Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về quy chế tổ chức vận động đóng góp, thu, quản lý và sử dụng Quỹ Quốc phòng - An ninh ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Số hiệu: | 06/2013/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Trần Minh Phúc |
Ngày ban hành: | 21/01/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia, Quốc phòng, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2013/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 21 tháng 01 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị quyết số 64/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc vận động đóng góp Quỹ Quốc phòng - An ninh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 94/TTr-BCH ngày 17/01/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý thu và sử dụng Quỹ Quốc phòng - An ninh theo đúng quy định.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG ĐÓNG GÓP, THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 21/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Quy chế này quy định việc tổ chức vận động đóng góp, nguyên tắc hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ Quốc phòng - An ninh ở các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Quốc phòng - An ninh
1. Quỹ Quốc phòng - An ninh (sau đây gọi tắt là Quỹ QP-AN) được lập ở UBND cấp xã thuộc tỉnh, nhằm hỗ trợ xây dựng, huấn luyện, hoạt động bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của lực lượng Dân quân, Công an xã, Dân phòng và Tổ bảo vệ khu phố; làm cơ sở để khơi dậy, cũng cố và nâng cao ý thức quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân cho nhân dân và cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh.
2. Việc đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ QP-AN phải bảo đảm tự nguyện, công bằng, dân chủ, công khai, đúng pháp luật.
3. Các đối tượng đóng góp Quỹ QP-AN theo nơi cư trú và địa điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trường hợp 01 đối tượng vừa cư trú, vừa sản xuất kinh doanh cùng tại 01 địa điểm thì chỉ đóng góp 01 mức cao nhất.
4. Các đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong khu cụm công nghiệp tập trung do UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) chỉ đạo, vận động thu để điều tiết cho các xã có nguồn thu khó khăn, hoặc phân trách nhiệm vận động cụ thể cho từng cơ sở; tránh để 01 doanh nghiệp có nhiều cơ sở đến vận động gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Quỹ QP-AN là quỹ vận động hỗ trợ cho công tác quốc phòng an ninh ở cơ sở nên không phải khấu trừ trong chỉ tiêu phân bổ ngân sách hàng năm ở cấp xã.
Điều 3. Các hành vi nghiêm cấm
1. Tuyên truyền xuyên tạc làm sai mục đích, ý nghĩa và bản chất của Quỹ QP-AN.
2. Xúi giục công dân, cơ quan, tổ chức không tự nguyện đóng góp Quỹ QP-AN.
3. Cản trở, gây khó khăn đối với công dân, cơ quan, tổ chức tự nguyện đóng góp Quỹ QP-AN.
4. Gian lận trong thu, quản lý và sử dụng Quỹ QP-AN không đúng mục đích.
1. Đối tượng vận động
a) Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức), doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
b) Hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú từ 06 tháng trở lên trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng không vận động đóng góp
a) Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
b) Những hộ nghèo theo mức chuẩn nghèo của Uỷ ban nhân dân tỉnh (có sổ hộ nghèo).
c) Hộ gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, hộ gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người già neo đơn, gia đình có người mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.
d) Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này khi gặp thiên tai bão lụt, hoả hoạn hoặc lâm vào tình trạng phá sản hay ngưng hoạt động thì được tạm ngưng vận động đóng góp trong thời gian khắc phục hậu quả.
đ) Các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này nếu có nguyện vọng tham gia đóng Quỹ QP-AN thì đều được khuyến khích và tiếp nhận.
1. Đối với hộ gia đình không có hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Ở các xã mức vận động đóng góp: 30.000 đồng/hộ/năm.
- Ở các phường, thị trấn mức vận động đóng góp: 40.000đ/hộ/năm.
2. Đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh:
- Môn bài bậc 1 mức vận động: 150.000 đồng/hộ/năm.
- Môn bài bậc 2 mức vận động: 130.000 đồng/hộ/năm.
- Môn bài bậc 3, bậc 4 mức vận động: 110.000 đồng/hộ/năm.
- Môn bài bậc 5, bậc 6 mức vận động: 90.000 đồng/hộ/năm.
3. Đối với hộ kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ và khách sạn:
- Các hộ kinh doanh phòng trọ (có từ 04 phòng trở lên): Mức vận động 30.000 đồng/phòng/năm, mức vận động tối đa không quá 1.000.000 đồng/01 hộ/năm.
- Các hộ kinh doanh nhà nghỉ: Mức vận động 40.000 đồng/phòng/năm, mức vận động tối đa không quá 2.000.000 đồng/01 hộ/năm.
- Khách sạn:
+ Đối với khách sạn 01 sao: Mức vận động 40.000 đồng/01 phòng/năm ứng với số phòng, mức vận động tối đa không quá 2.000.000 đồng/01 khách sạn/năm.
+ Đối với khách sạn 02 sao: Mức vận động 50.000 đồng/01 phòng/năm ứng với số phòng, mức vận động tối đa không quá 2.500.000 đồng/01 khách sạn/năm.
+ Đối với khách sạn 03 sao: Mức vận động 60.000 đồng/01 phòng/năm ứng với số phòng, mức vận động tối đa không quá 3.000.000 đồng/01 khách sạn/năm.
+ Đối với khách sạn 04 sao: Mức vận động 70.000 đồng/01 phòng/năm ứng với số phòng, mức vận động tối đa không quá 3.500.000 đồng/01 khách sạn/năm.
+ Đối với khách sạn 05 sao: Mức vận động 80.000 đồng/01 phòng/năm ứng với số phòng, mức vận động tối đa không quá 4.000.000 đồng/01 khách sạn/năm.
4. Đối với các nhà hàng, vũ trường: Mức vận động 1.000.000 đồng/01 đơn vị/01 năm.
5. Đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống, quán karaoke: Mức vận động 500.000 đồng/01 đơn vị/01 năm.
6. Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thì mức vận động: 300.000 đồng/đơn vị/năm.
7. Đối với các đơn vị doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vận động chủ doanh nghiệp đóng góp theo số lượng công nhân:
- Dưới 200 công nhân mức vận động: 720.000 đồng/01 năm.
- Từ 200 đến dưới 500 công nhân mức vận động: 1.200.000 đồng/01 năm.
- Từ 500 đến dưới 1.000 công nhân mức vận động: 2.400.000 đồng/01 năm.
- Từ 1.000 đến dưới 2.000 công nhân mức vận động: 3.600.000 đồng/01 năm.
- Từ 2.000 đến dưới 3.000 công nhân mức vận động: 4.800.000 đồng/01 năm.
- Từ 3.000 đến dưới 4.000 công nhân mức vận động: 6.000.000 đồng/01 năm.
- Từ 4.000 đến dưới 5.000 công nhân mức vận động: 7.200.000 đồng/01 năm.
- Từ 5.000 công nhân trở lên mức vận động: 9.600.000 đồng/01 năm.
Các mức nêu tại Điều này là mức để tuyên truyền vận động đóng góp đối với hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên cơ sở tự nguyện và không giới hạn mức tối đa.
PHƯƠNG THỨC THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ QP-AN
Điều 6. Kế hoạch tổ chức vận động
1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức vận động thu, chi Quỹ QP-AN gửi phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện thẩm định trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt, thời gian lập kế hoạch vận động thu, chi Quỹ QP-AN cùng với thời gian lập dự toán thu, chi ngân sách cấp xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ lập kế hoạch
a) Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các sở, cấp huyện về Quỹ QP-AN;
b) Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; mức thu nhập của người dân; tình hình sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế trên địa bàn; tình hình thiên tai, dịch bệnh và các thảm họa khác.
3. Nội dung kế hoạch
a) Mục đích - yêu cầu;
b) Nội dung kế hoạch:
- Tóm tắt báo cáo tình hình thu, quản lý và sử dụng Quỹ QP-AN của năm trước (phản ánh bằng số liệu cụ thể).
- Phương hướng kế hoạch vận động đóng góp trong năm.
+ Đối tượng vận động đóng góp Quỹ QP-AN;
+ Hình thức, thời gian, địa điểm đóng góp Quỹ QP-AN;
+ Cơ quan vận động và tiếp nhận đóng góp Quỹ QP-AN;
+ Nội dung chi cho các nhiệm vụ, định mức chi cụ thể;
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
4. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chủ trì, phối hợp với Công an cấp xã và các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp giúp UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch vận động trên địa bàn cấp xã.
Điều 7. Việc đóng góp Quỹ QP-AN
1. Việc đóng góp Quỹ QP-AN bằng tiền đồng Việt Nam với các hình thức sau:
a) Đóng góp trực tiếp cho UBND cấp xã thông qua Tài chính - Kế toán xã;
b) Đóng góp thông qua tài khoản của UBND cấp xã;
c) Đóng góp thông qua người được UBND cấp xã ủy quyền vận động.
2. Thời điểm đóng góp
a) Tổ chức vận động đóng góp Quỹ QP-AN 2 lần/năm (lần 01 xong trước ngày 15/5, lần 2 xong trước ngày 15/11 hàng năm).
b) Khuyến khích các hộ gia đình, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp Quỹ QP-AN 01 lần trong năm.
3. Hộ gia đình, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp Quỹ QP-AN ninh có quyền
a) Yêu cầu cơ quan hoặc người vận động thu Quỹ QP-AN viết biên lai thu tiền và đăng ký vào sổ thu quỹ.
b) Yêu cầu người vận động thu Quỹ QP-AN xuất trình giấy ủy quyền của UBND cấp xã.
1. Cơ quan và người được giao quyền vận động khi tiếp nhận nguồn tiền đóng góp Quỹ QP-AN có trách nhiệm:
a) Nắm rõ quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của địa phương về Quỹ QP-AN, tuyên truyền vận động hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự nguyện đóng góp.
b) Người vận động thu Quỹ phải xuất trình giấy uỷ quyền của UBND cấp xã khi thực hiện nhiệm vụ.
c) Khi tiếp nhận tiền của đối tượng đóng góp Quỹ QP-AN phải viết biên lai thu tiền giao cho người nộp tiền theo mẫu thống nhất do Sở Tài chính phát hành và đăng ký vào sổ thu Quỹ. Hàng năm, UBND cấp xã quyết toán biên lai thu tiền với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện để quyết toán với Sở Tài chính.
d) Sau mỗi ngày vận động thu Quỹ, phải tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã và nộp cho Tài chính - Kế toán cấp xã;
2. Trách nhiệm của Tài chính - Kế toán cấp xã:
a) Giúp Chủ tịch UBND cấp xã quản lý biên lai thu Quỹ QP-AN;
b) Tổng hợp kết quả sau mỗi đợt đóng góp Quỹ, báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã và nộp toàn bộ số tiền thu được vào Kho bạc Nhà nước cấp huyện quản lý.
c) Giúp UBND cấp xã quản lý Quỹ QP-AN và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, các khoản thu - chi Quỹ QP-AN phải được mở sổ theo dõi theo đúng quy định pháp luật về chế độ kế toán.
d) Quỹ QP-AN được mở tài khoản riêng ở Kho bạc Nhà nước cấp huyện.
Điều 9. Quản lý, sử dụng Quỹ Quốc phòng - An ninh
- UBND cấp xã có trách nhiệm quản lý toàn bộ Quỹ QP-AN theo quy định tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 26/3/2003 của Bộ Tài chính quy định quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
- Khi có nguồn thu Quỹ QP-AN, Chủ tịch UBND cấp xã căn cứ kế hoạch nội dung chi đã được UBND cấp huyện phê duyệt điều tiết chi cho các nhiệm vụ sau:
1. Chi hỗ trợ tối đa 95% tổng Quỹ hàng năm cho các nhiệm vụ sau ở cấp xã:
a) Chi hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho lực lượng Dân quân thường trực và Công an viên xã, phường, thị trấn theo quy định Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ (trừ các đối tượng cán bộ, công chức và không chuyên trách cấp xã);
Chi hỗ trợ mua bảo hiểm tai nạn cho lực lượng Dân quân thường trực và Công an viên xã, phường, thị trấn theo quy định hiện hành.
b) Chi hỗ trợ xăng xe và bồi dưỡng tuần tra đêm ở xã, phường, thị trấn cho Dân quân xã, phường, thị trấn, Công an xã, Công an, Dân quân khu - ấp, Dân phòng và Bảo vệ dân phố khi hoạt động tuần tra theo kế hoạch của UBND xã, phường, thị trấn.
c) Chi hỗ trợ cho Dân quân cơ động xã, Dân quân khu, ấp, lực lượng Công an xã khi tham gia khắc phục hậu quả thiên tai (bão lụt, lốc xoáy, cháy nổ) ở địa phương, cơ sở thời gian ngắn, chưa đến mức phải huy động của cấp có thẩm quyền.
d) Chi hỗ trợ tiền ăn cho Chỉ huy phó Quân sự xã, phường, thị trấn trực sẵn sàng chiến đấu, trực chỉ huy cơ quan, đơn vị; Phó trưởng Công an xã trực hàng ngày (tính 15 ngày/01 tháng trừ những ngày trực cao điểm).
đ) Chi thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an, Dân quân bị thương hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
e) Chi khác (căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quân sự quốc phòng của địa phương, cơ sở do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định khi còn nguồn chi).
2. Chi cho công tác hành chính quản lý thu - chi Quỹ QP-AN: Tối đa không quá 5% tổng Quỹ hàng năm, cụ thể:
- Chi mua biên lai, hoá đơn và văn phòng phẩm Quỹ;
- Chi hỗ trợ bồi dưỡng người trực tiếp thu tiền Quỹ, chi xăng xe công tác tuyên truyền, vận động quần chúng đóng góp Quỹ, công tác tài chính - kế toán Quỹ.
3. Tổng nhu cầu chi Quỹ QP-AN hàng năm
Giao Sở Tài chính sau khi cân đối nguồn thu thực tế và nhiệm vụ chi của Quỹ, căn cứ các chính sách chế độ hiện hành có văn bản hướng dẫn và quy định mức chi cụ thể.
1. Việc công khai Quỹ QP-AN thực hiện theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính về công khai tài chính đối với các quỹ có vốn từ ngân sách Nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
2. Nội dung công khai Quỹ QP-AN phải được thể hiện bằng văn bản, thông báo rộng rãi trong nhân dân và các đối tượng đóng góp quỹ.
Điều 13. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh hướng dẫn các địa phương, cơ sở về thu, quản lý, chi Quỹ QP-AN theo quy định; in ấn biên lai thu tiền, sổ nhật ký Quỹ QP-AN, các mẫu biểu báo cáo thu, chi quỹ QP-AN để sử dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh.
2. Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Sở Tài chính và các Sở, ban ngành liên quan giúp UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện quy định thu - chi, quản lý Quỹ QP-AN ở các địa phương, cơ sở.
3. UBND cấp huyện, cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành đoàn thể cùng cấp tổ chức quán triệt các văn bản pháp luật có liên quan về Quỹ QP-AN và xây dựng các văn bản chỉ đạo cấp mình về Quỹ QP-AN. Tổ chức tuyên truyền vận động cơ quan, tổ chức, cán bộ và nhân dân trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa việc xây dựng Quỹ QP-AN, nâng cao nhận thức trách nhiệm về QP-AN làm cơ sở vận động ý thức tự nguyện đóng góp xây dựng Quỹ QP-AN với phương châm: “Cấp trên gương mẫu trước cấp dưới, cán bộ, Đảng viên gương mẫu trước quần chúng”; UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch, cơ quan quân sự và công an cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện Quy chế này.
4. UBND cấp xã chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này.
5. Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định việc quản lý, sử dụng, quyết toán thu chi Quỹ QP-AN trên địa bàn.
1. Hàng năm, UBND cấp huyện, cấp xã báo cáo kết quả vận động đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ QP-AN theo phân cấp như sau:
a) UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện trước ngày 15 tháng 12;
b) UBND cấp huyện báo cáo UBND cấp tỉnh (đồng gửi báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Sở Tài chính) trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
2. Nội dung báo cáo
a) Khái quát tình hình chung: Đơn vị hành chính; tổng số cơ quan, tổ chức; tổng số công dân cư trú trên địa bàn; phân tích chất lượng dân cư (độ tuổi, lao động, ngành nghề, thu nhập...); tình hình thiên tai, dịch bệnh, thảm họa...;
b) Kết quả tổ chức vận động đóng góp, thu chi Quỹ QP-AN theo năm tài khóa (phản ánh bằng số liệu thực tế);
c) Phương hướng kế hoạch tổ chức vận động đóng góp Quỹ QP-AN năm tới;
d) Kiến nghị (nếu có).
Nghị quyết 64/2012/NQ-HĐND về chế độ quản lý đặc thù đối với đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 13/12/2012 | Cập nhật: 07/01/2013
Nghị quyết 64/2012/NQ-HĐND về vận động đóng góp Quỹ Quốc phòng - An ninh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 06/12/2012 | Cập nhật: 23/04/2013
Nghị quyết 64/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và phường trực thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An Ban hành: 19/11/2012 | Cập nhật: 12/01/2013
Nghị quyết 64/2012/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 05/2008/NQ-HĐND về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Ban hành: 12/07/2012 | Cập nhật: 14/05/2013
Nghị quyết 64/2012/NQ-HĐND về chế độ chi tiêu tài chính đối với giải thi đấu thể thao, tập huấn nghiệp vụ thể dục thể thao, chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 19/07/2012 | Cập nhật: 17/08/2012
Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ Ban hành: 01/06/2010 | Cập nhật: 04/06/2010
Nghị định 62/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế Ban hành: 27/07/2009 | Cập nhật: 29/07/2009
Thông tư 19/2005/TT-BTC hướng dẫn việc công khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân Ban hành: 11/03/2005 | Cập nhật: 15/12/2009
Quyết định 192/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân Ban hành: 16/11/2004 | Cập nhật: 14/05/2012