Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2017 đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 140/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Lê Minh Thông
Ngày ban hành: 21/03/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 140/KH-UBND

Nghệ An, ngày 21 tháng 3 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009; Quyết định 1600/QĐ- TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp nghề, đào tạo dưới 3 tháng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTL-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT- BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 về việc Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"

Căn cứ Quyết định số 3846/QĐ-UBND ngày 30/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và từng bước tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực thế giới.

- Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo nhằm tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển KT-XH ở địa phương.

2. Yêu cầu:

- Thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương.

- Cơ sở tham gia đào tạo nghề phải có đủ điều kiện, được hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên Báo Nghệ An; Đài PTTH tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh; Đài phát thanh, truyền hỉnh cấp huyện và trên hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn;

- Tổ chức tư vấn giáo dục nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn với nhiều hình thức: Tư vấn hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông; Tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn thông qua các sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh và các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, thị xã; In và phát tờ rơi tuyên truyền về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, các mô hình đào tạo hiệu quả,...

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những tổ chức, doanh nghiệp, nhân điển hình làm tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

2. Rà soát, bổ sung, xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm

Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn cấp huyện và UBND cấp xã phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tổ chức các hoạt động rà soát, điều tra, khảo sát, bổ sung nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn để làm cơ sở đề xuất danh mục nghề, xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Bảo đảm các nghề nông nghiệp phải gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các nghề phi nông nghiệp phải gắn với quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển thủ công nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và định hướng xuất khẩu lao động.

3. Htrợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Giai đoạn 2017 - 2020, hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho khoảng 49.800 lao động nông thôn, trong đó: nghề phi nông nghiệp: 25.750 lượt người, nghề nông nghiệp: 24.050 lượt người. Cụ thể:

+ Năm 2017: đào tạo 11.900 lượt người, gồm: nghề phi nông nghiệp: 6.000 lượt người, nghề nông nghiệp: 5.900 lượt người;

+ Năm 2018: đào tạo 12.500 lượt người, gồm: nghề phi nông nghiệp: 6.500 lượt người, nghề nông nghiệp: 6.000 lượt người;

+ Năm 2019: đào tạo 12.500 lượt người, gồm: nghề phi nông nghiệp: 6.500 lượt người, nghề nông nghiệp: 6.000 lượt người;

+ Năm 2020: đào tạo 12.900 lượt người, gồm: nghề phi nông nghiệp: 6.750 lượt người, nghề nông nghiệp: 6.150 lượt người;

- Tỷ lệ lao động nông thôn sau đào tạo có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn đạt hơn 80%.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

- Ưu tiên đào tạo nghề cho người lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nữ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân.

- Ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương có các dự án lớn đang triển khai, có nhiều hộ dân phải di dời do bị thu hồi đất các địa phương xây dựng nông thôn mới để sớm hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới; đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh, ...;

- Lựa chọn các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả, giải quyết được nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động để triển khai nhân rộng.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề

- Huy động, lồng ghép kinh phí các dự án với ngân sách của các địa phương và nguồn kinh phí tự có của cơ sở đào tạo để tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất thiết bị đào tạo để tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Không triển khai mua sắm thiết bị đối với các nghề xét thấy hiệu quả đầu tư thấp, không thu hút được học sinh học nghề

- Rà soát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng của thiết bị đào tạo đã được  đầu tư để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí.

5. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho 400 lượt người để bổ sung giáo viên cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp chưa đủ giáo viên cơ hữu đào tạo 300 giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp đối với lao động nông thôn;

- Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn giáo dục nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho lao động nông thôn cho 300 lượt người.

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh các trung tâm khuyến nông - lâm ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

6. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề

- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.

- Giai đoạn 2017 - 2020, xây dựng, chỉnh sửa khoảng 20 bộ chương trình giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

7. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát

- Thực hiện kiểm tra, giám sát theo các tiêu chí tại Quyết định 1582/QĐ- LĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả các huyện, Ban chỉ đạo cấp huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tất cả các xã.  Cấp xã kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc thực hiện giám sát đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

III. KINH PHÍ

- Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020 là: 161.500 triệu đồng. Trong đó:

+ Hoạt động tuyên truyền, tư vấn giáo dục nghề nghiệp, việc làm: 1.000 triệu đồng

+ Rà soát, điều tra bổ sung nhu cầu đào tạo nghề: 800 triệu đồng;

+ Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề: 1.000 triệu đồng;

+ Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp: 2.000 triệu đồng;

+ Htrợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 108.100 triệu đồng;

+ Xây dựng, nhân rộng mô hình điểm: 4.050 triệu đồng;

+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề: 41.100 triệu đồng;

+ Kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo nghề: 3.450 triệu đồng.

- Nguồn huy động kinh phí, bao gồm:

+ Ngân sách Trung ương: 109.100 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương: 48.900 triệu đồng;

+ Nguồn huy động khác: 3.500 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nội dung, kinh phí thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm trình UBND tỉnh;

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm và từng giai đoạn; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các địa phương các ngành, tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở đào tạo nghề liên quan gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư để tổng hợp;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn và tuyên truyền về các nội dung thực hiện Kế hoạch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng;

- Chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; hướng dẫn và tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hàng năm và từng giai đoạn;

+ Tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung;

+ Hướng dẫn nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm và từng giai đoạn cho các địa phương đảm bảo cân đối chung theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động theo ngành, nghề của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp;

- Chỉ đạo, hướng dẫn việc cung cấp các định hướng sản xuất, thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đến xã. Hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo nghề nông nghiệp; tổ chức đào tạo và nhân rộng mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: xây dựng cơ chế chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; dự kiến phân bổ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo thực hiện nguồn vốn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và hội.

3. Các S: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính:

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn sự nghiệp thuộc ngân sách tỉnh, lồng ghép các nguồn lực của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các chương trình, đề án khác có liên quan để thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm; hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan trong việc quản lý, sử dụng kinh phí hàng năm;

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

4. Các Sở, ban ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện kế hoạch này.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả hiệu quả cộng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; tổng hợp, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện hàng năm, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp;

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã, các tổ chức đoàn thể trong hoạt động: tuyên truyền, tư vấn giáo dục nghề nghiệp; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch đào tạo trên cơ sở nhu cầu học nghề và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn;

- Bố trí nguồn vốn từ ngân sách cấp huyện để đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch của địa phương hàng năm; đẩy mạnh xã hội hóa, lồng ghép huy động các nguồn lực để thực hiện Kế hoạch;

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo nghề hiệu quả;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - TBXH.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động TBXH (đểb/c)
-
TT Tnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
-
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành có liên quan;
- UBND các huyện, TP, TX;
- Chánh VP, các PVP KT UBND tỉnh;
-
Các cơ sở giáo dục NN trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT, VX (Khoa).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Thông

 

BIỂU CHI TIẾT

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2017 – 2020
(Kèm theo Kế hoạch s
ố 140/KH-UBND ngày 21/03/2017 của UBND tỉnh Nghệ An)

ĐVT: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

Chỉ tiêu, nhiệm vụ

Tổng kinh phí giai đoạn 2017 - 2020

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

ĐVT

Số lượng

Tổng số

Trong đó

Tng s

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tng sổ

Trong đó

NSTW

NSĐP

Khác

NSTW

NSĐP

Khác

NSTW

NSĐP

Khác

NSTW

NSĐP

Khác

NSTW

NSĐP

Khác

1

Tuyên truyền, vấn học nghviệc làm

 

 

1.000

500

500

 

300

150

150

 

300

150

150

 

200

100

100

 

200

100

100

 

2

Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề

 

 

800

400

400

 

200

100

100

 

200

100

100

 

200

100

100

 

200

200

 

 

3

Phát triển chương trình, giáo trình

B

20

1.000

800

200

 

200

200

 

 

300

200

100

 

300

200

100

 

200

200

 

 

4

Tập hun, bồi dưỡng, cán bộ qun lý, giáo viên

Lượt người

1.000

2.000

1.100

900

 

500

300

200

 

500

300

200

 

500

200

300

 

500

300

200

 

5

Hỗ trợ đào tạo ngh cho lao động nông

Lượt người

49.800

108.100

81.100

27.000

 

25.200

20.200

5.000

 

25.200

19.700

5.500

 

26.600

20.600

6.000

 

26.600

20.600

6.000

 

6

Xây dựng, nhân rộng mô hình điểm

Mô hình

120

4.050

2.200

1.350

500

1.000

700

300

 

1.000

500

300

200

1.000

500

200

300

1.050

500

550

 

7

Htrợ đu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo

Cơ s

17

41.100

21.000

17.100

3.000

9.900

5.000

4.100

800

10.300

5.000

4.500

800

10.200

5.000

4.500

700

10.700

6.000

4.000

700

8

Kim tra, giám sát ĐTN cho lao động nông thôn

 

 

3.450

2.000

1.450

 

800

500

300

 

800

500

300

 

900

500

400

 

950

500

450

 

 

Tng cộng

 

 

161.500

109.100

48.900

3.500

38.100

27.150

10.150

800

38.600

26.450

11.150

1.000

39.900

27.200

11.700

1.000

40.400

28.400

11.300

700