Quyết định 39/2018/QĐ-UBND quy định nội dung về quản lý, sử dụng tài sản công trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lào Cai
Số hiệu: 39/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Đặng Xuân Phong
Ngày ban hành: 29/11/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2018/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 29 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;

Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất;

Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai quy định một số mức chi công tác phí, tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 21 tháng 6 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lào Cai;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 773/TTr-STC ngày 07 tháng 11 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Quyết định này quy định một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản công trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lào Cai.

b) Những nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công không quy định tại văn bản này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017; các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 21/6/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lào Cai.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Cơ quan tài chính các cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản nhà nước theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

b) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm cả Ban Quản lý dự án ODA tỉnh và các Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản chuyên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan, đơn vị thuộc Đảng cộng sản Việt Nam cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lào Cai được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công.

c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Khoán kinh phí sử dụng tài sản

1. Khoán kinh phí nhà ở công vụ:

a) Đối tượng: Công chức, viên chức thuộc tỉnh Lào Cai được cấp có thẩm quyền quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái, tăng cường,… có tiêu chuẩn được sử dụng nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng không có nhà ở công vụ để bố trí thì được áp dụng hình thức khoán kinh phí (tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức sử dụng nhà công vụ được quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở và Điều 48 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở).

b) Điều kiện áp dụng: Theo quy định tại khoản 2, Điều 32 Luật Nhà ở, Điều 49 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.

c) Mức khoán: Mức khoán tối đa bằng 20% mức giá thuê phòng nghỉ theo địa bàn tương ứng quy định tại Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định một số mức chi công tác phí, chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh Lào Cai. Tùy theo tính chất công việc, thời gian công tác, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo đề nghị của cơ quan tài chính cùng cấp.

d) Kinh phí chi trả:

- Cấp nào ra quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái, tăng cường,… thì ngân sách cấp đó đảm bảo kinh phí.

- Kinh phí chi trả được cấp về cho đơn vị tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia đến công tác và được chi trả cùng với tiền lương, phụ cấp hàng tháng theo quy định.

2. Khoán kinh phí sử dụng tài sản phục vụ công tác:

Các cơ quan, đơn vị, tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng hình thức khoán kinh phí sử dụng tài sản. Việc áp dụng hình thức khoán do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.

a) Khoán kinh phí sử dụng xe ô tô:

- Đối tượng khoán: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thuộc tỉnh Lào Cai có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung theo quy định của Chính phủ.

- Hình thức khoán: Khoán theo từng chuyến công tác.

- Nguyên tắc khoán: Chỉ khoán đối với cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung nhưng cơ quan, đơn vị không bố trí được xe do chưa được trang bị xe (được trang bị xe nhưng hư hỏng không sử dụng được) hoặc cán bộ, công chức, viên chức có tiêu chuẩn nhưng tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đi công tác. Áp dụng hình thức khoán thì không tính chi phí liên quan đến người lái xe.

- Mức khoán được xác định trên cơ sở khoảng cách thực tế (km) đi công tác và mức giá theo đơn giá bình quân/km của các hãng taxi phổ biến trên thị trường.

b) Khoán kinh phí sử dụng tài sản phổ biến phục vụ công tác:

- Đối tượng khoán: Cán bộ, công chức, viên chức có tiêu chuẩn được trang bị tài sản phục vụ công tác theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.

- Loại tài sản áp dụng hình thức khoán: Máy vi tính (các loại).

- Mức khoán hàng tháng:

Mức khoán
(đồng/tháng)

=

Theo mức giá máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn, định mức (đồng)

x

Tỷ lệ (%) hao mòn theo chế độ quy định

12 tháng

- Hình thức thanh toán: Thanh toán theo hàng tháng cùng thời điểm với việc chi trả tiền lương.

- Nguồn kinh phí khoán: Sử dụng kinh phí trong định mức chi thường xuyên, nguồn thu được để lại sử dụng theo quy định.

Điều 3. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công

1. Tài sản phục vụ công tác phải được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo tiêu chuẩn kỹ thuật do các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành để đảm bảo tài sản luôn hoạt động tốt.

2. Đối với trụ sở làm việc, vật kiến trúc, việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên thực hiện theo quy định tại Chương 5 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ và Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính.

3. Đối với xe ô tô:

a) Nội dung, quy trình, kỹ thuật về bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo quy định của Thông tư số 53/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên được sử dụng từ chi thường xuyên theo định mức, nguồn thu hợp pháp được để lại của các cơ quan, đơn vị sử dụng theo quy định.

b) Đối với sửa chữa lớn xe ô tô:

Việc đề xuất sửa chữa lớn xe ô tô phải dựa trên cơ sở tình trạng kỹ thuật của xe được đơn vị có chức năng về kiểm định xác nhận.

- Đối với xe ô tô sửa chữa lần đầu: Tính từ khi mua sắm, thời gian khai thác tối thiểu là 5 năm hoặc hoặc quãng đường xe chạy đạt trên 80.000 km (tùy theo chỉ tiêu nào đến trước), nếu xảy ra hỏng hóc nhiều bộ phận thì được sửa chữa lớn.

- Đối với xe đã được sửa chữa lớn ít nhất 01 lần thì lần sửa chữa lớn tiếp theo tối thiểu sau 3 năm hoặc quãng đường xe chạy đạt trên 50.000 km tính từ lần sửa chữa trước liền kề (tùy theo chỉ tiêu nào đến trước).

Điều 4. Quy định về tài sản chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018

1. Tài sản có giá trị từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) đến dưới 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trừ tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc, có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

2. Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

3. Danh mục tài sản, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn: Phụ biểu số 01 kèm theo Quyết định này.

Điều 5. Tài sản cố định đặc thù

1. Tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định là tài sản cố định đặc thù.

2. Tài sản cố định đặc thù phải được theo dõi, ghi sổ, đăng ký kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

3. Giá trị tài sản đặc thù:

a) Tài sản đặc thù là lăng tẩm, di tích lịch sử: Trường hợp được đầu tư tu bổ, tôn tạo mới, giá trị được ghi nhận theo quy định đối với tài sản hình thành qua quá trình đầu tư, xây dựng; trường hợp tài sản không đủ căn cứ ghi nhận giá trị thì được gắn giá trị quy ước;

b) Tài sản đặc thù là cổ vật, hiện vật trưng bày ở bảo tàng: Trường hợp được mua lại từ người sưu tầm thì giá trị tài sản được ghi nhận theo giá mua; trường hợp tài sản do hiến, tặng được gắn với giá trị quy ước;

c) Tài sản là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) được gắn giá trị quy ước;

d) Danh mục và giá quy ước tài sản cố định đặc thù: Theo phụ lục số 02 kèm theo Quyết định này.

Điều 6. Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn đối với tài sản cố định vô hình

Phụ lục số 03 kèm theo Quyết định này.

Điều 7. Phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết

1. Phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê.

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt đề án đối với tài sản có giá trị lớn theo quy định tại khoản 2, Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ (trừ tài sản quy định tại khoản 2 Điều này), cụ thể:

- Tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp. Trường hợp cơ sở hoạt động sự nghiệp có nguyên giá theo sổ sách từ 500 tỷ đồng trở lên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Tài sản là phương tiện vận tải (xe ô tô các loại, tàu thuyền có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên);

- Tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên.

b) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê đối với tài sản không thuộc điểm a khoản này sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan chủ quản (nếu có), cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực và Sở Tài chính.

2. Phê duyệt đề án sử dụng tài sản sử dụng vào mục đích liên doanh, liên kết.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết sau khi có kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài chính:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này;

b) Cập nhật dữ liệu tài sản do các cơ quan, đơn vị vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản theo quy định;

c) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, sửa đổi, bổ sung trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định và tình hình thực tế tại địa phương.

2. Các Sở, ban, ngành, cơ quan chủ quản ở cấp tỉnh, UBND cấp huyện:

a) Trực tiếp chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền tại cơ quan, đơn vị và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo phân cấp quản lý việc thực hiện Quyết định này;

b) Đăng ký, kê khai tài sản gửi Sở Tài chính để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản theo quy định;

c) Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính;

d) Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, sửa đổi, bổ sung gửi Sở Tài chính xem xét trình Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở: Tài chính, Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2018 và thay thế Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, về việc Ban hành danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn đối với tài sản cố định đặc thù, tài sản cố định vô hình; danh mục và giá quy ước tài sản cố định đặc biệt trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Lào Cai./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH





Đặng Xuân Phong

 

PHỤ BIỂU SỐ 01

DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ, TÀI SẢN DỄ HỎNG, DỄ VỠ CÓ GIÁ TRỊ TỪ 05 TRIỆU ĐỒNG ĐẾN DƯỚI 10 TRIỆU ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 29/11/2018)

STT

Danh mục

Thời gian sử dụng (năm)

Tỷ lệ hao mòn (% năm)

Loại 1

Tài sản thuộc lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

 

Máy đo phóng xạ; đo liều phóng xạ

8

12,5

Loại 2

Tài sản thuộc lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT

 

Thiết bị thí nghiệm phục vụ kiểm nghiệm giống

(phục vụ thí nghiệm, nghiên cứu khoa học)

5

20

Loại 3

Tài sản thuộc lĩnh vực Văn hóa - Thể thao

 

- Tài sản chuyên ngành Thư viện

5

20

 

- Tài sản chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn

5

20

 

- Nhóm tài sản chuyên ngành phát hành phim, chiếu bóng

5

20

 

- Tài sản lĩnh vực thể thao

5

20

Loại 4

Tài sản thuộc lĩnh vực Y tế

 

- Tài sản, trang thiết bị phẫu thủ thuật

5

20

 

- Tài sản, trang thiết bị thí nghiệm, hỗ trợ

5

20

 

PHỤ BIỂU SỐ 02

DANH MỤC, GIÁ QUY ƯỚC CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 29/11/2018)

STT

Danh mục

Giá quy ước
(triệu đồng)

Loại 1

Tài sản đặc thù trong lĩnh vực Văn hóa vật thể

 

 

- Di tích, danh thắng cấp quốc gia

10

 

- Di tích, danh thắng cấp tỉnh

10

 

- Hiện vật trong bảo tàng, phục vụ trưng bày

10

 

- Tài sản khác

10

Loại 2

Tài sản đặc thù khác

10

 

PHỤ BIỂU SỐ 03

DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 29/11/2018)

STT

Danh mục

Thời gian sử dụng (năm)

Tỷ lệ hao mòn (% năm)

Loại 1

Quyền tác giả, tác phẩm

 

 

 

- Kịch bản các loại

4

25

 

- Tác phẩm (báo chí, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh, văn học,...)

4

25

Loại 2

Quyền đối với giống cây trồng

 

 

 

- Quyền đối với cây trồng (chứng nhận cây giống gốc, vườn cây đầu dòng)

Theo thời gian sử dụng ghi trên chứng nhận, (tối thiểu là 04 năm)

Theo thời gian ghi trên chứng nhận (tối thiểu là 25%)

 

- Công nhận giống sản xuất (bản quyền tác giả)

Theo thời gian ghi trên chứng nhận (tối thiểu là 04 năm)

Theo thời gian ghi trên chứng nhận (tối thiểu là 25%)

Loại 3

Phần mềm ứng dụng

 

 

 

- Cơ sở dữ liệu

5

20

 

- Phần mềm kế toán

5

20

 

- Các loại phần mềm ứng dụng khác

5

20

Loại 4

Tài sản cố định vô hình khác

5

20

 





Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐND về đặt tên đường Ban hành: 11/07/2018 | Cập nhật: 25/07/2018

Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở Ban hành: 20/10/2015 | Cập nhật: 03/11/2015

Quyết định 25/2015/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng Ban hành: 07/07/2015 | Cập nhật: 09/07/2015