Quyết định 248/QĐ-UBND về Kế hoạch làm đường giao thông, rãnh thoát nước trên hệ thống đường giao thông và kiên cố hóa kênh mương nội đồng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu: 248/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Đặng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 17/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 248/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG, RÃNH THOÁT NƯỚC TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG VÀ KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh Khóa XVII, Kỳ họp thứ 3 về việc Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà nh năm 2017-2018;

Căn cứ Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh năm 2017-2018;

Căn cứ Quyết định số 3838/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu chi và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2018;

Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Văn bản số 06/SGTVT-KH ngày 02/01/2018; của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 14/SNN-TL ngày 04/01/2018; của Sở Tài chính tại Văn bản s 79/STC-NSHX ngày 09/01/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch làm đường giao thông, rãnh thoát nước trên hệ thống đường giao thông và kiên cố hóa kênh mương nội đồng năm 2018 trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tnh và Thtrưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2 (báo cáo);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Bộ Giao thông vận tải (báo cáo);
- Tổng cục Thủy lợi (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các phó VP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NL
1, NL, GT, GT1;
- Gửi: VB điện tử và
giấy.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Khánh

 

KẾ HOẠCH

LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG, RÃNH THOÁT NƯỚC TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG VÀ KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG NĂM 2018 THEO CƠ CHẾ HỖ TRỢ XI MĂNG CỦA TỈNH

(Kèm theo Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 17/01/2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Trên cơ sở khối lượng đăng ký làm đường giao thông, rãnh thoát nước trên hệ thống đường giao thông và kiên cố hóa kênh mương nội đồng năm 2018 của UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện); kết quả rà soát, tổng hợp, tham mưu của Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh ban hành kế hoạch làm đường giao thông, rãnh thoát nước trên hệ thống đường giao thông và kiên cố hóa kênh mương nội đồng năm 2018 theo cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Mc tiêu

- Từng bước xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông đảm bảo thông sut, đng bộ, bn vững, đạt chuẩn theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và kết ni liên hoàn với hệ thống đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của các địa phương.

- Nâng diện tích tưới chủ động, góp phần tăng năng suất cây trồng, giảm thời gian tưới; tiết kiệm nước, điện, tăng diện tích đất canh tác, giảm ngày công nạo vét, tu sửa và tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp; từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

2. Phạm vi áp dụng

- Hệ thống đường giao thông trong Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã, bao gồm: (1) đường trục xã; (2) đường trục thôn, xóm; (3) đường ngõ, xóm; (4) đường trục chính nội đồng; xây dựng các tuyến đường đô thị phù hợp với Quy hoạch phát triển đô thị của các phường, thị trấn, bao gồm: (1) đường phố; (2) đường ngõ phố; (3) đường ngách, hẻm; (4) đường trục chính nội đồng và xây dựng các loại rãnh thoát nước trên các tuyến đường trục xã, trục thôn, đường phố, đường ngõ phố, bao gồm: (1) rãnh có nắp đậy, (2) rãnh không có np đậy.

- Hệ thống kênh mương do cấp xã quản lý phục sản xuất nông nghiệp chưa được kiên cố hoặc đã kiên cố nhưng bị hư hỏng cần nâng cấp, sửa chữa, nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của cấp xã đã được phê duyệt và nằm ngoài các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đang được triển khai trên địa bàn (dự án đang chuẩn bị đầu tư, đang thi công).

II. KHỐI LƯỢNG, QUY MÔ KỸ THUẬT:

1. Khối lượng: Phân bổ kế hoạch thực hiện năm 2018 cho các huyện, thị xã, thành phố cụ thể như sau:.

a. Đường giao thông: 572,16 km, trong đó:

- Đường trục xã và đường phố: 18,22 km;

- Đường trục thôn, xóm và đường ngõ phố: 157,90 km;

- Đường ngõ, xóm và đường ngách hẻm: 301,14 km;

- Đường trục chính nội đồng: 94,90 km.

b. Rãnh thoát nước trên hệ thống đường giao thông: 224,88 km, trong đó:

- Rãnh thoát nước ở hai bên tuyến đường trục xã, đường phố: 50,69 km;

- Rãnh thoát nước ở hai bên tuyến: đường trục thôn, đường ngõ phố: 174,19 km.

c. Kênh mương nội đồng: 92 km, trong đó:

- Kênh bê tông: 80,9 km;

- Kênh xây gạch: 11,1 km.

(Chi tiết theo các phụ lục đính kèm)

2. Quy mô kỹ thuật:

a. Quy mô tối thiểu các loại đường

- Đường trục xã, liên xã (đường phố): Quy mô Bnền=9,0m, Blề=2,0m (đối với đường phố, phạm vi nền đường, va hè theo chỉ giới xây dựng), Bmặt=5,0m, mặt đường bằng BTXM dày 18cm đá 2x4 (1x2) mác 250# độ sụt 2÷4.

- Đường trục thôn, xóm (đường ngõ phố): Quy mô Bnền=5,0m, Blề=0,75m (đối với đường ngõ phố, phạm vi nền đường, va hè theo chỉ giới xây dựng), Bmặt= 3,5m, mặt đường BTXM dày 16cm đá 2x4 (1x2) mác 250# độ sụt 2÷4.

- Đường ngõ, xóm (đường ngách, hẻm) và đường trục chính nội đồng: Quy mô Bnền=5,0m, Bl=1,0m (đối với đường ngách hẻm, phạm vi nền đường, vỉa hè theo chỉ giới xây dựng), Bmặt=3,0m, mặt BTXM dày 14cm đá 2x4 (1x2) mác 200# độ sụt 2÷4.

b. Quy mô tối thiểu các loại rãnh (có nắp đậy và không có nắp đậy):

- Rãnh trên đường trục xã, đường phố:

+ Rãnh xây gạch: Quy mô BxH=50x60cm (H trung bình), đáy rãnh bằng BTXM mác 150# đá 1x2 dày 15 cm trên lớp đá dăm đệm 4x6 dày 10cm. Thành rãnh có chiều dày 22cm bằng gạch chỉ (hoặc gạch đặc không nung được Sở Xây dựng công bố hợp quy) xây vữa xi măng M75#. Trường hợp rãnh có nắp đậy thì kích thước nắp đậy là 70x100x10cm bằng BTCT mác 200# đá 1x2 đúc sẵn.

+ Rãnh bê tông: Quy mô BxH=50x60cm (H trung bình), đáy rãnh và thành rãnh bằng BTXM mác 150# đá 1x2 dày 15cm trên lớp đá dăm đệm 4x6 dày 10cm. Trường hợp rãnh có nắp đậy thì kích thước nắp đậy là 63x100x10cm bằng BTCT mác 200# đá 1x2 đúc sẵn.

- Rãnh trên đường trục thôn, đường ngõ phố:

+ Rãnh xây gạch: Quy mô BxH=40x50cm (H trung bình), đáy rãnh bằng BTXM mác 150# đá 1x2 dày 15cm trên lớp đá dăm đệm 4x6 dày 10cm, Thành rãnh có chiều dày 22cm bằng gạch chỉ (hoặc gạch đặc không nung được Sở Xây dựng công bhợp quy) xây vữa xi măng M75#. Trường hợp rãnh có np đậy thì kích thước nắp đậy là 60x100x10cm bằng BTCT mác 200# đá 1x2.

+ Rãnh bê tông: Quy mô BxH=40x50cm (H trung bình), đáy rãnh và thành rãnh bằng BTXM mác 150# đá 1x2 dày 15cm trên lớp đá dăm đệm 4x6 dày 10cm. Trường hợp rãnh có nắp đậy thì kích thước nắp đậy là 53x100x10cm bằng BTCT đá 1x2 mác 200# đúc sẵn.

c. Kênh mương nội đồng:

Áp dụng theo hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành tại Quyết định số 3274/QĐ-UBND ngày 03/11/2017.

d. Khuyến khích các địa phương có điều kiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch, có quy mô lớn hơn quy mô tối thiểu nhưng ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ tối đa theo định mức quy định tại Mục 3 Phn này.

3. Định mức vật liệu cho 1km tng loại đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương:

- Đối với đường giao thông, rãnh thoát nước: Theo hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành tại Quyết định số 3212/QĐ-UBND ngày 31/10/2017;

- Đối với kênh mương nội đồng: Theo hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình được UBND tỉnh phê duyệt; ban hành tại Quyết định số 3274/QĐ-UBND ngày 03/11/2017.

IV. CƠ CHẾ HỖ TRỢ, KINH PHÍ VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN

1. Cơ chế hỗ tr:

a. Ngân sách các cấp hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh.

Đối với các loại đường đã được cứng hóa nhưng chưa đủ bề rộng mặt đường theo tiêu chuẩn quy định thì khi nâng cấp, mở rộng được hỗ trợ với khối lượng được quy đổi theo diện tích phần bổ sung hoặc cải tạo lại.

b. Cấp huyện, cấp xã tùy vào khả năng ngân sách để hỗ trợ mua phần xi măng còn thiếu, các loại vật liệu khác (trường hợp có sử dụng nguồn vn nông thôn mới: tỷ lệ các cấp ngân sách hỗ trợ phải đảm bảo quy định của Nghị quyết số 114/2014/NQ-HĐND ngày 20/12/2014 của HĐND tỉnh).

c. Phn kinh phí còn lại huy động từ nguồn đóng góp tự nguyện của Nhân dân và các nguồn lực hp pháp khác (ngày công lao động, thiết bị máy móc thi công, vật liệu khác...).

2. Điều kiện đđược hỗ trợ ngân sách tỉnh:

- UBND cấp huyện phải quyết định giao chỉ tiêu xây dựng đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng cho từng xã, phường, thị trấn; trong đó, cam kết btrí đủ phn htrợ từ ngân sách cấp huyện, cấp xã và huy động đủ các nguồn lực hợp pháp khác (bng tiền, vật tư, vật liệu, ngày công lao động...) để thực hiện kế hoạch đăng ký;

- Các loại đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng được hỗ trợ xi măng phải đảm bảo quy mô quy định, phù hợp với Quy hoạch nông thôn mới của xã, quy hoạch đô thị của phường, thị trấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ cung ứng xi măng xuống các xã, phường, thị trấn khi đủ điều kiện thi công (hồ sơ thiết kế, mặt bằng, vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị) để tránh tình trạng xi măng tồn dư, hư hỏng, thất thoát.

- Quá trình xây dựng phải có giám sát cộng đồng;

- Riêng đối với đường ngõ xóm, đường ngách, hẻm phải có từ 5 hộ dân cư ở hai bên đường trở lên;

- Đối với các tuyến đường đi qua các địa bàn, khu vực hai bên có nhà cửa, dân cư đông đúc, công trình kiên cố, công trình văn hóa tâm linh... mà việc mở rộng, giải phóng mặt bằng quá khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh thì có thể được xem xét hỗ trợ nhưng brộng mặt đường ti thiu phải đạt 2,5m đi với đường ngõ, xóm (đường ngách, hẻm) và 3,0m đi với đường trục thôn (đường phố, ngõ phố); khối lượng xi măng hỗ trợ theo định mức quy định trên diện tích mặt đường quy đổi.

3. Kinh phí mua xi măng hỗ trợ ca các cấp cho năm 2018:

Tổng khối lượng xi măng dự kiến sử dụng để thực hiện kế hoạch là 100.338 tấn, kinh phí tương ứng là 110.372 triệu đồng (giá xi măng tạm tính là 1,1 triệu đồng/tấn), chủng loại xi măng sử dụng là PCB40; trong đó tnh hỗ trợ 49.742 tấn, tương đương 54.716 triệu đồng; ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ 50.596 tấn, tương đương 55.656 triệu đồng.

(Chi tiết theo các phụ lục đính kèm)

4. Hỗ trợ kinh phí chỉ đạo quản lý:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các Sở: Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan thực hiện việc chđạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết... Trên cơ sở đề xuất của các Sở, ngành, giao Sở Tài chính tổng hợp, xem xét trình UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ.

- Ngân sách cấp huyện, cấp xã hỗ trợ cho các phòng, ban, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

5. Nguồn kinh phí thực hiện:

a. Từ nguồn hỗ trợ của các cấp tnh, huyện, xã:

- Ngân sách tỉnh: Từ nguồn chính sách nông nghiệp nông thôn và nông thôn mới bố trí dự toán 2018, tiền đất và tăng thu (nếu có).

- Ngân sách cấp huyện, cấp xã: Từ nguồn ngân sách cấp huyện, cấp xã.

b. Nguồn vốn đóng góp của nhân dân: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương đ có các hình thức huy động phù hợp như đóng góp bng ngày công lao động, bằng tiền, vật tư; vận động nhân dân hiến đất và không bồi thường về cây cối, hoa màu... Việc đóng góp phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai, có miễn giảm cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.

c. Huy động từ cộng đồng, đóng góp tự nguyện và tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng như các ngun tài chính hợp pháp khác.

6. Quy trình thực hiện: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh liên quan đến thực hiện cơ chế xi măng.

7. Sử dụng vật liệu địa phương:

Yêu cầu sử dụng tối đa các loại vật liệu địa phương như cuội suối, cát, đá thải, gạch vỡ... đưa vào sử dụng để xây dựng các loại móng đường, lớp đệm dưới lớp BTXM đáy rãnh với kết cấu phù hợp nhằm đảm bảo tính bền vững và giảm giá thành công trình. Để chủ động trong việc thi công mặt đường bê tông xi măng, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng và giảm giá thành xây dựng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo (hoặc các tổ công tác) có trách nhiệm chủ động phối hợp với UBND cấp huyện và các ngành liên quan tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả kế hoạch;

- Xây dựng kế hoạch định kỳ hàng tháng, hàng quý, kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai của các địa phương; trong đó chú trọng kiểm tra khối lượng thực hiện, chất lượng vật tư, biện pháp tổ chức thi công, chất lượng công trình, kịp thời cảnh báo, nhc nhở, hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo đúng quy định; nếu phát hiện sử dụng xi măng sai mục đích, sai đối tượng, thi công công trình không đảm bảo chất lượng phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm;

- Hướng dẫn địa phương trong việc sử dụng hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được UBND tỉnh phê duyệt, công tác quản lý chất lượng, bảo trì công trình. Kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ và cuối năm báo cáo UBND tỉnh;

- Phối hợp Sở Tài chính tổ chức kiểm tra, xác định điều kiện, chiều dài và kinh phí mua xi măng các cấp ngân sách htrợ.

- Kịp thời hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các đề xuất, kiến nghị của địa phương.

- Hàng tuần, hàng tháng, đột xuất, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương về UBND tỉnh (vào trước 10h ngày thứ 6 hàng tuần);

- Và thực hiện các nội dung khác tại khoản 1, khoản 3 điều 13 Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND liên quan đến chính sách hỗ trợ xi măng.

2. Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan báo cáo, tham mưu UBND tỉnh nguồn vốn để triển khai thực hiện kế hoạch;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương kiểm tra, rà soát, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh lựa chọn đơn vị cung ứng xi măng năm 2018, đảm bảo nhà cung ứng đủ điều kiện, năng lực, xi măng có chất lượng cao nhất, giá thành thấp nhất và đúng quy định.

- Ký hợp đồng nguyên tắc với đơn vị có đủ điều kiện, năng lực để chọn cung ứng xi măng, đảm bảo xi măng có chất lượng cao nhất, giá thành thấp nhất, với các nội dung: Giá cả, phương thức thanh toán, cách thức vận chuyển, giao nhận (khi ký hợp đồng cung ứng xi măng phải quy định rõ trách nhiệm của đơn vị cung ứng là bố trí xe có tải trọng phù hợp với tuyến đường để vận chuyển xi măng đến trung tâm các thôn, xóm của địa phương), kế hoạch cung ứng và các nội dung khác liên quan; trực tiếp thanh toán, quyết toán với nhà cung ứng; ban hành mẫu hợp đồng để các địa phương ký hợp đồng mua xi măng với đơn vị cung ứng.

- Chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước hướng dẫn địa phương (các đơn vị sử dụng xi măng) về phương thức và thủ tục thanh toán theo hướng cung cấp có kiểm soát khối lượng xi măng đảm bảo thuận tiện, kịp thời và đầy đủ.

- Hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán đối với công trình thực hiện theo phương thức “Nhân dân làm công trình - Nhà nước hỗ trợ vật tư”.

- Trên cơ sở đề xuất của các Sở, ngành, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí cho các Sở, ngành liên quan đến hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, giám sát;

- Thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ khác được giao tại Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh liên quan đến thực hiện cơ chế xi măng.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh nguồn vốn để triển khai thực hiện kế hoạch.

4. Sở Xây dựng:

- Chủ động kiểm tra chất lượng xi măng do đơn vị cung ứng cung cấp cho các địa phương; hướng dẫn địa phương lập biên bản giao nhận xi măng có số lô, ngày sản xuất và định kỳ lấy mẫu xi măng để thí nghiệm, đánh giá chất lượng; trường hợp phát hiện vi phạm theo chức năng lập biên bản, xử lý nghiêm theo đúng quy định.

- Hướng dẫn các địa phương về sử dụng vật liệu đưa vào xây dựng (kể cả vật liệu địa phương: cát, đá, sỏi, gạch...) để giảm kinh phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu xây dựng; mẫu hợp đồng trong hoạt động xây dựng với phương thức “nhân dân làm công trình - nhà nước hỗ trợ” (kể cmẫu hợp đồng thuê các nhóm thợ, cá nhân, thuê máy móc, thiết bị), mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình.

- Hàng tháng, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, chất lượng vật tư, chất lượng công trình của địa phương; kịp thời cảnh báo, nhắc nh, hướng dẫn, yêu cầu các địa phương cam kết thực hiện đảm bảo đúng quy định; nếu phát hiện sai phạm phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

5. UBND cấp huyn:

- Thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND cấp huyện làm trưởng ban, là đầu mối lập kế hoạch về nhu cầu, số lượng, thời gian cung ứng xi măng cho các xã, phường, thị trấn theo kế hoạch được UBND tỉnh giao; thành lập tổ công tác, phân công cán bộ phụ trách theo dõi từng xã, phường, thị trấn để nắm thông tin, chỉ đạo kịp thời, đặc biệt là công tác quản lý chất lượng và sự minh bạch, dân chủ trong việc huy động đóng góp của nhân dân; khâu nối việc điều phối xi măng để việc cung ứng xi măng về cơ sở đáp ứng yêu cầu, kịp tiến độ xây dựng;

- Chủ động bố trí đủ nguồn vốn hỗ trợ các địa phương; huy động, thu hút, kêu gọi đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn theo đúng quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch đô thị đã được duyệt, đảm bảo thực hiện đúng, đủ kế hoạch đã đăng ký với UBND tỉnh;

- Quyết định giao chỉ tiêu xây dựng đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng cho từng xã, phường, thị trấn; trong đó, cam kết bố trí đủ phần hỗ trợ từ ngân sách cấp huyện, cấp xã và huy động đủ các nguồn lực hợp pháp khác (bằng tin, vật tư, vật liệu, ngày công lao động...) để thực hiện kế hoạch đăng ký; chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ, Báo cáo kỹ thuật dự toán;

- Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn:

+ Lập báo cáo kỹ thuật - dự toán trên cơ sở hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được UBND tỉnh phê duyệt;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch, sử dụng vật liệu địa phương cho phù hợp, giám sát chất lượng thi công;

+ Kiểm tra chất lượng vật tư, biện pháp tổ chức thi công; nghiệm thu khối lượng thực hiện, chất lượng công trình theo phương thức hoàn thành đến đâu nghiệm thu đến đó;

- Kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc phù hợp với tiêu chí nông thôn mới, kịp thời cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng quy định; nếu phát hiện sử dụng xi măng sai mục đích, sai đối tượng, thi công công trình không đảm bảo chất lượng, phải đình chỉ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; định kỳ, đột xuất tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của Sở, ngành, tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm;

- Xác nhận khối lượng xi măng giao nhận đến hết ngày 20/12/2018 giữa UBND cấp xã và đơn vị cung ứng trong năm để làm cơ sở xác định khối lượng xi măng được hỗ trợ;

- y quyền ngân sách tỉnh chi trả kinh phí mua xi măng (phần ngân sách cấp huyện đảm bảo); tổng hợp Văn bản y quyền chi trả kinh phí mua xi măng của xã, phường, thị trấn) gửi Sở Tài chính;

- Đnh kỳ (trước 17h ngày thứ 5 hàng tuần), đột xuất, báo cáo kết quả thực hiện của địa phương về các Sở: Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

6. UBND cấp xã:

- Thành lập ban chỉ đạo cấp xã để tổ chức thực hiện;

- Trực tiếp ký hợp đồng cung ứng xi măng theo Quyết định của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính và trực tiếp nhận xi măng tại địa bàn xã, phường, thị trấn đảm bảo chất lượng và thời gian quy định; phân phối xi măng cho các thôn, xóm, tổ dân phố để thực hiện kế hoạch;

- Tổ chức họp dân thông báo kế hoạch làm đường giao thông, rãnh thoát nước hai bên đường, kênh mương nội đồng đã được UBND tỉnh giao, công bố mức hỗ trợ của nhà nước, mức đóng góp của dân để dân biết, bàn bạc thống nhất, tổ chức thực hiện một cách dân chủ; đồng thời chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng sạch (không bồi thường, hỗ trợ), tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho triển khai thực hiện;

- Lập, phê duyệt báo cáo kỹ thuật-dự toán trên cơ sở hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được UBND tỉnh phê duyệt, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt;

- Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cấp xã theo quy định;

- Sử dụng nguồn vốn, vật tư hỗ trợ; nguồn vốn, vật tư huy động của dân và các nguồn vốn hp pháp khác đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích; công khai kế hoạch, dự toán kinh phí, vật tư được hỗ trợ để nhân dân và Ban giám sát cộng đồng biết và thực hiện giám sát;

- Tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình theo phương thức hoàn thành đến đâu nghiệm thu đến đó;

- y quyền ngân sách tỉnh chi trả kinh phí mua xi măng (phần ngân sách cấp xã đảm bảo).

7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh:

Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về kế hoạch này, phản ánh kịp thời kết quả thực hiện của các địa phương, kịp thời nêu gương các điển hình của các địa phương, đơn vị trong triển khai thực hiện kế hoạch; đồng thời nêu các tồn tại, hạn chế để có sự chđạo kịp thời.

8. Các công ty TNHH một thành viên thủy lợi: Phối hợp với các địa phương điều tiết nước hợp lý để đảm bảo thi công công trình nhưng không ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất; hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương công tác kỹ thuật kiên cố hóa kênh mương trong hệ thống thủy lợi do công ty quản lý.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,... tích cực phối hợp với các địa phương để tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân; xây dựng kế hoạch giúp đỡ các địa phương triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 01:

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CƠ CHẾ HỖ TRỢ XI MĂNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 17/01/2018 của UBND tỉnh)

STT

Đơn vị

Kế hoạch thực hiện năm 2018

Xi măng ngân sách tỉnh hỗ trợ

Chiều dài (km)

Xi măng

Khối lượng (tấn)

Kinh phí (triệu đng)

Đường giao thông

Rãnh thoát nước

Kênh mương nội đồng

Tổng khối lượng xi măng PC40 (tn)

Kinh phí mua xi măng (triệu đồng)

 

TỔNG CỘNG

572,16

224,88

92,00

100.338

110.372

49.742

54.716

1

Huyện Kỳ Anh

52,25

28,12

4,60

10.317

11.349

5.138

5.652

2

Thị xã Kỳ Anh

17,18

13,64

3,20

3.136

3.450

1.381

1.519

3

Huyện Cẩm Xuyên

77,41

37,87

18,70

13.957

15.353

6.682

7.350

4

Thành phố Hà Tĩnh

21,67

5,80

2,80

3.913

4.304

1.687

1.856

5

Huyện Thạch Hà

89,18

28,81

15,00

15.199

16.719

6.699

7.369

6

Huyện Can Lộc

63,30

37,79

15,00

13.099

14.409

6.600

7.260

7

Huyện Đức Thọ

45,00

7,50

7,00

6.925

7.618

2.978

3.276

8

Huyện Nghi Xuân

22,14

7,66

1,80

3.580

3.938

1.649

1.814

9

Huyện Hương Sơn

67,93

15,52

8,00

10.981

12.079

4.887

5.376

11

Thị xã Hồng Lĩnh

3,46

4,98

-

962

1.058

469

516

12

Huyện Lộc Hà

35,61

21,32

5,00

6.641

7.305

3.293

3.622

10

Huyện Hương Khê

64,74

12,72

5,90

9.567

10.524

6.851

7.536

13

Huyện Vũ Quang

12,32

3,15

5,00

2.061

2.267

1.428

1.571

Ghi chú: Xi măng PC40, Đơn giá xi măng tạm tính 1,1 triệu/tấn

 

PHỤ LỤC 02:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LÀM ĐƯỜNG GIAO THÔNG THEO CƠ CHẾ HỖ TRỢ XI MĂNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 17/01/2018 của UBND tỉnh)

STT

Đơn vị

Kế hoạch thực hiện năm 2018

Xi măng ngân sách tỉnh hỗ trợ

Chiều dài (km)

Trong đó:

Tổng khối lượng xi măng (tấn)

Kinh phí mua xi măng (triệu đồng)

Khối lượng (tấn)

Kinh phí (triệu đồng)

Đường trục xã (đường phố)

Đường trục thôn, xóm (đường ngõ ph)

Đường ngõ, xóm (đường ngách, hẻm)

Đường trục chính nội đồng

 

TNG CỘNG

572,16

18,22

157,90

301,14

94,91

78.552

86.407

35.421

38.963

1

Huyện Kỳ Anh

52,25

7,66

13,50

27,26

3,84

8.138

8.952

3.730

4.103

2

Thị xã Kỳ Anh

17,18

-

0,57

15,48

1,13

2.003

2.203

663

729

3

Huyện Cẩm Xuyên

77,41

0,35

22,04

37,50

17,52

10.309

11.340

4.326

4.759

4

Thành phố Hà Tĩnh

21,67

-

13,13

6,88

1,66

3.306

3.637

1.301

1.431

5

Huyện Thạch Hà

89,18

3,81

21,79

58,23

5,36

12.232

13.455

4.736

5.210

6

Huyện Can Lộc

63,30

2,20

21,57

26,88

12,65

8.979

9.877

3.906

4.297

7

Huyện Đức Thọ

45,00

0,70

9,90

28,40

6,00

5.895

6.485

2.299

2.529

8

Huyện Nghi Xuân

22,14

-

5,66

11,24

5,24

2.891

3.180

1.208

1.329

9

Huyện Hương Sơn

67,93

2,72

19,02

37,26

8,93

9.437

10.381

3.887

4.276

11

Thị xã Hồng Lĩnh

3,46

-

3,16

-

0,30

594

653

248

273

12

Huyện Lộc Hà

35,61

0,08

11,78

13,72

10,03

4.831

5.314

2.127

2.340

10

Huyện Hương Khê

64,74

0,70

14,16

29,23

20,66

8.423

9.265

6.008

6.609

13

Huyện Vũ Quang

12,32

-

1,65

9,07

1,60

1.514

1.665

982

1.080

Ghi chú: Xi măng PC40, Đơn giá xi măng tạm tính 1,1 triệu/tấn

 

PHỤ LỤC 03:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LÀM RÃNH THOÁT NƯỚC THEO CƠ CHẾ HỖ TRỢ XI MĂNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 17/01/2018 của UBND tỉnh)

STT

Đơn vị

Kế hoạch thực hiện năm 2018

Xi măng ngân sách tỉnh hỗ trợ

Chiều dài (km)

Trong đó:

Tổng khối ng xi măng (tấn)

Kinh phí mua xi măng (triệu đồng)

Khối lượng (tn)

Kinh phí (triệu đồng)

Rãnh trên đường trục xã, đường ph

Rãnh trên đường trục thôn, ngõ phố

Rãnh BTXM có nắp đậy

Rãnh BTXM không có nắp đậy

Rãnh xây gạch có nắp đậy

Rãnh xây gạch không có nắp đậy

Rãnh BTXM có nắp đậy

Rãnh BTXM không có nắp đậy

Rãnh xây gạch có nắp đậy

Rãnh xây gạch không có nắp đậy

 

Toàn tỉnh

224,88

26,83

13,52

1,49

8,85

47,68

66,13

26,69

33,69

15.126

16.639

9.565

10.522

1

Huyện Kỳ Anh

28,12

7,45

0,80

-

0,15

1,00

13,80

0,40

4,52

1.876

2.064

1.196

1.316

2

Thị xã K Anh

13,64

-

1,30

-

1,00

0,48

7,48

3,25

0,13

897

987

553

608

3

Huyện Cẩm Xuyên

37,87

2,37

3,13

-

0,33

7,24

18,99

0,27

5,55

2.426

2.669

1.501

1.651

4

Thành phố Hà Tĩnh

5,80

0,33

-

-

-

5,47

-

-

-

423

465

257

283

5

Huyện Thạch Hà

28,81

3,97

4,58

-

1,24

1,70

6,66

2,54

8,12

1.874

2.061

1.198

1.318

6

Huyện Can Lộc

37,79

3,15

2,40

0,60

4,13

15,55

0,72

6,78

4,46

2.645

2.910

1.661

1.827

7

Huyện Đức Thọ

7,50

-

-

-

2,00

-

-

5,50

-

537

591

334

367

8

Huyện Nghi Xuân

7,66

1,39

-

-

-

1,79

0,54

2,16

1,78

536

590

334

367

9

Huyện Hương Sơn

15,52

1,50

1,16

-

-

3,33

6,94

0,55

2,04

1.020

1.122

633

696

11

Thị xã Hồng Lĩnh

4,98

-

-

-

-

2,84

-

2,14

-

368

405

221

243

12

Huyện Lộc Hà

21,32

4,34

-

0,89

-

4,80

1,09

3,11

7,09

1.459

1.605

920

1.012

10

Huyện Hương Khê

12,72

1,06

0,15

-

-

2,11

9,40

-

-

826

909

573

630

13

Huyện Vũ Quang

3,15

1,28

-

-

-

1,37

0,50

-

-

239

263

184

202

Ghi chú: Xi măng PC40, Đơn giá xi măng tạm tính 1,1 triệu/tấn

 

PHỤ LỤC 04:

KẾ HOẠCH KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG THEO CƠ CHẾ HỖ TRỢ XI MĂNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 17/01/2018 của UBND tỉnh)

STT

Đơn vị

Kế hoạch thực hiện năm 2018

Xi măng ngân sách tỉnh hỗ trợ

Chiều dài (km)

Trong đó:

Tng khối lượng xi măng (tấn)

Kinh phí mua xi măng (triệu đồng)

Khối lưng (tấn)

Kinh phí (triệu đng)

Kênh bê tông

Kênh xây gạch

 

Toàn tỉnh

92,00

80,90

11,10

6.660

7.326

4.756

5.232

1

Huyện Kỳ Anh

4,60

4,60

 

303

333

212

233

2

Thị xã Kỳ Anh

3,20

2,80

0,40

236

260

165

182

3

Huyện Cm Xuyên

18,70

17,10

1,60

1.222

1.344

855

941

4

Thành phố Hà Tĩnh

2,80

2,80

-

184

202

129

142

5

Huyện Thạch Hà

15,00

15,00

-

1.093

1.202

765

842

6

Huyện Can Lộc

15,00

15,00

-

1.475

1.623

1.033

1.136

7

Huyện Đức Thọ

7,00

1,10

5,90

493

542

345

380

8

Huyện Nghi Xuân

1,80

1,40

0,40

153

168

107

118

9

Huyện Hương Sơn

8,00

8,00

0

524

576

367

404

11

Thị xã Hồng Lĩnh

-

-

-

-

-

-

-

12

Huyện Lộc Hà

5,00

2,20

2,80

351

386

246

271

10

Huyện Hương Khê

5,90

5,90

-

318

350

270

297

13

Huyện Vũ Quang

5,00

5,00

-

308

339

262

288

Ghi chú: Xi măng PC40, Đơn giá xi măng tạm nh 1,1 triệu/tn