Kế hoạch 59/KH-UBND về tăng cường, đẩy mạnh công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
Số hiệu: | 59/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Văn Khôi |
Ngày ban hành: | 23/04/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2009 |
Trong những năm qua, công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố có những chuyển biến tích cực; nhiều tuyến đường phố, nơi công cộng được quan tâm duy trì, bảo đảm sạch, đẹp; ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận công dân còn thiếu ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, xả rác bừa bãi trên hè phố, lòng đường, tại các điểm công cộng, vui chơi giải trí, kinh doanh ăn uống; tình trạng phương tiện vận chuyển đổ phế thải, làm rơi đất thải, phế thải trên đường, công trình xây dựng bụi bẩn đường phố; phong trào tổng vệ sinh ở các cơ quan, đơn vị, trên từng địa bàn dân cư vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy hàng tuần không được duy trì đều đặn, thường xuyên; quy trình, cách thức tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải, quét hút, tưới rửa đường, phố chưa đổi mới phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển đô thị...
Để tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, làm cho Thủ đô “xanh - sạch - đẹp”, thiết thực hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
1. Mục đích:
- Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của mỗi công dân Thủ đô, làm chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể và từng người dân, của cộng đồng, các cơ quan, đơn vị đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống hiện đại, văn minh, thanh lịch.
- Xiết chặt trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý đô thị, phát triển đô thị; nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng đô thị;
- Làm chuyển biến mạnh về công tác vệ sinh môi trường, bảo đảm đường phố, các khu dân cư, các địa điểm công cộng sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
- Góp phần làm thay đổi diện mạo, cảnh quan đô thị, làm cho Thành phố thật sự “xanh - sạch - đẹp”, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô.
2. Yêu cầu:
- Duy trì, đảm bảo vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, tuyến phố, khu dân cư, các điểm công cộng, các hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; không để rác thải, đất thải tồn đọng, rơi vãi làm ô nhiễm môi trường.
- Triển khai thực hiện kế hoạch rộng khắp trên địa bàn Thành phố, từ Thành phố tới cơ sở; lấy địa bàn phường, xã, thị trấn và các khu dân, tổ dân phố, ngõ, xóm làm nòng cốt để thực hiện lâu dài, thường xuyên, liên tục.
- Duy trì các phong trào giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường gắn kết việc triển khai thực hiện kế hoạch của các cấp chính quyền, các ngành với các phong trào, hoạt động của các tổ chức, đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp...; thành phong trào rộng khắp, lâu dài, liên tục.
- Kết hợp chặt chẽ giữa công tác đảm bảo vệ sinh môi trường với chỉnh trang đô thị, duy trì và cải tạo các vườn hoa, cây xanh, công viên, quảng trường, chiếu sáng đô thị, cải tạo, chỉnh trang mặt nhà, mặt phố; kết hợp đồng bộ các biện pháp kiểm tra, xử lý triệt để các vi phạm về vệ sinh môi trường, hành vi vi phạm về quản lý hè phố, lòng đường, hoạt động quảng cáo, hiện tượng mái che, mái vây không đúng quy định.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngưòi dân, cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo đảm vệ sinh môi trường Thành phố; đặc biệt là ý thức trách nhiệm của mỗi người hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Việc tuyên truyền, vận động, giáo dục về ý thức vệ sinh môi trường phải thực hiện kiên trì, liên tục.
Đối tượng tuyên truyền tập trung vào đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, học sinh, sinh viên trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp: trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, cổ động trực quan (băng dôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tuyên truyền di động); tuyên truyền bằng hệ thống loa truyền thanh của phường, xã, thị trấn; tổ chức ký cam kết với các hộ gia đình, đoàn viên, hội viên; tổ chức các phong trào thi đua; tổ chức các tiết giảng về giữ vệ sinh môi trường trong các trường học; tuyên truyền và hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh...
2. Thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải:
Duy trì, đảm bảo vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, tuyến phố, khu dân cư; hàng ngày thu dọn, vận chuyển hết rác thải trong đô thị; không để rác thải tồn đọng, lưu cữu tại các địa điểm trung chuyển.
Đặt bổ sung các thùng rác 2 ngăn trên đường phố, nơi công cộng, nhà ga, bến xe, điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng ngoài trời; các thùng, bể gom rác tại các khu dân cư, dọc tuyến sông, mương thoát nước, bảo đảm phù hợp, thuận tiện cho sử dụng, thu gom, vận chuyển.
Mở rộng phạm vi lắp đặt thùng rác 2 ngăn để phân loại rác ngay từ đầu nguồn, có chỉ dẫn để nhân dân thực hiện, làm giảm tỷ lệ rác chôn lấp, nâng tỷ lệ rác thu hồi tái chế. Thường xuyên duy trì, làm vệ sinh các thùng rác công cộng. Bố trí, lắp đặt các thùng rác lưu động, biển hướng dẫn điểm bỏ rác, nhắc nhở người dân bỏ rác vào thùng tại các địa điểm tập trung đông người, lễ hội.
Thường xuyên tổ chức các đợt thu vớt rác thải trôi nổi trên các sông, hồ.
Tăng cường thêm các loại xe thu gom rác trọng tải nhẹ để thường xuyên đi thu gom rác tại các khu vực, tuyến phố trung tâm.
Có quy trình thu gom riêng các loại rác độc hại, rác y tế, phân loại và xử lý đúng quy trình theo quy định.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác; đặc biệt là đối với địa bàn các huyện.
Tiếp tục thực hiện, duy trì phong trào tổng vệ sinh toàn Thành phố vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy hàng tuần; tập trung vào khối các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; các khu tập thể, tổ dân phố, khu dân cư tập trung.
3. Công tác thu dọn, vận chuyển, xử lý đất thải, phế thải xây dựng:
Các quận, huyện, thành phố trực thuộc bố trí và công bố công khai các điểm tập kết để trung chuyển đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn.
Đối với các công trình xây dựng, chủ đầu tư, đơn vị thi công phải thực hiện đúng các quy định của Thành phố về thu dọn, vận chuyển đất thải, phế thải và bảo đảm vệ sinh khu vực công trường. Mọi trường hợp làm bẩn hè phố, lòng đường phải bị xử lý và phải kịp thời khắc phục ngay, không để ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông.
Xử lý nghiêm khắc với hình phạt cao nhất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp đổ đất thải, phế thải không đúng nơi quy định; làm rơi đất, phế thải trên đường; đặc biệt là các trường hợp cố tình đổ đất thải, phế thải trên đường, nơi công cộng.
4. Thực hiện các giải pháp giảm bụi bẩn trên đường phố:
Các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện quy trình tăng cường quét hút rác, bụi, tưới nước rửa đường, hè phố, quảng trường bảo đảm luôn sạch, hạn chế bụi bẩn; đặc biệt vào những ngày thời tiết hanh khô hoặc đường phố bụi bẩn sau khi mưa.
Xác định một số khu vực trung tâm, các tuyến đường cửa ngõ, đường vành đai, tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông lớn để tăng cường quy trình tưới nước, quét, hút; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, không để phát sinh bụi bẩn.
Các phương tiện vận chuyển đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng rời phải che chắn đúng quy định, không để vật liệu rơi vãi trên đường; phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh, làm sạch thường xuyên, không gây bụi bẩn trên đường.
Chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình phải tuân thủ đúng các quy định về che chắn, tưới nước giảm bụi, hạn chế bụi bẩn đến môi trường.
Tăng cường hoạt động, bố trí thêm các trạm rửa xe tại khu vực khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng. Nghiên cứu, bố trí một số trạm rửa xe tự động trên các tuyến đường vào trung tâm Thành phố.
5. Xây dựng, lắp đặt bổ sung và đảm bảo hiệu quả hoạt động của các nhà vệ sinh công cộng:
Xây dựng, lắp đặt thêm một số nhà vệ sinh công cộng (ngầm, nổi, bằng thép, di động...) tại các khu vực thường xuyên tập trung đông người, khách du lịch, khách vãng lai, phù hợp với cảnh quan đô thị và vệ sinh môi trường. Lắp đặt biển chỉ dẫn để nhân dân biết, sử dụng.
Duy trì, bảo đảm vệ sinh đối với hệ thống nhà vệ sinh công cộng, thuận tiện, sạch sẽ cho sử dụng. Nghiên cứu, thực hiện không thu phí tại các nhà vệ sinh công cộng ở một số địa điểm thường xuyên phục vụ khách du lịch, khách vãng lai.
6. Tổ chức các đợt tăng cường vệ sinh môi trường, lựa chọn một số tuyến phố, khu vực để làm điểm:
Thực hiện các đợt cao điểm về công tác tuyên truyền và bảo đảm vệ sinh môi trường nhân các dịp lễ, Tết và đặc biệt là trong thời gian tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
UBND Thành phố và UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc xác định một số khu vực trung tâm, tuyến phố, tuyến đường trọng tâm để thực hiện điểm việc bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo ra tuyến đường, tuyến phố “xanh - sạch - đẹp”.
7. Thực hiện đồng bộ công tác vệ sinh môi trường với đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và chỉnh trang đô thị:
Các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác vệ sinh môi trường kết hợp với thực hiện công tác quản lý hè phố, lòng đường theo Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND , Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố; tháo dỡ các biển quảng cáo, mái che, mái vẩy không đúng quy định; xoá bỏ quảng cáo rao vặt làm mất mỹ quan đô thị; chỉnh trang hệ thống cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa; hệ thống và lắp đặt lại các biển báo, biển chỉ dẫn đồng bộ, thống nhất; tăng cường trang trí, chiếu sáng; tổ chức khơi thông cống rãnh thoát nước, dọn sạch các ao hồ, xử lý nước ao hồ tù đọng, ô nhiễm...
1. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội cùng tham gia thực hiện:
UBND Thành phố tổ chức quán triệt và triển khai nội dung Kế hoạch, giao nhiệm vụ tới các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc với những nội dung, yêu cầu cụ thể.
Các cơ quan thông tin, tuyên truyền và hệ thống báo, đài của Trung ương, của Thủ đô thường xuyên đưa tin, bài khơi dậy ý thức và trách nhiệm của người dân Thủ đô trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch; phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường để nhân dân biết, thực hiện. Tăng cường thực hiện các bài viết, phóng sự, đưa tin, hình ảnh về các hoạt động bảo đảm vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố; kịp thời khen ngợi, biểu dương những tổ chức, đơn vị cá nhân làm tốt; phê phán các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chưa thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường, các hành vi làm ảnh hưởng tới môi trường. Các cơ quan thông tin, truyền thông, báo đài tiếp tục xây dựng chuyên mục tăng cường quản lý đô thị, trong đó phản ánh thường xuyên, kịp thời việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn các địa phương.
Tổ chức thu hút xã hội hoá các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan thông qua các hình thức: bandôn, khẩu hiệu, panô, áp phích... và tuyên truyền lưu động trên địa bàn các tập trung đông dân cư. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường, trật tự đô thị kết hợp với tuyên truyền về an toàn giao thông trên hệ thống loa truyền thanh của phường, xã, thị trấn.
Tổ chức biên soạn nội dung các tờ rơi về bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông để phổ biến đến các cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức đoàn thể, hộ gia đình để nhân dân, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên biết và thực hiện.
Tổ chức họp tổ dân phố để phổ biến quy định về vệ sinh môi trường, ký cam kết với các hộ dân có nhà mặt phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ không xả rác tùy tiện ra hè phố, lòng đường và tham gia quản lý, giữ cho hè phố, lòng đường sạch sẽ.
Các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp để tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tham gia và vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc triển khai thực hiện công tác vệ sinh môi trường ở cơ sở.
2. Phát động các phong trào, các đợt thi đua:
Duy trì và tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng” trên địa bàn toàn Thành phố và phong trào thực hiện tổng vệ sinh vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy hàng tuần, tập trung vào khối các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, các khu tập thể, tổ dân phố, khu dân cư tập trung.
Tổ chức các đợt cao điểm về vệ sinh môi trường trong các dịp Kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội, dịp Tết Nguyên đán Canh Dần, dịp kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4), Quốc tế Lao động 01/5/2010, Kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh (02/9); trọng tâm là tháng cao điểm phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trên cơ sở các phong trào thi đua, các đợt cao điểm về vệ sinh môi trường của Thành phố, các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, các địa phương tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, cụ thể trong từng cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường của Thành phố.
3. Tổ chức các tuyến phố, khu vực để thực hiện mô hình điểm:
Thành phố lựa chọn khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, các tuyến đường: Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú, Liễu Giai - Văn Cao - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng, Xuân Thuỷ - Cầu Giấy, Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng làm các tuyến điểm về bảo đảm vệ sinh môi trường.
Mỗi quận, huyện, thành phố Hà Đông, Sơn Tây lựa chọn một khu vực trung tâm, một số tuyến đường, tuyến phố chính để thực hiện “điểm” về công tác vệ sinh môi trường, bảo đảm đường phố luôn sạch, đẹp.
Trên cơ sở kinh nghiệm, cách thức tổ chức thực hiện ở các tuyến làm “điểm”, triển khai mở rộng ra các địa bàn, tuyến phố, tuyến đường khác sau dịp tổ chức sơ kết 6 tháng thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố.
4. Đầu tư các hạ tầng kỹ thuật đô thị, đầu tư trang thiết bị, phương tiện:
Đẩy nhanh việc triển khai và sớm hoàn thành các Dự án mở rộng khu xử lý rác, bãi rác ở Sóc Sơn, Sơn Tây, Chương Mỹ; tiếp tục triển khai đầu tư khu xử lý rác ở xã Trần Phú (Chương Mỹ); sớm quy hoạch và lập dự án khu xử lý rác tập trung tại một số huyện ngoại thành.
Đầu tư, mua sắm thêm xe ép rác, xe vận chuyển rác có công suất phù hợp với đặc điểm của các tuyến phố, khu vực dân cư và nhu cầu vận chuyển rác ở từng quận, huyện.
Đầu tư xây dựng một số nhà vệ sinh ngầm, lắp đặt nhà vệ sinh bằng thép tại các điểm công cộng phục vụ nhu cầu sử dụng của nhân dân, của du khách. Duy trì, bảo đảm hiệu quả sử dụng các nhà vệ sinh công cộng hiện có.
Lắp đặt thêm một số trạm cấp nước phục vụ quét hút, tưới nước rửa đường; trạm rửa xe tại các bãi khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng... hạn chế bụi bẩn do phương tiện vận chuyển gây ra.
5. Kiểm tra, xử lý vi phạm:
Kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường là trách nhiệm, nhiệm vụ thường xuyên của UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn; của thanh tra giao thông, thanh tra xây dựng, thanh tra văn hoá cùng với sự phối hợp của cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường, lực lượng tự quản, dân phòng ở phường, xã, thị trấn.
Tăng cường các đợt cao điểm và duy trì thường xuyên, lâu dài việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường. Xử phạt hành chính và áp dụng các hình phạt bổ sung ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về vệ sinh môi trường, trật tự đô thị; đặc biệt là các trường hợp cố tình, vi phạm nhiều lần.
6. Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện:
UBND Thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố tại các quận, huyện, thành phố trực thuộc, sở, ngành liên quan và tại các xã, phường, thị trấn.
Thông qua kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những hạn chế, vướng mắc trong chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung; đôn đốc, nhắc nhở các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các sở, ngành, xã, phường, thị trấn, các đơn vị, cơ sở duy trì thực hiện Kế hoạch; đồng thời, làm cơ sở để xem xét, đánh giá, thi đua, khen thưởng được chính xác, kịp thời.
IV. TIẾN ĐỘ VÀ PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tiến độ triển khai:
- Từ tháng 4/2009 đến hết tháng 5/2009:
+ Tổ chức tuyên truyền nội dung Kế hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên hệ thống loa truyền thanh của phường, xã, thị trấn;
+ Tổ chức quán triệt và triển khai Kế hoạch tới các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các sở, ngành, các đơn vị; hoàn thành trước 15/5/2009.
+ UBND các quận, huyện, thành phố Hà Đông, Sơn Tây, các sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Giáo dục Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố, gửi về UBND Thành phố, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng trước 20/5/2009.
+ Chuẩn bị một số điều kiện cần thiết để thực hiện Kế hoạch: xây dựng phương án; bố trí nhân lực, thiết bị, phương tiện; bố trí điểm tập kết phế thải, đất thải, lắp đặt các thùng rác.v.v.
- Sáng thứ Bảy, ngày 30/5/2009, tổ chức ra quân thực hiện vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn Thành phố.
- Từ ngày 30/5/2009:
+ Bắt đầu thực hiện việc đảm bảo vệ sinh môi trường theo Kế hoạch của UBND Thành phố. Các đơn vị thực hiện công tác môi trường thực hiện các quy trình thu gom; vận chuyển rác, quét hút, tưới nước, rửa đường đảm bảo đường phố sạch sẽ, không bụi bẩn.
+ Các đơn vị, lực lượng chức năng tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường; trong đó tập trung xử lý các vi phạm gây bụi bẩn đường phố, đổ rác thải, đất thải, phế thải không đúng quy định.
+ Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch; gắn công tác kiểm tra, xử lý vi phạm với thực hiện các giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân, cộng đồng xã hội tự giác chấp hành, thực hiện; thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện ở địa phương, cơ sở.
- Tháng 9/2009: UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các sở, ngành, UBND Thành phố tổ chức sơ kết, đánh giá 3 tháng thực hiện Kế hoạch; Phát động đợt cao điểm về vệ sinh môi trường kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội;
- Tháng 12/2009: UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các sở, ngành, UBND Thành phố tổ chức sơ kết, đánh giá 6 tháng thực hiện Kế hoạch; Phát động đợt cao điểm về vệ sinh môi trường phục vụ nhân dân đón Tết nguyên đán Canh Dần 2010;
- Tháng 4/2010: Phát động đợt cao điểm về vệ sinh môi trường kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4), Quốc tế Lao động (01/5);
- Tháng 8/2010: Tổ chức hội nghị quán triệt, xây dựng kế hoạch và giao nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; Tổ chức đợt cao điểm về vệ sinh môi trường chào mừng 65 năm Quốc khánh (02/9);
- Từ 15/9/2010: Thực hiện tháng cao điểm phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội;
- Tháng 11/2010: Tổng kết thực hiện Kế hoạch và định hướng công tác duy trì, bảo đảm vệ sinh môi trường trong những năm tiếp theo.
2. Phân công trách nhiệm
1. Sở Xây dựng: Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn các quận, thành phố trực thuộc, các khu xử lý rác tập trung. Chủ trì nghiên cứu tăng mức xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường, trình UBND Thành phố trong tháng 5/2009.
Tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Kế hoạch và định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban với các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và các giải pháp theo Kế hoạch. Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về vệ sinh môi trường; điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chỉ đạo gắn kết công tác vệ sinh môi trường với đảm bảo trật tự đô thị và chỉnh trang đô thị.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc tuyên truyền sâu rộng, vận động nhân dân khu vực nông thôn giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác ra đường làng, ngõ xóm; không dùng hóa chất độc hại, phân bón không đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; hướng dẫn nhân dân phân loại từ nguồn các loại rác (rác hữu cơ, rác vô cơ) để hạn chế tỷ lệ rác thải chôn lấp, tăng tỷ lệ rác thu hồi, tái chế. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các huyện.
3. Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện giao thông gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, vận chuyển đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không đúng quy định. Kiểm tra, xử lý các trường hợp đào hè, đường thi công công trình gây bụi bẩn, ô nhiễm. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các phương tiện giao thông đổ trộm phế thải, đất thải trên đường phố.
4. Công an Thành phố: Phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc và chỉ đạo Công an quận, huyện, thành phố trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường, vi phạm các quy định về quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông.
5. Sở Tài nguyên Môi trường: Chủ trì, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kiểm tra, quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, chỉ ra nguyên nhân gây ô nhiễm để có biện pháp khắc phục. Thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm tại một số sông, hồ, ao trên địa bàn Thành phố.
6. Sở Y tế: Chỉ đạo các Trung tâm y tế, Trạm y tế phường, xã, thị trấn tổ chức hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường theo chuyên ngành; triển khai các biện pháp vệ sinh phòng dịch, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Sở Công Thương: Chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp, kiểm tra, xử lý các cửa hàng, siêu thị, cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm quy định quản lý hè phố, lòng đường, không đảm bảo vệ sinh môi trường, có hành vi xả rác thải, chất thải ra đường phố, nơi công cộng.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức tuyên truyền, soạn bài giảng trong các trường tiểu học, trung học, phổ thông trung học; tổ chức các buổi tổng vệ sinh trường học và các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của các thầy, cô giáo, phụ huynh và học sinh.
9. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch: Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các quận, huyện, thành phố trực thuộc trong việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân; kiểm tra, đánh giá và đẩy mạnh phong trào vận động toàn dân tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Tổ chức hội nghị phổ biến nội dung, yêu cầu của Kế hoạch và nhiệm vụ được giao trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tới các cơ quan báo đài, thông tin tuyên truyền, các phòng Văn hoá Thông tin, đài truyền thanh quận, huyện. Định kỳ tổ chức giao ban, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện Kế hoạch
10. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các sở: Xây dựng, Văn hóa Thể thao và Du lịch, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ đạo các cơ quan báo, đài xây dựng chuyên mục, tăng cường đưa tin bài, phóng sự, hình ảnh về thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn Thủ đô.
11. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc lập kế hoạch đầu tư các Dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan đến vệ sinh môi trường, xử lý rác.
12. Sở Tài chính: Bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc thực hiện bảo đảm hiệu quả.
13. Sở Nội vụ (Ban Thi đua Khen thưởng): Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc tổ chức phát động các phong trào thi đua, phối hợp kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch và đánh giá kết quả thi đua của từng đơn vị.
14. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn Hà Nội, Liên đoàn Lao động Thành phố, Hội Cựu chiến binh Thành phố, Hội Nông dân Thành phố: Vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân Thủ đô thực hiện nếp sống văn hoá, không xả rác, vứt rác ra đường, nơi công cộng, gắn với duy trì thực hiện các phong trào xây dựng nếp sống văn hoá do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị phát động.
Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, cộng đồng xã hội thực hiện các hoạt động thiết thực, cụ thể giữ gìn vệ sinh môi trường. Tham gia kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
15. Đề nghị các quận ủy, huyện ủy, Thành ủy Hà Đông, Thành ủy Sơn Tây: Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến từng chi bộ, đảng viên mục đích, yêu cầu, nội dung Kế hoạch; gương mẫu thực hiện công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường và vận động quần chúng nhân dân cùng thực hiện.
16. UBND các quận, huyện, thành phố Hà Đông, Sơn Tây:
UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc chỉ đạo quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố đến các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban chức năng; phổ biến mục đích, yêu cầu của việc thực hiện Kế hoạch đến các cơ quan, đơn vị của Trung ương và các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn để huy động, phối hợp cùng tham gia.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể của từng quận, huyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của quận, huyện. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, xử lý, đôn đốc, giám sát việc thực hiện của các xã, phường, thị trấn, các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường.
Tổ chức tuyên truyền, vận động để mọi người dân, các cơ quan tổ chức có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường; huy động các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân địa phương tham gia thực hiện tổng vệ sinh hàng tuần vào chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy. Thông báo đến các cơ quan, doanh nghiệp của Trung ương, Thành phố đóng trên địa bàn tích cực tham gia các phong trào vệ sinh và thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trong cơ quan, đơn vị.
Triển khai đồng bộ, thường xuyên việc kiểm tra, xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường với đảm bảo trật tự đô thị, quản lý hè phố, lòng đường và công tác chỉnh trang đô thị. Hàng tháng, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Xây dựng, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch và UBND Thành phố.
17. UBND các phường, xã, thị trấn:
Trực tiếp tổ chức thực hiện các phong trào vệ sinh môi trường ở tổ dân phố, cụm dân cư; tổ chức tuyên truyền, vận động, ký cam kết đến từng hộ dân, các hộ kinh doanh, cửa hàng ăn uống trên địa bàn không xả rác ra đường phố, nơi công cộng. Kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Có kế hoạch duy trì việc kiểm tra, xử lý về công tác vệ sinh môi trường gắn với quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông để tạo thành nề nếp.
Những vi phạm về vệ sinh môi trường xảy ra nghiêm trọng, kéo dài, nhiều lần mà chính quyền xã, phường, thị trấn không có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền thì Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị thanh tra chuyên ngành chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc.
18. Các đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện trên địa bàn được giao quản lý. Thực hiện đúng các quy trình vệ sinh môi trường theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc, các xã, thị trấn để đảm bảo vệ sinh môi trường. Các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xử lý về hành chính theo quy định của Nhà nước.
3. Phân công trách nhiệm kiểm tra, giám sát
- UBND Thành phố thành lập các tổ kiểm tra liên ngành:
+ Tổ kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường ở các quận, thành phố Hà Đông, Sơn Tây: Sở Xây dựng làm tổ trưởng.
+ Tổ kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường ở các huyện: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm tổ trưởng.
+ Tổ kiểm tra phong trào vận động toàn dân tham gia tổng vệ sinh sáng thứ Bảy hàng tuần ở khu dân cư: Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch làm tổ trưởng.
+ Hàng tháng, UBND Thành phố tổ chức giao ban về công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Các sở tổ chức kiểm tra theo chuyên ngành về những nội dung trong Kế hoạch ở các quận, huyện, đơn vị trực thuộc và kiểm tra toàn diện công tác vệ sinh môi trường ở các địa bàn, các sở theo phân công của UBND Thành phố
- UBND quận, huyện, thành phố Hà Đông, Sơn Tây tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác vệ sinh môi trường ở xã, phường, thị trấn và tổ chức kiểm tra chéo giữa các quận, huyện theo phân công của UBND Thành phố.
- UBND các phường, xã, thị trấn kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường ở các cụm dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm.
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn Hà Nội, Liên đoàn Lao động Thành phố; Hội Cựu chiến binh Thành phố, Hội Nông dân Thành phố chỉ đạo các cấp đoàn, cấp hội phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các sở, ngành, quận, huyện, thành phố trực thuộc, các xã, phường, thị trấn; phản ánh kịp thời về UBND Thành phố, UBND các quận, huyện việc thực hiện ở cơ sở.
V. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Sở Tài chính bố trí nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện các nội dung Kế hoạch. Nghiên cứu, đề xuất UBND Thành phố về việc sử dụng tiền thu từ xử phạt các vi phạm về vệ sinh môi trường để phục vụ các hoạt động theo nội dung Kế hoạch, trình UBND Thành phố trong tháng 5/2009.
- Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc lập kế hoạch và dự toán chi tiết nội dung công việc theo kế hoạch, trình Sở Tài chính xem xét, cấp bổ sung kinh phí cho các nhiệm vụ đầu tư, tăng cường thực hiện duy trì vệ sinh môi trường và các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện Kế hoạch.
UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương và nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch để công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố đạt được những kết quả tốt./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về phân cấp giấy phép hoạt động cảng, bến và đăng ký phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 29/12/2009 | Cập nhật: 02/01/2020
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND điều chỉnh mức hỗ trợ cho giáo viên mầm non ngoài biên chế do tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 20/12/2009 | Cập nhật: 16/07/2013
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về phương pháp xác định giá đất và bảng giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 18/12/2009 | Cập nhật: 11/01/2010
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ban hành giá cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 25/12/2009 | Cập nhật: 04/05/2010
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Ban hành: 21/12/2009 | Cập nhật: 27/01/2010
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 30/11/2009 | Cập nhật: 11/01/2010
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang Ban hành: 28/09/2009 | Cập nhật: 09/03/2013
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển ngành Điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 22/10/2009 | Cập nhật: 09/01/2010
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về phân cấp và tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 28/09/2009 | Cập nhật: 05/11/2009
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về đổi tên Chi cục Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản thành Chi cục Thủy sản và ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ- cấu tổ chức của Chi cục Thủy sản Ban hành: 07/09/2009 | Cập nhật: 22/12/2015
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Long An Ban hành: 19/08/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 103/2008/QĐ-UBND về mức giá các loại đất năm 2009 trên địa bàn thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 18/08/2009 | Cập nhật: 24/12/2009
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 06/2007/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Ban hành: 19/08/2009 | Cập nhật: 29/04/2010
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND ban hành tỷ lệ thu lệ phí trước bạ xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi áp dụng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 04/08/2009 | Cập nhật: 24/12/2009
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về việc cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho các cơ sở mua sắm, cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 30/07/2009 | Cập nhật: 27/10/2009
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch triển khai đề án củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2009 đến năm 2012 Ban hành: 20/07/2009 | Cập nhật: 15/07/2013
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về việc thành lập, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức pháp chế tại các sở, ban, ngành và doanh nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 02/07/2009 | Cập nhật: 24/10/2009
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 90/2008/QĐ-UBND về giá các loại đất năm 2009 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 15/06/2009 | Cập nhật: 02/11/2009
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 09/06/2009 | Cập nhật: 29/04/2010
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 30/06/2009 | Cập nhật: 02/10/2009
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng và trợ cấp trang phục hàng năm đối với lực lượng dân quân trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 06/07/2009 | Cập nhật: 13/07/2009
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về sửa đổi quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Nghệ An kèm theo Quyết định 977/QĐ-UBND Ban hành: 28/04/2009 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 15/01/2009 | Cập nhật: 03/02/2009
Quyết định 46/2009/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 121/2002/QĐ-UB phê duyệt phương án vệ sinh, thu gom và vận chuyển rác thải của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng - Thương mại và Sản xuất Nam Thành Ninh Thuận Ban hành: 06/02/2009 | Cập nhật: 11/04/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước tỉnh Trà Vinh Ban hành: 04/12/2008 | Cập nhật: 28/09/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Ban hành: 17/12/2008 | Cập nhật: 16/09/2009
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành: 26/11/2008 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức của tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Ban hành: 25/09/2008 | Cập nhật: 18/09/2010
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ Ban hành: 11/11/2008 | Cập nhật: 27/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 29/09/2008 | Cập nhật: 06/10/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh do Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Ban hành: 25/08/2008 | Cập nhật: 18/09/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 1338/2007/QĐ-UBND về chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Ban hành: 04/09/2008 | Cập nhật: 14/03/2012
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam Ban hành: 03/10/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Ban hành: 10/09/2008 | Cập nhật: 13/03/2010
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về tiêu chí phân vùng, phân loại đường phố và phân vị trí đất làm căn cứ phân vùng, phân loại đường phố, phân vị trí đất để định giá đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 21/09/2008 | Cập nhật: 05/02/2010
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về Quy chế xét tuyển công, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của nhà nước thuộc tỉnh Quảng Trị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành Ban hành: 04/08/2008 | Cập nhật: 03/03/2011
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về phí qua các phà trực thuộc Xí nghiệp phà Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Ban hành: 26/08/2008 | Cập nhật: 29/08/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Ban hành: 26/08/2008 | Cập nhật: 20/12/2010
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND thu hồi Quyết định 1604/2006/QĐ-UBND và 3830/2004/QĐ-UBND do tỉnh Vĩnh Long ban hành Ban hành: 28/07/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 11/2007/QĐ-UBND về áp dụng chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Ban hành: 25/07/2008 | Cập nhật: 15/08/2009
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND Quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 30/06/2008 | Cập nhật: 28/03/2011
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND điều chỉnh điểm b, khoản 2; 3, Điều 2 Quyết định 03/2007/QĐ-UBND về phân cấp, ủy quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 30/06/2008 | Cập nhật: 08/07/2010
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp, tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 18/06/2008 | Cập nhật: 21/07/2014
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND điều chỉnh và đặt bổ sung tên đường tại thành phố Rạch Giá Ban hành: 31/07/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND thành lập Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 3 trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum Ban hành: 05/06/2008 | Cập nhật: 06/04/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc với cơ quan, đơn vị của Lào Cai, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế do cơ quan, đơn vị của Lào Cai tổ chức, phối hợp tổ chức và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 17/06/2008 | Cập nhật: 06/09/2012
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định tỷ lệ điều chỉnh đơn giá nhà và vật kiến trúc tại Quyết định 37/2007/QĐ-UBND của tỉnh Bình Định Ban hành: 23/05/2008 | Cập nhật: 11/01/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai Nghị quyết 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 22/05/2008 | Cập nhật: 09/06/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn của một số loài cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 23/06/2008 | Cập nhật: 06/04/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước, áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 23/06/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và hỗ trợ triển khai đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 27/05/2008 | Cập nhật: 28/12/2009
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định các khu vực phải xin giấy phép xây dựng đối với các trạm thu, phát sóng thông tin di động loại 2 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Ban hành: 16/04/2008 | Cập nhật: 08/09/2010
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về Hệ số quy đổi chi phí xây dựng năm 2007 theo các loại công trình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Ban hành: 20/05/2008 | Cập nhật: 03/06/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 19/02/2008 | Cập nhật: 19/03/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 38/2007/QĐ-UBND về mức thu viện phí và một số dịch vụ y tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 18/04/2008 | Cập nhật: 10/05/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo giải quyết nhanh các yêu cầu xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 14/04/2008 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND quy định các tiêu chí công nhận xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã cơ bản thoát nghèo giai đoạn 2006 - 2008 do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 12/06/2008 | Cập nhật: 25/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 04/04/2008 | Cập nhật: 12/11/2009
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phồ Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 21/03/2008 | Cập nhật: 27/03/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 11/06/2008 | Cập nhật: 23/06/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 17/03/2008 | Cập nhật: 20/11/2009
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về thành lập Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang Ban hành: 18/04/2008 | Cập nhật: 16/07/2015
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Ban hành: 17/03/2008 | Cập nhật: 23/03/2015
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 137/1999/QĐ-UB quy định về định mức và chế độ nhuận bút vượt định mức áp dụng cho đài phát thanh - truyền hình và các đài truyền thanh Ban hành: 02/04/2008 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 16/04/2008 | Cập nhật: 10/05/2008
Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP Ban hành: 31/03/2008 | Cập nhật: 12/12/2012