởng tăng hoặc giảm giá trị lâm sản của rừng tự nhiên, giá sở hữu rừng trồng là rừng sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến giá thuê rừng theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi Trường tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc cấp tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các đơn vị địa phương có liên quan hướng dẫn việc thu, quản lý sử dụng nguồn thu từ giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi, bồi thường rừng.

Theo dõi biến động giá chuyển nhượng, cho thuê rừng tn thị trường hoặc giá giao dịch về quyền sử dụng các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trên thị trường để phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất trên diện tích đã giao rừng, cho thuê rừng; việc thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất trên những diện tích đã được cấp thẩm quyền cho phép đầu tư các công trình cần phải giải phóng mặt bằng.

4. Cc Thuế tỉnh

Tiếp nhận, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của tổ chức do các cơ quan chức năng liên quan gửi đến.

Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do các cơ quan chức năng liên quan gửi đến.

5. UBND cấp huyện

Chỉ đạo Phòng chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển khai thực hiện các quyết định cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân theo Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.

Thực hiện thẩm quyền về cho thuê rừng, quyết định giá cho thuê rừng và ký hợp đồng thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh ban hành; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai quyết định cho thuê rừng của UBND tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án của tổ chức đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.

6. Nghĩa vụ về tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Kho bạc Nhà nước theo thông báo của cơ quan chức năng và phải thực hiện trước khi tiến hành bàn giao, cắm mốc ngoài thực địa.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng thời gian quy định và bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm nếu không chấp hành các nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu các cơ quan, đơn vị có khó khăn vướng mắc báo cáo trực tiếp về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trong trường hợp các nội dung liên quan đến giá các loại rừng, giá cho thuê rừng không được đề cập trong Quyết định này thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật cấp trên./.


PHỤ LỤC I:

KHUNG GIÁ CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
04/2015/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh)

Đvt: Triệu đồng/ha

Huyện/ Thị xã

Trạng thái rừng

Khung giá trị rừng

Khung giá trị trực tiếp

Khung giá trị gián tiếp

Cao nhất

Thấp nhất

Cao nhất

Thấp nhất

Cao nhất

Thấp nhất

Bù Đăng

Rừng có trữ lượng giàu

409,55

370,49

246,50

213,50

163,05

156,99

Rừng có trữ lượng trung bình

284,76

189,55

157,31

85,81

127,45

103,74

Rừng có trữ lượng nghèo

158,79

70,19

70,97

14,37

87,82

55,82

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

196,76

131,74

104,89

52,63

91,87

79,11

Rừng lồ ô

17,05

9,92

7,49

3,36

9,56

6,56

Bù Đốp

Rừng có trữ lượng trung bình

284,76

189,55

157,31

85,81

127,45

103,74

Rừng có trữ lượng nghèo

158,79

70,19

70,97

14,37

87,82

55,82

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

196,76

131,74

104,89

52,63

91,87

79,11

Rừng lồ ô

17,05

9,92

7,49

3,36

9,56

6,56

Bù Gia Mập

Rừng có trữ lượng giàu

409,55

370,49

246,50

213,50

163,05

156,99

Rừng có trữ lượng trung bình

284,76

189,55

157,31

85,81

127,45

103,74

Rừng có trữ lượng nghèo

158,79

70,19

70,97

14,37

87,82

55,82

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

196,76

131,74

104,89

52,63

91,87

79,11

Rừng lồ ô

17,05

9,92

7,49

3,36

9,56

6,56

Đồng Phú

Rừng có trữ lượng trung bình

284,76

189,55

157,31

85,81

127,45

103,74

Rừng có trữ lượng nghèo

158,79

70,19

70,97

14,37

87,82

55,82

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

196,76

131,74

104,89

52,63

91,87

79,11

Rừng lồ ô

17,05

9,92

7,49

3,36

9,56

6,56

Lc Ninh

Rừng có trữ lượng trung bình

284,76

189,55

157,31

85,81

127,45

103,74

Rừng có trữ lượng nghèo

158,79

70,19

70,97

14,37

87,82

55,82

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

196,76

131,74

104,89

52,63

91,87

79,11

Phước Long

Rừng có trữ lượng nghèo

158,79

70,19

70,97

14,37

87,82

55,82

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

196,76

131,74

104,89

52,63

91,87

79,11


PHỤ LỤC II:

KHUNG GIÁ QUYỀN SỞ HỮU RỪNG TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
04/2015/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 của UBND tnh)

Đvt: Triệu đồng/ha

TT

Loài cây

Tổng giá trị rừng

Giá trị trực tiếp

Giá trị gián tiếp

1

Xà cừ (mật độ 416 cây/ha)

 

 

 

1.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 2 năm chăm sóc)

 

 

 

-

Năm thứ nhất

8,56

8,56

0,00

-

Năm thứ hai

9,80

9,80

0,00

-

Năm th ba

11,22

11,22

0,00

1.2

Cấp tuổi II (năm thứ 4 đến năm thứ 6)

20,18

12,38

7,80

1.3

Cấp tuổi III (năm thứ 7 đến năm thứ 9)

25,35

12,85

12,50

1.4

Cấp tuổi III (năm thứ 10 đến năm thứ 12)

31,03

13,33

17,70

2

Keo lai (mật độ 1.667 cây/ha)

 

 

 

2.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 2 năm chăm sóc)

 

 

 

-

Năm thứ nhất

31,69

31,69

0,00

-

Năm thứ hai

33,24

33,24

0,00

-

Năm thứ ba

34,25

34,25

0,00

2.2

Cấp tuổi II (năm thứ 4 đến năm thứ 6)

40,77

35,07

5,70

2.3

Cấp tuổi III (năm thứ 7 đến năm thứ 9)

42,45

35,55

6,90

3

Keo lai + xoan (mật độ 1.667 cây/ha)

 

 

 

3.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng 2 năm chăm sóc)

 

 

 

-

Năm thứ nhất

32,2

32,2

0,00

-

Năm thứ hai

33,75

33,75

0,00

-

Năm thứ ba

34,74

34,74

0,00

3.2

Cấp tuổi II (năm th 4 đến năm thứ 6)

46,86

35,56

11,30

3.3

Cấp tuổi III (năm thứ 7 đến năm thứ 9)

52,04

36,04

16,00

4

Tràm bông vàng (mật độ 1.667 cây/ha)

 

 

 

4.1

Rừng trồng giai đoạn I (năm trồng và 2 năm chăm sóc)

 

 

 

-

Năm thứ nhất

17,53

17,53

0,00

-

Năm thứ hai

21,42

21,42

0,00

-

Năm thứ ba

23,94

23,94

0,00

4.2

Cấp tuổi II (năm th 4 đến năm thứ 6)

30,16

24,16

6,00

5

Sao + Dầu (mật độ 400 cây/ha)

 

 

 

-

Năm thứ nhất

38,47

38,47

0,00

-

Năm thứ hai

52,19

52,19

0,00

-

Năm thứ ba

64,45

64,45

0,00

6

Sao, Dầu, Cẩm lai, Gỗ đỏ, Giáng hương (mật độ 555 cây/ha)

 

 

 

 

Năm thứ nhất

44,51

44,51

0,00

 

PHỤ LỤC III:

KHUNG GIÁ CHO THUÊ RỪNG ĐỂ KINH DOANH DU LỊCH, CHĂN NUÔI DƯỚI TÁN RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
04/2015/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh)

Đvt: Triệu đồng/ha/năm

Huyện/ Thị xã

Trạng thái rừng

Khung giá trị trực tiếp

Khung giá cho thuê

Cao nhất

Thấp nhất

Cao nhất

Thấp nhất

Bù Đăng

Rừng có trữ lượng giàu

246,50

213,50

1,73

1,49

Rừng có trữ lượng trung bình

157,31

85,81

1,10

0,60

Rừng có trữ lượng nghèo

70,97

14,37

0,50

0,10

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

104,89

52,63

0,73

0,37

Rừng lồ ô

7,49

3,36

0,05

0,02

Bù Đốp

Rừng có trữ lượng trung bình

157,31

85,81

1,10

0,60

Rừng có trữ lượng nghèo

70,97

14,37

0,50

0,10

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

104,89

52,63

0,73

0,37

Rừng lồ ô

7,49

3,36

0,05

0,02

Bù Gia Mập

Rừng có trữ lượng giàu

246,50

213,50

1,73

1,49

Rừng có trữ lượng trung bình

157,31

85,81

1,10

0,60

Rừng có trữ lượng nghèo

70,97

14,37

0,50

0,10

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

104,89

52,63

0,73

0,37

Rừng lồ ô

7,49

3,36

0,05

0,02

Đồng Phú

Rừng có trữ lượng trung bình

157,31

85,81

1,10

0,60

Rừng có trữ lượng nghèo

70,97

14,37

0,50

0,10

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

104,89

52,63

0,73

0,37

Rừng lồ ô

7,49

3,36

0,05

0,02

Lộc Ninh

Rừng có trữ lượng trung bình

157,31

85,81

1,10

0,60

Rừng có trữ lượng nghèo

70,97

14,37

0,50

0,10

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

104,89

52,63

0,73

0,37

Phước Long

Rừng có trữ lượng nghèo

70,97

14,37

0,71

0,14

Rừng hỗn giao có trữ lượng nghèo

104,89

52,63

1,05

0,53