Quyết định 417/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2020
Số hiệu: | 417/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Phạm Xuân Kôi |
Ngày ban hành: | 18/06/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 417/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 18 tháng 06 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục; Luật Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009;
Quyết định số 711/QĐ-TTg , ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Kèm theo Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh)
A. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 29/11/2009;
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006-2020;
Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước";
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009, của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chuẩn giáo viên trung học; quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Cao đẳng;
Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính về quy định việc lập dự toán và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non; Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011 về Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học; Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 Chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên;
Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII;
Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 23/3/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2015, định hướng đến 2020;
Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 10/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi học;
Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008-2015, định hướng đến 2020;
Quyết định số 537/QD-UBND, ngày 26/6/2012 Về việc phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến 2015, định hướng đến 2020.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những thành quả to lớn. Hệ thống trường, lớp các cấp học liên tục được mở mới và phủ khắp toàn tỉnh. Quy mô học sinh, giáo viên không ngừng tăng qua các năm. Năm học 2004 - 2005 toàn ngành có 8.791 cán bộ, giáo viên và 83.327 học sinh; đến năm học 2011 - 2012 tổng số giáo viên của ngành là 11.843 (tăng 22,1 %) và 147.165 học sinh (tăng 63,2 %). Chất lượng giáo dục từng bước ổn định và nâng cao. Thực hiện nghiêm túc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, phân luồng học sinh sau THCS và THPT đạt hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học từng bước được đẩy mạnh. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tăng hàng năm, đạt từ 12 - 15% và có xu hướng tăng cao.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng được các trường cao đẳng trong tỉnh triển khai và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chất lượng học tập của một bộ phận học sinh vùng khó khăn còn chưa đạt yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng. Đội ngũ giáo viên, nhân viên các cấp học còn thiếu cục bộ về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu các môn học; mặt khác từ những năm 1980 đến 1990 do thiếu hụt một lượng đáng kể giáo viên cấp tiểu học và THCS, tỉnh đã thực hiện giải pháp đào tạo cấp tốc các hệ: 4+3, 5+1, 5+3, 7+2, 9+1, 12+6 tháng, những giáo viên này đều dưới chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; mặc dù trong những năm qua đã được ngành quan tâm cử đi đào tạo chuyên tu, tại chức (vừa làm vừa học), song một bộ phận còn yếu không đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Hơn nữa, nội dung, chương trình giáo dục phổ thông luôn thay đổi, để cập nhật những kiến thức hiện đại, kiến thức mới đòi hỏi phải thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
1. Hệ thống, quy mô trường, lớp, học sinh
Tính đến tháng 9/2012, toàn tỉnh có 490 trường, 7.125 lớp với 153.259 học sinh phổ thông và bổ túc. Trong đó:
Giáo dục mầm non: 162 trường, 1.828 nhóm lớp, với 38.516 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đạt 12,2%; trẻ 3-5 tuổi đạt 89,1%; trẻ 5 tuổi đạt 99%. Số trẻ ra lớp đạt 110% so với kế hoạch.
Giáo dục tiểu học: 173 trường và 04 trường THCS có lớp tiểu học với 3.445 lớp với 61.580 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,5%; trẻ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,6%. Số học sinh ra lớp đạt 103% so với kế hoạch.
Giáo dục THCS: 114 trường, 1.284 lớp với 36.055 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 86,4%; học sinh 11-14 tuổi học THCS đạt 87,5%. Số học sinh ra lớp đạt 98,3% so với kế hoạch.
Giáo dục THPT: 29 trường, với 487 lớp với 15.090 học sinh, 01 trung tâm KTTH-HN trực tiếp giảng dạy 126 lớp với 2.877 học sinh. Tỷ lệ trẻ 15 tuổi vào lớp 10 đạt 51,3%; 15-18 tuổi học THPT đạt 51,6%. Số học sinh ra lớp đạt 98,4% so với kế hoạch.
Giáo dục không chính quy:
01 trung tâm KTTH-HN trực tiếp giảng dạy 125 lớp nghề phổ thông, 3.151 học sinh, trong đó: THCS 27 lớp, 636 học sinh; THPT 98 lớp, 2.515 học sinh. Trung tâm phối hợp với các trường THPT, TT GDTX giảng dạy 86 lớp với 2.784 học sinh.
GDTX: 08 trung tâm với 62 lớp và 2.068 học viên; trong đó: bổ túc THPT: 55 lớp với 1.906 học viên; bổ túc THCS: 7 lớp với 162 học viên.
02 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học: 65 lớp với 1.410 học viên.
Giáo dục chuyên nghiệp và nghề:
Hệ thống các trường chuyên nghiệp: toàn tỉnh có 3 trường Cao đẳng trường chuyên nghiệp và 01 trường Cao đẳng nghề với hơn 9.000 sinh viên (kể cả chính quy và không chính quy).
2. Chất lượng giáo dục và đào tạo
Từ năm học 2004-2005, sau khi chia tách tỉnh Lai Châu, thành lập tỉnh Điện Biên, cùng với sự phát triển mạnh về quy mô, chất lượng và hiệu quả, giáo dục Điện Biên đã từng bước ổn định, tăng trưởng bền vững và tương đối đồng đều so với các tỉnh cùng khu vực.
Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, quy trình và nội dung kiểm tra, đánh giá ở các cấp học và bước đầu đạt kết quả tốt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được các cấp quản lý giáo dục quan tâm sâu sắc và tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Công tác đào tạo chuẩn hóa và nâng chuẩn trình độ cho đội ngũ giáo viên tiếp tục được thực hiện thiết thực, hiệu quả.
Nề nếp, kỷ cương trong trường học được tăng cường, khắc phục cơ bản tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp. Công tác giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục được chú trọng và đạt kết quả khá. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh vùng cao trước khi vào lớp 1.
Tính đến đầu năm học 2012-2013, giáo dục mầm non khu vực thành phố, thị xã, thị trấn đạt kết quả: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 9,93% năm 2008-2009 còn 6,6%; học sinh tiểu học đạt học lực khá, giỏi đạt 47,8%, học sinh THCS được xếp hạnh kiểm khá, tốt chiếm 91,25%; xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt 89,9%. Học sinh THPT có hạnh kiểm khá, tốt chiếm 85,93%; xếp loại học lực từ trung bình trở lên đạt 68,2%.
Hiệu quả đào tạo của các trường chuyên nghiệp ngày càng được nâng cao và dần đáp ứng yêu cầu của xã hội về các ngành đào tạo.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, giáo dục và đào tạo Điện Biên còn bộc lộ một số hạn chế cơ bản, đó là:
Chất lượng giáo dục không đồng đều giữa các vùng, miền. Khu vực vùng thấp, vùng thuận lợi chất lượng giáo dục ổn định và từng bước phát triển vững chắc, một số nội dung có bước phát triển vượt bậc, đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn chất lượng giáo dục còn hạn chế.
Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp còn thấp, không đồng đều giữa các vùng, giữa các ban khoa học và thiếu tính bền vững. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tuy tăng hằng năm nhưng vẫn không nhiều và chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố, học sinh diện cử tuyển và đào tạo chính quy theo địa chỉ chiếm tỷ lệ cao (15%).
Nguyên nhân hạn chế:
Trên 30% giáo viên tiểu học và tỷ lệ đáng kể giáo viên một số bộ môn: kỹ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, tin học, ngoại ngữ cấp THCS và THPT còn chưa đạt trình độ đào tạo chuẩn hoặc được đào tạo nâng chuẩn theo hình thức không chính quy.
Giáo dục chuyên biệt đã được quan tâm, song chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Giáo dục học sinh năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài còn thiếu về điều kiện đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, học sinh giỏi chưa nhiều để tạo đà phát triển. Chưa đủ số lượng các môn chuyên; chưa có hệ thống trường, lớp, trung tâm đào tạo học sinh năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao từ cơ sở… học sinh có năng khiếu về nghệ thuật và thể dục thể thao chủ yếu trưởng thành từ các hoạt động phong trào cơ sở.
Tại vùng sâu, vùng xa, điều kinh kinh tế, xã hội có nhiều khó khăn giáo viên và học sinh không có điều kiện bồi dưỡng, học tập nâng cao nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
3.1 Trình độ đào tạo, cơ cấu đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
a) Trình độ đào tạo
Căn cứ các văn bản quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học, giáo viên được đào tạo phải tốt nghiệp đạt trình độ đào tạo sau: Giáo viên mầm non và tiểu học: Trung cấp; Giáo viên THCS: Cao đẳng; Giáo viên THPT: Đại học.
Năm học 2012-2013, tính đến tháng 10/2012, tổng số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục toàn tỉnh có 13.785 người. Trong đó: Cán bộ quản lý 1.418 người chiếm 10,28% (cán bộ thuộc các cơ quan quản lý giáo dục: 109; cán bộ quản lý thuộc các cơ sở giáo dục: 1.309 người); giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các cấp học: 12.367 người chiếm 89,72,06%. Chia theo cấp học:
Giáo dục mầm non: 2.650 cán bộ, giáo viên (2.649 cán bộ giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, chiếm 99,96%), trong đó: 2.550 giáo viên, 399 cán bộ quản lý.
Giáo dục tiểu học: 5.629 cán bộ, giáo viên (5.626 cán bộ giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, chiếm 99.94 %); trong đó: 5.171 giáo viên, 455 cán bộ quản lý.
Giáo dục THCS: 3.258 cán bộ, giáo viên. Trong đó: 2.977giáo viên (2.709 giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn đạt 83,1%), 268 cán bộ quản lý.
Giáo dục THPT và Bổ túc THPT: Có 1.383 cán bộ, giáo viên. Trong đó có 1.317 giáo viên (giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn đạt 95,2%), 117 cán bộ quản lý.
TT |
Cấp học |
Tổng số |
Số cán bộ QLGD |
|||||
Đạt chuẩn |
Trên chuẩn |
Chưa đạt chuẩn |
||||||
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
|||
1 |
Mầm non |
399 |
55 |
13,8 |
344 |
86,2 |
0 |
0 |
2 |
Tiểu học |
455 |
29 |
6,4 |
426 |
93,6 |
0 |
0 |
3 |
Trung học cơ sở |
269 |
42 |
15,6 |
226 |
84,0 |
1 |
0,4 |
4 |
THPT và GDTX |
117 |
112 |
95,7 |
3 |
2,5 |
2 |
1,7 |
5 |
Khối các trường chuyên nghiệp |
119 |
93 |
78,7 |
22 |
17,9 |
4 |
3,4 |
6 |
Khối các phòng GD |
31 |
27 |
87,1 |
2 |
6,4 |
2 |
6,5 |
7 |
Văn phòng Sở |
28 |
21 |
75,0 |
7 |
25,0 |
0 |
0 |
|
Tổng |
1.418 |
379 |
53,2 |
1.030 |
45,1 |
9 |
1,7 |
Trong số 12.367 giáo viên các cấp học có 5.504 người (chiếm 45,5%) đạt chuẩn về trình độ đào tạo; 6.494 người (chiếm 52,5%) đạt trình độ trên chuẩn. Cụ thể:
TT |
Cấp học |
Tổng số |
Số giáo viên |
|||||
Đạt chuẩn |
Trên chuẩn |
Chưa đạt chuẩn |
||||||
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
|||
1 |
Mầm non |
2.551 |
1.076 |
42,2 |
1.474 |
57,77 |
01 |
0,03 |
2 |
Tiểu học |
5.174 |
1.732 |
33,5 |
3.439 |
66,47 |
3 |
0,03 |
3 |
Trung học cơ sở |
2.989 |
1.223 |
40,9 |
1.486 |
49,7 |
280 |
9,4 |
4 |
THPT và GDTX |
1.266 |
1.167 |
92,2 |
35 |
2,8 |
64 |
5,0 |
5 |
Khối các trường CN |
387 |
306 |
79,1 |
60 |
15,5 |
21 |
5,4 |
Tổng |
12.367 |
5.504 |
44,5 |
6.494 |
52,5 |
369 |
3,0 |
b) Cơ cấu đội ngũ
- Cơ cấu vùng miền
Giáo viên cấp THCS về cơ bản đáp ứng đủ về số lượng theo yêu cầu; các cấp học mầm non, tiểu học ở một số huyện như Mường Nhé, Mường Chà, Tuần Giáo vẫn còn thiếu với số lượng khá lớn (gần 200 giáo viên/cấp học). Giáo viên cấp THPT thiếu về số lượng (khoảng 70 người, chủ yếu ở các môn hóa học, tin học, ngoại ngữ).
Giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn chiếm 75% tổng số trong đó giáo viên công tác tại các điểm trường lẻ chiếm 35-40%.
- Cơ cấu giới tính và cơ cấu dân tộc
Cấp học |
Tổng số GV, CBQL |
Nữ |
Dân tộc |
||
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
||
Mầm non |
2.650 |
2.649 |
99,96 |
1.567 |
59,13 |
Tiểu học |
5.629 |
3.434 |
61.00 |
2.797 |
49,68 |
THCS |
3.258 |
1.702 |
52,24 |
854 |
26,2 |
THPT,GDTX |
1.383 |
795 |
5748 |
113 |
8,17 |
Khối chuyên nghiệp |
519 |
321 |
61,84 |
45 |
8,67 |
Khối phòng giáo dục |
103 |
29 |
28,15 |
8 |
7,76 |
Văn phòng Sở |
56 |
15 |
26,78 |
4 |
7,14 |
Tổng cộng |
13598 |
8945 |
65.78 |
5388 |
39.62 |
- Cơ cấu độ tuổi: Trong tổng số, giáo viên độ tuổi dưới 31 chiếm 51,84%; từ 31 đến 40 chiếm 29,98%; độ tuổi từ 41đến 50 chiếm 14,12%; độ tuổi trên 51 chiếm 4,06%.
Việc tuyển dụng, điều động, luân chuyển giáo viên theo vùng miền tuy có nhiều cố gắng, song vẫn chưa thực sự đảm bảo cân đối ở một số đơn vị về giới tính, giáo viên người địa phương, về độ tuổi, tuổi nghề, đảng viên… Đây là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng chất lượng giáo dục chưa đồng đều, một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa yên tâm công tác, bỏ công tác hoặc chuyển nghề ở một số cơ sở giáo dục.
3.2. Chất lượng đội ngũ
a) Về phẩm chất đạo đức
Tuyệt đại đa số đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức khá, tốt; yêu nghề, yêu quê hương; lập trường tư tưởng vững vàng; có lối sống mẫu mực, trong sáng, luôn có tinh thần trách nhiệm.
Một tỷ lệ rất nhỏ giáo viên còn mắc tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức nhà giáo, chưa thực sự khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.
b) Về trình độ chuyên môn
Giai đoạn 2000-2004, do thiếu đội ngũ giáo viên kéo dài trong những năm trước, đội ngũ giáo viên mầm non, giáo viên trung học cơ sở được đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo, giáo viên mâm non, tiểu học có một bộ phận cử đi đào tạo cấp tốc, ngắn hạn và không qua thi tuyển sinh nên chất lượng còn hạn chế. Một tỷ lệ khá lớn giáo viên sau khi ra trường, công tác liên tục tại khu vực đặc biệt khó khăn nên không có điều kiện bổ túc thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ dẫn tới tình trạng năng lực giảng dạy có nhiều hạn chế.
Từ năm học 2005-2006 đến nay, tình trạng thiếu giáo viên đang từng bước được cải thiện. Giáo viên mầm non, tiểu học chỉ còn thiếu cục bộ ở các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo. Các đơn vị còn lại, giáo viên đủ theo nhu cầu và bắt đầu có biểu hiện thừa ở khu vực thuận lợi. Riêng giáo viên THPT do quy mô học sinh tăng nhanh nên nguồn tuyển không đáp ứng đủ về số lượng đặc biệt là giáo viên thuộc các môn hóa học, tin học, ngoại ngữ, công nghệ.
Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều, giáo viên ở vùng thấp, vùng có điều kiện thuận lợi chất lượng chuyên môn tốt; Ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đội ngũ giáo viên tuy đã có nhiều cố gắng để đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhưng vẫn còn một bộ phận giáo viên đào tạo không chính quy và một số giáo viên mới ra trường chất lượng còn hạn chế. Việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và quy trình kiểm tra đánh giá chưa phù hợp với đối tượng, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Một bộ phận giáo viên do sức ép của yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và những biến động của xã hội đã có biểu hiện suy giảm lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và có nguyện vọng chuyển ngành.
Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, chất lượng đội ngũ nói chung đã có những tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp liên tục tăng từ 18,2% năm 2005 lên 37% năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 3%. Tỷ lệ giáo viên trình độ yếu giảm dần. Tỷ lệ học sinh chuyển lớp và tốt nghiệp ở cấp tiểu học và THCS ổn định và ở mức khá trong toàn quốc.
c) Về trình độ lý luận chính trị và ngoại ngữ, tin học
- Trình độ lý luận chính trị: Toàn tỉnh có 384 cán bộ quản lý có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên (159 trung cấp, 211 cao cấp, 14 cử nhân).
- Trình độ ngoại ngữ và tin học: Năm học 2012-2013, toàn ngành có 9.994 nhà giáo có trình độ A trở lên về tin học văn phòng, chiếm 73,5%, có 578 nhà giáo có trình độ cao đẳng, đại học ngoại ngữ; có khoảng 11,6% nhà giáo đã qua các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ và có chứng chỉ A, B, C.
- Tỷ lệ đảng viên: Trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo luôn quan tâm đến công tác phát triển Đảng, trong tổng số 13.063 cán bộ quản lý và giáo viên có 3.782 đảng viên, chiếm 25,9%.
Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn theo các quy định hiện hành đồng thời từng bước nâng cao và chuẩn hóa về trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng toàn diện, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về tư tưởng chính trị, mẫu mực về phẩm chất, đạo đức, lối sống; thường xuyên được cập nhật phương pháp giảng dạy, kiến thức, kỹ năng mới cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có đủ trình độ và năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Từ năm 2012 đến 2015, hằng năm bổ sung đủ nhu cầu giáo viên và cán bộ quản lý (từ 300 - 400 người) cho các trường học, đáp ứng tăng quy mô trường, lớp và học sinh, thực hiện định biên theo Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập (đáp ứng nhu cầu học hai buổi trên ngày; thay thế số nhà giáo về hưu, nghỉ, chuyển công tác); Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn định mức biên chế ở các trường chuyên biệt.
Mục tiêu cụ thể các cấp học như sau:
Cấp học |
Năm |
Trình độ |
Tin học |
Ngoại ngữ |
Tiếng DT (NVSP) |
Đảng viên |
Trình độ LLCT |
TĐ QLNN QL ngành |
||
Chuẩn |
Trên chuẩn |
CC, CN |
TC |
|||||||
GDMN |
2015 |
100% |
65% |
60% |
2% |
50% |
30% |
|
2% |
5% |
2020 |
100% |
85% |
75% |
5% |
80% |
45% |
|
5% |
10% |
|
GDTH |
2015 |
100% |
75% |
50% |
5% |
45% |
40% |
|
5% |
5% |
2020 |
100% |
90% |
70% |
8% |
70% |
50% |
|
8% |
10% |
|
THCS |
2015 |
100% |
60% |
80% |
6% |
40% |
35% |
2% |
4% |
4% |
2020 |
100% |
75% |
100% |
9% |
50% |
45% |
4% |
5% |
10% |
|
GDTrH |
2015 |
100% |
15% |
80% |
20% |
25% |
35% |
4% |
6% |
5% |
2020 |
100% |
30% |
90% |
30% |
50% |
50% |
6% |
8% |
6% |
|
GDCN |
2015 |
100% |
98% |
30% |
100% |
90% |
45% |
18% |
2% |
4% |
2020 |
00% |
100% |
40% |
100% |
100% |
60% |
30% |
5% |
7% |
|
Ngoài công lập |
2015 |
100% |
20% |
80% |
80% |
|
15% |
|
2% |
3% |
2020 |
100% |
30% |
100% |
100% |
|
25% |
|
5% |
5% |
- Đối với trường THPT chuyên của tỉnh: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp; nâng tỉ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ từ 40% (năm 2012) lên 55% năm 2015 và 80% năm 2020, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ, tin học khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm và ứng dụng công nghệ trong trường học, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% cán bộ quản lý, giáo viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 20% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu;
Về cán bộ quản lý giáo dục:
- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đào tạo các cấp đủ về số lượng, đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục và quản lý các lĩnh vực chuyên sâu khác;
- Năm 2015, 100% đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, trong đó có 15% đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 50% được đào tạo quản lý nhà nước; 90% được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục; 90% nhà giáo có trình độ tin học, 60% có trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A trở lên. Có 80% là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam; 8% nhà giáo có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, trong đó 2% có trình độ cao cấp lý luận chính trị trở lên.
- Năm 2020, 100% đạt trình độ đào tạo chuẩn trở lên, trong đó có 25% trình độ đào tạo trên chuẩn; 70% được đào tạo quản lý nhà nước; 95% được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục; 100% nhà giáo có trình độ tin học, 70% có trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A trở lên. Có 100% là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam; 10% nhà giáo có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, trong đó 5% có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị.
3.1 Công tác tuyển dụng
Hằng năm, có kế hoạch cụ thể và thực hiện tuyển dụng cán bộ, giáo viên theo yêu cầu phát triển sự nghiệp; đảm bảo công khai, đúng quy trình, kịp thời, đủ tiêu chuẩn theo quy định. Từng bước điều chỉnh, hoàn thiện phân cấp quản lý đối với công tác tuyển dụng cán bộ. Mở rộng vùng tuyển dụng nhằm tăng cơ hội tuyển chọn, nâng cao chất lượng đội ngũ. Chú trọng tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho trường Cao đẳng Sư phạm, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh.
3.2. Bố trí, sắp xếp nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Việc bố trí, sắp xếp nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải đảm bảo xuất phát từ yêu cầu công việc. Căn cứ danh sách phê duyệt kết quả tuyển dụng, hằng năm các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải khẩn trương ra quyết định tuyển dụng; bố trí công tác cho viên chức đúng với chuyên ngành đào tạo và đúng nhu cầu tại các đơn vị; đảm bảo đầy đủ, đúng quy định các chế độ công tác đối với viên chức.
3.3. Luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Hằng năm, theo phân cấp quản lý các đơn vị căn cứ Quy hoạch cán bộ để xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện luân chuyển cán bộ, giáo viên đảm bảo đúng quy định.
- Chú trọng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác luân chuyển cán bộ.
3.4. Công tác đào tạo
3.4.1. Tự đào tạo, bồi dưỡng
Giáo dục năng lực tự đào tạo, bồi dưỡng trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là một phương thức giáo dục cơ bản, trong đó, nhà trường và xã hội tạo ra các nhân tố có tính quy định việc hình thành, phát triển khả năng, tính tự chủ, tự sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của người học. Về hình thức này, cơ quan quản lý các cấp cần quan tâm động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về: hạ tầng mạng Internet, CSVC, trang thiết bị, môi trường để giúp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có ý thức tự học mọi lúc, mọi nơi, nhất là qua cả những thành công và qua cả những thất bại trong công tác để rút ra những bài học cho bản thân mình.
3.4.2. Đào tạo sư phạm theo yêu cầu phát triển
- Đào tạo đội ngũ giáo viên hàng năm theo quy mô phát triển giáo dục và đào tạo; đảm bảo quy trình, từng bước nâng cao chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo chuẩn hóa. Chú trọng đào tạo trên chuẩn.
- Các loại hình đào tạo tại tỉnh bao gồm: Đào tạo chính quy giáo viên mầm non, tiểu học và THCS, tiến tới đào tạo giáo viên THPT và đội ngũ giảng viên của trường Đại học Điên Biên; đào tạo nâng chuẩn và trên chuẩn cho giáo viên mầm non, tiểu học và THCS tại Trường Cao đẳng Sư phạm và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh (liên kết đào tạo). Từ năm 2016 thực hiện đào tạo giáo viên trình độ đại học tại Đại học Điện Biên.
- Nâng cao hiệu quả đào tạo sư phạm tại Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh trên cơ sở tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới phương pháp dạy-học, tổ chức tốt công tác kiến tập, thực tập sư phạm. Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, thi cử, kiểm tra, kiểm định.
- Khuyến khích học sinh thi tuyển vào các trường cao đẳng và đại học sư phạm trong và ngoài tỉnh, khuyến khích, tạo điều kiện du học nước ngoài bằng ngân sách và tự túc. Quy mô đào tạo trong tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục (quy mô đào tạo giáo viên các cấp theo biểu phụ lục số 01, 02).
+ Tập trung đào tạo các chuyên ngành Sư phạm, quản lý giáo dục, dạy nghề, y tế, công nghệ thông tin, kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp...(thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa cấp I, II).
+ Đào tạo tại các học viện, đại học trong và ngoài nước;
+ Đào tạo các chuyên ngành được sự đồng ý của các cơ sở đào tạo thực hiện theo hình thức chính quy tập trung đặt địa điểm tại tỉnh, từng bước khuyến khích đào tạo theo tín chỉ.
3.4.3. Đào tạo nâng chuẩn và trên chuẩn
- Thực hiện đào tạo nâng chuẩn cho 100% giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo và còn ít nhất 10 năm công tác, bao gồm: giáo viên mầm non, tiểu học, THCS (đào tạo tại tỉnh); giáo viên THPT (tin học, giáo dục thể chất, kỹ thuật công nghệ, dạy nghề) kết hợp liên kết đào tạo tại tỉnh và đào tạo tại các trường đại học trong nước, giáo viên các trường chuyên nghiệp (đào tạo tại các trường đại học, học viện);
- Thực hiện cân đối kế hoạch đào tạo trên chuẩn ở tất cả các cấp học, ưu tiên cho đào tạo trên chuẩn đối với giáo viên, cán bộ quản lý cấp trung học và cao đẳng, đại học (quy mô đào tạo nâng chuẩn theo biểu Phụ lục số 03, 04, 05).
3.4.4. Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và tiếng dân tộc
- Đào tạo trình độ ngoại ngữ (chứng chỉ A,B,C) cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (ưu tiên tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Lào). Giai đoạn 2009-2015 tập trung ưu tiên thực hiện đối với đội ngũ cấp THPT, cao đẳng chuyên nghiệp. Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh trong toàn ngành nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy tiếng Anh các cấp theo chương trình đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non, tiểu học.
- Đào tạo theo tiến trình về trình độ tin học (chứng chỉ A,B,C) cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Giai đoạn 2012-2015 tập trung thực hiện đối với đội ngũ giáo dục trung học và cao đẳng chuyên nghiệp. Khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non, tiểu học.
- Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Giai đoạn 2012-2015 tập trung đào tạo văn bằng hai (trình độ cử nhân) cho cán bộ quản lý giáo dục. Khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng đối với giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Thực hiện đào tạo linh hoạt do các Trung tâm ngoại ngữ - tin học, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm tin học thuộc các trường chuyên nghiệp thực hiện. Sử dụng cơ sở vật chất của các trung tâm, các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng của tỉnh (Quy mô đào tạo ngoại ngữ, tin học và tiếng dân tộc theo biểu Phụ lục số 06, 07).
3.4.5. Rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn 8 môn văn hóa cơ bản
Môn ngoại ngữ, thực hiện khảo sát, đánh giá chất lượng theo Khung năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu. Và thực hiện bồi dưỡng nhằm đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các môn còn lại, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý các cấp học để khảo sát, đánh giá và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt chuẩn theo quy định.
Quy mô khảo sát chất lượng đội ngũ ở 8 môn học cơ bản: Khoảng 3.596 người/ năm. Trong đó Văn: 571, Sử: 469, Ngoại ngữ: 433, Địa: 295, Toán: 620, Vật lý: 536, Hóa học: 334, Sinh: 338.
3.5. Công tác bồi dưỡng kiến thức
3.5.1. Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hàng năm thực hiện 100% giáo viên và cán bộ quản lý được bồi dưỡng kiến thức thường xuyên theo chu kỳ. Trong đó: 96% bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch; 4% bồi dưỡng tại cơ sở giáo dục (do tuyển dụng sau thời điểm bồi dưỡng, do nghỉ chế độ theo quy định và các lý do khác).
Thực hiện theo các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp và chuẩn Hiệu trưởng các cấp học, hằng năm ngành giáo dục và đào tạo sẽ tổ chức chức bồi dưỡng về các nội dung yêu cầu của chuẩn.
3.5.2. Bồi dưỡng kiến thức lý luận và quản lý
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức:
+ Trung cấp lý luận chính trị và quản lý nhà nước hệ chuyên viên tại Trường Chính trị tỉnh;
+ Cử nhân và cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;
+ Quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo tại Học viện quản lý giáo dục;
+ Quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh cho các cấp THCS, Tiểu học, Mầm non.
- Chú trọng bồi dưỡng kiến thức hệ chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp cho cán bộ quản lý giáo dục cấp phòng và cấp sở.
- Quy mô bồi dưỡng kiến thức lý luận và quản lý: Tổng số 2.160 người. Trong đó Trung cấp lý luận chính trị: 900; Cử nhân và cao cấp lý luận chính trị: 90 người; Quản lý Nhà nước (chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo): 900; Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên và chuyên viên chính: 270 (quy mô bồi dưỡng theo biểu Phụ lục số 08, 09, 10).
4. Kế hoạch về nguồn lực tài chính
4.1. Các nguồn lực tài chính
Việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bằng nhiều giải pháp với nhiều nội dung đa dạng, được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi nguồn kinh phí đáp ứng tương xứng. Các nguồn lực tài chính cần tiếp tục được huy động thực hiện, bao gồm:
- Vốn từ ngân sách nhà nước bố trí trong chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo hàng năm và dự toán chi thường xuyên hàng năm của tỉnh;
- Kinh phí đào tạo hàng năm của các địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo;
- Các nguồn tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài;
- Các Chương trình, dự án của quốc gia, quốc tế.
Trong đó nguồn ngân sách tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo hàng năm là chủ đạo:
4.2. Kinh phí thực hiện Đề án
4.2.1. Nâng chuẩn trên đại học
- Nâng chuẩn lên thạc sỹ, tiến sỹ: Kinh phí thực hiện: 18.321.000.000 đồng (chi tiết tại Biểu 03).
4.2.2. Nâng chuẩn Cao đẳng, Đại học (đào tạo tại tỉnh)
- Nâng chuẩn từ sơ cấp, trung cấp lên cao đẳng, đại học: Kinh phí thực hiện: 124.960.000.000 đồng (chi tiết tại Phụ lục số 04).
- Đào tạo văn bằng 2: Kinh phí thực hiện 17.892.000.000 đồng (chi tiết tại Phụ lục số 5).
4.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng (từ 3 tháng đến 02 năm): Kinh phí thực hiện 71.795.000.000 đồng. Trong đó:
Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học: 18.711.000.000 đồng (chi tiết tại Phụ lục số 06);
Bồi dưỡng tiếng dân tộc: 24.480.000.000 đồng (chi tiết tại Phụ lục số 07);
Bồi dưỡng kiến thức lý luận và quản lý: 12.451.200.000 đồng (chi tiết tại Phụ lục số 08);
Bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành và quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và chuyên viên chính: 4.267.520.000 đồng (chi tiết tại Phụ lục số 09);
Bồi dưỡng hè: 10.560.000.000 đồng (chi tiết tại Phụ lục số 10).
Rà soát, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn 8 môn cơ bản theo năm: Kinh phí thực hiện: 4.674.800.000 đồng (chi tiết tại Phụ lục số 11).
TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm |
NS tỉnh chi cho sự nghiệp GD |
CT Dự án, chương trình MTQG về GD |
Tổng |
2013 |
13.999,39 |
2.500 |
16.49,39 |
2014 |
20.465,04 |
3.500 |
23.965,04 |
2015 |
24.290,09 |
3.500 |
27.790,09 |
2016 |
25.414,09 |
3.500 |
28.914,09 |
2017 |
25.671,14 |
3.500 |
29.171,14 |
2018 |
25.744,79 |
3.500 |
29.244,79 |
2019 |
26.617,74 |
3.500 |
30.177,74 |
2020 |
27.630,24 |
3.500 |
31.130,24 |
2021 |
12.809,5 |
|
12.809,5 |
2022 |
4.433 |
|
4.433 |
2023 |
254,5 |
|
254,5 |
T.cộng |
207.329,52 |
27.000 |
234.329,52 |
Kinh phí thực hiện Đề án được sử dụng từ các nguồn kinh phí sau:
- Kinh phí được trích từ nguồn ngân sách tỉnh cấp cho ngành và các đơn vị chi thường xuyên hằng năm.
- Từ các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo hằng năm và nguồn xã hội hóa giáo dục.
C. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
1.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và toàn xã hội về vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức, tận tụy với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
1.2. Tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý giáo dục; quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XII về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn Đảng bộ và chính quyền các cấp của tỉnh.
2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
2.1. Biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành tự đào tạo, bồi dưỡng: Các cấp quản lý giáo dục quan tâm động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về: hạ tầng mạng Internet, CSVC, trang thiết bị, môi trường giúp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có ý thức tự học mọi lúc, mọi nơi, qua thực tiễn công tác để đúc rút những bài học cho bản thân.
2.2. Trên cơ sở quy hoạch hệ thống trường, lớp và quy mô học sinh toàn tỉnh, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;
2.3. Từng bước đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và phương thức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo hướng thiết thực, hiệu quả và phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục. Chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thực hành, thực tập. Đảm bảo để các giáo sinh có hiểu biết cơ bản về tình hình giáo dục của tỉnh;
3. Xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên theo quy định
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý nhà nước, quản lý trường học đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong toàn ngành.
Phối hợp với các trường Đại học mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đối với giáo viên yếu, tăng cường bồi dưỡng bồi dưỡng, trong trường hợp đã được tăng cường bồi dưỡng nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì kiên quyết bố trí làm công việc khác, giải quyết nghỉ hưu sớm hoặc thôi việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và các cơ sở giáo dục.
Tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học, đặc biệt là thực hiện tốt đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ từ nay đến năm 2015 định hướng đến năm 2020; phát huy tối đa tiềm lực từ các Đề án, dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục xây dựng nhà công vụ, phòng học bộ môn và các thiết bị phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng.
5. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý của ngành theo quy định. Giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý từ cấp mầm non đến cấp trung học cơ sở cho trường Cao đẳng Sư phạm. Có kế hoạch gửi cán bộ quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường Đại học và Học viện trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu thực tiễn và phù hợp với quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh.
6. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, luân chuyển, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Triển khai nhiệm vụ khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ hằng năm để xây dựng, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo của tất cả các cấp học;
- Rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên không đáp ứng yêu cầu bằng những giải pháp: đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bố trí công việc khác thích hợp, nghỉ chế độ trước tuổi;
- Quy định cụ thể về công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo;
- Thực hiện chế độ luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Thực hiện đầy đủ những chính sách hiện hành đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Ban hành những cơ chế chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại các đơn vị giáo dục và nghiên cứu của tỉnh.
Ban hành những cơ chế chính sách cụ thể nhằm thu hút, động viên những nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ cao, có học hàm, học vị: Xếp lương, phụ cấp theo học hàm, học vị, cấp đất đối với giáo viên có khả năng gắn bó lâu dài tại các đơn vị trường học nhằm ổn định cuộc sống, đáp ứng đủ nhu cầu nhà công vụ cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn...nhằm thu hút và khuyến khích cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận và sự tham gia của toàn xã hội trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo tinh thần của Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương.
1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực Đề án, có nhiệm vụ:
a) Cụ thể hóa nội dung Đề án này thành các chương trình, kế hoạch với các mục tiêu, nội dung, giải pháp, lộ trình thực hiện hàng năm; tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng và thực hiện: các quy định về định mức biên chế giáo viên, cán bộ, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, tham mưu tuyển dụng công chức, viên chức hằng năm cho ngành; quy trình và tiêu chí đánh giá phân loại cán bộ, giáo viên; giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên nghỉ hưu sớm, giáo viên chuyển công tác khác hoặc nghỉ việc do thiếu năng lực chuyên môn.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan:
- Cân đối và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cho các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường và các cơ sở giáo dục;
- Tổ chức thực hiện đúng, đủ và kịp thời các quy định về định mức đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học theo đúng nội dung, yêu cầu của chương trình đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
- Lập dự toán kinh phí, nguồn ngân sách để triển khai theo kế hoạch hàng năm của đề án;
- Huy động các nguồn lực, nguồn tài trợ phục vụ việc thực hiện đề án.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, giải pháp của đề án này thành các chương trình để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và phân cấp quản lý đã quy định; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện trên địa bàn theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan, tổng hợp chỉ tiêu đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hàng năm để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Sở Tài chính: Tổng hợp dự toán ngân sách, tham mưu phân bổ kinh phí thực hiện Đề án; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra tài chính thực hiện Đề án.
5. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, khuyến khích, thu hút nhà giáo, cán bộ, công chức ngành giáo dục.
6. Các trường chuyên nghiệp, trường Chính trị tỉnh căn cứ Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2015, định hướng đến 2020 để phối hợp với Sở giáo dục và Đào tạo xây dựng và bảo vệ kế hoạch đào tạo hàng năm; gắn đào tạo với sử dụng, đảm bảo hợp lý cơ cấu, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
7. Các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh: Mặt trận Tổ quốc, Hội Khuyến học, Liên đoàn Lao động, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Điện Biên Phủ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong nhân dân và toàn xã hội.
8. Chế độ thông tin, báo cáo, sơ tổng kết
Định kỳ 6 tháng và cả năm, các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện đề án. Tổ chức sơ kết thực hiện đề án sau 3 năm triển khai. Tổng kết thực hiện đề án giai đoạn 1 vào năm 2017. Tổng kết thực hiện đề án vào năm 2020./.
QUY MÔ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Theo Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ cán bộ công chức đi học và chế độ thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức, kinh phí chi trả đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo tại Đề án như sau:
Phụ lục 01. Quy mô đào tạo các loại hình giáo viên tại trường CĐSP tỉnh:
Năm |
Hệ trung cấp |
Hệ cao đẳng |
Tổng cộng |
|
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
|||
2012 |
100 |
250 |
350 |
Kinh phí trích từ nguồn ngân sách tỉnh cấp cho trường CĐSP hằng năm |
2013 |
100 |
250 |
350 |
|
2014 |
100 |
250 |
350 |
|
2015 |
100 |
250 |
350 |
|
2016 |
|
350 |
350 |
|
2017 |
|
350 |
350 |
|
2018 |
|
350 |
350 |
|
2019 |
|
350 |
350 |
|
2020 |
|
350 |
350 |
|
Tổng |
400 |
2750 |
3150 |
Phụ lục 02. Đào tạo giáo viên cấp THPT tại các trường Đại học Sư phạm theo hình thức chính quy:
Năm |
Đại học |
Tổng cộng |
2012 |
70 |
70 |
2013 |
70 |
70 |
2014 |
70 |
70 |
2015 |
70 |
70 |
2016 |
70 |
70 |
2017 |
100 |
100 |
2018 |
100 |
100 |
2019 |
100 |
100 |
2020 |
100 |
100 |
Tổng |
750 |
750 |
Phụ lục 03. Quy mô và kinh phí đào tạo sau đại học:
Đơn vị tính: Người - Triệu đồng
Năm |
Trình độ Thạc sỹ |
Trình độ Tiến sỹ |
Tổng cộng |
|||||
Chỉ tiêu |
Lũy kế |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Lũy kế |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
|
2013 |
30 |
30 |
627 |
5 |
5 |
127,25 |
35 |
754,25 |
2014 |
30 |
60 |
1.254 |
5 |
10 |
254,5 |
35 |
1.508,5 |
2015 |
30 |
60 |
1.254 |
5 |
15 |
381,75 |
35 |
1.635,75 |
2016 |
30 |
60 |
1.254 |
10 |
25 |
636,25 |
40 |
1.890,25 |
2017 |
40 |
70 |
1.463 |
10 |
30 |
763,5 |
50 |
2.226,5 |
2018 |
40 |
80 |
1.672 |
10 |
35 |
890,75 |
50 |
2.562,75 |
2019 |
40 |
80 |
1.672 |
10 |
40 |
1.081 |
50 |
2.690 |
2020 |
40 |
80 |
1.672 |
10 |
40 |
1018 |
50 |
2.690 |
2021 |
|
40 |
836 |
|
30 |
763,5 |
|
1.599,5 |
2022 |
|
|
|
|
20 |
509 |
|
509 |
2023 |
|
|
|
|
10 |
254,5 |
|
254,5 |
Tổng |
|
310 |
11.704 |
70 |
|
6.617 |
380 |
18.321 |
Phụ lục 04. Quy mô và kinh phí đào tạo nâng chuẩn trong tỉnh:
Đơn vị tính: Người - Triệu đồng
Năm |
Trình độ cao đẳng |
Trình độ đại học |
Tổng cộng |
|||||
Chỉ tiêu |
Lũy kế |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Lũy kế |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
|
2013 |
150 |
150 |
1.776 |
200 |
200 |
3.924 |
350 |
5.700 |
2014 |
150 |
300 |
3.552 |
200 |
400 |
7.848 |
350 |
11.400 |
2015 |
150 |
300 |
3.552 |
200 |
600 |
11.772 |
350 |
15.324 |
2016 |
150 |
300 |
3.552 |
200 |
600 |
11.772 |
350 |
15.324 |
2017 |
150 |
300 |
3.552 |
200 |
600 |
11.772 |
350 |
15.324 |
2018 |
150 |
300 |
3.552 |
200 |
600 |
11.772 |
350 |
15.324 |
2019 |
200 |
350 |
4.144 |
200 |
600 |
11.772 |
350 |
15.916 |
2020 |
200 |
400 |
4.736 |
200 |
600 |
11772 |
350 |
16.508 |
2021 |
|
200 |
2.368 |
|
400 |
7.848 |
|
10.216 |
2022 |
|
|
|
|
200 |
3.924 |
|
3.924 |
Tổng |
1450 |
|
30784 |
1800 |
|
94.176 |
3250 |
124.960 |
Phụ lục 05. Quy mô và kinh phí đào tạo Văn bảng II:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm |
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
2013 |
70 |
994 |
2014 |
70 |
1.988 |
2015 |
70 |
1.988 |
2016 |
70 |
1.988 |
2017 |
70 |
1.988 |
2018 |
70 |
1.988 |
2019 |
70 |
1.988 |
2020 |
70 |
1.988 |
2021 |
|
994 |
Tổng |
560 |
17.892 |
Phụ lục 06. Quy mô và kinh phí bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm |
Trình độ Ngoại ngữ |
Trình độ Tin học |
Tổng cộng |
|||
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
|
2013 |
150 |
445,5 |
550 |
1.633,5 |
700 |
2.079 |
2014 |
150 |
445,5 |
550 |
1.633,5 |
700 |
2.079 |
2015 |
150 |
445,5 |
550 |
1.633,5 |
700 |
2.079 |
2016 |
200 |
594 |
600 |
1.782 |
800 |
2.376 |
2017 |
200 |
594 |
600 |
1.782 |
800 |
2.376 |
2018 |
200 |
594 |
600 |
1.782 |
800 |
2.376 |
2019 |
250 |
742,5 |
600 |
1.782 |
850 |
2.524,5 |
2020 |
250 |
742,5 |
700 |
2.079 |
950 |
2.821,5 |
Tổng |
1.550 |
4.603,5 |
4.750 |
14.107,5 |
6.300 |
18.711 |
Phụ lục 07: Quy mô và kinh phí bồi dưỡng tiếng dân tộc
Đơn vị tính: Người - Triệu đồng
Năm |
Mầm non |
Tiểu học |
THCS |
THPT |
Tổng số người |
Tổng kinh phí |
2013 |
250 |
400 |
200 |
90 |
940 |
2.820 |
2014 |
250 |
450 |
200 |
90 |
990 |
2.970 |
2015 |
250 |
450 |
200 |
90 |
990 |
2.970 |
2016 |
250 |
500 |
200 |
90 |
1.040 |
3.120 |
2017 |
250 |
500 |
200 |
100 |
1.050 |
3.150 |
2018 |
250 |
500 |
200 |
100 |
1.050 |
3.150 |
2019 |
250 |
500 |
200 |
100 |
1.050 |
3.150 |
2020 |
250 |
500 |
200 |
100 |
1.050 |
3.150 |
Tổng |
2.000 |
3.800 |
1.600 |
760 |
8.160 |
24.480 |
Phụ lục 08. Quy mô và kinh phí bồi dưỡng kiến thức lý luận và quản lý:
Đơn vị tính: Người - Triệu đồng
Năm |
Trung cấp lý luận |
Cử nhân và cao cấp lý luận |
Tổng cộng |
|||
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
|
2013 |
100 |
1.297 |
10 |
259,4 |
110 |
1.556,4 |
2014 |
100 |
1.297 |
10 |
259,4 |
110 |
1.556,4 |
2015 |
100 |
1.297 |
10 |
259,4 |
110 |
1.556,4 |
2016 |
100 |
1.297 |
10 |
259,4 |
110 |
1.556,4 |
2017 |
100 |
1.297 |
10 |
259,4 |
110 |
1.556,4 |
2018 |
100 |
1.297 |
10 |
259,4 |
110 |
1.556,4 |
2019 |
100 |
1.297 |
10 |
259,4 |
110 |
1.556,4 |
2020 |
100 |
1.297 |
10 |
259,4 |
110 |
1.556,4 |
Tổng cộng |
800 |
10.376 |
80 |
2.075,2 |
880 |
12.451,2 |
Đơn vị tính: Người - Triệu đồng
Năm |
QL ngành (Chương trình BD của Bộ GD&ĐT) |
QLNN (ngạch CV và CVC) |
Tổng |
|||
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
Chỉ tiêu |
Kinh phí |
|
2013 |
100 |
444,25 |
30 |
89,19 |
130 |
533,44 |
2014 |
100 |
444,25 |
30 |
89,19 |
130 |
533,44 |
2015 |
100 |
444,25 |
30 |
89,19 |
130 |
533,44 |
2016 |
100 |
444,25 |
30 |
89,19 |
130 |
533,44 |
2017 |
100 |
444,25 |
30 |
89,19 |
130 |
533,44 |
2018 |
100 |
444,25 |
30 |
89,19 |
130 |
533,44 |
2019 |
100 |
444,25 |
30 |
89,19 |
130 |
533,44 |
2020 |
100 |
444,25 |
30 |
89,19 |
130 |
533,44 |
T. cộng |
800 |
3.554 |
240 |
713,52 |
1040 |
4.267,52 |
Phụ lục số 10: Bồi dưỡng thường xuyên trong hè
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm |
Số lớp/năm |
Số buổi/hè |
Bồi dưỡng giảng viên/buổi |
Thành tiền |
2013 |
220 |
12 |
0,5 |
1.320 |
2014 |
220 |
12 |
0,5 |
1.320 |
2015 |
220 |
12 |
0,5 |
1.320 |
2016 |
220 |
12 |
0,5 |
1.320 |
2017 |
220 |
12 |
0,5 |
1.320 |
2018 |
220 |
12 |
0,5 |
1.320 |
2019 |
220 |
12 |
0,5 |
1.320 |
2020 |
220 |
12 |
0,5 |
1.320 |
Tổng số |
1980 |
96 |
|
10.560 |
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm |
Môn được khảo sát |
Số giáo viên tham gia rà soát, bồi dưỡng |
Kinh phí trung bình/học viên |
Tổng kinh phí thực hiện trong năm |
Ghi chú |
2013 |
Tiếng Anh |
571 |
1,3 |
742,3 |
|
2014 |
Văn |
469 |
1,3 |
609,7 |
|
2015 |
Lịch sử |
295 |
1,3 |
383,5 |
|
2016 |
Địa lý |
620 |
1,3 |
806,0 |
|
2017 |
Toán |
536 |
1,3 |
696,8 |
|
2018 |
Vật lý |
334 |
1,3 |
434,2 |
|
2019 |
Hóa học |
338 |
1,3 |
439,4 |
|
2020 |
Sinh học |
433 |
1,3 |
562,9 |
|
Tổng số |
|
3596 |
|
4.674,8 |
|
DIỄN GIẢI KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Theo Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ cán bộ công chức đi học, kinh phí chi trả đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cho 01 học viên trong một năm thuộc các loại hình như sau:
1. Từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, đại học
1.1 Đào tạo từ Trung cấp lên - đại học
- Học phí: 650.000 * 70% * 10 tháng /năm = 4.500.000 đồng.
- Hỗ trợ đi lại: 120.000 * 01 lượt (đi - về) = 120.000 đồng.
(120.000 đồng là giá vé bình quân các tuyến nội tỉnh gồm cả đi và về)
- Hỗ trợ tài liệu học tập: 1.050.000 * 70% = 7.350.000 đồng/năm;
- Ngoài lương: 1.050.000 * 70% * 10 tháng/năm = 7.350.000 đồng/năm
- Tổng cộng (tối đa): 19.620.000 đồng/năm
1.1.2. Đào tạo từ Trung cấp lên Cao đẳng
- Học phí : 650.000 * 0,8 * 70% * 10 tháng /năm = 3.640.000 đồng.
- Hỗ trợ đi lại : 120.000 * 01 lượt (đi - về) = 120.000 đồng.
(120.000 đồng là giá vé bình quân các tuyến nội tỉnh gồm cả đi và về)
- Hỗ trợ tài liệu học tập: 1.050.000 * 70% = 735.000 đồng/năm;
- Ngoài lương: 1.050.000 * 70% * 10 tháng/năm = 7.350.000 đồng/năm
- Tổng cộng (tối đa): 11.840.000 đồng/năm
2. Nâng chuẩn trên Đại học
2.1. Đào tạo Thạc sỹ: Người/năm
Học phí: 650.000 * 1,5 * 70% * 10 tháng = 6.825.000 đồng/năm
Ngoài lương: 1.050.000 * 90% * 12 tháng = 11.340.000 đồng/năm.
Hỗ trợ đi lại: 1.000.000 * 02 lượt (cả đi - về) = 2.000.000 đồng/năm.
Hỗ trợ tài liệu: 1.050.000 * 70% * 1 lần/năm = 735.000 đồng/năm.
- Tổng cộng (tối đa): 20.900.000 đồng/năm
2.2. Đào tạo Tiến sỹ: người/năm
Học phí : 650.000 * 2,5 * 70% * 10 tháng = 11.375.000 đồng/năm
Ngoài lương: 1.050.000 * 90% * 12 tháng = 11.340.000 đồng/năm.
Hỗ trợ đi lại: 1.000.000 * 02 lượt (cả đi - về) = 2.000.000 đồng/năm.
Hỗ trợ tài liệu: 1.050.000 * 70% * 1 lần/năm = 735.000 đồng/năm
- Tổng cộng (tối đa): 25.450.000 đồng/năm
3. Đào tạo văn bằng II và bồi dưỡng
3.1. Đào tạo ngoài tỉnh
Học phí: 650.000 * 70% * 10 tháng = 4.500.000 đồng/năm.
Ngoài lương: 1.050.000 * 70% * 12 tháng = 8.820.000 đồng/năm.
Hỗ trợ đi lại: 1.000.000 * 02 lượt (cả đi - về) = 2.000.000 đồng/năm.
Hỗ trợ tài liệu: 1.050.000 * 70% * 1 lần/năm = 735.000 đồng/năm.
- Tổng cộng: 16.055.000 đồng/người/năm.
3.2. Đào tạo trong tỉnh
Học phí : 650.000 * 70% * 10 tháng = 4.500.000 đồng/năm
Ngoài lương: 1.050.000 * 70% * 12 tháng = 8.820.000 đồng/năm.
Hỗ trợ đi lại: 160.000 * 01 lượt (cả đi - về) = 160.000 đồng/năm.
Hỗ trợ tài liệu: 1.050.000 * 70% * 1 lần/năm = 735.000 đồng/năm.
- Tổng cộng: 14.215.000 đồng/người/năm.
3.4. Bồi dưỡng ngắn hạn (tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc,QLNN, QLGD...)
- Học phí: 650.000 * 50% * 03 tháng /năm = 975.000 đồng.
- Hỗ trợ đi lại: 160.000 * 01 lượt (đi - về) = 160.000 đồng.
(120.000 là giá vé bình quân các tuyến nội tỉnh gồm cả đi và về);
- Hỗ trợ tài liệu học tập: 1.050.000 * 25% = 262.500 đồng.
- Hỗ trợ sinh hoạt phí: 1.050.000 * 50% * 3 tháng = 1.575.000 đồng.
- Tổng cộng (tối đa): 2.972.500 đồng/năm/người
3.5. Đào tạo dài hạn Lý luận chính trị ngoài tỉnh
- Học phí : 650.000 * 70% * 09 tháng /năm = 4.095.000 đồng .
- Hỗ trợ đi lại : 1.000.000 * 02 lượt (đi - về) = 2.000.000 đồng.
- Hỗ trợ tài liệu học tập: 1.050.000 * 25% = 262.500 đồng.
- Hỗ trợ sinh hoạt phí: 1.050.000 * 70% * 9 tháng = 6.615.000 đồng
- Tổng cộng (tối đa): 12.972.500 đồng/năm/người
3.6. Bồi dưỡng Lý luận chính trị, QLGD ngắn hạn ngoài tỉnh
- Học phí : 650.000 * 50% * 03 tháng /năm = 975.000 đồng .
- Hỗ trợ đi lại : 1.000.000 * 01 lượt (đi - về) = 1.000.000 đồng.
- Hỗ trợ tài liệu học tập: 1.050.000 * 25% = 262.500 đồng.
- Hỗ trợ sinh hoạt phí: 1.050.000 * 70% * 3 tháng = 2.205.000 đồng
- Tổng cộng (tối đa): 4.442.500 đồng/khóa/người
3.6. Bồi dưỡng thường xuyên
- Chế độ giảng viên: = 500.000 đồng/buổi
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Tin học - Công báo trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Ban hành: 24/12/2012 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2013 cho doanh nghiệp, cơ quan và đơn vị thuộc tỉnh Quảng Bình Ban hành: 22/12/2012 | Cập nhật: 22/01/2013
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ cán bộ, công, viên chức đi học và chính sách thu hút những người có trình độ cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 26/12/2012 | Cập nhật: 30/01/2013
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về tổ chức, chế độ chính sách, trang bị phương tiện hoạt động của lực lượng Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 40/2009/QĐ-UBND Ban hành: 30/11/2012 | Cập nhật: 18/12/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 13/12/2012 | Cập nhật: 28/12/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND công bố tên đường huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 29/10/2012 | Cập nhật: 01/12/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 12/11/2012 | Cập nhật: 15/11/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 19/11/2012 | Cập nhật: 11/07/2013
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định mức chi đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 12/10/2012 | Cập nhật: 29/11/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2012-2015 Ban hành: 23/10/2012 | Cập nhật: 20/11/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 02/10/2012 | Cập nhật: 03/12/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với tổ chức Hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 25/10/2012 | Cập nhật: 17/11/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ đối với tài sản là xe mô tô hai bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và ấn định giá bán đối với cơ sở kinh doanh xe mô tô hai bánh, xe gắn máy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 16/10/2012 | Cập nhật: 23/05/2015
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015 Ban hành: 28/09/2012 | Cập nhật: 04/10/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý hoạt động thoát nước đô thị và khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 09/10/2012 | Cập nhật: 25/10/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND ban hành Quy ước mẫu của khóm (ấp) trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 03/10/2012 | Cập nhật: 20/10/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND điều chỉnh mức thu phí sử dụng đường bộ thuộc dự án BOT nâng cấp, mở rộng QL 13 đoạn từ Km62+700 Cầu Tham Rớt, ranh tỉnh Bình Dương đến Km95+000, thị xã Bình Long Ban hành: 19/10/2012 | Cập nhật: 13/05/2013
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng danh hiệu “doanh nghiệp tiêu biểu”, “doanh nhân tiêu biểu” tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 22/08/2012 | Cập nhật: 30/10/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 12/10/2012 | Cập nhật: 06/11/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND bổ sung giá đất ở vào Bảng giá đất năm 2012 tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 10/09/2012 | Cập nhật: 11/10/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định chế độ cho vận động, huấn luyện viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 04/09/2012 | Cập nhật: 15/09/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 01/08/2012 | Cập nhật: 17/08/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Phương án đầu tư hạ tầng để phát triển quỹ đất khu đô thị phía Nam cầu Đắk BLa do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 15/08/2012 | Cập nhật: 24/08/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Hậu Giang Ban hành: 19/09/2012 | Cập nhật: 22/04/2013
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về cơ chế thưởng thu vượt dự toán ngân sách và phân bổ nguồn thu vượt dự toán ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 01/08/2012 | Cập nhật: 21/08/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ dân sinh, sản xuất, tàu thuyền bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh gây ra của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 10/08/2012 | Cập nhật: 04/09/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 50/2008/QĐ-UBND về mức chi hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 10/08/2012 | Cập nhật: 29/10/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy chế soạn thảo, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 04/07/2012 | Cập nhật: 31/07/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 05/2011/QĐ-UBND về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 19/07/2012 | Cập nhật: 02/08/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy chế xuất bản, phát hành tài liệu không kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 30/07/2012 | Cập nhật: 30/08/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND quy định chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với người nghiện ma túy, người bán dâm cai nghiện, chữa trị tại trung tâm 05 - 06 tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 08/08/2012 | Cập nhật: 07/09/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về phí trông giữ xe trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 30/07/2012 | Cập nhật: 04/08/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Tiêu chuẩn “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 14/07/2012 | Cập nhật: 01/10/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy chế công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa", “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa", “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 09/07/2012 | Cập nhật: 08/08/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 11/06/2012 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định nội dung, mức chi cho công tác xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm và tổ chức kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Ban hành: 01/06/2012 | Cập nhật: 26/07/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định đối tượng, mức thu phí bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 21/05/2012 | Cập nhật: 05/06/2012
Quyết định 711/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" Ban hành: 13/06/2012 | Cập nhật: 20/06/2012
Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng thuê đất cho người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 31/05/2012 | Cập nhật: 16/06/2012
Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Ban hành: 11/05/2011 | Cập nhật: 12/05/2011
Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT về quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 14/04/2011 | Cập nhật: 27/05/2011
Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT về Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 08/04/2011 | Cập nhật: 11/04/2011
Thông tư 42/2010/TT-BGDĐT về Quy định Chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 30/12/2010 | Cập nhật: 03/01/2011
Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức Ban hành: 25/01/2011 | Cập nhật: 16/02/2011
Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Ban hành: 21/09/2010 | Cập nhật: 22/09/2010
Quyết định 711/QĐ-TTg năm 2010 bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Lương giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Ban hành: 20/05/2010 | Cập nhật: 24/05/2010
Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức Ban hành: 05/03/2010 | Cập nhật: 09/03/2010
Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 22/10/2009 | Cập nhật: 12/11/2009
Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT quy định chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 22/10/2009 | Cập nhật: 07/11/2009
Thông tư 141/2009/TT-BTC quy định chế độ tài chính thực hiện đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” Ban hành: 13/07/2009 | Cập nhật: 22/07/2009
Thông tư 59/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 31/10/2008 | Cập nhật: 04/11/2008
Quyết định 711/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008
Quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 22/01/2008 | Cập nhật: 28/01/2008
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư vấn tài chính, thẩm định giá, đấu giá thuộc Sở Tài chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 14/11/2007 | Cập nhật: 07/12/2007
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý, sử dụng các loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 20/12/2007 | Cập nhật: 07/07/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp xây dựng, soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Ban hành: 11/09/2007 | Cập nhật: 05/01/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về mức thu lệ phí cấp biển số nhà trong tỉnh Trà Vinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Ban hành: 04/09/2007 | Cập nhật: 25/10/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về quy định chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi học do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Ban hành: 10/09/2007 | Cập nhật: 23/12/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND quy định chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và chế độ chi tiêu tài chính cho các giải thi đấu thể thao Ban hành: 14/09/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và cán bộ không chuyên trách ở ấp, khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 10/08/2007 | Cập nhật: 12/03/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND ban hành danh mục phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Đắk Nông do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 13/09/2007 | Cập nhật: 28/07/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về Quy định công tác phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin do Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ban hành Ban hành: 07/09/2007 | Cập nhật: 25/12/2012
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án kiện toàn mạng lưới thú y thủy sản và khuyến ngư cơ sở Ban hành: 09/08/2007 | Cập nhật: 02/08/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND điều chỉnh, quy định mới mức thu và tỷ lệ sử dụng phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 15/08/2007 | Cập nhật: 04/12/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND quy định tạm thời về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 13/08/2007 | Cập nhật: 01/04/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về Bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ đối với xe ôtô, hai bánh gắn máy, tàu, thuyền và máy tàu áp dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 27/06/2007 | Cập nhật: 04/10/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quàng Nam ban hành Ban hành: 27/06/2007 | Cập nhật: 28/04/2011
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Tư pháp Ban hành: 30/05/2007 | Cập nhật: 06/04/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về Quy chế Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 29/05/2007 | Cập nhật: 24/10/2012
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về quy chế làm việc của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Long An Ban hành: 18/05/2007 | Cập nhật: 19/07/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về đặt tên đường nội ô thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc Ban hành: 26/03/2007 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Quản lý hoạt động Văn hóa và phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn quận 8 do Ủy ban nhân dân quận 8 ban hành Ban hành: 16/05/2007 | Cập nhật: 31/10/2007
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về chế độ trợ cấp thường xuyên cho đối tượng chính sách thuộc diện hộ nghèo tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 02/04/2007 | Cập nhật: 25/05/2015
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND ban hành mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 18/04/2007 | Cập nhật: 23/10/2009
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành Văn hóa Thông tin Đồng Nai đến năm 2010 Ban hành: 13/03/2007 | Cập nhật: 15/04/2015
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND Quy định kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật tỉnh HàTĩnh Ban hành: 27/04/2007 | Cập nhật: 14/07/2015
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND Quy định Ưu đãi đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Hương Ban hành: 07/05/2007 | Cập nhật: 20/03/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về quy định phong trào thi đua phát triển sự nghiệp Giáo dục, Đào tạo và Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Ban hành: 07/05/2007 | Cập nhật: 16/03/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 16/04/2007 | Cập nhật: 18/12/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/02/2007 | Cập nhật: 23/02/2007
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh Ban hành: 14/05/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND bãi bỏ các quyết định về tổ chức lại Trung tâm Y tế huyện, thị và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của một số đơn vị thuộc Sở Y tế do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 05/02/2007 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về Đơn giá đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 27/03/2007 | Cập nhật: 09/09/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kết quả đấu thầu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 15/03/2007 | Cập nhật: 21/12/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thể dục- thể thao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 Ban hành: 14/02/2007 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 24/04/2007 | Cập nhật: 13/09/2012
Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành Ban hành: 04/05/2007 | Cập nhật: 18/06/2007
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định 01/2007/QĐ-UBND về quy chế cung cấp, biên tập và phổ biến thông tin trên cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 14/02/2007 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 Ban hành: 05/04/2007 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, kinh doanh, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 13/02/2007 | Cập nhật: 04/03/2010
Quyết định 17/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Phùng Khoang, tỷ lệ 1/500 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 26/01/2007 | Cập nhật: 28/09/2009
Quyết định 230/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020 Ban hành: 13/10/2006 | Cập nhật: 21/10/2006
Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 02/08/2006 | Cập nhật: 12/08/2006
Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ Giáo Dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành Ban hành: 23/08/2006 | Cập nhật: 30/08/2006
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao Ban hành: 18/04/2005 | Cập nhật: 09/12/2008