Kế hoạch 143/KH-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch, bệnh sốt xuất huyết Quý IV năm 2016
Số hiệu: 143/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Dung
Ngày ban hành: 19/09/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 09 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH, BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT QUÝ IV NĂM 2016

Thực hiện Công điện số 1388/CĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế ban hành Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chng dịch, bệnh sốt xuất huyết Quý IV năm 2016 tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Giảm tỷ lệ mắc

2. Giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết

3. Khống chế không để dịch lớn xảy ra

4. Xã hội hóa các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, xây dựng văn bản pháp luật để triển khai thực hiện

II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch các tuyến, nhấn mạnh nhiệm vụ chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Xây dựng kế hoạch chủ động phòng chng dịch cụ thể tại các địa phương.

- Chỉ đạo các địa phương tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn nhằm huy động các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.

- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời nhm hạn chế lây lan dịch bệnh; tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng theo khuyến cáo của Bộ Y tế; thường xuyên kiểm tra đôn đốc chỉ đạo tuyến dưới.

2. Biện pháp về chuyên môn kỹ thuật:

a) Giải pháp giảm tỷ lệ mắc

- Tăng cường củng chệ thống giám sát, ngăn chặn dịch bùng phát.

- Tổ chức giám sát đồng bộ ca bệnh - huyết thanh - côn trùng, kp thời cảnh báo nguy cơ dịch nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, không để dịch lan rộng, kéo dài. Thực hiện giám sát ca bệnh hằng ngày, giám sát bọ gậy tại các xã, phường, thị trấn và giám sát chỉ số muỗi, chỉ s nhà, chỉ sbọ gậy tại các xã trọng điểm. Xác định thành phần loài mui tại tất cả các điểm điều tra.

- Triển khai kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng chống chủ động sốt xuất huyết. Mở chiến dịch thau vét bọ gậy và phun chủ động tại các xã nguy cơ.

- Khi phát hiện ca bệnh tiến hành điều tra dịch tễ, các chsố côn trùng và tiến hành phun hóa chất diệt muỗi kèm thau vét bọ gậy. Tiến hành xử lý ổ dịch nhỏ theo quy định của Bộ Y tế và Viện Pasteur Nha Trang.

- Tập huấn:

+ Tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế trường học và Ban Giám hiệu để triển khai hoạt động phòng chống sốt xuất huyết trong trường học.

+ Tập huấn giám sát, xử lý và triển khai báo cáo bệnh sốt xuất huyết theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và triển khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm cho các đơn vị y tế trên địa bàn.

b) Biện pháp giảm tỷ lệ chết

- Thực hiện đúng thường quy theo Quyết định 458/QĐ ngày 16/2/2011 của Bộ Y tế nhằm nâng cao năng lực chn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết cho cán bộ Y tế.

- Tăng cường giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về kiến thức nhận biết bệnh để đưa con em đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

3. Công tác phối hợp liên ngành:

- Các cấp chính quyền trực tiếp chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban ngành đoàn thể, phi hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chng bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.

- Kết hợp ngành giáo dục huy động sự tham gia của nhà trường đưa nội dung phòng chống st xuất huyết vào sinh hoạt ngoại khóa. Tổ chức ký cam kết với trường học về phòng chống dịch. Tập huấn về công tác phòng chống dịch cho giáo viên và học sinh trong các buổi ngoại khóa. Đặc biệt là huy động giáo viên, học sinh tại các trường học địa phương tham gia chiến dịch thau vét bọ gậy.

- Y tế các cấp cùng phối hợp với lực lượng biên phòng và người dân tiến hành phun diệt muỗi tại những vùng có mật độ muỗi cao đặc biệt tại các xã nguy cơ, tham gia chiến dịch vệ sinh môi trường, thau vét bọ gậy.

4. Tuyên truyền giáo dục:

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phân phối tranh ảnh, trơi tuyên truyền về biện pháp phòng chống SXH cho người dân tập trung vào trường học và học sinh.

- Phát động phong trào toàn dân tham gia vệ sinh môi trường, loại trừ nơi sinh sản của mui, diệt loăng quăng/bọ gậy nơi ở, khu phố, nơi làm việc, trường học...

5. Thông tin, báo cáo:

Thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh hằng ngày về UBND tỉnh (qua Sở Y tế); báo cáo theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và triển khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch dự kiến khoảng 430.000.000 đồng (Bốn trăm ba mươi triệu đồng chẵn). Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Trung ương, Chương trình Mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

2. Căn cứ các nội dung của Kế hoạch các Sở Y tế lập dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính tổng hợp, thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành kim tra, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn triển khai công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.

- Triển khai các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giám sát, xử lý dịch và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết theo Hướng dẫn của Bộ Y tế đến tận cán bộ y tế cơ sở.

- Tổ chức các đoàn kim tra, giám sát, hướng dẫn công tác giám sát, xử lý dịch tại các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn; kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các bệnh viện đóng trên địa bàn.

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tăng cường giám sát đồng bộ ca bệnh - huyết thanh - côn trùng, kịp thời cảnh báo nguy cơ dịch nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng chng dịch kịp thời, không để dịch lan rộng, kéo dài. Đảm bảo cung ứng thuc, hóa chất xử lý dịch đến tận cơ sở.

- Chỉ đạo Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chng sốt xuất huyết, phối hp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

- Định kỳ 06 tháng, năm Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế kết quthực hiện theo quy định.

2. S Giáo dục - Đào tạo: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trin khai các hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong trường học; phối hợp với Sở Y tế trong việc tổ chức tập huấn cho Lãnh đạo, nhân viên y tế trường học về công tác truyền thông giáo dục các kiến thức về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống. Hưởng ứng tốt các hoạt động vệ sinh môi trường, phòng, chng dịch bệnh tại địa phương.

3. S Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tn báo chí trên địa bàn tỉnh tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thc người dân về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết như các dấu hiệu nhận biết dịch bệnh, mức độ nguy him và các biện pháp chủ động phòng chống, đặc biệt vệ sinh môi trường, thau vét lăng quăng/ bọ gậy và tiêu diệt muỗi.

4. S Tài chính: tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí kịp thời cho các đơn vị y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch chủ động, không đdịch bùng phát, lan rộng, kéo dài theo đề xuất của Sở Y tế.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chđộng phòng, chống bệnh st xuất huyết. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thphối hợp với ngành y tế tích cực tham gia vào công tác chủ động phòng chng bệnh sốt xuất huyết.

6. Các Bệnh viện: Trung ương Huế, Quân Y 268, Giao thông - Vận tải Huế, Trường Đại học Y Dược Huế: Phối hợp thực hiện tốt kế hoạch phòng chống Sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh; có kế hoạch ứng phó phòng, chống nhiễm khun tại bệnh viện; thực hiện tốt công tác khám sàng lọc, thu dung, điều trị, chuyển tuyến bệnh nhân theo quy định; phối hợp với Sở Y tế trong việc cung cấp thông tin, báo cáo tình hình dịch bệnh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đi, bổ sung nhng nội dung của Kế hoạch, các sở, ban ngành, địa phương phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị có tên tại Mục IV;
- VP: CVP, các PCVP: các CV (gửi qua mạng);
- Lưu: VT, YT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Dung