Quyết định 3395/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Điều 1 Quyết định 841/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 3395/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Trần Văn Vĩnh
Ngày ban hành: 26/09/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3395/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 26 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI ĐIỀU 1 QUYẾT ĐỊNH SỐ 841/QĐ-UBND NGÀY 22/3/2016 CỦA UBND TỈNH ĐỒNG NAI VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công Quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công Quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BCT ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công Quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Đồng Nai;

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2015 quy định về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2686/TTr-SCT ngày 24/7/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

1. Điểm b Khoản 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“- Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn (GTSXCNNT) giai đoạn 2016 - 2020 từ 5,5 - 6%/năm, chiếm tỷ trọng 8 - 8,5% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) toàn tỉnh.

- Trên 700 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ (trực tiếp và gián tiếp) từ Chương trình khuyến công.

Tạo việc làm cho từ 1.500 lao động tại cơ sở CNNT thông qua hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề theo Chương trình khuyến công. 

- Kim ngạch xuất khẩu CNNT đến năm 2020 đạt trên 700 triệu USD, tăng trưởng bình quân đạt 7 - 7,5%/năm.

2. Tiết 1, Điểm a Khoản 2 được sửa đổi như sau:

“- Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã Long Khánh và các phường thuộc thành phố Biên Hòa được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn).”

3. Tiết 3, Điểm b Khoản 2 được sửa đổi như sau:

“- Về địa bàn: Ưu tiên cho các xã thuộc ba khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.”

4. Tiết 3, Điểm a Khoản 3 được sửa đổi như sau:

“- Giai đoạn 2016 - 2020: Dự kiến đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho 1.862 lao động; tỷ lệ lao động có việc làm chiếm từ 80% trở lên.”

5. Tiết 4, Điểm c Khoản 3 được sửa đổi như sau:

“- Giai đoạn 2016 - 2020: Dự  kiến hỗ trợ xây dựng 03 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho 36 cơ sở từ Chương trình khuyến công địa phương, 03 cơ sở từ Chương trình khuyến công Quốc gia; tổ chức 20 cuộc hội thảo phổ biến công nghệ, kỹ thuật mới.”

6. Tiết 1, Điểm d Khoản 3 được sửa đổi như sau:

“- Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu hàng năm và hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, Quốc gia (do Cục Công Thương địa phương và Bộ Công Thương tổ chức).”

7. Tiết 5, Điểm d Khoản 3 được sửa đổi như sau:

“- Dự  kiến giai đoạn 2016 - 2020: Tổ chức 05 lần bình chọn sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh, 05 lần xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương, 05 cuộc thi sáng tạo hàng thủ công mỹ nghệ; tham gia 12 lần hội chợ, triển lãm trong nước; hỗ trợ chi phí thuê 67 gian hàng cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; hỗ trợ 03 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư các phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm.”

8. Điểm đ Khoản 3 được sửa đổi như sau:

“đ) Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường:

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; hỗ trợ thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề.

- Hỗ trợ sau đầu tư cho các cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường di dời vào khu, cụm công nghiệp.

Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020: Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 03 cụm công nghiệp; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 05 cụm công nghiệp; hỗ trợ thành lập 01 hiệp hội, hội ngành nghề; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho 13 cơ sở CNNT gây ô nhiễm di dời vào khu, cụm công nghiệp.”

9. Tiết 2, Điểm e Khoản 3 được sửa đổi như sau:

“- Dự  kiến giai đoạn 2016 - 2020: Hỗ trợ 06 cơ sở công nghiệp nông thôn thuê tư vấn.”

10. Điểm h Khoản 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công; quản lý chương trình đề án khuyến công triển khai trên địa bàn; nâng cấp cơ sở vật chất của Trung tâm Khuyến công; hỗ trợ đơn vị hoạt động dịch vụ khuyến công quản lý phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm.”

- Tổ chức hội nghị, hội thảo về CNNT, khuyến công.

- Thành lập và duy trì mạng lưới công tác viên khuyến công.

Dự kiến kết quả đạt được: Tập huấn công tác khuyến công cho 900 học viên; nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm Khuyến công, hỗ trợ Trung tâm Khuyến công xây dựng 01 phòng trưng bày sản phẩm; tổ chức 02 hội nghị đánh giá công tác khuyến công. Thành lập và duy trì mạng lưới 26 cộng tác viên khuyến công.”

11. Khoản 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: 

 “5. Kinh phí thực hiện

a) Tổng kinh phí thực hiện

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chương trình: 53.796 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí khuyến công địa phương: 30.899 triệu đồng, chiếm 57,4%;

- Nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia: 800 triệu đồng, chiếm 1,5%;

- Nguồn kinh phí thu hút từ các doanh nghiệp công nghiệp, cơ sở CNNT (nguồn khác) là 22.097 triệu đồng, chiếm 41,1%.

b) Kinh phí thực hiện Chương trình phân theo năm:

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Tổng kinh phí

KCQG

KCĐP

Nguồn khác

(huy động từ các DN thụ hưởng)

2016

7.498

0

4.225

3.273

2017

7.944

200

4.263

3.481

2018

10.884

0

5.817

5.067

2019

12.957

300

7.912

4.745

2020

14.513

300

8.682

5.531

Cộng

53.796

800

30.899

22.097

c) Kinh phí thực hiện phân theo nội dung hỗ trợ khuyến công

- Kinh phí khuyến công địa phương: Dự kiến tổng kinh phí khuyến công địa phương thực hiện chương trình là 30.899 triệu đồng. Trong đó:

+ Đào tạo nghề, truyền nghề là 3.724 triệu đồng.

+ Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn là 2.449 triệu đồng.

+ Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến là 10.314 triệu đồng.

+ Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là 4.858 triệu đồng.

+ Tư vấn, trợ giúp cơ sở công nghiệp nông thôn là 210 triệu đồng.

+ Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công là 3.806 triệu đồng.

+ Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp là 3.240 triệu đồng.

+ Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công là 1.853 triệu đồng.

+ Kinh phí thực hiện đề án phát triển ngành nghề truyền thống là 95 triệu đồng.

+ Kinh phí quản lý, giám sát Chương trình khuyến công là 350 triệu đồng.

- Kinh phí khuyến công Quốc gia: Dự kiến kinh phí khuyến công Quốc gia thực hiện chương trình là 800 triệu đồng cho hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến.

d) Bố trí và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước:

- Kinh phí thực hiện Chương trình do Sở Công Thương quản lý, tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.

- Hàng năm, căn cứ Chương trình khuyến công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định hiện hành và khả năng cân đối ngân sách cho công tác khuyến công, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, phối hợp Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện trình UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí thực hiện. Đồng thời, xây dựng và đề xuất trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt các đề án khuyến công Quốc gia để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Kinh phí khuyến công phải sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung, có hiệu quả. Trường hợp kinh phí khuyến công trong năm không sử dụng hết thì được xem xét chuyển sang năm sau để thực hiện theo quy định.

- Kinh phí thực hiện các chương trình, đề án phát triển ngành nghề TTCN truyền thống, khuyến công tại các khu tái định cư, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường, kinh phí thực hiện theo các quyết định của UBND tỉnh đã phê duyệt.”

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Giám đốc Trung tâm Khuyến công, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Chương trình khuyến công chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Các nội dung khác của Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Vĩnh

 

- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2020

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung các Quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai về Chương trình Khuyến công giai đoạn 2016-2020, cụ thể:
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 1 tại Quyết định số 3395/QĐ-UBND ngày 26/9/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:

“11. Khoản 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

5. Kinh phí thực hiện

a) Tổng kinh phí thực hiện

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chương trình: 58.466 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí khuyến công địa phương: 32.299 triệu đồng, chiếm 55,24%;

- Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia: 800 triệu đồng, chiếm 1,37%;

- Nguồn kinh phí thu hút từ các doanh nghiệp công nghiệp, cơ sở CNNT (nguồn khác) là 25.367 triệu đồng, chiếm 43,39%.

b) Kinh phí thực hiện Chương trình phân theo năm:

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)

c) Kinh phí thực hiện phân theo nội dung hỗ trợ khuyến công

- Kinh phí khuyến công địa phương: Dự kiến tổng kinh phí khuyến công địa phương thực hiện chương trình là 32.299 triệu đồng. Trong đó:

+ Đào tạo nghề, truyền nghề là 3.724 triệu đồng.

+ Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn là 2.449 triệu đồng.

+ Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến là 11.714 triệu đồng.

+ Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là 4.858 triệu đồng.

+ Tư vấn, trợ giúp cơ sở công nghiệp nông thôn là 210 triệu đồng.

+ Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công là 3.806 triệu đồng.

+ Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp là 3.240 triệu đồng.

+ Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công là 1.853 triệu đồng.

+ Kinh phí thực hiện đề án phát triển ngành nghề truyền thống là 95 triệu đồng.

+ Kinh phí quản lý, giám sát Chương trình khuyến công là 350 triệu đồng.

- Kinh phí khuyến công quốc gia: Dự kiến kinh phí khuyến công quốc gia thực hiện chương trình là 800 triệu đồng cho hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến.

d) Bố trí và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước:

- Kinh phí thực hiện Chương trình do Sở Công Thương quản lý, tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.

- Hàng năm, căn cứ Chương trình khuyến công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định hiện hành và khả năng cân đối ngân sách cho công tác khuyến công, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, phối hợp Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện trình UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí thực hiện. Đồng thời, xây dựng và đề xuất trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt các đề án khuyến công quốc gia để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Kinh phí khuyến công phải sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung, có hiệu quả. Trường hợp kinh phí khuyến công trong năm không sử dụng hết thì được xem xét chuyển sang năm sau để thực hiện theo quy định.

- Kinh phí thực hiện các đề án phát triển ngành nghề TTCN truyền thống; đề án khuyến công tại các khu tái định cư; đề án phát triển cụm công nghiệp; đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ; chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo khối lượng công việc và nhiệm vụ được giao hàng năm Sở Công Thương thống nhất với Sở Tài chính trình UBND tỉnh cân đối bố trí giao dự toán hoặc bổ sung dự toán hàng năm.”

Xem nội dung VB




Quyết định 59/2015/QĐ-UBND về thành lập Chi cục Thủy sản Ban hành: 28/10/2015 | Cập nhật: 05/11/2015

Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công Ban hành: 21/05/2012 | Cập nhật: 23/05/2012