Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2016 triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
Số hiệu: 201/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 27/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 201/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH - DỊCH VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2017

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thử XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hi 05 năm 2016 - 2020; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030; Nghị quyết s09/2016/NQ-HĐND ngày 31/8/2016 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU:

1. Mục tiêu:

- Tập trung phát triển ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sự đột phá bước đu cho giai đoạn 2017-2020.

- Phát triển đồng bộ, bền vững, chất lượng cao và thực sự chuyên nghiệp, xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực.

- Tập trung kêu gọi các Nhà đầu tư lớn, có thương hiệu tạo điểm nhấn và có sức ảnh hưởng đối với du lịch toàn tỉnh và tăng cường xã hội hóa các dự án đầu tư.

- Hoàn thiện và nâng cao cht lượng sản phẩm hiện có, đặc biệt chú trọng sản phẩm du lịch văn hóa - di sản; xây dựng một ssản phm mới có tính đặc trưng và có sức cạnh tranh cao.

- Tăng trưng ổn định chi tiêu về lượt khách, tăng mạnh chi tiêu về doanh thu du lịch thông qua các thị trường khách có đẳng cp, chi tiêu cao bng cách tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch cao cấp.

2. Các chỉ tiêu cụ thể:

- Phấn đu năm 2017 đạt khoảng 3,5 - 3,7 triệu lượt khách, tăng khoảng 10% - 12% so với năm 2016 (trong đó, khách quốc tế chiếm từ 45% - 50%); khách lưu trú đạt khoảng 2 triệu lượt, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ.

- Doanh thu du lịch tăng khoảng 15% so với năm 2016, ước đạt 3.700 - 3.800 tỷ đồng.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch

a) Về cơ sở hạ tầng

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt nâng cấp, m rng các tuyến đường tiếp cận các điểm du lịch, nâng cấp tuyến đường ven bin, ưu tiên từ ca Thuận An đến cửa Tư Hiền để đảm bảo hạ tầng kết nối và phục vụ các dự án lớn như khu nghỉ dưỡng biển PSH (Tây Ban Nha), khu nghỉ dưỡng và sân golf (BRG);...

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: tuyến đường du lịch cụm các lăng Minh Mạng - Gia Long, đưng kết nối từ Quốc lộ 1A đến đim du lịch Thiền Viện Trúc Lâm - Bạch Mã, đường vào khu du lịch Cảnh Dương, Lăng Cô,...

- Xây dựng một số bến thuyền du lịch đầm phá (Đầm Sam Chuồn, Cồn Tộc), du lịch l hi tâm linh dọc sông Hương (bến Than - Điện Hòn Chén),...

- Đẩy nhanh tiến độ dự án xử lý môi trường nước và nâng cấp mở rộng các tuyến đường Chu Văn An, Võ Thị Sáu, Phạm Ngũ Lão và Lê Lợi để kịp thời thực hiện việc phát triển tuyến phố đi bộ ở khu vực này.

- Từng bước nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ cu Chợ Dinh v đp La Ỷ để phát trin du lịch nghề truyền thống ở khu vực phía Đông thành ph.

- Quy hoạch và từng bước triển khai xây dựng các bãi đxe khu vực phía nam sông Hương, trong đó có các bãi đxe du lịch, trước mt tập trung vào một s bãi đxe phục vụ khu phố đêm dự kiến tuyến phố Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu.

- Thúc đẩy tăng cường tần suất các chuyến bay hiện có, m các tuyến bay mới đến Singapore và các thị trường du lịch trọng đim trong nước.

- Tăng cường chất lượng và tần suất các chuyến xe bus hiện có từ thành phố Huế đến các điểm phụ cận. Khuyến khích các doanh nghiệp đu tư loại hình vận chuyển bằng xe điện trên một số tuyến du lịch chủ yếu đã được quy hoạch.

- Vận động triển khai chiếu sáng mỹ thuật ở các công trình cao tầng trên địa bàn thành phố Huế (xã hội hóa), tăng cường chiếu sáng các di tích như khu vực Đại Nội, Nghinh Lương Đình, Kỳ Đài và dọc 02 bờ sông Hương đtạo sự sống động hấp dẫn của một thành phố du lịch và thu hút khách du lịch v đêm.

- Quy hoạch và xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng theo tiêu chí sạch, tiện dụng trên địa bàn thành phố Huế, các điểm du lịch phục vụ cho khách du lịch và cộng đồng dân cư. Vận động các nhà hàng, khách sạn dọc tuyến du lịch tham gia hệ thống nhà vệ sinh công cộng đphục vụ du khách.

b) Về cơ s vật chất kỹ thuật

- Khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 sao trlên, đặc biệt các khách sạn 4 - 5 sao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và phát triển các loại hình du lịch. Đồng thời khuyến khích mô hình home stay tại các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

- Tích cực kêu gọi và hỗ trợ các thủ tục pháp lý để triển khai nhanh các dự án đầu tư du lịch có quy mô lớn, ưu tiên các dự án đầu tư khu vui chơi giải trí cao cấp, các trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng, sân golf, casino, các thiết chế về hội nghị, hội thảo.

- Xử lý kiên quyết việc thu hồi các dự án du lịch - dịch vụ chậm tiến độ đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực và thương hiệu mạnh khác.

2. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch chủ lực của Thừa Thiên Huế là văn hóa di sản; phát triển các loại hình, sản phẩm mới dựa trên tiềm năng thế mạnh về tài nguyên để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách, cụ thể:

- Đổi mới mô hình quản lý Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Trung tâm Festival Huế theo hướng xã hội hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra nhiều hoạt động, sản phẩm mới, chất lượng cao đ thu hút du khách.

- Mở cửa Đại Nội và triển khai các các dịch vụ về đêm tại đây như tổ chức yến tiệc khi có nhu cầu, trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh Đông y theo y thuật cung đình, các hoạt động vui chơi giải trí, trình din áo dài, võ thuật... Đồng thời nhân rộng mô hình đến một vài địa điểm khác như Cung An Định, khu vực đường Đoàn Thị Điểm... Triển khai dự án khai thác các giá trị Cung An Định phục vụ phát triển du lịch gắn bảo tồn.

- Tập trung khai thác phát triển loại hình du lịch tâm linh tại các cơ sở tôn giáo như: Điện Hòn Chén, Đền Huyền Trân, tượng Quán Thế Âm, Thiền Viện Trúc Lâm - Bạch Mã,...

- Xây dựng Kế hoạch triển khai phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, làng nghề truyền thống, nhà vườn,... nhm phát huy giá trị làng quê Việt tại các địa phương có tim năng đhình thành các sản phẩm du lịch mới, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung phát triển các loại hình vui chơi giải trí, mua sắm, dịch vụ về đêm, hàng lưu niệm. Hình thành không gian văn hóa, nghệ thuật, trải nghiệm ẩm thực khu vực đường Lê Lợi (từ cầu Tràng Tiền đến cầu Phú Xuân), nghiên cứu mở rộng không gian phố đi bộ kéo dài qua cu Tràng Tin, đường Trn Hưng Đạo (đoạn phía trước chợ Đông Ba) sang khu vực đường Trịnh Công Sơn và khu vực các trục đường Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu.

- Tập trung hệ thống các bảo tàng văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, nghề truyền thống trên trục đường Lê Lợi để hình thành sản phẩm du lịch chuyên đề tham quan các bảo tàng.

- Xây dựng các tuyến du lịch bằng xe đạp trên địa bàn tỉnh, vừa tạo ra sản phẩm du lịch vừa xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường.

3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch

- Thay đổi phương pháp, hình thức xúc tiến quảng bá phù hợp với thực tế, chú trọng xúc tiến quảng bá vào các trung tâm du lịch đu mi: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nng, Nha Trang và các thị trường quốc tế trọng điểm. Chú trọng việc quảng bá qua các phương tiện truyền thông trong nước, quc tế; các trang mạng quốc tế, mạng xã hội. Hạn chế đến mức thấp nht các hình thức quảng bá bng các ấn phẩm.

- Hoàn chỉnh kế hoạch marketing giai đoạn 2017-2020 trên cơ sở Chương trình chung của Bộ VHTTDL và các chương trình liên kết hợp tác đã ký kết.

- Thay đổi phương thức xúc tiến, quảng bá tại các hội chợ du lịch, đặc biệt các hội chợ du lịch quốc tế với sự tham gia chủ lực của các doanh nghiệp du lịch để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mua bán, trao đi với các đối tác tại hội chợ. Chủ động tham gia một số hội chợ du lịch quốc tế về thị trường du lịch trọng điểm của Huế.

- Chỉnh lý và nâng cao hiệu quả website du lịch Thừa Thiên Huế ít nhất 02 thứ tiếng (Việt và Anh) với tên miền bằng tiếng Anh (tên min huetourism.gov.vn) nhm tiếp cận và phục vụ nhu cu thông tin mạnh mẽ hơn đối với thị trường khách quốc tế; liên kết với website quảng bá du lịch của Tng cục Du lịch, các địa phương trong cả nước và các thành phố quốc tế có mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Thừa Thiên Huế; liên kết các website của các doanh nghiệp để cung cấp thông tin và quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế;

- Xây dựng logo du lịch Thừa Thiên Huế, chọn slogan phù hợp giai đoạn 2017-2020 để quảng bá thương hiệu.

4. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưng các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp, cộng đồng trên cơ sở nhu cầu thiết yếu nhm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, hướng tới sự chuyên nghiệp, đảm bảo phục vụ tt nht cho khách du lịch. Trong đó, tập trung đào tạo các k năng điu hành, quản lý các doanh nghiệp (CEO, marketing); một snghiệp vụ tại các điểm du lịch sinh thái, cộng đồng (cứu hộ, bảo vệ môi trường, chế biến món ăn, giao tiếp); giao tiếp ứng xử cho đội ngũ taxi xích lô, xe thồ, lái thuyền, tiểu thương và nghiệp vụ QLNN về du lịch cho cán bộ Sở, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế.

- Kết nối, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo như trường Cao đẳng Nghề du lịch, Khoa Du lịch,...nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động chất lượng cho các doanh nghiệp, đng thời đảm bảo các yếu tố đầu ra cho các sinh viên tại các cơ sở đào tạo.

- Hỗ trợ các khóa tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng du lịch tại vùng biển, đầm phá bị ảnh hưởng sự cố môi trường bin.

5. Hoàn thiện môi trường du lịch và cải cách, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, dịch vụ

a) Về môi trường du lịch:

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 vệ tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch, tập trung vào những nhiệm vụ trọng yếu sau:

- Tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, niêm yết công khai giá dịch vụ (đặc biệt tại các khách sạn), trong dịp nghỉ llớn (30/4-15; Festival nghề truyền thống; 2/9).

- Đảm bảo hệ thống nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn thành phố Huế để phục vụ nhu cầu khách du lịch và nhân dân, trước mắt đảm bảo sạch và tiện nghi.

- Đảm bảo trật tự đô thị và văn minh đô thị với phương châm xanh, sạch, đẹp để tạo môi trường du lịch hấp dẫn, lành mạnh và thân thiện.

- Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, phối hợp với chính quyền các địa phương để giải quyết dứt điểm vấn đề chèo kéo, ăn xin tại các điểm du lịch đông người (chợ Đông Ba, bến xe Nguyễn Hoàng, khu vực phTây: Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, Chu Văn An), các lễ hội (Festival, điện Huệ Nam, lPhật Đản,...);

- Phối hợp với lực lượng tại chỗ để đảm bảo an ninh an toàn, cứu đuôi cứu hộ tại các khu du lịch biển, sông suối, lòng hthủy điện.

- Giải quyết hiệu quả các vấn đề thuyết minh hướng dẫn đối với khách nước ngoài như khách Trung Quốc, Hàn Quốc...

- Nghiên cứu thành lập đơn vị liên ngành để hỗ trợ và giải quyết các vn đề liên quan đến hoạt động của khách du lịch trong thời gian lưu trú ở Huế.

b) Về ci cách, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với du lịch, dịch v:

- Tiếp tục triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do đơn vị Akitek Tenggara tư vn.

- Quy hoạch xác định các địa điểm cụ thể trên địa bàn tỉnh để đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà hàng và bãi đỗ xe du lịch nhm đảm bảo phục vụ nhu cầu du lịch, phục vụ nhân dân và tạo mỹ quan đô thị, thành phố.

- Tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch; chuẩn bị tt cơ sở vật cht, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, niêm yết công khai giá dịch vụ, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp nhm nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ du khách, đặc biệt trong dịp nghỉ llớn; xây dựng kế hoạch cụ thể khai thác du lịch trên sông Hương và đy mạnh du lịch bin đảo, đầm phá gắn với bo vệ chủ quyền quốc gia.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đăng ký bảo trợ thương hiệu sản phẩm du lịch. Tích cực cải cách hành chính, tạo cơ chế thông thoáng cho các hoạt động của doanh nghiệp du lịch, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản về du lịch cho cộng đồng, phấn đấu mỗi người dân Huế là một hướng dẫn viên du lịch, gắn lợi ích của các công ty, hãng lữ hành với lợi ích của người dân.

- Phân công và giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương các cấp tổ chức kiểm tra, giám sát môi trường du lịch tại các khu, điểm tập trung đông khách du lịch, kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc ảnh hưởng tiêu cực đến khách du lịch. Kiểm tra, xử lý các hoạt động đeo bám, chèo kéo đối với khách du lịch, tạo môi trường an toàn, thân thiện cho các hoạt động du lịch.

- Tổ chức quản lý, ban hành các văn bản để hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch hoạt động và phát triển thuận lợi. Đồng thời, tăng cường năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước vdu lịch ở địa phương thông qua các hoạt động mang tính dịch vụ công.

- Triển khai bộ quy tắc ứng xử du lịch; phát động chương trình tuyên truyền, vận động xã hội thực hiện bộ quy tắc ứng xử du lịch.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch nhằm đảm bảo điều hành thống nhất và hiệu quả các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức họp định kỳ 03 tháng/lần giữa Sở Du lịch với các doanh nghiệp du lịch đcập nhật, trao đi và giải quyết các khó khăn, vướng mc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu sớm thành lập Hội đồng tư vấn về du lịch là nhóm chuyên gia gồm các nhà khoa học, nhà chuyên môn, doanh nghiệp du lịch và tạo mọi điều kiện để nhóm chuyên gia tư vấn tham gia trong các hoạt động lập kế hoạch dài, trung hạn và hàng năm, các dự án phát triển du lịch trọng yếu nhằm giúp Thừa Thiên Huế phát triển mạnh du lịch, dịch vụ.

- Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch trong và ngoài nước, tập trung liên kết với TP HCM, Hà Nội, Đà Nng - Quảng Nam, khu vực Bắc Trung bộ, Tây Nam bộ và một số địa phương của các nước Nhật Bản, Thái Lan, Singapore.

III. T CHỨC THC HIỆN

- Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện Chương trình trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ năm 2017 của tỉnh.

- Sở Du lịch là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo tổng hợp tình hình, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp tháo gỡ để tham mưu Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch và Ủy ban Nhân dân tỉnh.

- Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của Chương trình phát triển du lịch - dịch vụ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các địa phương liên quan, Hiệp hội Du lịch tổ chức triển khai và báo cáo kết quả hoạt động hàng Quý (qua Sở Du lịch) đtổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Định kỳ 03 tháng, Ban chỉ đạo Phát triển Du lịch tổ chức họp để đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc và xác định công tác tập trung cho thời gian tiếp theo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL;
- Tng cục Du lịch;
- TT.Tnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, TP Huế;
- BQL Khu KT, CN tnh;
- Các TV BCĐ Du lịch tnh;
- VP: CVP, PCVP Đ.T.Vinh:
- Lưu: VT, DL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH - DỊCH VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2016 của UBND tnh Thừa Thiên Huế)

TT

Nhiệm vụ, hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thi gian thực hiện

Kinh phí (Triệu đồng)

Ghi chú

A. CÁC NHIỆM VỤ SỞ DU LỊCH CHỦ TRÌ THỰC HIỆN

 

Phát triển và đa dạng sản phẩm du lịch

 

1.

Xây dựng các tour du lịch đầm phá theo KH 20/UBND-KH năm 2010 của UBND tỉnh và Quyết định 1955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Du lịch

UBND các huyện, TX; Sở GTVT; Sở XD; Sở KHĐT; HHDL; DNDL

Quý II/2017

100

Tổng 120 (Xã hội hóa 20 triệu), còn 100tr

2.

Xây dng các tour du lịch tâm linh trên địa bàn tnh

Sở Du lịch

Sở VH&TT; UBND các địa phương; HHDL, DNDL và các đơn vị liên quan.

Quý II/2017

100

Tổng 120 (Xã hội hóa 20 triệu), còn 100tr

Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá du lịch

 

3.

Xây dựng Kế hoạch về công tác thông tin, xúc tiến, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020.

Sở Du lịch

Các DNDL; HHDL; chuyên gia du lịch

Quý II/2017

 

Nhiệm vụ thường xuyên

4.

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong, ngoài nước và công tác thông tin tuyên truyền năm 2017.

Sở Du lịch

Các DNDL; HHDL; các đơn vị liên quan.

Cả năm 2017

3.800

Phụ lục chi tiết đính kèm

5.

Xây dựng website quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế 02 thứ tiếng (Anh và Việt) với tên miền bng tiếng Anh để tiếp cận khách quốc tế.

Sở Du lịch

Sở TTTT, DNDL, HHDL.

Quý I/2017

100

 

6.

Xây dựng slogan và logo cho du lịch TT Huế.

Sở Du lịch

HHDL; DNDL

Quý IV/ 2017

100

 

7.

Đầu tư hệ thống bng, biển chdẫn đến các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Huế và phụ cận.

Sở Du lịch

UBND TP Huế, Sở VH&TT;TT Bảo tồn DT,

2017

100

Huy động thêm nguồn xã hội hóa để hoàn thiện.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch

8.

Kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ về du lịch cho doanh nghiệp, cộng đồng và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.

Sở Du lịch

UBND các huyện, TX, Tp Huế; HHDL: Các Trường đào tạo du lịch; DNDL; cộng đồng.

C năm 2017

200

Tổng 300 triệu, xã hội hóa 100tr, còn lại 200tr.

Cải cách và tăng cường quản lý nhà nước về du lịch

9.

Triển khai tuyên truyn bộ quy tc ứng xtrong du lịch

Sở Du lịch

HHDL/DNDL và các đơn vị liên quan.

Cả năm 2017

250

 

10.

Xây dựng Kế hoạch hợp tác phát triển du lịch giữa Sở Du lịch và Công ty Du lịch Vietravel.

Sở Du lịch và Cty Dl Vietravel

HHDL & Các DNDL

Quý I/2017

 

 

11.

Tổ chức họp định kỳ 03 tháng/ln giữa Sở Du lịch với các doanh nghiệp du lịch để cập nht, trao đổi và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Sở Du lịch

HHDL & Các DNDL

2017

60

 

12.

Kinh phí thực hiện các hoạt động của Ban chỉ đạo PTDL.

Sở Du lịch

Thành viên BCĐPTDL

Cả năm 2017

100

 

Tổng cộng

4.900

 

B. CÁC NHIỆM VỤ CÁC QUAN, BAN NGÀNH KHÁC CHỦ TRÌ THC HIỆN

Đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phát trin du lịch

13.

Hoàn thiện đường du lịch cụm điểm di tích lăng Minh Mạng - Gia Long,

UBND các Thị xã liên quan

Sở GTVT, Sở KH&ĐT

2017

 

Đã btrí vốn

14.

Đẩy nhanh triển khai đường nối từ Quốc lộ 1A đến điểm du lịch Thiền viện Trúc Lâm - Bạch Mã

UBND huyện Phú Lộc

Sở KH&ĐT, S GTVT

2017-2021

23 tỷ

Đã bố trí vốn

15.

Tăng tần suất chuyến bay đang khai thác đến Huế và mở một số tuyến mới trong nước (Cần Thơ, Phú Quốc) và quốc tế (Singapore, Thái Lan,...), cụ thể thí điểm mở đường bay mới Huế - Singapore 02 lần/tháng vào đầu năm 2017.

Sở GTVT/ Công ty DL Vietravel

Sở KH&ĐT; Sở DL; HHDL

2017-2020

 

 

16.

Tăng cường chất lượng và tần suất các chuyến xe bus từ TP Huế đến các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang để thu hút khách các điểm du lịch Thanh Tân, Phước Tích, Mỹ An, Thuận An, Lăng Cô, Bạch Mã,...

Sở GTVT

Sở KH&ĐT, các Doanh nghiệp

2017

 

 

17.

Phủ sóng Wifi miễn phí thành phố Huế và một số điểm du lịch lân cận.

Sở Thông tin Truyền thông

Sở KH&ĐT, UBND TP Huế

2017

 

 

18.

Bến thuyền du lịch Phú An - Thuận An, Cồn tộc.

UBND huyện Phú Vang, Quảng Điền

Sở KH&ĐT, Sở GTVT, Sở XD, DL.

2017

 

 

19.

Nghiên cứu xây dựng các bãi đỗ xe ở phía Nam TP Huế, đặc biệt khu vực dự kiến tổ chức phố đêm Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu,

UBND TP Huế

Sở GTVT; Sở VH&TT và các đơn vị liên quan

2017-2020

 

 

20.

Chương trình đm bảo hệ thống nhà vệ sinh công cộng.

UBND TP Huế

Sở XD, KHĐT, TC, DL, HHDL, DNDL và các đơn vị liên quan.

2017

 

 

21.

Kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược vào đầu tư các dự án trọng điểm và thúc đy các nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư (tập trung vào các dịch vụ sân golf, casino, khu dịch vụ cao cấp) ở MAn, Bạch Mã, Chân Mây Lăng Cô, Cồn Hến, Vinh Thanh, Vinh Xuân, Lập An, Lộc Bình...

Sở Kế hoạch và Đầu tư/BQL Khu KT, CN tnh.

TT Xúc tiến Đầu tư tỉnh; Sở Du lịch

2017

 

 

Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

22.

Mở cửa Đại nội v đêm và đy mạnh xã hội hóa đtriển khai các dịch vụ về đêm tại Đại Nội như: thưng thức yến tiệc, trải nghiệm dịch vụ khám chữa bệnh Đông Y kiểu Thái Y Viện, các trò chơi cung đình Huế, trình diễn áo dài, võ thuật, ẩm thực và các khu vực lân cận.

TBTDT Cố đô Huế

S KH&ĐT, HHDL, các DN du lịch

Quý II/2017

 

 

23.

Khai thác sông Ngự Hà đưa vào kết nối tour du lịch khu vực Đại Nội

UBND Tp Huế

Sở Du lịch, TTBTDTCĐ Huế, HHDL

2017

 

 

24.

Nâng cao chất lượng khai thác các bảo tàng, nhà trưng bày trên trục đường Lê Lợi: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng thêu XQ Cổ độ, Nhà trưng bày Đim Phùng Thị, Trung Tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thut Huế.

Sở Văn hóa và Thể thao

SDu lịch, HHDL, DNDL và các đơn vị liên quan.

2017

 

 

25.

Tổ chức hiệu quả Festival Nghề truyền thống năm 2017.

UBND TP Huế

Sở VH&TT; Sở Du lịch; HHDL

Quý II/2017

 

 

26.

Hình thành phố đi bộ nối kết với phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, khu phố Phạm Ngũ Lão, Võ Thị Sáu. Chu Văn An hoặc tuyến Trịnh Công Sơn qua chợ Đông Ba và cầu Tràng Tiền

UĐND TP Huế

SDu lịch, Sở GTVT, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan.

Quý II/ 2017

 

 

27.

Tchức một số dịch vụ du lịch hai bên bờ sông Hương và khai thác tuyến du lịch đường thủy sông Hương.

UBND thành phố Huế/ HHDL

S KH&ĐT: Sở Xây dng; Sở VH&TT, Sở Du lịch, các DNDL.

2017

 

 

28.

Xây dựng tuyến du lịch xe đạp trên địa bàn tnh.

Sở GTVT

Sở DL, XD, HHDL, DNDL và các đơn vị liên quan.

2017

 

 

29.

Khảo sát phát triển các dịch vụ du lịch trên đỉnh đèo Hải Vân

Sở Xây dựng

Sở VH&TT, Sở DL, UBND huyện Phú Lộc, DNDL

Quý I/2017

 

 

30.

Công blogo nhận diện hàng thủ công mỹ nghệ và đặc sản Huế.

Sở Công Thương

Sở DL, UBND các địa phương, HHDL, DNDL.

2017

 

 

31.

Hình thành các đim trưng bày, bán hàng lưu niệm trên các tuyến, điểm du lịch của tnh.

Sở Công Thương

Sở DL, UBND các địa phương, HHDL, DNDL.

2017

 

 

Cải cách và tăng cường quản lý nhà nước về du lịch

32.

Lập quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương.

BQL Khu KT, CN tỉnh.

Sở Du lịch; KH&ĐT; TC; UBND huyện Phú Lộc, Ban QL Khu KT, CN; HHDL; DNDL.

Quý IV 2017

 

 

33.

Quy hoạch/Xác định các địa điểm xây dựng khách sạn, nhà hàng, bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh.

Sở Xây dựng

Sở DL, UBND các TP, TX và huyện, HHDL, DNDL.

2017

 

 

34.

Thành lập Học Viện Du lịch

Sở Nội vụ

Sở Du lịch, Trường Cao đng Nghề Du lịch, Khoa Du lịch, các Bộ, Ngành liên quan.

2017

 

 

35.

Đảm bảo trật tự, trị an, vệ sinh, môi trường các điểm tham quan du lịch, thương mại, khu vui chơi giải trí và khu vực công cộng.

UBND TP Huế, TX và các huyện.

Sở Du lịch, Công an Tỉnh. TTBTDTCĐ Huế, Sở Công Thương

Thường xuyên

 

 

36.

Nghiên cu thành lập đơn vị liên ngành để hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của khách du lịch trong thời gian lưu trú ở Huế.

Sở Nội vụ

CA tỉnh, sở TC, sở DL, UBND TP Huế, các địa phương liên quan.

Quý I/2017

 

 

37.

Chương trình văn minh đô thị, xanh, sạch, đẹp góp phn cho môi trường du lịch hấp dẫn, lành mạnh, thân thiện.

UBND TP Huế

Sở VH&TT, DL, XD và các đơn vị liên quan.

Thường xuyên