Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2021 về phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 06/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Chử Xuân Dũng |
Ngày ban hành: | 12/01/2021 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2019; Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025; Quyết định số 1065/QĐ-BGDĐT ngày 19/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025.
Căn cứ kết quả thực hiện Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 19/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội về phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2020 và thực trạng giáo dục mầm non thành phố Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:
Phát triển giáo dục mầm non Thủ đô đảm bảo duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị điều kiện phổ cập cho trẻ em 4 tuổi, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non và tiếp cận quốc tế; xây dựng mạng lưới trường, lớp mầm non theo hướng trường học xanh, chuẩn hóa2, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp theo vị trí việc làm, có chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, phong cách đẹp; đổi mới công tác quản lý cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao năng lực tự chủ của cơ sở giáo dục mầm non; xây dựng mô hình phối hợp hỗ trợ gia đình, cộng đồng, nhà trường trong chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tốt cho trẻ em mầm non vào lớp một.
a) Huy động trẻ mầm non trong độ tuổi đi học, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non và tiếp cận quốc tế
- Huy động ít nhất 55% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 100% trẻ em độ tuổi mẫu giáo (tỷ lệ huy động công lập 70%, ngoài công lập 30%)4. Tiếp tục duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi khi Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ phê duyệt.
- 100% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú; 100% trẻ đi học được theo dõi sức khỏe, duy trì tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2 %/năm, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì được khống chế5. Tổ chức học hòa nhập cho trẻ em khuyết tật theo Điều lệ trường mầm non.
- Đảm bảo trẻ em, giáo viên, cơ sở giáo dục mầm non thuộc đối tượng áp dụng được hưởng hỗ trợ từ chính sách phát triển giáo dục mầm non của Thành phố theo quy định.
- Đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em học ở các loại hình trường, lớp mầm non đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non, tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến. Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường, khẳng định thương hiệu chất lượng riêng của từng quận, huyện, thị xã, từng cơ sở giáo dục mầm non.
b) Xây dựng mạng lưới trường lớp theo hướng trường học xanh, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế
- Sắp xếp mạng lưới trường lớp mầm non, mở rộng hoặc gom điểm lẻ, trường nhỏ phù hợp. Xây dựng trường mầm non công lập trên địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị cao tầng. Dự kiến xây mới 198 trường mầm non.
- Phấn đấu số lượng trẻ em/nhóm, lớp đảm bảo đúng quy định. Phấn đấu có 80% - 85% trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia, đồng bộ đồ dùng thiết bị, học liệu phù hợp địa phương và hướng tới hiện đại, trong đó ít nhất 10% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Khuyến khích địa bàn xây dựng ít nhất 01 trường mầm non chất lượng cao.
- 100% trường mầm non có Website, trang thông tin điện tử, có phòng máy tính cho trẻ. Khuyến khích có thư viện mầm non theo Luật Thư viện ngày 21/11/2019. Ứng dụng công nghệ thông tin số hóa trường học (trang Web, online hướng dẫn cha mẹ, kết nối mạng LAN, sử dụng các phần mềm quản lý, camera nội bộ, tivi, máy tính tại các nhóm, lớp để bồi dưỡng, khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng internet, thư viện điện tử ngành; trẻ được làm quen phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với vi tính máy tính...)
- Xây dựng hệ thống trường mầm non làm nhiệm vụ điểm tại quận huyện thị xã, đảm bảo phù hợp địa phương và đáp ứng hiện đại đổi mới giáo dục mầm non, là nơi tập huấn trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ: Là trường được Thành phố công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức 2, ngoài ra khuyến khích quận, huyện, thị xã bổ sung đầu tư theo tiêu chuẩn trường mầm non mức 4 7.
c) Xây dựng, phát triển đội ngũ và thực hiện chính sách
- Đảm bảo bố trí đủ đội ngũ giáo viên theo định mức quy định.
- Phấn đấu đến hết năm 2025, 100% giáo viên trong độ tuổi đạt trình độ đào tạo hoặc được cử đi đào tạo Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 100% cán bộ quản lý có trình độ Đại học sư phạm trở lên theo kế hoạch nâng chuẩn trình độ đào tạo cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của Thành phố và được thăng hạng theo quy định.
- 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn Hiệu trưởng, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp, ít nhất 90% mức độ khá trở lên.
- Hàng năm 100% đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, chuyên môn nghiệp vụ quản lý, quản trị tự chủ nhà trường và đổi mới phương pháp giáo dục mầm non. Cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán được bồi dưỡng nâng cao. Đảm bảo chế độ chính sách cho đội ngũ theo quy định.
- Phấn đấu trường mầm non công lập có chi bộ đảng, tối thiểu 40% cán bộ quản lý, giáo viên là đảng viên.
II. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Triển khai, thực hiện các chính sách về phát triển mầm non được quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP .
- UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021 - 2025 của đơn vị, có nhiệm vụ giải pháp cụ thể thực hiện nhằm đạt và vượt mục tiêu Thành phố đề ra, tạo chuyển biến tích cực phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo, khẳng định chất lượng giáo dục mầm non của mỗi quận, huyện, mỗi cơ sở giáo dục mầm non ở các loại hình.
+ Đẩy mạnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số hóa hệ thống quản lý, điều hành ứng dụng công nghệ thông tin toàn ngành giáo dục đào tạo. Lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện cho cấp học mầm non.
+ Triển khai đến 100% cơ sở giáo dục mầm non chấp hành quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động giáo dục theo hướng đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm giải trình, vai trò quản lý nhà nước của UBND xã, phường, thị trấn đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
+ Xây dựng thực hiện tốt các mô hình: Mô hình kỷ cương quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, kiểm soát chất lượng tương xứng với truyền thông quảng bá theo quy định; Mô hình “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”, “Trường học đẹp - chưa đẹp”; Mô hình quản lý quản trị trường mầm non công lập theo hướng tự chủ, khẳng định năng lực trách nhiệm người đứng đầu.
+ Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý giáo dục bảo đảm nghiêm minh, thực chất hiệu quả, tránh hình thức và giảm tải cho giáo viên mầm non đồng thời phát huy tính chủ động tự học, sáng tạo cho đội ngũ.
+ Chủ động cập nhật thông tin phòng chống dịch bệnh, có phương án, kịch bản thực hiện theo chỉ đạo và phù hợp thực tiễn.
- UBND quận, huyện, thị xã thực hiện rà soát, điều chỉnh xây dựng mạng lưới trường lớp, mở rộng hoặc gom điểm lẻ, trường nhỏ phù hợp, không còn phòng học cấp 4, phòng học tạm, học nhờ. Ưu tiên dành quỹ đất 5% phục vụ công cộng của các xã và tận dụng quỹ đất còn trống chưa khai thác, quỹ đất khi di chuyển các cơ quan, đơn vị thuộc diện phải di dời ra khỏi nội thành để xây dựng trường học. Quan tâm bố trí quỹ đất xây dựng trường mầm non công lập, hoặc điểm trường tại khu đô thị mới cao tầng, khu vực đông dân cư, khu công nghiệp khu chế xuất.
- Triển khai thực hiện tốt kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thực hiện chủ trương đầu tư trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo hướng xây dựng trường học xanh, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, đồng bộ trang bị đồ dùng thiết bị, hướng tới hiện đại. Đảm bảo thiết kế tổng thể quy mô trường chuẩn quốc gia đáp ứng dự báo phát triển dân số trẻ em trên địa bàn ít nhất năm năm, có cơ sở vật chất bằng hoặc cao hơn tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tăng các phòng chức năng chuyên biệt, thư viện mầm non, phòng máy tính cho trẻ đáp ứng đổi mới.
- Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin từ ngân sách quận, huyện, thị xã nhằm hiện đại hóa trường, lớp mầm non. Hướng tới thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin số hóa trường học theo mô hình trường học điện tử (trang Web, online, kết nối mạng LAN, sử dụng các phần mềm quản lý, camera nội bộ, kiểm soát an ninh, hệ thống tiết kiệm năng lượng, bảng tương tác, công nghệ nhận dạng khuôn mặt, máy tính, ti vi tại các nhóm, lớp để khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng internet, thư viện điện tử ngành; trẻ em được làm quen phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với máy tính...)
- Đầu tư xây dựng hệ thống trường mầm non làm nhiệm vụ điểm toàn diện về chuyên môn của cấp học tại quận huyện: Là trường được Thành phố công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức 2, ngoài ra khuyến khích UBND quận, huyện bổ sung đầu tư theo tiêu chuẩn trường mầm non mức 4 theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thành phố hoàn thiện cơ chế chính sách đảm bảo trẻ em, giáo viên, cơ sở giáo dục mầm non thuộc đối tượng áp dụng được hưởng hỗ trợ từ chính sách phát triển giáo dục mầm non của thành phố Hà Nội theo quy định 9.
- Các Sở, ngành chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện tuyển dụng, hợp đồng viên chức, định kỳ tổ chức thăng hạng theo quy định. Đảm bảo đủ số lượng đội ngũ, đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp theo vị trí việc làm.
- Thực hiện Kế hoạch nâng chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của Thành phố, phấn đấu đến hết năm 2025, 100% giáo viên trong độ tuổi đạt trình độ đào tạo hoặc được cử đi đào tạo Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 100% cán bộ quản lý có trình độ Đại học sư phạm trở lên.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên, định hướng nội dung bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ đến năm 2025: Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, dân chủ trong trường học, phong cách nhà giáo, văn hóa công sở, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng quản lý cảm xúc nghề nghiệp; Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, trường lớp mầm non hạnh phúc, kết nối gia đình - nhà trường - xã hội trong chăm sóc giáo dục trẻ, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, công tác đánh giá trẻ, kỹ năng quản lý quản trị tự chủ trường mầm non công lập, phát triển chương trình giáo dục nhà trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non...
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tổ chức hội thảo trao đổi về phương pháp giáo dục tiên tiến, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán làm báo cáo viên địa phương, lan tỏa, tư vấn hướng dẫn về chuyên môn. Đồng thời khuyến khích tinh thần tự học, tự khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng internet, cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- UBND quận, huyện, thị xã xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non làm việc trong cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục mầm non tại địa phương, thay đổi tư duy - nhận thức - hành động tăng tính chuyên nghiệp, tiếp cận hội nhập quốc tế cho đội ngũ.
- Quan tâm công tác thi đua, khen thưởng, phát triển đảng viên mới, chi bộ Đảng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đời sống giáo viên, nhân viên mầm non nhằm động viên khích lệ kịp thời và thu hút đội ngũ chuyên tâm với nghề.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quán triệt thực hiện giai đoạn 2 chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Xây dựng trường, lớp mầm non đẹp, hạnh phúc, an toàn thân thiện”. Hướng dẫn, khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình giáo dục nhà trường, vận dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, cho trẻ làm quen phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen máy tính, làm quen tiếng Anh...phù hợp thực tiễn.
- Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục trường, lớp mầm non: Quy hoạch, thiết kế môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện, đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, tận dụng diện tích mặt đất, tầng tum, tăng diện tích khu vui chơi, sân vườn. Trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh, cây ăn quả, vườn rau, tăng phòng chức năng tổ chức các hoạt động chuyên biệt.
- Lựa chọn, nhân rộng các mô hình phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng, khai thác nguồn lực của cha mẹ trẻ hỗ trợ nhà trường trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Có chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Quan tâm công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đảm bảo điều kiện hoạt động và chính sách cho giáo viên theo quy định.
- Sở Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ tư vấn chuyên môn xây dựng hệ thống trường mầm non làm nhiệm vụ điểm là nơi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ tại quận, huyện, thị xã đảm bảo phù hợp địa phương và đáp ứng hiện đại đổi mới giáo dục mầm non: Là trường được Thành phố công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức 2, ngoài ra khuyến khích Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã bổ sung đầu tư theo tiêu chuẩn trường mầm non mức 4 theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tiếp cận, triển khai phương pháp giáo dục tiên tiến và đón các trường mầm non trên địa bàn đến học tập, chia sẻ chuyên môn nghiệp vụ.
- UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, các cơ quan thông tin báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh các hình thức truyền thông trong cộng đồng xã hội về vị trí, vai trò phát triển giáo dục mầm non, chính sách phát triển giáo dục mầm non của Chính phủ.
- Ngành Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông, phối hợp xây dựng chương trình truyền hình, phát thanh, các video hướng dẫn cha mẹ thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em. Công khai tại cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam, các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đã được cấp phép hoạt động để nhân dân biết, lựa chọn. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tuyên truyền các điều kiện, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ; Hướng dẫn gia đình, cha mẹ trẻ kiến thức nuôi dạy con theo khoa học; Tôn vinh tấm gương điển hình có nhiều đóng góp phát triển giáo dục mầm non Thủ đô...,
- Phát huy vai trò tổ chức chi bộ Đảng, công đoàn tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, bảo vệ quyền lợi người lao động, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non.
6. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế
- Thành phố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, phát triển đa dạng mô hình trường mầm non tiếp cận hội nhập quốc tế. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật. Được hưởng các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục mầm non theo hình thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết giáo dục và đào tạo, tổ chức hội nghị hội thảo giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với cơ sở đào tạo sư phạm, các tổ chức nước ngoài, cơ sở giáo dục nước ngoài và cơ sở giáo dục mầm non vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra theo phân cấp việc chấp hành thực hiện chế độ chính sách pháp luật của nhà nước đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở các loại hình.
(Phụ lục 10 biểu thống kê đính kèm)
- Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo quận, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch; tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách đảm bảo điều kiện thực hiện; kiểm tra tiến độ thực hiện Kế hoạch của các quận, huyện, thị xã và tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
- Tham mưu UBND Thành phố sơ kết, tổng kết, đánh giá và phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố (Sở Nội vụ) hướng dẫn lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai thực hiện Kế hoạch và đề nghị UBND Thành phố khen thưởng.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông, cổng giao tiếp điện tử Thành phố, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền chủ trương chính sách phát triển giáo dục đào tạo Thủ đô, chú trọng truyền thông nhằm thay đổi nhận thức về việc phối hợp nhà trường, gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, chuẩn bị tốt cho trẻ mầm non vào lớp một.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xác định vị trí các ô đất xây dựng trường mầm non, giới thiệu quỹ đất xây dựng, mở rộng diện tích trường mầm non tại các quận huyện thị xã.
- Phối hợp xây dựng và tuyên truyền về quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới, hệ thống trường mầm non trên địa bàn Thành phố.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan báo cáo UBND Thành phố, trình HĐND Thành phố đảm bảo kinh phí từ nguồn vốn đầu tư theo phân cấp đảm bảo triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan báo cáo UBND Thành phố, trình HĐND Thành phố đảm bảo kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp theo phân cấp, triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố triển khai các chính sách phát triển giáo dục mầm non theo quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành liên quan báo cáo UBND Thành phố đảm bảo thực hiện đủ số lượng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ giáo dục mầm non.
- Phối hợp đề xuất thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Chủ trì và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã vận động các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em, giám sát việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chính sách xã hội khác đối với giáo viên, nhân viên và trẻ em mầm non; hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non và tại cộng đồng.
- Chủ trì và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện các chương trình liên quan đến y tế học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh.
- Phối hợp tham mưu bổ sung định mức nhân viên y tế. Kiểm tra, giám sát và bồi dưỡng công tác y tế học đường trong cơ sở giáo dục mầm non.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành tư pháp trong việc phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc thực hiện quyền trẻ em.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã quy hoạch quỹ đất xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non theo hướng đạt chuẩn quốc gia; hướng dẫn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; tham mưu, đề xuất cơ chế ưu đãi trong việc sử dụng đất để xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
12. Liên đoàn lao động Thành phố, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Thành phố Hà Nội
Căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các nhiệm vụ liên quan đến Kế hoạch Phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
13. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên
Tổ chức đào tạo nâng chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019. Căn cứ chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam, căn cứ chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo thực tiễn địa phương để xây dựng, đổi mới, điều chỉnh bổ sung chương trình đào tạo sinh viên sư phạm đạt mục tiêu đầu ra đáp ứng chuẩn nghề nghiệp đồng thời đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của mỗi cấp học. Đối với cấp học mầm non, chú trọng bồi dưỡng nhận thức đạo đức kỹ năng nghề nghiệp theo đặc thù nghề nghiệp.
14. UBND các quận, huyện, thị xã
- Hoàn thành xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021 - 2025 của đơn vị. Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách, có kế hoạch tổng thể trong đó xác định giai đoạn, mức độ cần thiết để ưu tiên thứ tự phát triển các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn và thực hiện đầy đủ các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thành phố.
- Có các giải pháp thực hiện đổi mới, tạo chuyển biến tích cực phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng vị trí vai trò chất lượng giáo dục mầm non của mỗi quận, huyện. Đồng thời giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch, chương trình hành động triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung, chính sách quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ sau khi được HĐND, UBND Thành phố phê duyệt. Kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hàng năm với Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Thành phố. Phản ánh phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với các Sở có liên quan báo cáo UBND Thành phố xem xét giải quyết.
- Thực hiện tốt công tác truyền thông, thay đổi nhận thức, trách nhiệm phối hợp giữa gia đình - nhà trường - cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, tiếp cận giáo dục mầm non quốc tế.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai, thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
1 Môi trường giáo dục sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện, đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh, cây ăn quả, vườn rau.
2 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non; Thông tư số 13/2020/TT-BGĐĐT ngày 26/5/2020 ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
3 Luật Giáo dục ngày 14/6/2019
4 Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho phát triển giáo dục giai đoạn 2019-2025.
5 Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025.
6 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ Quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.
7 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non
8 Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
9 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ Quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; Quyết định 51/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 ban hành quy định thu, sử dụng các khoản thu khác trong cơ sở giáo dục công lập của Thành phố Hà Nội (trừ cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao)
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2020 về tổ chức thực hiện quy trình “4 tại chỗ” trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 26/10/2020 | Cập nhật: 30/12/2020
Nghị định 105/2020/NĐ-CP quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non Ban hành: 08/09/2020 | Cập nhật: 09/09/2020
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2020 về triển khai Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030 Ban hành: 05/06/2020 | Cập nhật: 12/10/2020
Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 26/05/2020 | Cập nhật: 28/05/2020
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2019 về thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2020 Ban hành: 25/12/2019 | Cập nhật: 24/03/2020
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2019-2025 Ban hành: 05/11/2019 | Cập nhật: 17/12/2019
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 06/11/2019 | Cập nhật: 15/11/2019
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2019 về nâng cao chất lượng hoạt động của Trạm Y tế theo nguyên lý Y học gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 25/06/2019 | Cập nhật: 16/07/2019
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 13/06/2019 | Cập nhật: 15/08/2019
Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2019 về tăng cường huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 Ban hành: 04/06/2019 | Cập nhật: 05/06/2019
Quyết định 1065/QĐ-BGDĐT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2018-2025” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 19/04/2019 | Cập nhật: 01/10/2019
Quyết định 1677/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 Ban hành: 03/12/2018 | Cập nhật: 08/12/2018
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 11/09/2018 | Cập nhật: 21/11/2018
Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 22/08/2018 | Cập nhật: 22/08/2018
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài đến năm 2030 Ban hành: 05/07/2018 | Cập nhật: 22/08/2018
Kế hoạch 143/KH-UBND về đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội năm 2018 đối với thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh; Khám chữa bệnh; Cấp phép xây dựng; Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Ban hành: 02/07/2018 | Cập nhật: 16/07/2018
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2018 thực hiện mục tiêu phát triển bền vững giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 23/04/2018 | Cập nhật: 12/07/2018
Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2018 điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 07/05/2018 | Cập nhật: 12/05/2018
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 14/08/2017 | Cập nhật: 28/10/2017
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2017 phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2020 Ban hành: 19/06/2017 | Cập nhật: 27/06/2017
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo Ban hành: 11/07/2017 | Cập nhật: 01/11/2017
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2017 bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 30/05/2017 | Cập nhật: 27/09/2017
Kế hoạch 143/KH-UBND thực hiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017 Ban hành: 21/03/2017 | Cập nhật: 20/04/2017
Quyết định 1677/QĐ-TTg năm 2016 bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo điều hành giá Ban hành: 29/08/2016 | Cập nhật: 30/08/2016
Kế hoạch 143/KH-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết Quý IV năm 2016 Ban hành: 19/09/2016 | Cập nhật: 06/10/2016
Kế hoạch 143/KH-UBND về tổ chức kiểm tra, sát hạch viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ, công chức cấp xã thành công chức Nhà nước từ cấp huyện trở lên năm 2016 Ban hành: 12/09/2016 | Cập nhật: 17/09/2016
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô Ban hành: 27/07/2016 | Cập nhật: 04/08/2016
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2016 về tuyên truyền, phổ biến Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và các Nghị định hướng dẫn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 26/05/2016 | Cập nhật: 03/06/2016
Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 Ban hành: 16/05/2016 | Cập nhật: 17/05/2016
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2014 hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 28/08/2014 | Cập nhật: 01/08/2015
Nghị quyết 35/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2014 Ban hành: 03/06/2014 | Cập nhật: 04/06/2014
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 14/2013/NQ-HĐND về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội Ban hành: 06/09/2013 | Cập nhật: 13/09/2013
Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Ban hành: 18/03/2013 | Cập nhật: 21/03/2013
Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2012 đàm phán, ký Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông giữa Việt Nam và Chi-lê Ban hành: 31/07/2012 | Cập nhật: 02/08/2012
Kế hoạch 143/KH-UBND triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 13/12/2011 | Cập nhật: 15/12/2011
Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2010 thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang Ban hành: 27/09/2010 | Cập nhật: 30/09/2010
Quyết định 1677/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Tiếp tục đổi mới nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Ban hành: 10/09/2010 | Cập nhật: 13/09/2010
Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Chơn Thành, huyện Bình Long, huyện Phước Long; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Long, huyện Phước Long để thành lập thị xã Bình Long, thị xã Phước Long; thành lập các phường trực thuộc thị xã Bình Long và thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước Ban hành: 11/08/2009 | Cập nhật: 13/08/2009
Quyết định 807-TTg năm 1996 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo về phát triển thuỷ lợi và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 31/10/1996 | Cập nhật: 16/12/2009
Quyết định 59-CT về việc thực hiện kế hoạch hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa năm 1988 Ban hành: 07/03/1988 | Cập nhật: 15/12/2009
Thông tư 1 năm 1974 quy định phạm vi, giờ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm ở các cơ sở Bưu điện Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 2 năm 1974 quy định cách thức gói bọc riêng, cách xử lý riêng đối với những bưu phẩm đựng vật phẩm đặc biệt Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 3 năm 1974 quy định việc mở nghiệp vụ bưu kiện, mở công vụ đặc biệt về bưu điện, điều kiện và giới hạn trao đổi bưu kiện; nơi gửi, nơi nhận, giờ gửi, nhận, kích thước, khối lượng… Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Sắc lệnh số 08 về việc giải tán Hội "Fondation Jules Brévié" Ban hành: 18/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 7 về việc bổ khuyết Sắc lệnh ngày 13 tháng 9 năm 1945 thiết lập Toà án quân sự Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về viêc huỷ bỏ quyền khai trương đường hoả xa Hải Phòng - Vân Nam mà Chính phủ Pháp đã cho Công ty hoả xa Vân Nam do hợp đồng ký ngày 15 tháng 6 năm 1901 Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 6 về việc truy tố những người can tội ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá huỷ cắt dây điện thoại và dây điện tín Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 04 về việc cử thêm những nhân viên trong "Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết" Ban hành: 14/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2020 về công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2021 Ban hành: 31/12/2020 | Cập nhật: 19/02/2021
Sắc lệnh số 09 về việc cho phép Chính phủ trưng thu những hiện vật Ban hành: 06/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 08 về việc giải tán "Đại Việt quốc gia xã hội Đảng" và "Đại Việt Quốc dân Đảng" Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 7 về việc để sự buôn bán và chuyên trở thóc gạo được tự do trong toàn hạt Bắc bộ Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012
Sắc lệnh số 06 về việc cấm nhân dân không được đăng lính bán thực phẩm, làm tay sai cho quân đội Pháp Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về việc ấn định Quốc kỳ Việt nam Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 3 về việc Thiết quân luật tại Hà Nội do Chủ tịch nứoc ban hành Ban hành: 01/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012