Quyết định 37/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu: | 37/2016/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Đặng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 04/08/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2016/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 08 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16/9/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành đường giao thông nông thôn; Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn; Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải về quy định tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2183/TTr-GTVT ngày 18/7/2016, Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 304/BC-STP ngày 11/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 61/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 04/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, gồm: Đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường giao thông nông thôn, đường bộ trong khu kinh tế và đường chuyên dùng.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cơ quan, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phân cấp quản lý công trình đường bộ; xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng xe cơ giới trên đường bộ; lưu hành xe bánh xích, xe quá tải, quá khổ giới hạn trên đường bộ thuộc hệ thống đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh.
3. Đối với những nội dung không được đề cập trong Quy định này, phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP); Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP); Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP), Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT), Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải về quy định tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ, vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khái niệm về đường bộ, công trình đường bộ và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
- Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột Km, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
- Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
2. Cơ quan quản lý đường bộ là Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh.
3. Đơn vị (nhà thầu) quản lý, bảo trì đường bộ là tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý đường bộ, doanh nghiệp đầu tư và quản lý khai thác công trình đường bộ, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng giao nhiệm vụ hoặc hợp đồng thực hiện một hoặc một số công việc bảo trì và khai thác công trình đường bộ. Nhà thầu bảo trì đường bộ bao gồm: Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ; nhà thầu thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì công trình đường.
4. Quy trình bảo trì công trình đường bộ là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ.
Điều 3. Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ
1. Nguyên tắc lập quy hoạch, nội dung, cấp hạng kỹ thuật và trách nhiệm trong lập và phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP .
2. Đối với quy hoạch phát triển giao thông vận tải cấp huyện: Khi xây dựng và phê duyệt quy hoạch phải đảm bảo mối gắn kết với các hệ thống quy hoạch phát triển giao thông quốc gia, cấp tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn; đồng thời quá trình xây dựng quy hoạch phải có ý kiến góp ý của các Sở, ngành liên quan và thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải.
Điều 4. Quản lý quy hoạch phát triển giao thông đường bộ.
1. Quy hoạch được phê duyệt phải được công bố kịp thời các chỉ giới quy hoạch và cắm mốc quy hoạch của các tuyến đường sau khi quy hoạch được phê duyệt, đồng thời tổ chức quản lý chặt chẽ việc sử dụng, khai thác quỹ đất trong quy hoạch phát triển đường bộ nhằm giảm thiểu kinh phí đầu tư.
2. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ phải theo đúng quy hoạch và phù hợp với khả năng nguồn vốn.
3. Trên cơ sở quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, các cơ quan quản lý đường bộ tổ chức phân loại và phân cấp để các cấp, các ngành quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý bảo trì và phù hợp với từng giai đoạn của quy hoạch.
Điều 5. Phân loại đường bộ và phân cấp quản lý đường bộ
1. Mạng lưới giao thông đường bộ địa phương được chia thành 5 (năm) hệ thống, gồm: Đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường giao thông nông thôn và đường chuyên dùng.
a) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
c) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
d) Đường giao thông nông thôn (gọi chung đường GTNT), gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
b) Hệ thống đường huyện, đường GTNT do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Sở Giao thông vận tải thỏa thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý.
c) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường GTNT.
3. Nguyên tắc đặt tên hoặc số hiệu đường: Điểm đầu, điểm cuối của đường tỉnh, đường huyện, được xác định theo hướng Bắc - Nam hoặc Đông - Tây hoặc từ trung tâm hành chính huyện đến trung tâm hành chính xã, thị trấn hoặc từ quốc lộ đến trung tâm hành chính huyện, xã, thị trấn (Điều 3, Điều 4 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP).
4. Phân cấp quản lý.
a) Hệ thống đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý; ngoài ra tùy thuộc vào điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ giao Sở trực tiếp quản lý một số công trình giao thông đường bộ khác trên địa bàn không thuộc hệ thống đường tỉnh.
b) Hệ thống đường huyện, đường đô thị do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và thị xã quản lý.
c) Hệ thống đường GTNT do Ủy ban nhân dân xã, phường và thị trấn quản lý.
d) Hệ thống đường trong các Khu kinh tế, Khu công nghiệp thuộc tỉnh do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh quản lý.
e) Hệ thống đường chuyên dùng do chủ sở hữu đường chuyên dùng quản lý.
Điều 6. Số hiệu và mã số đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị
1. Đường tỉnh
Mã số đường tỉnh để đặt số hiệu của hệ thống đường tỉnh, thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 34 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.
2. Đường huyện
Mã số đường huyện là số tự nhiên có từ 01 (một) đến 03 (ba) chữ số; mã số quy định đặt số hiệu theo đơn vị hành chính như sau:
TT |
Tên đơn vị hành chính |
Số hiệu |
TT |
Tên đơn vị hành chính |
Số hiệu |
1 |
Thành phố Hà Tĩnh |
01-10 |
8 |
Huyện Hương Khê |
86-100 |
2 |
Thị xã Hồng Lĩnh |
11-20 |
9 |
Huyện Thạch Hà |
101-110 |
3 |
Huyện Nghi Xuân |
21-30 |
10 |
Huyện Lộc Hà |
111-120 |
4 |
Huyện Can Lộc |
31-45 |
11 |
Huyện Cẩm Xuyên |
121-135 |
5 |
Huyện Đức Thọ |
46-60 |
12 |
Huyện Kỳ Anh |
136-150 |
6 |
Huyện Hương Sơn |
61-75 |
13 |
Thị xã Kỳ Anh |
151-160 |
7 |
Huyện Vũ Quang |
76-85 |
|
Tên đường huyện đặt theo số hiệu quy định chung như sau: ĐH.x
+ ĐH là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường huyện.
+ x là số thứ tự của các tuyến đường huyện thuộc huyện đó, là số tự nhiên có từ 01 (một) đến 03 (ba) chữ số như bảng trên.
Trường hợp sau khi đặt hết số hiệu mà vẫn còn tuyến tiếp theo chưa có số hiệu, thì xem xét tuyến đường đó có mối liên kết với các tuyến liền kề khác để lấy số hiệu và gắn với các chữ cái B, C. Ví dụ: ĐH.40B, ĐH.40C...
3. Đường đô thị thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 4 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ.
4. Đối với hệ thống đường GTNT:
Tên đường xã đặt tên theo quy định chung như sau: Đường A;
Trong đó: A là tên đường được đặt theo địa danh hoặc theo tập quán;
5. Đối với hệ thống đường chuyên dùng (ĐCD):
Đường chuyên dùng đặt theo số hiệu quy định chung như sau: ĐCD.x.
Trong đó:
+ ĐCD là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường chuyên dùng.
+ x là số thứ tự của các tuyến đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh đã đăng ký với Sở Giao thông vận tải (gồm 2 chữ số tự nhiên từ 01 đến 99).
QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
Điều 7. Quản lý, bảo trì và vận hành khai thác đường tỉnh, đường huyện
Áp dụng theo quy định tại Chương V Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Đièu 8. Quản lý, bảo trì và vận hành khai thác đường giao thông nông thôn
Áp dụng theo quy định tại Thông tư 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải và Quyết định số 45/2015/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế quy định một số nội dung trong công tác bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 9. Quản lý, bảo trì và vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn
Áp dụng theo quy định tại Thông tư 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ áp dụng theo quy định tại Thông tư 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải.
BẢO VỆ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 11. Phạm vi đất dành cho đường bộ
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và khoản 1 điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ.
Điều 12. Giới hạn hành lang an toàn công trình đường bộ
Giới hạn hành lang an toàn đối với công trình đường bộ áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và tại các Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP .
1. Công trình thiết yếu là các công trình được xác định theo Khoản 1, Điều 12 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT , cụ thể:
a) Công trình phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng;
b) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như: viễn thông; điện lực; đường ống cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.
2. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án (kể cả công trình cải tạo, nâng cấp và công trình xây dựng mới), chủ đầu tư dự án công trình phải gửi hồ sơ đề nghị được chấp thuận việc xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét giải quyết, quy định cụ thể như sau:
a) Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận đối với các công trình trên hệ thống đường đường tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố xem xét chấp thuận đối với các công trình trên hệ thống đường bộ do địa phương quản lý.
c) Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh xem xét chấp thuận đối với các công trình trên hệ thống đường bộ do Ban trực tiếp quản lý.
d) Đối với các công trình xây dựng theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Xây dựng - Chuyển giao (BT), giao Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận trên cơ sở xem xét ý kiến của các đơn vị liên quan.
3. Trình tự, hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.
4. Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu có giá trị 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá thời hạn trên, phải làm thủ tục gia hạn, và chỉ gia hạn một (01) lần, thời gian không quá 12 tháng.
1. Thẩm quyền cấp giấy phép thi công
Trước khi khởi công công trình, chủ đầu tư dự án công trình phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét giải quyết, quy định cụ thể như sau:
a) Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép thi công đối với các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên hệ thống đường tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố cấp giấy phép thi công với các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do địa phương quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cấp giấy phép thi công đối với các công trình trên hệ thống đường bộ do Ban trực tiếp quản lý.
d) Đối với các công trình xây dựng trên các dự án xây dựng theo hình thức Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), Xây dựng - chuyển giao (BT) do nhà đầu tư cấp giấy phép thi công.
đ) Đối với các công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường đô thị ngoài thực hiện cấp phép thi công theo quy định tại quyết định này còn phải thực hiện theo quy định tại Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thi công công trình thiết yếu thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.
3. Giấy phép thi công công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian thực hiện hợp đồng; nếu quá thời hạn trên phải làm thủ tục gia hạn.
4. Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.
Điều 15. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh, đường huyện và đường trong khu kinh tế.
1. Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh, đường huyện và đường trong khu kinh tế bao gồm:
a) Đường quốc lộ mới quy hoạch.
b) Đường huyện, đường đô thị và đường GTNT.
c) Đường dẫn ra, vào các cửa hàng xăng dầu, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
d) Đường chuyên dùng gồm: Đường lâm nghiệp, đường vào khu khai thác mỏ, đường phục vụ thi công, đường vào khu công nghiệp, đường nối trực tiếp từ các công trình đơn lẻ.
e) Đường gom, đường nối đường gom.
2. Đường nhánh được đấu nối vào các tuyến đường tỉnh, đường huyện và đường trong khu kinh tế phải thông qua điểm đấu nối thuộc Quy hoạch các điểm đấu nối đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh.
- UBND cấp huyện, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối vào đường huyện và đường trong khu kinh tế sau khi có ý kiến chấp thuận của Sở Giao thông vận tải.
- Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh, đường huyện và đường trong khu kinh tế trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Cao độ đường ra, vào và mặt bằng xây dựng các công trình phải thấp hơn mặt đường chính và đảm bảo thoát nước tốt trong khu vực.
3. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối.
3.1. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối cùng phía vào đường tỉnh của đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và đường gom thực hiện như sau:
a) Trong khu vực nội thành, nội thị các đô thị (theo quy định của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị): Khoảng cách giữa các điểm đấu nối xác định theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch đô thị phê duyệt.
b) Ngoài khu vực nội thành, nội thị các đô thị: Theo quy hoạch giao thông vận tải (cấp tỉnh, cấp huyện) và quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt; trường hợp bổ sung điểm đấu nối mới phải đảm bảo khoảng cách với các điểm đấu nối liền kề (hiện có và quy hoạch) tối thiểu là:
- Đối với đường cấp I, cấp II không nhỏ hơn 2.000m/điểm.
- Đối với đường cấp III trở xuống không nhỏ hơn 1.000m/điểm.
c) Đối với các đoạn tuyến đi qua khu vực có địa hình mà hành lang an toàn đường bộ bị chia cắt (như núi cao, vực sâu, sông, suối và các chướng ngại vật khác không thể di dời được), không nhỏ hơn 500m/điểm.
d) Đối với các trường hợp khác, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải.
3.2. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối cùng phía vào đường huyện của các đường nhánh: Theo quy hoạch giao thông vận tải đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp bổ sung điểm đấu nối mới phải đảm bảo khoảng cách với điểm đấu nối liền kề (hiện trạng và quy hoạch) tối thiểu là 500m/điểm.
3.3. Khoảng cách các điểm đấu nối của đường trong khu kinh tế theo quy hoạch chi tiết của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.4. Vị trí đấu nối của đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu vào đường tỉnh, đường huyện và đường trong khu kinh tế vừa phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và nằm trong quy hoạch được phê duyệt.
4. Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh, đường huyện và đường trong khu kinh tế phải thực hiện theo quy định về thiết kế nút giao tại Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ô tô.
5. Chủ đầu tư công trình được giao sử dụng điểm đấu nối thuộc Quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh), UBND các huyện, thị xã, thành phố (đối với đường huyện) và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (đối với đường trong khu kinh tế) xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối và để cấp phép thi công theo quy định tại các Điều 16, 17 của Quy định này.
6. Trường hợp cần thiết, có thể xem xét cho phép đấu nối tạm có thời hạn để vận chuyển vật tư, thiết bị vào thi công các dự án. Chủ công trình, dự án phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh), UBND huyện, thị xã, thành phố (đối với đường huyện) và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (đối với đường trong khu kinh tế) xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối.
1. Trước khi nâng cấp, cải tạo nút giao; chủ công trình, dự án căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, lập và gửi hồ sơ đến Sở Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh), UBND các huyện, thị xã, thành phố (đối với đường huyện), Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (đối với đường trong khu kinh tế) để được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối.
2. Trình tự, hồ sơ chấp thuận, gia hạn chấp thuận thực hiện theo quy định tại Điều 26 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT
3. Đối với các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào đường tỉnh, đường huyện và đường trong khu kinh tế đã được Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công hoặc hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật thì không phải thực hiện bước chấp thuận thiết kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.
4. Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu có giá trị 12 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá thời hạn trên, phải thực hiện việc gia hạn và chỉ gia hạn một (01) lần, thời gian không quá 12 tháng.
Điều 17. Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào đường tỉnh, đường huyện và đường trong khu kinh tế.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công nút giao đấu nối như sau:
- Sở Giao thông vận tải đối với đường tỉnh.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố đối với đường huyện.
- Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đối với đường trong khu kinh tế.
2. Trình tự, hồ sơ cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào đường tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 27 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT.
3. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.
4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ và phải nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.
5. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều này.
1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị, cho phép mở điểm đấu nối tạm thời có thời hạn để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc; hết thời hạn đấu nối tạm sẽ hoàn trả hiện trạng ban đầu của hành lang an toàn đường bộ.
2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm thời không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn 01 (một) lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm thời và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu; trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng, phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
3. Trình tự, hồ sơ đề nghị đấu nối tạm thời có thời hạn vào đường tỉnh, đường huyện, đường trong khu kinh tế đang khai thác thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT.
4. Việc chấp thuận thiết kế, cấp phép thi công điểm đấu nối tạm thời thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 quy định này.
Điều 19. Cấp phép thi công trên đường bộ đang khai thác.
1. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình trên đường bộ đang khai thác phải đề nghị đơn vị quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép thi công.
2. Thẩm quyền cấp giấy phép thi công
a) Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép thi công với các công trình trên hệ thống đường tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố cấp giấy phép thi công trên hệ thống đường bộ do địa phương quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cấp giấy phép thi công đối với các công trình trên hệ thống đường bộ do Ban trực tiếp quản lý.
d) Đối với các công trình xây dựng trên các dự án xây dựng theo hình thức Xây dựng - kinh doanh- chuyển giao (BOT), Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), Xây dựng - chuyển giao (BT) do nhà đầu tư cấp giấy phép thi công.
3. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại Điều 18, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.
Theo Điều 4, Điều 5, Điều 9, Điều 10, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 21. Quy định về công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ
1. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn trên các tuyến đường tỉnh và các công trình khác do Sở trực tiếp quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đối với đường huyện, đường đô thị, đường trong các Khu kinh tế, đường GTNT, đường chuyên dùng, Sở Giao thông vận tải công bố tải trọng và khổ giới hạn trên cơ sở đề xuất của UBND cấp huyện, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và chủ sử dụng đối với đường chuyên dùng (thời gian báo cáo về Sở Giao thông vận tải trước ngày 30/12 hàng năm).
3. UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư chịu trách nhiệm cập nhật tải trọng, khổ giới hạn cầu đường do mình quản lý; đồng thời có văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải điều chỉnh công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ.
4. Cầu trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ đã được công bố nhưng chưa được cải tạo, nâng cấp đồng bộ với tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ đã được công bố, cơ quan quản lý đường bộ phải đặt biển báo hiệu giới hạn tải trọng, khổ giới hạn thực tế của cầu.
Điều 22. Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành xe
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn, xe siêu trường, siêu trọng, xe bánh xích tự hành trên đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 23. Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe
1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép lưu hành xe hoạt động trên mạng lưới đường bộ trong phạm vi cả nước theo quy định tại Điều 22 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải.
2. Trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe
Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép lưu hành xe trên đường bộ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.
NGUỒN VỐN, THANH, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ QUẢN LÝ, BẢO TRÌ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 25. Nguồn vốn quản lý, bảo trì, bảo vệ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ
1. Đối với hệ thống đường tỉnh được bố trí từ nguồn vốn của Ngân sách tỉnh, nguồn Quỹ bảo trì đường bộ và nguồn vốn khác.
2. Đối với đường đô thị được bố trí từ nguồn vốn của Ngân sách thành phố, thị xã, Quỹ bảo trì đường bộ và nguồn vốn khác.
3. Đối với các tuyến đường cấp huyện, cấp xã được bố trí từ nguồn vốn của Ngân sách cấp huyện, cấp xã và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác của địa phương, Quỹ bảo trì đường bộ và nguồn hỗ trợ của Ngân sách tỉnh.
4. Vốn quản lý, bảo trì, bảo vệ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ đối với đường chuyên dùng do chủ sở hữu công trình tự bố trí.
5. Đối với hệ thống đường trong khu kinh tế, khu công nghiệp do Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh quản lý được bố trí từ nguồn vốn của Ngân sách tỉnh, nguồn Quỹ bảo trì đường bộ và nguồn vốn khác.
Điều 26. Thanh toán, quyết toán
1. Việc thanh toán, quyết toán vốn quản lý, bảo trì, bảo vệ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ thực hiện theo Thông tư liên tịch số 230/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Liên bộ Tài chính - Giao thông vận tải về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ.
2. Các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì, bảo vệ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ có trách nhiệm quản lý, quyết toán theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
Điều 27. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý đường bộ
1. Sở Giao thông vận tải
a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Trực tiếp quản lý hệ thống đường tỉnh và các công trình khác theo phân cấp của UBND tỉnh; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh và các chủ sở hữu khác thực hiện công tác quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn quản lý.
c) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.
d) Phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; giải tỏa các công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc các tuyến đường tỉnh.
đ) Xây dựng kế hoạch, tổ chức, kiểm tra thực hiện công tác phòng chống lụt bão và khắc phục hư hỏng công trình đường bộ do thiên tai, địch họa gây ra trên các tuyến đường tỉnh, Quốc lộ ủy thác; tổ chức ứng cứu các công trình trọng điểm, công trình giao thông trên địa bàn khi có lệnh của Ban phòng chống lụt bão tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
e) Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh; Cấp, thu hồi giấy phép lưu hành cho xe bánh xích, xe quá tải, quá khổ giới hạn cầu đường, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng hoạt động trên các tuyến đường tỉnh và các công trình do Sở quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
g) Xây dựng kế hoạch vốn phục vụ công tác quản lý, bảo trì, bảo vệ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh; thống nhất với Sở Tài chính, Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh đưa vào dự toán ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh, quyết định; phân khai chi tiết nguồn vốn được bố trí.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Ban Quản lý KKT tỉnh.
a) Quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền mình quản lý.
b) Bố trí ngân sách hàng năm vào đầu năm để thực hiện quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường bộ mình quản lý theo định mức quản lý và bảo dưỡng thường xuyên do Nhà nước ban hành.
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
d) Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
đ) Phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, đơn vị quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
e) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.
g) Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
h) Cấp, thu hồi giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường huyện, đường đô thị theo đúng quy định hiện hành.
Điều 28. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trong quá trình thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng công trình và thẩm định các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư phải tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Sở Xây dựng
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi có liên quan đến công trình đường bộ; hướng dẫn việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ để canh tác nông nghiệp bảo đảm an toàn công trình đường bộ; hướng dẫn việc khảo sát, đo đạc, sử dụng đất hành lang giao thông theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải thực hiện việc quản lý đất thuộc đất hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật.
5. Sở Công Thương
Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ khác dọc theo đường bộ phải tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và an toàn giao thông.
6. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn về thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ và xác định biên chế khi xây dựng đề án vị trí việc làm theo quy định.
7. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải bố trí nguồn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để thực hiện công tác quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.
b) Kiểm tra việc sử dụng Ngân sách Nhà nước cho việc quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và giải tỏa hành lang an toàn đường bộ đối với đường tỉnh bảo đảm sử dụng đúng mục đích.
c) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh phân bổ nguồn kinh phí Quỹ bảo trì đường bộ cho các đơn vị được sử dụng.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch ngành thông tin và truyền thông trên địa bàn; chỉ đạo các doanh nghiệp thông tin và truyền thông phát triển hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm kỹ thuật, mỹ quan và an toàn công trình đường bộ.
9. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Chủ trì thực hiện quy hoạch và xây dựng các công trình pa nô, quảng cáo... liên quan đến phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải bảo đảm kỹ thuật, mỹ quan và an toàn công trình đường bộ.
10. Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh
a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính phân khai chi tiết nguồn vốn bảo trì đường bộ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu hàng năm cho các cơ quan quản lý đường bộ.
b) Phối hợp với Kho bạc nhà nước tỉnh làm thủ tục chuyển nguồn kinh phí bảo trì đường bộ cho các đơn vị được sử dụng.
11. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng trong ngành kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập phương án phối hợp bảo vệ các công trình đường bộ, đặc biệt trong công tác xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ.
đ) Chỉ đạo các Đơn vị cơ sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và thực hiện quy trình cưỡng chế các trường hợp vi phạm lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang đường bộ và xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo trật tự công cộng, trật tự giao thông, xử lý việc vi phạm và hỗ trợ lực lượng trong thời gian thực hiện cưỡng chế.
12. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức bảo vệ công trình quốc phòng kết hợp với công trình đường bộ.
13. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và khai thác công trình đường bộ, chủ sở hữu các công trình đường bộ chuyên dùng có trách nhiệm như quy định đối với các cơ quan quản lý đường bộ.
14. Các chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được sự đồng ý chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ. Cơ quan quản lý đường bộ phải xem xét và trả lời bằng văn bản trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ thủ tục theo quy định.
Điều 29. Trách nhiệm của đơn vị quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
1. Lập, quản lý và sử dụng các hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác quản lý công trình đường bộ được quy định.
2. Thực hiện các nội dung về quản lý, bảo trì công trình đường bộ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì, quy trình bảo trì công trình đường bộ và theo hợp đồng đã ký với cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu công trình đường bộ.
3. Theo dõi thường xuyên và cập nhật tình trạng chất lượng các công trình được giao quản lý, kịp thời phát hiện các hiện tượng hư hỏng, xuống cấp của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình; lập báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng công trình đường bộ được giao quản lý, báo cáo đột xuất khi có xuất hiện hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn công trình.
4. Kịp thời báo cáo và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
1. Các văn bản được dẫn chiếu tại Quy định này nếu có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải để nghiên cứu, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 16/01/2016
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 24/12/2015 | Cập nhật: 31/12/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 15/01/2016
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND quy định về tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất; đơn giá thuê đất để xây dựng công trình ngầm và đơn giá thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 23/12/2015 | Cập nhật: 30/03/2018
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 30/12/2015 | Cập nhật: 07/01/2016
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Bộ đơn giá lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 30/12/2015 | Cập nhật: 09/12/2019
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND quy định phân cấp thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể, phân loại, xếp hạng đối với đơn vị sự nghiệp công lập; cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 02/02/2016
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND quy định về phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 17/09/2019
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2016 cho các huyện, thành phố, thị xã - tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 25/12/2015 | Cập nhật: 01/10/2016
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 29/12/2015 | Cập nhật: 26/01/2016
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng Ban hành: 25/12/2015 | Cập nhật: 08/08/2019
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 25/12/2015 | Cập nhật: 13/01/2016
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn, quy trình, thẩm quyền công nhận và khen thưởng các danh hiệu trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 17/12/2015 | Cập nhật: 28/12/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 30/11/2015 | Cập nhật: 08/12/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum Ban hành: 16/11/2015 | Cập nhật: 20/11/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 03/12/2015 | Cập nhật: 22/12/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND quy định mức thù lao dịch thuật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 03/12/2015 | Cập nhật: 03/02/2016
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Phú Yên Ban hành: 26/10/2015 | Cập nhật: 17/11/2015
Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 23/09/2015 | Cập nhật: 02/10/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế quy định một số nội dung trong công tác bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 10/09/2015 | Cập nhật: 17/09/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về quy định mức chi thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 28/09/2015 | Cập nhật: 28/09/2015
Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 07/09/2015 | Cập nhật: 14/09/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy định mức thu, việc quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 01/10/2015 | Cập nhật: 17/10/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 31/08/2015 | Cập nhật: 21/10/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy định hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 09/10/2015 | Cập nhật: 21/10/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 05/10/2015 | Cập nhật: 16/10/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế điều trị nghiện và quản lý sau điều trị nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 30/09/2015 | Cập nhật: 24/10/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh Ban hành: 10/09/2015 | Cập nhật: 13/10/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 10/09/2015 | Cập nhật: 17/09/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 26/08/2015 | Cập nhật: 31/08/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 21/07/2015 | Cập nhật: 11/08/2015
Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Ban hành: 12/05/2015 | Cập nhật: 15/05/2015
Quyết định 45/2015/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý và sử dụng nghĩa trang tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 05/06/2015 | Cập nhật: 10/06/2015
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về danh mục cây cấm trồng, cây hạn chế trồng trên đường đô thị thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 22/01/2015
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND ban hành bảng giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên tỉnh Hà Giang Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 27/06/2015
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước chưa cải tạo, xây dựng lại sử dụng vào mục đích kinh doanh do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 05/12/2014 | Cập nhật: 26/01/2015
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 12/12/2014 | Cập nhật: 12/12/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND Quy chế về chế độ báo cáo, phối hợp cung cấp và kiểm tra thông tin, số liệu dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 09/12/2014 | Cập nhật: 09/01/2015
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 24/11/2014 | Cập nhật: 11/12/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương giao Ban hành: 04/12/2014 | Cập nhật: 09/01/2015
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp Quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng; Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quản lý cấp giấy phép xây dựng; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo Quyết định 21/2013/QĐ-UBND Ban hành: 26/11/2014 | Cập nhật: 29/11/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 25/11/2014 | Cập nhật: 27/11/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND Quy chế kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 05/12/2014 | Cập nhật: 26/12/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND Quy định về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 06/11/2014 | Cập nhật: 20/10/2015
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 08/2014/QĐ-UBND về Quy trình thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế trong dự án đầu tư xây dựng công trình và trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 26/11/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định nhiệm vụ, tiêu chuẩn, bố trí và quản lý đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 29/11/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 04/2010/QĐ-UBND và 08/2012/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 23/10/2014 | Cập nhật: 02/11/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về tạm vay nguồn vốn ngân sách tỉnh chưa sử dụng cho dự án trọng điểm, cấp thiết để đẩy nhanh tiến độ trên địa bàn huyện Vân Hồ, huyện Sốp Cộp và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Ban hành: 30/10/2014 | Cập nhật: 10/11/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 27/10/2014 | Cập nhật: 02/12/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 14/10/2014 | Cập nhật: 22/10/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy trình xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 02/2012/QĐ-UBND Ban hành: 06/10/2014 | Cập nhật: 22/10/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, tài sản khác làm căn cứ tính thu lệ phí trước bạ trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 22/10/2014 | Cập nhật: 27/10/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định tạm thời giá dịch vụ chụp CT-Scanner 64 dãy trong cơ sở khám, chữa bệnh công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Nam Định Ban hành: 13/10/2014 | Cập nhật: 14/10/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 16/09/2014 | Cập nhật: 16/09/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 04/09/2014 | Cập nhật: 24/09/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ sản xuất theo Quyết định 2621/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 16/09/2014 | Cập nhật: 02/12/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 28/08/2014 | Cập nhật: 30/09/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về quản lý lao động, tiền lương trong đơn vị sự nghiệp kinh tế và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình làm chủ sở hữu Ban hành: 16/09/2014 | Cập nhật: 28/10/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 22/09/2014 | Cập nhật: 08/10/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về Bộ đơn giá bồi thường đối với tài sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 25/09/2014 | Cập nhật: 02/10/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về mức chi đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 25/08/2014 | Cập nhật: 01/10/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 29/08/2014 | Cập nhật: 22/09/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức tỉnh Phú Yên có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ kèm theo Quyết định 08/2013/QĐ-UBND Ban hành: 11/08/2014 | Cập nhật: 15/08/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND điều chỉnh Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe ô tô, xe gắn máy, mô tô ba bánh, tàu thuyền, sà lan kèm theo Quyết định 53/2011/QĐ-UBND và 45/2012/QĐ-UBND Ban hành: 08/09/2014 | Cập nhật: 19/09/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 28/07/2014 | Cập nhật: 30/01/2015
Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 08/08/2014 | Cập nhật: 18/08/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kèm theo Quyết định 07/2013/QĐ-UBND Ban hành: 22/07/2014 | Cập nhật: 25/07/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm để xác định đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 22/07/2014 | Cập nhật: 15/09/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về Quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 18/08/2014 | Cập nhật: 10/03/2015
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện quản lý lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Tiền Giang Ban hành: 07/08/2014 | Cập nhật: 02/02/2015
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về Chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 01/08/2014 | Cập nhật: 20/08/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, nhãn hàng hóa, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 14/07/2014 | Cập nhật: 08/08/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 06/08/2014 | Cập nhật: 14/08/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố được Luật Đất đai 2013 và Nghị định giao về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 20/06/2014 | Cập nhật: 31/07/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 06/06/2014 | Cập nhật: 05/07/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về chế độ hỗ trợ đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và Lễ, Tết truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 03/07/2014 | Cập nhật: 19/07/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ban hành: 02/06/2014 | Cập nhật: 23/06/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Biển, Hải đảo và Khí tượng thủy văn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị Ban hành: 20/05/2014 | Cập nhật: 18/06/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND quy định mức thu tối đa giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 23/05/2014 | Cập nhật: 14/06/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 23/05/2014 | Cập nhật: 02/06/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 30/05/2014 | Cập nhật: 04/06/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động tại Khu Du lịch Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Ban hành: 18/06/2014 | Cập nhật: 02/07/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về mức chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với đối tượng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 24/06/2014 | Cập nhật: 06/08/2014
Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 29/04/2014 | Cập nhật: 19/06/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 73/2011/QĐ-UBND về giá thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại để làm trụ sở, hoạt động sản xuất và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 27/03/2014 | Cập nhật: 12/06/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Ban hành: 21/04/2014 | Cập nhật: 24/07/2014
Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về giá thóc để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 Ban hành: 26/03/2014 | Cập nhật: 02/04/2014
Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 03/09/2013 | Cập nhật: 05/09/2013
Thông tư 47/2012/TT-BGTVT quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 12/11/2012 | Cập nhật: 06/12/2012
Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 24/02/2010 | Cập nhật: 27/02/2010