Quyết định 2426/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội”
Số hiệu: | 2426/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Văn Sửu |
Ngày ban hành: | 21/05/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2426/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2014 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó có sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội tại Văn bản số 209/VNC-ĐT ngày 27/4/2018;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội” (Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành Thành phố; Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ GIẢM THIỂU CÁC RỦI RO CÓ THỂ TRỞ THÀNH THẢM HỌA ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2426/QĐ-UBND ngày 21/5/2018 của UBND thành phố Hà Nội)
Trên thế giới, có nhiều định nghĩa về rủi ro và thảm họa, song có thể quan niệm về rủi ro, thảm họa trong phát triển kinh tế - xã hội như sau: Rủi ro là những hậu quả tiêu cực xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị; gây thiệt hại, mất mát về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân. Thảm họa là hậu quả của quá trình rủi ro xảy ra trên quy mô rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, vật chất, kinh tế hoặc môi trường.
Rủi ro, thảm họa có thể xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, đô thị, môi trường, y tế, an ninh....; có thể do tác động của thiên nhiên hoặc do con người gây nên.
Trên thế giới, trong vài chục năm trở lại đây đã xảy ra nhiều thảm họa. Những thảm họa do thiên nhiên như động đất, lũ lụt xảy ra khá thường xuyên: trận động đất mạnh 8,9 độ richter xảy ra ở dưới biển ngoài khơi Indonesia năm 2004 gây ra "vạt" sóng thần lớn và rộng làm thiệt mạng gần 300.000 người ở nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á (là trận động đất mạnh nhất trong vòng 40 năm qua); trận động đất mạnh 7,6 độ richter xảy ra ngày 8/10/2005 tại Pakistan làm hơn 30.000 người thiệt mạng... Bên cạnh đó, các thảm họa có nguyên nhân từ con người cũng rất nhiều, mà đặc biệt nghiêm trọng là các thảm họa về hạt nhân như vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Trecnobưn ở Ucraina (4/1986) làm 140 công nhân bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao, khoảng 30 người chết, 600.000 người bị phơi nhiễm và ảnh hưởng đến 5 triệu người sống trong vùng lân cận với nhà máy; sự cố mất điện tại Ấn Độ năm 2012 khiến khoảng 600 triệu người, tức một nửa dân số nước này thiếu điện nước sinh hoạt trong 2 ngày và những thiệt hại lớn về sản xuất, giao thông...
Tại Việt Nam, rủi ro do thiên tai, lũ lụt xảy ra trên hầu khắp cả nước. Ngoài ra, cũng đã xảy ra một số sự cố mang tính thảm họa có nguyên nhân từ con người như tai nạn lật tàu hỏa năm 1982 tại Trảng Bom, Đồng Nai làm hơn 300 người thiệt mạng, sự cố cháy tòa cao ốc ITC tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2002, làm thương vong hơn 100 người...
Để quản lý và giảm thiểu các rủi ro, thảm họa, tại nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, vấn đề kiểm soát rủi ro, phòng ngừa thảm họa đã được nghiên cứu từ rất sớm và được đưa vào trong các khung chính sách, chương trình hành động quốc gia, như: Đạo luật cơ bản về các biện pháp ứng phó thảm họa của Nhật Bản (1961), Luật quản lý thảm họa của Indonesia (2007), Luật Quản lý và Giảm thiểu rủi ro thảm họa của Philippines (2010), Pháp lệnh quản lý thảm họa quốc gia của Pakistan (2006), Luật Giảm thiểu và ngăn chặn thảm họa của Thái Lan (2007),... Bên cạnh ban hành các quy định pháp luật, một số quốc gia thành lập cơ quan quản lý thảm họa như: Bộ Phòng vệ dân sự, tình trạng khẩn cấp và giải quyết hậu quả thiên tai của Liên bang Nga, Bộ quản lý thảm họa và nhân quyền của Srilanka, Bộ lương thực và quản lý thảm họa của Bangladesh,...
Tại Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu tập trung đề cập đến các vấn đề về ứng phó sự cố, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Riêng Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đề cập đến cả các sự cố do con người gây ra.
Đối với thành phố Hà Nội, cho đến nay có một số trường hợp rủi ro có thể được coi là thảm họa do thiên nhiên gây ra: năm 1971, mưa to liên tục và một cơn bão lớn đã gây nên trận lũ lịch sử tại đồng bằng sông Hồng với mực nước sông Hồng ngày 20 tháng 8 lên đến 14,13 m ở Hà Nội (cao hơn mực nước báo động cấp III đến 2,63 m) khiến hệ thống đê bị vỡ ở ba địa điểm, làm chết 100.000 người, úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu người chịu thiệt hại; trận mưa lớn lịch sử cuối năm 2008 đã làm hầu hết khu vực nội thành Hà Nội ngập trong 5 ngày, gây thiệt hại về người, hàng loạt phương tiện giao thông bị hỏng, nhiều công sở, trường học phải đóng cửa, ước tính thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng.
Trong thời gian qua, thực hiện Luật phòng chống thiên tai 2013, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều nội dung đảm bảo công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai. Thành phố đã thành lập 3 Ban Chỉ huy (Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai Thành phố, Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Ban Chỉ huy cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân) để tham mưu Thành phố ban hành các văn bản, chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai, bao gồm cả các sự cố do thiên tai và do con người gây ra. Trong đó các sự cố liên quan đến cháy nổ, lũ lụt, tai nạn giao thông, sập đổ công trình... được chú trọng.
Tuy nhiên, việc xác định đầy đủ các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với một đô thị đặc biệt như thành phố Hà Nội đến nay chưa được nhận diện cụ thể và cũng chưa có những phương án tổng thể để quản lý, giảm thiểu rủi ro trở thành thảm họa. Vì vậy, đề án này được thực hiện nhằm đánh giá các rủi ro có thể trở thành thảm họa của Hà Nội, xác định các giải pháp, tổ chức thực hiện để giảm thiểu tối đa và xử lý khi có rủi ro trở thành thảm họa.
1. Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013;
2. Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 4/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
3. Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đề cập đến cả các sự cố do con người gây ra;
4. Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”;
5. Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”;
6. Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020”;
7. Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 06/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020”;
8. Quyết định số 1230/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội.
9. Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 1/4/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội.
10. Quyết định số 1633/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội.
11. Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 02/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn thành phố Hà Nội;
12. Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Mục đích
Nhận diện các rủi ro có thể trở thành thảm họa của Hà Nội; xác định các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện để quản lý, giảm thiểu tối đa thiệt hại do rủi ro gây ra và xử lý hiệu quả khi có rủi ro trở thành thảm họa đối với Hà Nội.
2. Yêu cầu
- Dự báo, nhận diện các rủi ro có thể trở thành thảm họa để xây dựng các phương án phòng chống, giảm thiểu và khắc phục.
- Phân công rõ trách nhiệm các cấp, các ngành Thành phố chủ động triển khai thực hiện Đề án.
- Các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ trong xây dựng từng kịch bản rủi ro có thể trở thành thảm họa, tổ chức diễn tập phương án được duyệt. Hàng năm có tổng kết đánh giá thực hiện Đề án.
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Dự báo đến năm 2030
- Phạm vi học thuật: Do tính chất đặc thù và vị trí quan trọng của Thủ đô, xác định nội hàm để nhận diện rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội là: những rủi ro xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc tinh thần của số lượng lớn người dân.
Các rủi ro có thể trở thành thảm họa được xác định ở Đề án này thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội.
1. Dự báo những rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với quá trình phát triển của thành phố Hà Nội:
1) Vỡ đê sông Hồng
Nếu do mưa bão, lũ, làm nước sông Hồng dâng lên trên mức báo động cấp độ III (11,5m), sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ đê sông Hồng khu vực trên Thành phố, gây nguy hại đến an toàn tính mạng hàng triệu người dân và thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và nhân dân Thủ đô.
2) Ô nhiễm nguồn nước
Trong tương lai, Hà Nội sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu là nước mặt. Vì vậy, có thể xảy ra rủi ro nếu nguồn nước mặt bị nhiễm độc, ô nhiễm từ hóa chất, chất thải công nghiệp. Vấn đề an ninh về chất lượng nước sạch của các nhà máy nước là vấn đề phải quan tâm.
3) Cháy, nổ, đổ sụp công trình
Các rủi ro cháy, nổ, đổ sụp công trình được xác định có thể trở thành thảm họa của Hà Nội gồm:
- Cháy, đổ sụp công trình, nhà cao tầng, khu đô thị:
Đối các chung cư cũ: Rủi ro dẫn đến thảm họa khi xảy ra hiện tượng cháy, đổ sụp hàng loạt nhà chung cư. Hiện tại, Hà Nội có 1579 chung cư cũ, tập trung ở 76 khu, với 1273 chung cư và 306 chung cư riêng lẻ với quy mô từ 2 đến 5 tầng. Đa số các chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng và phân bố tại 4 quận nội thành cũ, hiện đã có hiện tượng sụt lún, xuống cấp khá nghiêm trọng. Thảm họa được xác định, nếu động đất với cường độ 4-5 Richter có thể gây sụp đổ hàng loạt các chung cư cũ (hiện có khoảng 30 nghìn hộ dân đang sinh sống tại các chung cư cũ 4-5 tầng).
Đối các khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng: Rủi ro thành thảm họa khi cháy toàn bộ, hoặc đổ sụp chung cư cao tầng. Nguyên nhân đổ sụp có thể do động đất, cường độ lớn (khoảng 7 Richter) đối với các chung cư không được thiết kế chống động đất; hoặc do sai quy trình thiết kế, xây dựng.
- Cháy khu dân cư: Rủi ro sẽ thành thảm họa nếu để xảy ra cháy lớn không dập tắt kịp thời gây thiệt hại lớn về người đối với một tuyến phố, hay cụm dân cư.
Các khu vực này tồn tại đan xen nhiều kiến trúc xây dựng khác nhau và quy hoạch xây dựng không đồng bộ; nhà dân xen kẽ với các khu dịch vụ, thương mại... nên số lượng, chủng loại chất cháy rất đa dạng, trong đó có nhiều chất dễ cháy như gas, bông, vải sợi, nilon, giấy, hóa chất,... Đặc biệt đối với các khu có mật độ dân cư cao, tồn tại nhiều nhà và công trình cổ, cũ, giao thông nhỏ, hẹp... như các khu phố cổ, khu nội đô lịch sử. Là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ, sập đổ công trình và rất khó cứu hỏa.
- Cháy công trình ngầm: trong tương lai, số lượng công trình ngầm của Hà Nội ngày càng phát triển với quy mô lớn. Cùng với đó, nguy cơ cháy nổ trở thành thảm họa do động đất, hoặc do ý thức của con người hoàn toàn có thể xảy ra.
- Cháy, nổ các phương tiện vận chuyển vật liệu hóa chất: Với số lượng lớn các phương tiện vận chuyển vật liệu, hóa chất qua khu vực nội thành hàng ngày, sẽ có thể xảy ra thảm họa nếu các phương tiện này bị cháy, nổ tại các tuyến đường có mật độ người tham gia giao thông đông; cháy, nổ dễ lan truyền sang nhiều phương tiện vận tải khác, hậu quả gây thiệt hại lớn về người, tài sản.
4) Tai nạn giao thông
- Thảm họa đối với hệ thống đường sắt trên cao: Với số lượng vận chuyển hành khách 500 khách/chuyến, tần suất 10 phút/chuyến, nếu xảy ra rủi ro như tàu đang chạy bị rơi xuống thì sẽ là một thảm họa, vì số lượng người thương vong rất lớn (cả số lượng người tham gia giao thông phía dưới).
- Thảm họa đối với hàng không: có thể xảy ra khi có hiện tượng bão (cấp 10 trở lên) kết hợp mưa lớn (180-280mm) và từ sai sót của phi công điều khiển máy bay, hoặc bộ phận điều hành bay dưới mặt đất dẫn đường hạ cánh không chính xác, máy bay hạ cánh ngoài đường băng gây cháy nổ, chết người... Với thành phố Hà Nội, rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ con người có khả năng xảy ra cao hơn do thiên tai.
5) Rủi ro tại các sự kiện tập trung đông người
Thành phố Hà Nội thường xuyên đăng cai và diễn ra các sự kiện lớn, trong đó có sự kiện tập trung đông người như các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm với số lượng hàng nghìn người tập trung tại một địa điểm (tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, quảng trường, sân vận động...); nếu có các sự cố gây hoảng loạn, người dân chen lấn, giẫm đạp để thoát thân, sẽ có khả năng trở thành thảm họa nếu số lượng người chết và bị thương lớn.
6) Rủi ro dịch bệnh
Rủi ro thành thảm họa được dự báo khi có các bệnh dịch lạ, khó điều trị, lan truyền với tốc độ nhanh trên địa bàn, gây thiệt hại lớn về người.
7) Rủi ro trong lĩnh vực thông tin, truyền thông
- Các cuộc tấn công mạng dưới các hình thức mã độc gián điệp, mạng botnet, DDos... có chủ đích vào các cơ quan nhà nước, các hệ thống tài chính, ngân hàng, các hạ tầng thông tin trọng yếu, các website của tổ chức, doanh nghiệp nhằm phá hoại hệ thống thông tin và đánh cắp thông tin, gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính, xã hội và an ninh của Thành phố.
- Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm chống lại Đảng, Nhà nước; gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; tuyên truyền, kích động bạo lực, biểu tình, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm...
- Rủi ro thành thảm họa khi bị sự cố mất đường truyền internet trong nhiều ngày, trên toàn địa bàn Thành phố.
8) Rủi ro do mất điện diện rộng
Sự cố đường dây cao áp có thể xảy ra mất điện trên diện rộng, gây hiện tượng rã lưới điện toàn hệ thống, thời gian khắc phục sự cố dài ngày, các nhà máy, dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động, không có điện để phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày... Điều này sẽ gây ra những tổn thất to lớn về kinh tế và tạo ra sự bất ổn trong xã hội.
9) Rủi ro do rò rỉ phóng xạ
Thảm họa sẽ xảy đến nếu có sự cố từ 3 nhà máy điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam của Trung Quốc. Theo đánh giá, Hà Nội là một trong số các tỉnh phía Bắc nước ta sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu 3 nhà máy này có sự cố. Do bụi phóng xạ có khả năng phát tán rộng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.
(10). Rủi ro khi có các hoạt động khủng bố, phá hoại
Với đặc điểm là trung tâm chính trị của cả nước, các rủi ro từ các hoạt động khủng bố, phá hoại của các tổ chức trong và ngoài nước rất có khả năng xảy ra. Đây là những rủi ro có khả năng thành thảm họa rất lớn vì ảnh hưởng đến chính trị và tính mạng của người dân.
1) Kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Để đảm bảo thuận lợi cho công tác chỉ huy phòng, chống, ứng phó với rủi ro từ thiên tai và con người, Thành phố thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ huy phòng chống thiên tai thành phố với Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ huy cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân; do Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng ban, Bộ Tư lệnh Thủ đô là cơ quan Thường trực Tìm kiếm cứu nạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Phòng, chống thiên tai; Sở Khoa học và Công nghệ là thường trực Ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; các sở, ngành khác tham gia thành viên Ban Chỉ huy Thành phố.
2) Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm
- Giao các đơn vị liên quan xây dựng kịch bản chi tiết phòng, chống và ứng phó rủi ro trở thành thảm họa theo lĩnh vực chuyên ngành.
- Tiếp tục đầu tư, xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo các hiện tượng thiên nhiên và chất lượng môi trường:
+ Hoàn thiện hệ thống dự báo các hiện tượng thời tiết, biến đổi khí hậu có thể xảy ra rủi ro, như: bão, lũ, nóng, lạnh, động đất, hạn hán... để chủ động ứng phó khi xảy ra.
+ Tiếp tục đầu tư hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo trước các hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là hệ thống nước mặt cấp cho sinh hoạt của Thành phố để kịp thời ứng phó, đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người dân.
+ Hiện đại hóa hệ thống thông tin cảnh báo sớm từ Thành phố đến các quận, huyện.
3) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống rủi ro
- Ban hành Kế hoạch phòng chống sự cố, thảm họa đến năm 2020 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội, phù hợp với Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 và các văn bản pháp lý khác.
- Ban hành các quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro có thể trở thành thảm họa đồng thời điều chỉnh, bổ sung các quy chế, quy chuẩn về dự báo các thảm họa có thể xảy ra.
- Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa: Các chính sách tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch, quản lý và giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương; chính sách ưu tiên và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa; chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống; chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa, tiến hành các hoạt động nhân đạo và từ thiện đối với khu vực bị thiệt hại do thảm họa.
4) Nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó rủi ro cho các đối tượng
- Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương; hàng năm các ngành, các địa phương tổ chức diễn tập phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro, thảm họa. Đặc biệt nguồn nhân lực cho bộ máy tổ chức quản lý, tham mưu, điều hành công tác phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa.
- Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ quản lý thảm họa, các cơ sở đào tạo, huấn luyện, các đơn vị dịch vụ công phục vụ cho phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa.
5) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng. Xây dựng năng lực tự phòng ngừa, ứng phó với thảm họa. Tổ chức lực lượng tự nguyện của cộng đồng để tham gia cứu hộ, cứu nạn. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong các hoạt động chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả. Phát triển lực lượng tình nguyện viên trong công tác tuyên truyền, vận động, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất... Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có các hình thức hỗ trợ đa dạng, hiệu quả cho người dân và địa phương nơi có thảm họa xảy ra.
6) Ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa
- Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa.
- Thành phố khuyến khích áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin liên lạc, khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa.
- Khuyến khích phát triển các chuyên ngành khoa học về phòng chống thảm họa: tình trạng khẩn cấp, quản lý thảm họa, phát triển bền vững, y tế thảm họa, phục hồi sản xuất và môi trường sau thảm họa.
7) Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế
- Tăng cường hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước trong công tác cảnh báo, dự báo, giáo dục, đào tạo, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, các bài học thực tiễn... tiến tới xây dựng các thỏa thuận, ký kết hợp tác về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa; hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các chương trình liên quan đến rủi ro, thảm họa.
- Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh lân cận trong xây dựng các kế hoạch phòng, chống, ứng phó với sự cố, thiên tai (do có nhiều sự cố, thiên tai mang tính chất liên tỉnh như bão, lũ, ô nhiễm môi trường nước sông, ô nhiễm không khí...).
1. Công tác tuyên truyền:
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các sở, ngành, quận, huyện, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế & Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung Đề án trên các phương tiện thông tin của Thành phố theo quy định.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị phối hợp các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tham gia tuyên truyền, phổ biến và giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
2. Phân công các sở, ngành:
1) Sở Nội vụ: Nghiên cứu, đề xuất phương án, trình UBND Thành phố phê duyệt phương án, kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong năm 2018.
2) Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND Thành phố các nhiệm vụ liên quan đến các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ về phòng, chống và giảm nhẹ thảm họa. Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa rò rỉ chất phóng xạ, sự cố hạt nhân.
3) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa vỡ đê sông Hồng.
4) Sở Tài nguyên và Môi trường: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa ô nhiễm nguồn nước.
5) Sở Xây dựng: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa đổ sụp công trình xây dựng, nhà ở.
6) Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa cháy công trình ngầm, cháy khu dân cư, cháy nổ phương tiện vận tải, chất dễ cháy, cháy nổ chung cư...
7) Sở Giao thông Vận tải: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa tai nạn giao thông hoặc sập các công trình giao thông trên cao, giao thông ngầm,...
8) Bộ Tư lệnh Thủ đô: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống các thảm họa khủng bố, phá hoại và thảm họa giao thông hàng không.
9) Công an thành phố Hà Nội: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa tại các sự kiện tập trung đông người.
10) Sở Y tế: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa do dịch bệnh lây lan diện rộng trên địa bàn Thành phố.
11) Sở Thông tin và Truyền thông: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.
12) Sở Công thương: Xây dựng kịch bản chi tiết phòng chống khi có thảm họa do mất điện diện rộng.
Việc nghiên cứu, xây dựng các kịch bản phòng, chống rủi ro trở thành thảm họa cụ thể cần được áp dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại để đánh giá mức độ rủi ro; đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố rủi ro bằng các công nghệ tiên tiến, đáp ứng được các yêu cầu phức tạp của từng loại hình rủi ro (đảm bảo sự hài hòa giữa các kịch bản của Thành phố và Trung ương nếu có). Mỗi kịch bản cũng sẽ dự kiến nguồn tài chính cần đầu tư ban đầu và hàng năm trong công tác phòng chống rủi ro thành thảm họa, trình HĐND phê duyệt theo quy định.
3. UBND các quận, huyện, thị xã:
Căn cứ Đề án được duyệt, chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan Thành phố chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, triển khai ứng phó, xử lý kịp thời khi xảy ra rủi ro trở thành thảm họa.
Trong quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung phù hợp./.
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 100/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 09/09/2020 | Cập nhật: 21/11/2020
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2020 về phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 Ban hành: 16/10/2020 | Cập nhật: 26/10/2020
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2019 về lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Phú Yên đến năm 2030 Ban hành: 10/10/2019 | Cập nhật: 05/11/2019
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2019 thực hiện giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020 Ban hành: 09/09/2019 | Cập nhật: 30/09/2019
Quyết định 1041/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2019 Ban hành: 19/08/2019 | Cập nhật: 26/08/2019
Quyết định 1633/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2019, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 03/05/2019 | Cập nhật: 01/07/2019
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Bảo trợ xã hội; An toàn, vệ sinh lao động; Trẻ em thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Ban hành: 13/07/2018 | Cập nhật: 30/07/2018
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2018 thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường Ban hành: 21/06/2018 | Cập nhật: 17/08/2018
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định về tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất; mức thu đối với đất có mặt nước trong Khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 20/12/2017 | Cập nhật: 31/03/2018
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Điều 2 Quy định trình tự thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang kèm theo Quyết định 01/2016/QĐ-UBND Ban hành: 29/12/2017 | Cập nhật: 05/01/2018
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy chế Giải thưởng báo chí tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 15/12/2017 | Cập nhật: 27/12/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy định hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 11/12/2017 | Cập nhật: 12/01/2018
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La năm 2018 Ban hành: 05/12/2017 | Cập nhật: 12/03/2018
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017 trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 09/11/2017 | Cập nhật: 17/11/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về danh mục tài sản, thiết bị mua sắm tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng Ban hành: 09/11/2017 | Cập nhật: 20/01/2018
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 về hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Yên Bái năm 2018 Ban hành: 28/11/2017 | Cập nhật: 02/03/2018
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 14/11/2017 | Cập nhật: 25/11/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chứa quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành thuộc lĩnh vực tư pháp Ban hành: 13/11/2017 | Cập nhật: 16/11/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về Quy định trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 27/11/2017 | Cập nhật: 07/12/2017
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 936/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 17/11/2017 | Cập nhật: 10/04/2018
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2017 trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 18/10/2017 | Cập nhật: 25/10/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy định hệ số điều chỉnh giá đất (K) năm 2017 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 17/10/2017 | Cập nhật: 07/11/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 19/09/2017 | Cập nhật: 22/11/2017
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2017 về công bố thủ tục hành chính thay thế và bị thay thế thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang trong lĩnh vực thủy sản Ban hành: 26/09/2017 | Cập nhật: 11/10/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định nội dung, định mức hỗ trợ chi phí chuẩn bị và quản lý thực hiện đối với dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 25/08/2017 | Cập nhật: 30/08/2017
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 thực hiện “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020” Ban hành: 12/09/2017 | Cập nhật: 19/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định kèm theo Quyết định 20/2016/QĐ-UBND Quy định xét, công nhận sáng kiến tỉnh Hưng Yên Ban hành: 12/09/2017 | Cập nhật: 21/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Bảng giá đất Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 17/08/2017 | Cập nhật: 22/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về Quy trình luân chuyển hồ sơ khi thực hiện việc xác định giá đất cụ thể để xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất và để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ban hành: 21/08/2017 | Cập nhật: 14/09/2017
Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 57/2003/QĐ.UB do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 21/08/2017 | Cập nhật: 05/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 05/09/2017 | Cập nhật: 19/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công thương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 11/08/2017 | Cập nhật: 17/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 22/2006/QĐ-UBND Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Xây dựng tỉnh Lào Cai Ban hành: 04/08/2017 | Cập nhật: 18/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 28/08/2017 | Cập nhật: 29/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về vấn đề liên quan đến việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 30/08/2017 | Cập nhật: 20/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND Quy định kinh phí tổ chức lễ tang, lễ viếng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 19/08/2017 | Cập nhật: 22/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy định việc tổ chức thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 04/08/2017 | Cập nhật: 10/10/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 29/2014/QĐ-UBND Ban hành: 08/08/2017 | Cập nhật: 18/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng thuộc diện được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công do Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Ban hành: 04/08/2017 | Cập nhật: 10/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về sửa đổ, bổ sung Quyết định 817/2012/QĐ-UBND quy định về hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Ban hành: 10/08/2017 | Cập nhật: 05/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 61/2010/QĐ-UBND bảng xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 18/07/2017 | Cập nhật: 07/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ban hành: 20/07/2017 | Cập nhật: 30/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 02/08/2017 | Cập nhật: 07/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy trình công nhận sáng kiến kèm theo Quyết định 30/2014/QĐ-UBND Ban hành: 26/07/2017 | Cập nhật: 01/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020 do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành. Ban hành: 28/07/2017 | Cập nhật: 05/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 02/08/2017 | Cập nhật: 04/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Ban hành: 01/08/2017 | Cập nhật: 04/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND ủy quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 14/07/2017 | Cập nhật: 21/07/2017
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy đến năm 2020 Ban hành: 13/07/2017 | Cập nhật: 27/07/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 12/06/2017 | Cập nhật: 17/06/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND sửa đổi Bảng giá đất, quy định áp dụng đối với Bảng giá đất; Quy định hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tại các quyết định của tỉnh Ban hành: 24/07/2017 | Cập nhật: 08/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại tỉnh Đồng Nai Ban hành: 30/06/2017 | Cập nhật: 08/09/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung Quyết định 11/2014/QĐ-UBND Quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Đơn giá bồi thường về vật kiến trúc, cây cối khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; sửa đổi Quyết định 12/2015/QĐ-UBND Ban hành: 03/07/2017 | Cập nhật: 21/07/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hành Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Ban hành: 20/06/2017 | Cập nhật: 19/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 78/2005/QĐ-UB về thành lập Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng Ban hành: 30/05/2017 | Cập nhật: 14/06/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định chế độ hỗ trợ chữa trị, cai nghiện ma túy tại Cơ sở điều trị nghiện tỉnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 05/06/2017 | Cập nhật: 26/06/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND bổ sung Phụ lục 03 bộ Đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả, tàu thuyền, máy móc thiết bị, nông cụ, ngư cụ, cây cối, hoa màu và nuôi trồng thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh kèm theo Quyết định 03/2017/QĐ-UBND Ban hành: 19/05/2017 | Cập nhật: 25/05/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý đầu tư xây dựng Chương trình bê tông hóa hẻm phố tại đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 20/06/2017 | Cập nhật: 04/07/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 19/06/2017 | Cập nhật: 28/06/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về danh mục mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ (%) để lại từ nguồn thu phí trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 19/05/2017 | Cập nhật: 16/12/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Bảng giá đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 28/06/2017 | Cập nhật: 09/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định giá dịch vụ sử dụng cảng, bến thủy nội địa được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 27/06/2017 | Cập nhật: 11/07/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định mức đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới đối với từng khu vực giai đoạn 2017 - 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 15/05/2017 | Cập nhật: 09/06/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản Ban hành: 22/05/2017 | Cập nhật: 10/06/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định giá tiêu thụ nước sạch của Doanh nghiệp tư nhân Tân An, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre Ban hành: 28/04/2017 | Cập nhật: 07/06/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 12/07/2017 | Cập nhật: 07/08/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 03/05/2017 | Cập nhật: 06/05/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 06/2017/QĐ-UBND quy định giá dịch vụ đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 27/04/2017 | Cập nhật: 11/05/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Bảng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017 trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 10/04/2017 | Cập nhật: 20/04/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 Ban hành: 06/06/2017 | Cập nhật: 27/06/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 37/2013/QĐ-UBND Ban hành: 06/06/2017 | Cập nhật: 01/07/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 18/04/2017 | Cập nhật: 06/05/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND quy định mức giá cho thuê cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 22/03/2017 | Cập nhật: 06/06/2017
Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Ban hành: 21/03/2017 | Cập nhật: 21/03/2017
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND sửa đổi Bảng giá đất giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An kèm theo Quyết định 106/2014/QĐ-UBND Ban hành: 19/01/2017 | Cập nhật: 18/04/2017
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2016 triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 Ban hành: 27/12/2016 | Cập nhật: 07/03/2017
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2016 triển khai Quyết định 26/2016/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 02/11/2016 | Cập nhật: 09/11/2016
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2016 về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 11/10/2016 | Cập nhật: 17/07/2019
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2016 thực hiện “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016- 2020" Ban hành: 15/09/2016 | Cập nhật: 30/11/2016
Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2016 về cử thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Ban hành: 10/06/2016 | Cập nhật: 28/07/2016
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa tên và nội dung áp dụng tại cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai Ban hành: 02/06/2016 | Cập nhật: 01/10/2016
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội Ban hành: 11/04/2016 | Cập nhật: 24/05/2017
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Điều lệ Hội Luật gia tỉnh Quảng Nam Ban hành: 08/05/2015 | Cập nhật: 22/05/2015
Nghị định 66/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai Ban hành: 04/07/2014 | Cập nhật: 08/07/2014
Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 Ban hành: 24/06/2014 | Cập nhật: 26/06/2014
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2014 duyệt Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị mới Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ 1/10.000 Ban hành: 04/06/2014 | Cập nhật: 12/06/2014
Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2012 công nhận xã An toàn khu II thuộc tỉnh Bắc Giang Ban hành: 08/08/2012 | Cập nhật: 20/08/2012
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại đến năm 2020 Ban hành: 29/07/2011 | Cập nhật: 07/07/2013
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Ban hành: 10/08/2011 | Cập nhật: 17/08/2011
Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Dự án “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Ban hành: 01/07/2011 | Cập nhật: 06/07/2011
Quyết định 1002/QĐ-TTg năm 2010 bổ nhiệm ông Trương Chí Trung, giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính Ban hành: 30/06/2010 | Cập nhật: 06/07/2010
Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án đảm bảo mạng lưới thông tin biển, đảo Ban hành: 22/07/2009 | Cập nhật: 24/07/2009
Quyết định 1002/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Ban hành: 13/07/2009 | Cập nhật: 16/07/2009
Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 Ban hành: 16/11/2007 | Cập nhật: 21/11/2007
Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 1997 về việc thay đổi Trưởng, Phó ban Ban chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang và huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Ban hành: 05/12/1997 | Cập nhật: 18/12/2009