Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Số hiệu: 143/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Đoàn Tấn Bửu
Ngày ban hành: 13/06/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 13 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2018

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Trong thời gian qua, ngành giáo dục đã có một số chủ trương và giải pháp giáo dục hướng nghiệp (GDHN), phân luồng học sinh (PLHS) nhằm giúp các em học sinh có được nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững(1) (Chi tiết phụ lục 1 kèm theo).

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao, do nhận thức của xã hội, nhất là phụ huynh học sinh vẫn trọng bằng cấp; các trường trung học vẫn còn xu hướng chạy theo thành tích tốt nghiệp và đại học; chưa có một bộ công cụ chuẩn giúp học sinh tự đánh giá năng lực, sở thích, khả năng nghề nghiệp để làm cơ sở cho giáo viên tư vấn hướng nghiệp. Ngoài ra, đa số giáo viên hướng nghiệp kiêm nhiệm chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nên sự hiểu biết về lĩnh vực nghề nghiệp còn hạn chế dẫn đến công tác hướng nghiệp, phân luồng chưa đạt hiệu quả mong muốn...

II. XU HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Xu hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh những năm gần đây được định hướng vào 04 luồng chính là: học trung học phổ thông; học trung cấp, cao đẳng; học đại học; học giáo dục thường xuyên - học nghề để đi lao động kiếm sống. Tuy nhiên, đa phần là lựa chọn bậc học cao hơn.

B. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2025

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết của Trung ương(2); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ(3); văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương(4);

- Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp, các Kế hoạch và Quyết định của UBND tỉnh Đồng Tháp(5).

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hạn chế lãng phí về thời gian, chi phí của gia đình và xã hội.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Phấn đấu đến năm 2020

- Có 55% trường THCS, 60% trường THPT có Chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và học THPT hệ giáo dục thường xuyên.

- Có 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

2.2. Phấn đấu đến năm 2025

- Có 100% trường THCS và THPT có Chương trình GDHN gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và học THPT hệ giáo dục thường xuyên.

- Có 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức về GDHN và định hướng PLHS phổ thông

Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN và định hướng PLHS phổ thông; lồng ghép nhiệm vụ GDHN và định hướng PLHS phổ thông vào chủ trương, kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

Xây dựng trang thông tin về GDHN và định hướng PLHS phổ thông; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu về nghề nghiệp, thị trường lao động và thông tin, dữ liệu liên quan đến ngành, nghề; mô tả ngành, nghề và thông tin tuyển dụng, sử dụng lao động của từng ngành, nghề, tương ứng với từng vùng miền, khu vực; kết nối giữa các trường phổ thông với cơ quan dự báo nhu cầu nhân lực, hội nghề nghiệp, hội doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp;

Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về GDHN và định hướng PLHS phổ thông như: Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp; thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp; các hoạt động giao lưu của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục với các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân.

2. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GDHN trong trường phổ thông

Đổi mới nội dung GDHN thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường(6); đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách đối với người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động;

Tăng cường phối hợp giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ quan quản lý giáo dục với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động GDHN và học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

Xây dựng mô hình thí điểm về GDHN và định hướng PLHS trong giáo dục phổ thông tại một số địa phương; cung cấp thông tin về nhu cầu lao động, thị trường lao động của địa phương và cả nước cho các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trao đổi kinh nghiệm GDHN và PLHS phổ thông về nhu cầu lao động, thị trường lao động.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học

Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, phương pháp tư vấn hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm công tác GDHN theo từng cấp học;

Mời các nhà khoa học, nhà quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nhân... tham gia làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với GDHN trong giáo dục phổ thông

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với GDHN, giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (STEM) tại một số địa phương;

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ GDHN, dạy nghề cho các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện.

5. Triển khai, rà soát bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về GDHN và định hướng PLHS phổ thông

Xây dựng và triển khai áp dụng tiêu chí đánh giá việc thực hiện GDHN trong cơ sở giáo dục phổ thông; tiêu chuẩn lựa chọn đối với người làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong trường phổ thông; tiêu chí kỹ thuật về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ GDHN trong trường phổ thông;

Rà soát, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học liên thông giữa các trình độ đào tạo, học lên các cấp học cao hơn; xem xét bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với học sinh đi học nghề, hỗ trợ kinh phí cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách, học sinh sau tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

6. Huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia GDHN và định hướng PLHS phổ thông

Tăng cường sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trong xây dựng Chương trình, tài liệu và đánh giá kết quả GDHN đáp ứng yêu cầu thị trường lao động;

Xây dựng cơ chế phối hợp sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giữa cơ sở giáo dục phổ thông với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phục vụ cho GDHN và định hướng PLHS phổ thông;

Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác GDHN cho học sinh phổ thông.

7. Tăng cường quản lý đối với GDHN và định hướng PLHS phổ thông

Khai thác hiệu quả chuyên trang về GDHN và định hướng PLHS phổ thông; hình thành bộ phận kiêm nhiệm quản lý, theo dõi về GDHN, định hướng PLHS tại các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục phổ thông; thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng GDHN và định hướng PLHS phổ thông tại các địa phương.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2019 - 2020

- Rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu giai đoạn 2019 - 2020;

- Bổ sung, cập nhật nội dung GDHN vào Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; xây dựng nội dung GDHN vào Chương trình giáo dục phổ thông mới; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác GDHN và định hướng phân luồng trong trường phổ thông;

- Xây dựng chuyên trang thông tin về GDHN và định hướng PLHS phổ thông; đầu tư trang thiết bị cho cơ sở giáo dục được lựa chọn thực hiện thí điểm về GDHN và định hướng PLHS phổ thông; sơ kết Đề án vào cuối năm 2020.

2. Giai đon 2021 - 2025

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất tại cơ sở giáo dục triển khai thí điểm và tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện nhiệm vụ GDHN trong trường phổ thông;

- Duy trì và hoàn thiện các hoạt động đã triển khai giai đoạn 2019-2020; bổ sung, điều chỉnh một số hoạt động (nếu cần thiết) phù hợp với yêu cầu chung, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả; tổng kết Đề án vào cuối năm 2025.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự kiến tổng kinh phí giai đoạn 2019 - 2025: là 4.232 triệu đồng. Trong đó:

- Dự kiến giai đoạn 2019 - 2020 là 1.137 triệu đồng

- Dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 là 3.095 triệu đồng

(Chi tiết phụ lục 2 kèm theo)

2. Nguồn kinh phí

- Nguồn ngân sách sự nghiệp giáo dục được giao hàng năm theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn xã hội khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan và UBND cấp huyện triển khai thực hiện kế hoạch theo lộ trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; định kỳ hàng năm, tổng hợp kết quả triển khai kế hoạch báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh nắm hoặc đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung kế hoạch (nếu có) phù hợp với từng giai đoạn.

Lồng ghép các mục tiêu kế hoạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm; xây dựng và triển khai áp dụng tiêu chí đánh giá việc thực hiện GDHN trong cơ sở giáo dục phổ thông; tiêu chuẩn lựa chọn đối với người làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong trường phổ thông; tiêu chí kỹ thuật về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ GDHN trong trường phổ thông;

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở giáo dục phổ thông với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong định hướng nghề nghiệp và huy động nguồn lực cho GDHN và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; khuyến khích hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với ngành giáo dục trong việc xây dựng nội dung, tài liệu GDHN, hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tổ chức các hoạt động GDHN cho học sinh.

Rà soát, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học liên thông giữa các trình độ đào tạo, học lên các cấp học cao hơn; xem xét bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với học sinh đi học nghề, hỗ trợ kinh phí cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách, học sinh sau tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết thực hiện kế hoạch vào năm 2020 và tổng kết thực hiện kế hoạch vào năm 2025.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Cung cấp thông tin về năng lực đào tạo, thông tin tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thông tin về nhu cầu việc làm, thị trường lao động theo định kỳ (hàng quý, 6 tháng, hàng năm);

Chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương phối hợp với ngành giáo dục triển khai các hoạt động GDHN định hướng PLHS trung học phổ thông;

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và đơn vị liên quan tổ chức ngày hội tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp theo hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh; hướng dẫn công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp tại các trường THCS, THPT; thông báo quy trình, thủ tục tiếp nhận, đăng ký tuyển sinh vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thống kê tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật.

4. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch ở cấp tỉnh trong dự toán hàng năm.

5. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch tại địa phương, định kỳ báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định, đồng gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nắm.

Bố trí kinh phí theo quy định để triển khai thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về GDHN và định hướng PLHS phổ thông trên địa bàn; biểu dương, khen thưởng các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác tham gia tích cực, hiệu quả vào công tác GDHN và định hướng PLHS phổ thông.

6. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh học sinh và Nhân dân về GDHN và định hướng PLHS phổ thông;

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị và cá nhân gửi ý kiến về Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT/TU, TT/HĐND tỉnh;
- CT và các PCT/UBND tỉnh;
- Các đơn vị nêu mục VI Phần B;
- Lãnh đạo VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC/THVX. Thg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Kèm theo Kế hoạch s143/KH-UBND ngày 13/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Stt

Năm học

Số học sinh TN THCS

Học tại trường THPT

Học tại các trung tâm GDTX, DN-GDTX, TCN-GDTX, THPT có Dạy GDTX, Trường TCCN, TCN, CĐN

Số học sinh TN THCS chưa vào các cơ sở giáo dục

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1

2011 - 2012

19.508

15.537

79,64

2.241

11,49

1.730

8,87

2

2012 - 2013

15.621

12.574

80,49

1.359

8,70

1.688

10,81

3

2013 - 2014

17.641

14.410

81,68

879

4,98

2.352

13,33

4

2014 - 2015

20.447

16.056

78,52

1.136

5,56

3.255

15,92

5

2015 - 2016

18.522

14.748

79,62

1.233

6,66

2.606

14,07

6

2016 - 2017

18.537

14.163

76,40

1.609

8,68

2.765

14,92

7

2017 - 2018

20.751

15.497

74,68

2.519

12,14

2.735

13,18

 

PHỤ LỤC 2

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch s 143/KH-UBND ngày 13/6/2019 ca Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị: triệu đồng

Stt

Nội dung

Giai đoạn 2019 - 2020

Giai đoạn 2021 - 2025

Tổng giai đoạn 2019 - 2025

1

Tuyên truyền thông qua Đài TH

40

100

140

2

Tuyên truyền thông qua hình thức viết bài, đưa tin trên trang thông tin của từng trường

101

252

353

3

Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp

94

376

470

4

Thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp

60

300

360

5

Triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán

401

1.001

1.402

6

Bổ sung, phát triển tài liệu dạy học GDHN, PLHS cho học sinh và giáo viên

145

146

291

7

Tham gia triển khai mô hình thí điểm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh

10

 

10

8

Bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên

86

216

302

9

Hỗ trợ bổ sung hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

200

150

350

10

Tổ chức sơ kết, tổng kết

 

554

554

 

Tng cộng:

1.137

3.095

4.232

 



(1). Đưa hoạt động giáo dục hướng nghiệp, chương trình bộ môn công nghệ, chương trình nghề phổ thông vào chương trình cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, với thời lượng 9 tiết/năm học (5 tiết/HK I, 4 tiết/HKII); thực hiện chương trình phân ban ở cấp trung học phổ thông; xây dựng phát triển mô hình Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật hướng nghiệp, phát triển loại hình Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trường trung cấp nghề - Giáo dục thường xuyên; khống chế chtiêu tuyển học sinh vào các trường trung học phổ thông; phối hp với các cơ sở đào tạo nghề, trường trung cấp, trường Cao đẳng, Đại học và mời doanh nghiệp tham gia tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh từ lp 6 đến lớp 12 (ít nhất 2 lần/năm học) lồng ghép các hoạt động ngoài giờ lên lớp...

(2). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị TW lần thứ 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

(3). Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025”.

(4). Công văn số 1676/BGDĐT-GDTrH, ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”.

(5). Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 28 tháng 12 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; Nghị quyết số 59/2016/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về nâng cao chất lượng giáo dục tnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2014 về thực hiện Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 28 tháng 12 năm 2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; Quyết định số 28/QĐ-UBND.HC ngày 10 tháng 01 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết mạng lưới trường, lớp học tnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quyết định số 1152/QĐ-UBND.HC ngày 11 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020.

(6). Đối với Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành: Đổi mới nội dung dạy học trong Chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; bổ sung, cập nhật các nội dung GDHN trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp vi thực tiễn. Đối với Chương trình giáo dục phổ thông mi: Chú trọng đưa nội dung GDHN tích hợp trong Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (giáo dục STEM) trong Chương trình phù hợp vi xu hướng phát triển ngành nghề của quốc gia, đáp ứng thị trường lao động, chuẩn bị điều kiện đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.