Quyết định 14/2017/QĐ-UBND Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu: | 14/2017/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Đặng Xuân Phong |
Ngày ban hành: | 17/04/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2017/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 17 tháng 4 năm 2017 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thú y;
Căn cứ Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới;
Căn cứ Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ;
Căn cứ Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ;
Căn cứ Quyết định số 772/2003/QĐ-BTM ngày 24/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Nội quy mẫu về chợ; Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 247/TTr-SCT ngày 26/12/2016; văn bản số 407/SCT-TM ngày 30/3/2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 4 năm 2017 và bãi bỏ Quyết định số 48/2010/QĐ-UBND ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về quản lý các chợ mua bán đại gia súc trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 19/3/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định về phát triển và quản lý và chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 3. Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2017/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, bao gồm: Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; đầu tư xây dựng chợ; quản lý, hoạt động kinh doanh, khai thác chợ.
2. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động tại các chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư, kinh doanh, khai thác chợ.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chợ họp thường xuyên là chợ họp tất cả các ngày trong tuần.
2. Chợ phiên là chợ họp không thường xuyên, mà họp theo phiên định kỳ vào một số ngày cố định trong tuần hoặc trong tháng.
3. Chợ buôn bán đại gia súc là chợ chuyên doanh độc lập hoặc chợ lồng ghép gắn liền với chợ dân sinh hoặc chợ tổng hợp có khu mua bán đại gia súc riêng biệt đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y.
4. Đại gia súc bao gồm trâu, bò, ngựa, la.
5. Vốn do nhà nước đầu tư bao gồm vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại.
6. Đơn vị quản lý chợ là tên gọi chung đối với ban quản lý chợ, tổ quản lý chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 3. Phân hạng chợ và phân cấp quản lý nhà nước về chợ
1. Tiêu chuẩn phân hạng chợ:
a) Chợ hạng 1: Có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch, đảm bảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9211: 2012 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế”; được xây dựng tại các trung tâm kinh tế, thương mại quan trọng của tỉnh, của huyện, thành phố Lào Cai hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; có mặt bằng phù hợp với qui mô hoạt động, có đầy đủ các dịch vụ: trông giữ xe, kho bảo quản, bốc xếp hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
b) Chợ hạng 2: Có từ 200 đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch, đảm bảo theo quy định hiện hành được xây dựng ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hoặc không thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ phương tiện; bốc xếp hàng hóa; kho bảo quản hàng hóa; dịch vụ đo lường, vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh công cộng.
c) Chợ hạng 3: Có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường, thị trấn và địa bàn phụ cận.
2. Phân cấp quản lý chợ:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý chợ hạng 1. Sở Công Thương là cơ quan chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh thực hiện công tác quản lý chợ hạng 1 trên địa bàn;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý chợ hạng 2. Phòng kinh tế/ Kinh tế và hạ tầng là cơ quan chủ trì phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý chợ hạng 2 trên địa bàn;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý chợ hạng 3.
3. Căn cứ Quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh, quy hoạch phát triển mạng lưới chợ và quy mô từng chợ, UBND các huyện, thành phố đề xuất phân hạng hoặc điều chỉnh phân hạng các chợ trên địa bàn. Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt phân hạng chợ trên địa bàn tỉnh.
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHỢ
Điều 4. Quy hoạch phát triển chợ
1. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển thương mại, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức lập và trình UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh.
2. Nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển chợ thực hiện theo quy định tại các Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ; Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ Công Thương Quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp và Thương mại.
3. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp chợ phải thực hiện theo đúng Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt.
4. Việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ cho phù hợp với thực tiễn tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Sở Công Thương chủ trì, tổng hợp trên cơ sở đề xuất của UBND các huyện, thành phố và ý kiến thẩm định của các ngành liên quan, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Kế hoạch đầu tư xây dựng, phát triển chợ
1. Căn cứ Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn, UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp chợ cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm phù hợp với khả năng bố trí ngân sách và huy động nguồn lực.
2. Sở Công Thương chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổng hợp danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp chợ trên địa bàn hàng năm; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính rà soát, tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp chợ từ ngân sách, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng, phát triển chợ
2. UBND tỉnh Lào Cai khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng đầu tư xây dựng chợ (theo hình thức đối tác công tư) trên địa bàn tỉnh.
3. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách hỗ trợ:
a) Chợ đầu mối chuyên doanh (nông sản, thực phẩm, chợ gia súc) hoặc tổng hợp bán buôn hàng nông sản, thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thủy sản;
b) Chợ trung tâm các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trong danh mục của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư;
c) Chợ biên giới và chợ dân sinh của các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trong danh mục của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP .
a) Chợ đang hoạt động có hiệu quả, nằm trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng là chợ tạm hoặc chợ có cơ sở vật chất - kỹ thuật trang thiết bị xuống cấp nghiêm trọng;
b) Chợ trong quy hoạch được duyệt, xây mới, nâng cấp tại xã xây dựng nông thôn mới có nhu cầu về chợ nhưng chưa có chợ; xã đang có nhu cầu về chợ để phục vụ sản xuất, xuất khẩu và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
5. Tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai thuộc các thành phần kinh tế ngoài việc được thụ hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP còn được thụ hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư khác do UBND tỉnh Lào Cai quy định, phù hợp với từng thời kỳ, từng khu vực.
Điều 7. Chủ đầu tư xây dựng phát triển chợ được quyền
1. Sử dụng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn tín dụng ngân hàng theo quy định hiện hành cho việc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ.
2. Huy động vốn để xây dựng chợ trên cơ sở thỏa thuận với thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ, nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Chỉ được huy động vốn sau thực hiện đầy đủ thủ tục về đầu tư và khởi công xây dựng công trình;
b) Việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và thương nhân phải được thể hiện bằng hợp đồng trả trước tiền thuê địa điểm kinh doanh, thời gian không quá 10 năm;
c) Quá thời hạn hoàn thành theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chủ đầu tư chưa đưa chợ vào hoạt động thì phải trả lãi suất cho bên thuê theo lãi suất quy định của ngân hàng tại thời điểm chậm tiến độ, đồng thời thương nhân có quyền đòi lại tiền và hủy hợp đồng đã ký kết.
Điều 8. Quy định về dự án đầu tư xây dựng chợ và bố trí các công trình trong phạm vi chợ
1. Các dự án xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ (gồm cả chợ đại gia súc) phải tuân theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng; ý kiến của cơ quan chuyên môn theo phân cấp quản lý về sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các chợ đầu tư xây dựng lại hoặc cải tạo nâng cấp, sửa chữa lớn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của thương nhân đang kinh doanh tại chợ:
a) Chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã, ban quản lý chợ phải xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển, bố trí chợ tạm và sắp xếp kinh doanh tại chợ tạm trong thời gian đầu tư xây dựng, cải tạo chợ trên cơ sở phương án sắp xếp kinh doanh tại chợ sau khi xây dựng, cải tạo lại trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước đó, chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã, ban quản lý chợ phải thông báo công khai cho thương nhân đang kinh doanh tại chợ biết để đóng góp ý kiến, phương án được xây dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến của thương nhân cho phù hợp thực tiễn;
b) UBND tỉnh duyệt phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển, bố trí chợ tạm khi đầu tư xây dựng lại, cải tạo các chợ đầu mối, chợ hạng 1 trên cơ sở ý kiến thẩm định do Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành liên quan. UBND cấp huyện duyệt phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển, bố trí chợ tạm khi đầu tư xây dựng lại, cải tạo các chợ hạng 2, hạng 3 trên cơ sở ý kiến thẩm định do Phòng Tài chính
- Kế hoạch chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan của cấp huyện.
3. Việc bố trí các công trình trong phạm vi chợ của Dự án đầu tư xây dựng chợ phải thực hiện đúng các quy trình quy phạm về xây dựng chợ, tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn hiện hành, trong đó chú trọng các quy định:
a) Bố trí đầy đủ mặt bằng xây dựng nhà chợ chính, khu mua bán ngoài trời, diện tích đường giao thông nội bộ;
b) Bố trí các công trình cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, thiết bị chiếu sáng, thông gió, đầu tư hệ thống thu gom rác thải, xử lý nước thải, chất thải rắn bảo đảm vệ sinh môi trường trong phạm vi chợ theo các tiêu chuẩn quy định;
c) Bố trí đầy đủ mặt bằng và các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
d) Bố trí khu để xe có diện tích phù hợp dung lượng người vào chợ bảo đảm trật tự an toàn và thuận tiện cho khách;
đ) Các chợ hạng 1, hạng 2, đầu mối chuyên ngành phải bố trí khu kho bảo quản, cất giữ hàng hóa phù hợp với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy mô và tính chất chợ. Các công trình chợ văn hóa phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với bản sắc văn hóa của đồng bào địa phương và cảnh quan của khu vực xung quanh.
Điều 9. Quy định về các hạng mục đầu tư xây dựng chợ mua bán đại gia súc
1. Yêu cầu của chợ chuyên doanh buôn bán đại gia súc:
a) Xây dựng thành khu riêng biệt, có hàng rào chắc chắn ngăn cách với xung quanh, có các hàng cọc buộc gia súc bằng bê tông, cốt sắt và việc xây dựng chợ phải phù hợp với bản sắc văn hóa của đồng bào và cảnh quan của khu vực;
b) Có trang thiết bị, dụng cụ, hệ thống cấp nước, máng uống nước cho đại gia súc đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định;
đ) Có cầu dẫn để đưa gia súc lên xuống phương tiện vận chuyển;
e) Trồng cây xanh tạo bóng mát trong khu vực chợ;
g) Có khu cách biệt để nuôi nhốt đại gia súc khi nghi mắc bệnh truyền nhiễm để theo dõi chữa trị;
h) Có nhà làm việc cho đơn vị quản lý chợ;
i) Có công trình vệ sinh công cộng dành cho người trong khu vực chợ;
k) Có điểm trông giữ phương tiện phục vụ các hoạt động trong chợ.
2. Yêu cầu của khu dành riêng buôn bán đại gia súc trong các chợ lồng ghép:
a) Khu dành riêng buôn bán đại gia súc trong các chợ lồng ghép phải đảm bảo các yêu cầu nêu tại điểm a, b, c, g, Khoản 1 Điều này; khu vực này không được bố trí các ngành hàng khác cùng kinh doanh;
b) Việc bố trí khu vực mua bán đại gia súc phải thuận lợi cho việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, thu gom, xử lý nước thải, chất thải.
Điều 10. Tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ
1. Các chợ đều phải được quản lý bởi các đơn vị quản lý chợ do UBND cấp có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận.
2. Đối với các chợ xây dựng mới, xây dựng lại: Tổ chức quản lý kinh doanh khai thác chợ là chủ đầu tư xây dựng chợ hoặc là đơn vị được quy định trong quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị quản lý khai thác chợ thành lập.
3. Đối với các chợ đang hoạt động:
a) Chợ đang hoạt động do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ: Đơn vị quản lý chợ tiếp tục hoạt động theo pháp luật và quy định hiện hành của tỉnh;
b) Chợ đang hoạt động do Ban quản lý, Tổ quản lý đảm nhiệm quản lý chợ: Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo quy định tại Quyết định số 56/2015/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh Lào Cai. Tiến độ chuyển đổi thực hiện theo Kế hoạch do UBND tỉnh ban hành.
1. Thẩm quyền: Thẩm quyền thành lập Ban quản lý chợ thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về phân cấp công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lào Cai.
2. Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự đảm bảo chi thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định.
3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ:
a) Ban quản lý chợ thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật;
b) Trình UBND cấp có thẩm quyền và cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành quyết định: Phê duyệt phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ; quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý điểm kinh doanh; phê duyệt nội quy chợ; phê duyệt phương án bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ; phê duyệt kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu;
c) Tham mưu thực hiện việc tổ chức đấu giá để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án đã được duyệt;
đ) Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện nội quy và xử lý các vi phạm nội quy chợ;
e) Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: Trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hóa, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, ăn uống vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật;
g) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ;
h) Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành của Tỉnh trong việc kiểm tra, giám sát về nguồn gốc xuất xứ và an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm bày bán tại chợ khi có yêu cầu và truy nguyên nguồn gốc các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm;
i) Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật;
k) Niêm yết công khai các thông tin, quy định, thông báo theo quy định;
l) Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật;
m) Ký hợp đồng với các cơ quan, doanh nghiệp về bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự trong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật;
n) Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và định kỳ hàng năm báo cáo UBND cấp có thẩm quyền và cơ quan chức năng chuyên ngành.
4. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chợ:
a) Ban quản lý chợ có Trưởng ban và từ 01 đến 02 Phó trưởng ban. Trưởng ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Một Ban quản lý có thể quản lý một chợ hoặc nhiều chợ theo quyết định của UBND cấp có thẩm quyền;
b) Trưởng ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước UBND cấp có thẩm quyền về toàn bộ hoạt động của chợ và của Ban quản lý chợ. Phó trưởng ban quản lý chợ có trách nhiệm giúp Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công;
c) Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính, Trưởng ban quản lý chợ quyết định số lượng người làm việc và quản lý sử dụng người làm việc tại Ban quản lý chợ theo quy định;
1. Tổ Quản lý chợ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của UBND cấp xã để quản lý chợ hạng 3 (họp không thường xuyên chưa được đầu tư xây dựng kiên cố). Tổ có 01 Tổ trưởng và không quá 02 Tổ viên (các thành viên của tổ không thuộc biên chế sự nghiệp nhà nước), hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm hoặc không kiêm nhiệm.
2. Tổ quản lý chợ có nhiệm vụ:
a) Bố trí sắp xếp địa điểm kinh doanh trong chợ;
b) Xây dựng nội quy chợ trình UBND cấp huyện phê duyệt và tổ chức điều hành hoạt động chợ theo nội quy;
c) Tổ chức đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và phối kết hợp với các ngành chức năng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm;
d) Tổ chức dịch vụ trông giữ phương tiện;
đ) Tổ chức thu nộp tiền thuê địa điểm kinh doanh và các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
e) Quản lý tài sản của chợ;
g) Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo UBND huyện và cơ quan chức năng theo quy định.
Điều 13. Doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, được UBND cấp có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu khi tham gia đấu thầu lựa chọn đơn vị khai thác, quản lý chợ.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Nội quy chợ;
b) Phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, văn minh thương mại;
c) Phương án đấu giá sử dụng điểm kinh doanh tại chợ trong trường hợp tổ chức đấu giá;
d) Phương án tổ chức các dịch vụ bãi đỗ xe, kiểm tra chất lượng hàng hóa và đo lường, các dịch vụ khác.
3. Quyền hạn của doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ:
a) Thực hiện việc tổ chức đấu giá để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh trong chợ theo phương án được duyệt; tổ chức điều hành hoạt động của chợ theo nội quy và xử lý các vi phạm nội quy chợ; phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng;
c) Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật; tổ chức kinh doanh và phát triển các dịch vụ hỗ trợ như trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bãi bảo quản cất giữ hàng hóa và các dịch vụ thương mại khác phù hợp với hoạt động kinh doanh chợ; cung cấp thông tin kinh tế cho thương nhân phục vụ hoạt động kinh doanh; tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí, các hoạt động văn hóa khác nhằm hỗ trợ kinh doanh phát triển.
4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh khai thác chợ a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của chợ;
b) Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng;
c) Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh tại chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.
QUẢN LÝ, KINH DOANH VÀ KHAI THÁC CHỢ
Điều 14. Quản lý điểm kinh doanh tại chợ
1. Quản lý điểm kinh doanh
a) Căn cứ thiết kế xây dựng chợ, đơn vị quản lý chợ lập phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt; ký hợp đồng với thương nhân được giao, thuê địa điểm kinh doanh tại chợ;
b) Điểm kinh doanh trong chợ được đơn vị quản lý chợ giao hoặc cho thương nhân thuê để kinh doanh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. Thương nhân sử dụng điểm kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo đúng phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm:
a) Điểm kinh doanh giao cho thương nhân sử dụng kinh doanh trong trường hợp có hợp đồng góp vốn giữa thương nhân với đơn vị đầu tư chợ để đầu tư xây dựng chợ hoặc trả tiền sử dụng một lần trong một thời hạn nhất định, sau khi chợ được xây dựng xong thì được giao sử dụng điểm kinh doanh có thời hạn. Trường hợp này thương nhân không phải tham gia đấu giá điểm kinh doanh mà được bố trí để nhận điểm kinh doanh theo thỏa thuận đã ký kết với đơn vị quản lý chợ; Loại này có thời gian sử dụng cùng với thời gian của dự án được duyệt.
b) Điểm kinh doanh cho thương nhân thuê để sử dụng kinh doanh thông qua hình thức bốc thăm vị trí theo phương án tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối tượng được bốc thăm là các thương nhân đã thuê địa điểm trước khi đầu tư xây dựng mới chợ và các hộ phải giải tỏa di rời do đầu tư nâng cấp, xây mới chợ có nhu cầu thuê điểm kinh doanh trong chợ. Loại này có kỳ hạn từ 05 năm đến 10 năm và thanh toán một lần trước khi nhận địa điểm kinh doanh;
c) Điểm kinh doanh cho thương nhân thuê do đơn vị quản lý chợ bố trí sắp xếp thông qua hình thức bốc thăm trong trường hợp số lượng thương nhân đăng ký thuê điểm kinh doanh ít hơn số lượng điểm kinh doanh. Loại này có kỳ hạn tối thiểu là 05 năm, tiền thuê trả theo tháng và được thanh toán vào ngày 25 hàng tháng;
d) Điểm kinh doanh cho thương nhân thuê thông qua hình thức đấu giá: Loại này có kỳ hạn từ 05 năm đến 10 năm và thanh toán một lần trước khi nhận địa điểm kinh doanh. Mức giá cho thuê địa điểm kinh doanh là kết quả đấu giá trực tiếp theo vị trí điểm kinh doanh.
3. Diện tích điểm kinh doanh tại chợ
a) Diện tích của mỗi điểm kinh doanh tại chợ dành cho ngành hàng rau, hoa, củ, quả và thực phẩm tươi sống tối thiểu là 3m2.
b) Diện tích của mỗi điểm kinh doanh tại chợ hạng 1, hạng 2 dành cho ngành hàng không phải rau, hoa, củ, quả và thực phẩm tươi sống tối thiểu là 9m2; đối với chợ hạng 3 được xây dựng kiên cố tổi thiểu là 6 m2.
4. Nguyên tắc bố trí địa điểm kinh doanh theo hình thức cho thuê: Ưu tiên bố trí đủ địa điểm kinh doanh cho các thương nhân đã thuê điểm kinh doanh tại chợ và các hộ phải giải tỏa di rời trước khi đầu tư xây dựng mới chợ theo mức giá cho thuê, do đơn vị quản lý khai thác chợ xây dựng trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giá thuê cho từng điểm kinh doanh được xác định trên cơ sở chi phí đầu tư hợp lý và hệ số lợi thế thương mại.
5. Kết thúc mỗi kỳ hạn thuê địa điểm, đơn vị quản lý chợ xây dựng phương án giá thuê địa điểm kinh doanh phù hợp với mặt bằng giá thời điểm, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt, ưu tiên cho thương nhân đang kinh doanh tại điểm đó tiếp tục thuê để bán hàng. Trường hợp thương nhân đã thuê kỳ trước không có nhu cầu thuê lại thì tổ chức đấu giá cho thuê.
6. Thương nhân đã ký hợp đồng và trả tiền thuê địa điểm nhưng trong thời gian quá 6 tháng liên tục kể từ ngày nhận địa điểm kinh doanh không tổ chức kinh doanh; đơn vị quản lý, khai thác chợ được quyền thanh lý hợp đồng phần thời gian còn lại mà không phải bồi thường cho thương nhân.
Tất cả các chợ đều phải có Nội quy chợ. Nội quy chợ được xây dựng trên cơ sở các quy định tại Điều 10 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ; Quyết định số 772/2003/QĐ-BTM ngày 24/6/2003 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ban hành Nội quy mẫu về chợ. Nội quy này phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. UBND tỉnh phê duyệt Nội quy chợ hạng 1, UBND cấp huyện phê duyệt Nội quy chợ hạng 2, hạng 3.
Điều 16. Thương nhân hoạt động kinh doanh tại chợ
1. Thương nhân kinh doanh tại chợ được bảo vệ mọi quyền lợi hợp pháp trong lĩnh vực kinh doanh tại chợ; được hướng dẫn, thông tin về chế độ, quy định của Nhà nước về các vấn đề liên quan; được tham gia các tổ chức, đoàn thể xã hội do đơn vị quản lý chợ tổ chức; được đề xuất ý kiến với đơn vị quản lý chợ về những biện pháp tổ chức và quản lý chợ; được khiếu nại, tố cáo những tổ chức, cá nhân (kể cả cán bộ, nhân viên đơn vị quản lý chợ) có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy chợ đến đơn vị quản lý chợ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thương nhân có hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ hoặc trả tiền một lần trong thời gian nhất định sau khi chợ xây dựng xong, được giao sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và được sử dụng điểm kinh doanh để thế chấp vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
2. Một số quy định chung đối với thương nhân
a) Chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Không được đầu cơ, nâng giá, ép giá, buôn lậu, bán phá giá... gây mất ổn định kinh doanh tại chợ và ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng;
b) Khi có nhu cầu sử dụng điện, nước, khí gas, dịch vụ thông tin, truyền hình cáp,... phải đăng ký và được sự đồng ý của đơn vị quản lý chợ mới được tiến hành lắp đặt, sử dụng, đồng thời phải thanh toán đầy đủ, kịp thời các chi phí sử dụng, thực hiện tiết kiệm và đảm bảo an toàn đúng quy định;
c) Có quyền và trách nhiệm giám sát việc thu tiền của cán bộ, nhân viên đơn vị quản lý chợ, khi giao nộp tiền được nhận vé, biên lai thu tiền, hóa đơn hoặc chứng từ theo quy định; lưu giữ và xuất trình các văn bản, giấy tờ biên lai... liên quan đến đăng ký kinh doanh, thuê, sử dụng điểm kinh doanh, thu nộp thuế, giá thuê dịch vụ... khi có yêu cầu;
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên đơn vị quản lý chợ, các cơ quan chức năng của Nhà nước đến làm việc, kiểm tra theo đúng thẩm quyền;
đ) Chấp hành nghiêm các quy định về niêm yết giá, bán theo giá niêm yết; phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự; vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm;
e) Thực hiện đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng;
g) Tự giác mua bảo hiểm hàng hóa của mình kinh doanh tại chợ;
h) Định kỳ, đột xuất báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh... theo yêu cầu của đơn vị quản lý chợ, cơ quan quản lý Nhà nước.
i) Thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật tại chợ và vi phạm nội quy chợ sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành;
3. Quy định đối với thương nhân kinh doanh cố định tại chợ
a) Ký hợp đồng thuê điểm kinh doanh, thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản thu giá dịch vụ, thuế, cũng như thực hiện các nghĩa vụ đúng cam kết trong hợp đồng. Không tự ý sang nhượng, thay đổi chủ kinh doanh khi chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định. Nghiêm cấm việc tự ý sử dụng điểm kinh doanh vào mục đích khác ngoài nội dung ghi trong hợp đồng. Không tự ý trao đổi chỗ bán hàng, cho người khác vào kinh doanh tại điểm kinh doanh của mình khi chưa có xác nhận đồng ý của đơn vị quản lý chợ;
b) Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp. Đối với các mặt hàng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ được kinh doanh khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Ngành nghề, mặt hàng kinh doanh phải phù hợp với phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh tại chợ đã được phê duyệt;
c) Khi tạm nghỉ kinh doanh phải thông báo cho đơn vị quản lý chợ và niêm yết thời gian tạm nghỉ tại điểm kinh doanh. Nếu nghỉ kinh doanh từ 15 ngày trở lên, hoặc chấm dứt kinh doanh phải thông báo cho đơn vị quản lý chợ và cơ quan thuế ít nhất trước 05 ngày (kể từ ngày tạm nghỉ hoặc chấm dứt kinh doanh), đồng thời thanh toán các khoản thu giá thuê dịch vụ, thuế, cũng như thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng đã ký (nếu có);
đ) Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng bán hàng,…;
e) Thương nhân hoặc người lao động trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chế biến phải được trang bị bảo hộ lao động như: Tạp dề, găng tay, khẩu trang; giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với thực phẩm. Hàng năm phải thực hiện khám sức khỏe theo quy định, những người mắc các chứng bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền qua thực phẩm không được chế biến, kinh doanh thực phẩm.
4. Những người thuộc diện sản xuất nhỏ, tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân, thợ thủ công...) và những người buôn bán nhỏ, hàng rong, quà vặt được bố trí bán hàng trong chợ tại khu vực riêng dành cho người kinh doanh không thường xuyên, có trách nhiệm:
a) Thực hiện nộp tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ;
b) Tuân thủ sự sắp xếp của đơn vị quản lý chợ;
c) Không được kinh doanh ở khu vực dành riêng cho người bán hàng cố định;
d) Không tự ý vận chuyển, để vật liệu trong chợ, dựng lều quán, che phên, dựng cọc, căng bạt, lấn chiếm lòng đường, lề đường để kinh doanh,... làm ảnh hưởng đến mỹ quan và quy hoạch chung của chợ.
Điều 17. Quy định về hàng hóa, dịch vụ
1. Quy định chung về hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại chợ:
Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh, đồng thời không thuộc các loại sau đây:
a) Hàng hóa có chứa chất phóng xạ và thiết bị phát bức xạ ion hóa;
b) Các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ gây cháy nổ như: xăng, dầu (trừ dầu hỏa thắp sáng) khí đốt hóa lỏng (gas), các loại khí nén;
c) Các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh;
d) Các loại hóa chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện.
đ) Hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dụng, hàng không bảo đảm chất lượng (mất phẩm chất, kém chất lượng, nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh), hàng gây ô nhiễm môi trường, hàng không đúng quy định về tem, nhãn.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại chợ phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ bán ra.
3. Hàng hóa kinh doanh tại chợ phải thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo ngành hàng, nhóm hàng, theo tính chất và yêu cầu phòng chống hỏa hoạn, thiên tai; không bố trí liền kề các ngành hàng có ảnh hưởng xấu về chất lượng lẫn nhau... bảo đảm mỹ quan và văn minh thương mại theo sự hướng dẫn của đơn vị quản lý chợ.
4. Yêu cầu đối với thực phẩm kinh doanh tại chợ
a) Đối với động vật đã được giết mổ, sản phẩm động vật trước khi đưa vào chợ phải được kiểm tra, kiểm soát và có xác nhận của của cơ quan thú y (đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y) theo quy định;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào chợ lưu thông phải đảm bảo đầy đủ các quy định về hàng hóa nhập khẩu, phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam trên bao bì theo quy định;
c) Thực phẩm trưng bày, kinh doanh tại chợ phải được bố trí, sắp xếp riêng biệt thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến tránh lây nhiễm, gây bệnh;
d) Cơ sở vật chất, trang thiết bị của thương nhân kinh doanh cố định tại chợ:
- Quầy, tủ, bàn, giá trưng bày, bảo quản thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng, sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Được kê ở nơi thoáng mát, dễ dàng vệ sinh cọ, rửa, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bao bì đóng gói hàng cho khách: Phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; quảng cáo trên bao bì phải trung thực với chất lượng hàng hóa;
- Thực phẩm phải được niêm yết giá và bán đúng giá. Vị trí bảng giá phải được niêm yết ở những nơi khách hàng dễ quan sát;
- Có đủ nguồn nước sạch cho khâu chế biến thực phẩm và vệ sinh đồ dùng;
- Khu vực bố trí ngành hàng tươi sống bố trí khu giết mổ gia cầm tập trung hoặc sơ chế thực phẩm tươi sống, phải có hệ thống thu gom phân loại rác thải và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
5. Hàng hóa lưu thông trong chợ cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: Ngoài thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và các quy định có liên quan.
Điều 18. Hoạt động thu, chi tài chính
Các khoản thu hoạt động chợ và quản lý, sử dụng các khoản thu chi ở chợ thực hiện theo quy định tại văn bản của Bộ Tài chính và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan.
Điều 19. Cơ chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về chợ
1. Sở Công Thương là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh triển khai quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển chợ; phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu đề xuất ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý chợ; phổ biến, hướng dẫn triển khai quy định về phát triển và quản lý chợ.
2. UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý hoạt động của các chợ trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật có liên quan (an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm …); phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan triển khai thực hiện quy định về phát triển và quản lý chợ và thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh các nội dung liên quan đến phát triển và quản lý chợ.
3. Các sở, ban, ngành của tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực được phân công, có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ được phân công tại Quy định này, đồng thời phối hợp với Sở Công Thương thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh các nội dung liên quan đến phát triển và quản lý chợ.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Chủ trì, phối hợp với các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoặc điều chỉnh, bổ sung, phát triển mạng lưới chợ trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Tổ chức quản lý quy hoạch mạng lưới chợ theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao.
3. Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức điều tra khảo sát, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt phân hạng các chợ theo quy định.
4. Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ hàng năm, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt; tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ đầu mối, chợ hạng 1 trình UBND tỉnh phê duyệt.
5. Trình UBND tỉnh: Phê duyệt phương án sử dụng địa điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành hàng, địa điểm kinh doanh đối với chợ hạng 1; Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý địa điểm kinh doanh tại chợ.
6. Hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh và khai thác chợ hàng năm và từng giai đoạn của UBND các huyện, thành phố trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
7. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra các ban Quản lý chợ, Tổ quản lý; hợp tác xã và doanh nghiệp quản lý kinh doanh khai thác chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ bao gồm: công tác tổ chức và quản lý chợ, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý chợ.
8. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, an toàn thực phẩm tại các chợ.
9. Theo dõi, tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động, quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch của các chợ.
10. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Quy chế xét công nhận chợ văn minh thương mại trên địa bàn tỉnh.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển và quản lý chợ được UBND tỉnh giao.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố thẩm định quy hoạch mới, quy hoạch sửa đổi, bổ sung phát triển mạng lưới chợ do Sở Công Thương thực hiện, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Cân đối, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng chợ theo quy định.
3. Chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh trong phân cấp quản lý các dự án đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nâng cấp chợ trên địa bàn.
4. Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố phân bổ vốn cho dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh.
5. Chủ trì, phối hợp với sở ngành liên quan hướng dẫn triển khai các bước lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định; kiểm tra, đánh giá, giám sát các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ hạng 1, chợ đầu mối có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước.
6. Giải quyết vướng mắc và hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách nhà nước và chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ theo quy định.
Điều 22. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Triển khai hướng dẫn thống nhất cơ chế tài chính của các Ban quản lý chợ theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn liên quan.
2. Thẩm định phương án, chính sách hỗ trợ thương nhân đang kinh doanh tại chợ phải ngừng kinh doanh hoặc đến vị trí kinh doanh tạm khi tiến hành đầu tư xây dựng lại hoặc cải tạo nâng cấp chợ đầu mối, chợ hạng 1 trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
3. Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh khai thác chợ thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Tài chính đối với những chợ có đầu tư từ ngân sách; chủ trì hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra thực hiện thu nộp ngân sách tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các khoản tiền hỗ trợ ngân sách khác (nếu phải hoàn trả) của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương trình UBND tỉnh Lào Cai quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi mô hình hoạt động đối với Ban quản lý chợ hạng 1; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố trong việc quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi mô hình hoạt động đối với ban quản lý chợ hạng 2, hạng 3 theo quy định.
2. Tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý, sử dụng, thực hiện các chế độ chính sách đối với những người làm việc tại Ban quản lý chợ thuộc biên chế nhà nước.
Điều 24. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, nhu cầu sử dụng quỹ đất đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn để cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ triển khai thực hiện.
2. Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, các đơn vị kinh doanh quản lý chợ đánh giá tác động bảo vệ môi trường đối với hệ thống chợ; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, phân loại rác thải theo quy định tại các chợ.
Điều 25. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Hướng dẫn, chỉ đạo, giải quyết các thủ tục về đầu tư xây dựng chợ đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo chợ theo các quy định hiện hành; hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho UBND các huyện, thành phố về quy hoạch và kiến trúc trong quá trình thực hiện quy hoạch tại địa phương, quy hoạch tập trung theo hướng phát triển các chợ văn minh, hiện đại, tiện ích và an toàn.
Điều 26. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn thủ tục, trình tự, quy trình thẩm định điều kiện hoạt động mua bán, vận chuyển động vật trên địa bàn tỉnh.
2. Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, phương tiện vận chuyển động vật, cơ sở kinh doanh động vật, chế biến kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, kho lạnh bảo quản động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến, chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cấp, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo quy định, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh động vật theo quy định.
3. Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản thực phẩm; kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, chế biến, sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra công tác vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh tại các điểm, khu giết mổ, khu kinh doanh động vật tại các chợ.
Điều 27. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các chợ theo quy định.
2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo tuyên truyền cho nhân dân về tác hại, nguy cơ lây nhiễm và các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm lây nhiễm từ động vật sang người. Áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, phòng tránh dịch bệnh đảm bảo an toàn cho người trong vùng xảy ra dịch bệnh.
Điều 28. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các chợ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền tại các chợ theo quy định.
2. Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kinh doanh hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh của người nước ngoài tại chợ theo quy định.
Điều 29. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại các chợ.
2. Hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật lao động đối với lao động hợp đồng trong các Ban Quản lý chợ.
Điều 30. Trách nhiệm của Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến trong khu vực kinh tế tập thể về pháp luật, chính sách phát triển quản lý chợ và mô hình hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ hoạt động có hiệu quả.
Điều 31. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Phê duyệt dự án xây dựng chợ từ vốn ngân sách nhà nước theo thẩm quyền quyết định của UBND huyện, thành phố.
2. Quyết định thành lập, giải thể và quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban quản lý, Tổ quản lý chợ hạng 2, hạng 3 được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; phê duyệt nội quy chợ hạng 2 và hạng 3.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch xóa bỏ các chợ cóc, chợ không nằm trong quy hoạch, các tụ điểm buôn bán tự phát trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
4. Phê duyệt phương án sử dụng địa điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành hàng kinh doanh tại chợ hạng 2 và hạng 3.
5. Chỉ đạo các Ban quản lý chợ, Tổ quản lý chợ thực hiện các quy định về phòng chống cháy nổ tại các chợ theo quy định.
6. Xây dựng phương án giá dịch vụ do nhà nước định giá đối với giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ theo quy định.
7. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ; đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn.
8. Tổng hợp, báo cáo hoạt động của chợ trên địa bàn gửi Sở Công Thương và UBND tỉnh.
Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Quản lý các chợ hạng 3 và phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thành phố quản lý các hoạt động chợ trên địa bàn.
2. Trình UBND huyện, thành phố quyết định thành lập, giải thể và quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Tổ quản lý chợ và quản lý hoạt động của Tổ quản lý chợ.
3. Phê duyệt dự toán thu chi, báo cáo quyết toán thu chi đối với Tổ quản lý chợ.
4. Tổng hợp, báo cáo hoạt động của các chợ trên địa bàn gửi UBND huyện, thành phố.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan tới hoạt động chợ theo quy định của pháp luật.
1. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện Quy định này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản có quy định khác nội dung trong quy định tại Quyết định này, thì thực hiện theo văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y Ban hành: 15/05/2016 | Cập nhật: 15/05/2016
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 14/05/2016 | Cập nhật: 23/05/2016
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND Quy định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương làm cơ sở xác định giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 09/01/2016
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Ban hành: 23/12/2015 | Cập nhật: 12/02/2016
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND sửa đổi Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản là xe ô tô, xe máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 29/12/2015 | Cập nhật: 26/01/2016
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND quy định đơn giá chỉnh lý tài liệu giấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 21/12/2015 | Cập nhật: 28/12/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND điều chỉnh đơn giá bồi thường cây mía quy định tại Quyết định 02/2015/QĐ-UBND về Biểu giá cây trồng, hoa màu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 10/12/2015 | Cập nhật: 21/12/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 29/12/2015 | Cập nhật: 16/01/2016
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 25/12/2015 | Cập nhật: 18/09/2019
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần lắp đặt truyền dẫn phát sóng truyền hình và truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 17/12/2015 | Cập nhật: 17/08/2016
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về quy định giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 26/11/2015 | Cập nhật: 30/11/2015
Thông tư 50/2015/TT-BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại Ban hành: 28/12/2015 | Cập nhật: 16/02/2016
Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư Ban hành: 12/11/2015 | Cập nhật: 24/11/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND Quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh và khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 09/12/2015 | Cập nhật: 22/01/2016
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về quy định giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 25/11/2015 | Cập nhật: 03/12/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND Quy định mức đóng góp, chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tại nơi cư trú do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 30/11/2015 | Cập nhật: 03/12/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND Quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 13/11/2015 | Cập nhật: 03/12/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 28/10/2015 | Cập nhật: 11/11/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về thành lập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ban hành: 28/10/2015 | Cập nhật: 05/11/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy định về quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo Quyết định 43/2009/QĐ-UBND Ban hành: 12/11/2015 | Cập nhật: 17/11/2015
Quyết định 52/2015/QĐ-TTg về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới Ban hành: 20/10/2015 | Cập nhật: 22/10/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Nghệ An Ban hành: 08/10/2015 | Cập nhật: 07/11/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp biển số nhà trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 19/08/2015 | Cập nhật: 19/09/2015
Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Sầu riêng Đạ Huoai" Ban hành: 04/08/2015 | Cập nhật: 10/08/2015
Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành: 14/02/2015 | Cập nhật: 27/02/2015
Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi Ban hành: 31/07/2014 | Cập nhật: 01/08/2014
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Quản lý đô thị huyện Củ Chi, Thành phố Chí Minh Ban hành: 08/10/2013 | Cập nhật: 29/10/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND Bảng giá xây dựng mới nhà ở, công trình và vật kiến trúc khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 13/08/2013 | Cập nhật: 17/12/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 11/07/2013 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế thu, quản lý và sử dụng Quỹ Quốc phòng - An ninh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Ban hành: 03/06/2013 | Cập nhật: 31/01/2015
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn nâng cấp đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ban hành: 28/05/2013 | Cập nhật: 20/08/2014
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu Ban hành: 07/06/2013 | Cập nhật: 07/04/2014
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND sửa đổi mức thu phí thăm quan di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 27/05/2013 | Cập nhật: 29/10/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khối phố trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 18/04/2013 | Cập nhật: 22/04/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý đoàn đi nước ngoài, đoàn nước ngoài, đoàn quốc tế vào làm việc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 16/05/2013 | Cập nhật: 28/11/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND sửa đổi quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định 3336/2009/QĐ-UBND và 638/2011/QĐ-UBND Ban hành: 21/05/2013 | Cập nhật: 25/11/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân tỉnh Lai Châu Ban hành: 18/04/2013 | Cập nhật: 08/04/2014
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND Quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 07/05/2013 | Cập nhật: 15/05/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình Ban hành: 07/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND kiện toàn cơ cấu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Ban hành: 07/05/2013 | Cập nhật: 21/06/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch và xây dựng hai bên bờ sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên Ban hành: 07/05/2013 | Cập nhật: 13/06/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 33/2011/QĐ-UBND về Quy định cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2011-2015 Ban hành: 16/04/2013 | Cập nhật: 03/05/2013
Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 16/04/2013 | Cập nhật: 20/04/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 20/03/2013 | Cập nhật: 05/04/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành: 01/04/2013 | Cập nhật: 04/04/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND Bảng phân loại đường - Cự ly vận chuyển Ban hành: 13/03/2013 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 07/03/2013 | Cập nhật: 21/05/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản, phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 28/02/2013 | Cập nhật: 27/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND danh mục, định lượng, quy mô hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thực hiện Nghị quyết 24/2012/NQ-HĐND Ban hành: 19/03/2013 | Cập nhật: 27/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định dạy, học thêm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 29/03/2013 | Cập nhật: 29/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định tổ chức, quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 19/03/2013 | Cập nhật: 11/04/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định mức vận động, thu, quản lý và sử dụng Quỹ Quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 19/03/2013 | Cập nhật: 10/05/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND sửa đổi quy định mức thu viện phí tại cơ sở y tế công lập tỉnh Hưng Yên kèm theo Quyết định 16/2012/QĐ-UBND Ban hành: 18/03/2013 | Cập nhật: 08/04/2014
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND sửa đổi phân cấp quản lý và bảo trì đường bộ của Quyết định 08/2012/QĐ-UBND trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 22/03/2013 | Cập nhật: 10/05/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 18/03/2013 | Cập nhật: 22/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 28/01/2013 | Cập nhật: 19/02/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 22/01/2013 | Cập nhật: 28/01/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND sửa đổi khoản 7, Điều 3 quy định về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh Long An kèm theo Quyết định 05/2011/QĐ-UBND Ban hành: 16/01/2013 | Cập nhật: 21/01/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND ban hành Bảng đơn giá cây trái, hoa màu để làm cơ sở xác định giá trị bồi thường thiệt hại trong giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất Ban hành: 28/01/2013 | Cập nhật: 27/05/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế thu, quản lý và sử dụng quỹ Quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 08/03/2013 | Cập nhật: 18/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng, cho thuê đất trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 25/01/2013 | Cập nhật: 01/02/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản Ban hành: 05/03/2013 | Cập nhật: 27/04/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Thanh tra Sở Xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 06/02/2013 | Cập nhật: 06/04/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về bảng giá tối thiểu tính lệ phí trước bạ phương tiện vận tải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 25/01/2013 | Cập nhật: 29/01/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định quản lý dạy, học thêm Ban hành: 25/02/2013 | Cập nhật: 09/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định hoạt động của phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 25/01/2013 | Cập nhật: 31/01/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND bổ sung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Hà Nam kèm theo Quyết định 15/2011/QĐ-UBND và 04/2012/QĐ-UBND Ban hành: 21/01/2013 | Cập nhật: 31/01/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về quy chế tổ chức vận động đóng góp, thu, quản lý và sử dụng Quỹ Quốc phòng - An ninh ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ban hành: 21/01/2013 | Cập nhật: 22/04/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân Ban hành: 25/01/2013 | Cập nhật: 23/02/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định tỉ lệ phần trăm (%) chi phí khoán cho việc tổ chức bán đấu giá tài sản cho Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, cơ quan của người ra quyết định tịch thu Ban hành: 31/01/2013 | Cập nhật: 23/06/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức cấp tỉnh, huyện; cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 25/02/2013 | Cập nhật: 26/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 03/2011/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 31/01/2013 | Cập nhật: 05/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền trong đấu thầu mua sắm tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 31/01/2013 | Cập nhật: 18/04/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 05/02/2013 | Cập nhật: 06/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định mức thu phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản và phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ban hành: 24/01/2013 | Cập nhật: 20/02/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 22/02/2013 | Cập nhật: 26/02/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định chế độ thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao; chế độ khen thưởng cho huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích trong thi đấu của tỉnh Đắk Nông Ban hành: 22/02/2013 | Cập nhật: 31/05/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi kèm theo Quyết định 15/2011/QĐ-UBND Ban hành: 23/01/2013 | Cập nhật: 21/02/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp nguồn thu - nhiệm vụ chi đối với ngân sách tỉnh; huyện, thị xã, thành phố; ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 30/01/2013 | Cập nhật: 01/03/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Hòa Bình Ban hành: 30/01/2013 | Cập nhật: 01/04/2014
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND phân loại đường phố trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2013 Ban hành: 11/01/2013 | Cập nhật: 26/10/2013
Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 29/01/2013 | Cập nhật: 04/02/2013
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND về chế độ hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 22/12/2010 | Cập nhật: 06/01/2011
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng quản lý nhà nước về giá trên địa bàn Ban hành: 29/12/2010 | Cập nhật: 02/10/2012
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 Ban hành: 20/12/2010 | Cập nhật: 14/03/2013
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND về quản lý các chợ mua bán đại gia súc trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Ban hành: 24/12/2010 | Cập nhật: 12/04/2013
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương các đơn vị trục thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Ban hành: 31/12/2010 | Cập nhật: 19/07/2013
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ Ban hành: 08/12/2010 | Cập nhật: 14/03/2013
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 25/11/2010 | Cập nhật: 09/07/2013
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Ban hành: 19/10/2010 | Cập nhật: 13/08/2012
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo tỉnh An Giang. Ban hành: 14/10/2010 | Cập nhật: 10/04/2013
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND về Quy định lập, thẩm định, phê duyệt dự toán và quyết toán công trình sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới có giá trị từ 100 triệu đồng trở xuống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 05/10/2010 | Cập nhật: 22/02/2011
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 16/11/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND thành lập Đội hoạt động xã hội tình nguyện cấp xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 22/09/2010 | Cập nhật: 24/09/2010
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND về đơn giá điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 02/08/2010 | Cập nhật: 14/04/2015
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND bãi bỏ quy định thủ tục hành chính áp dụng tại Ủy ban nhân dân quận - huyện trong lĩnh vực tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lý và lĩnh vực giáo dục và đào tạo do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 20/07/2010 | Cập nhật: 29/07/2010
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Ban hành: 24/06/2010 | Cập nhật: 21/05/2012
Quyết định 48/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 11/05/2010 | Cập nhật: 10/07/2013
Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Ban hành: 23/12/2009 | Cập nhật: 25/12/2009
Quyết định 772/2003/QĐ-BTM ban hành Nội quy mẫu về chợ Ban hành: 24/06/2003 | Cập nhật: 19/11/2012
Thông tư 67/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ Ban hành: 11/07/2003 | Cập nhật: 19/11/2012
Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Ban hành: 14/01/2003 | Cập nhật: 22/02/2013
Thông tư 06/2003/TT-BTM hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ Ban hành: 15/08/2003 | Cập nhật: 19/11/2012