Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Số hiệu: 143/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Trần Hồng Quân
Ngày ban hành: 06/11/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/KH-UBND

Cà Mau, ngày 06 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch triển khai với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xác định rõ nội dung công việc và lộ trình thực hiện phù hợp trong việc tăng cường hiệu quả triển khai các quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (viết tắt ICCPR) và khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hp quốc. Từ đó, góp phần nâng cao sự hưởng thụ của người dân về các quyền dân sự và chính trị phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

b) Nâng cao vai trò, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan có liên quan và tăng cường hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình triển khai, đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả toàn diện và đồng bộ.

2. Yêu cầu

a) Việc tổ chức, thực hiện Kế hoạch phải phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Việc thực hiện Công ước và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện thực tế của các ngành, các cấp.

c) Các sở, ban, ngành, cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể và tổ chức thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả.

d) Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương có liên quan; kịp thời phản ánh, giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1. Tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR

a) Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm đảm bảo tính tương thích với các quy định của Công ước ICCPR, bao gồm các quy định về hạn chế quyền, chống phân biệt đối xử và các quy định khác.

b) Xây dựng báo cáo tổng thể đánh giá việc nội luật hóa các quy định của Công ước ICCPR, xác định những quy định pháp luật chưa tương thích, chưa phù hợp với Công ước ICCPR và đề xuất, kiến nghị việc tiếp tục nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước ICCPR.

2. Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền dân sự và chính trị

a) Cải tiến quy trình tiếp nhận khiếu nại, tcáo theo hướng thuận tiện, an toàn và tăng tỷ lệ, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm quyền dân sự và chính trị của các cá nhân để đảm bảo tốt hơn quyền khiếu nại, tố cáo.

b) Tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành các quyền dân sự và chính trị trong hoạt động ttụng hình sự.

c) Tăng cường hoạt động hỗ trợ bảo vệ các quyền dân sự và chính trị.

d) Nâng cao chất lượng hoạt động bồi thường, hỗ trợ cho nạn nhân bị xâm phạm quyn dân sự và chính trị.

đ) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê tình hình thi hành các quyền dân sự và chính trị.

3. Tiếp tục thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo

a) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ICCPR, Báo cáo quốc gia lần thứ ba, các tài liệu liên quan và Bản khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quc.

b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của Công ước ICCPR nhm tạo sự chuyn biến trong nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo và người học.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này; xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và sơ, tổng kết theo quy định.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác chđạo, phối hợp và tchức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về các quyền dân sự, chính trị trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý; kịp thời sơ, tổng kết nhân rộng mô hình và báo cáo kết quả theo quy định.

3. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, nhất là ở cấp xã tích cực vận động nhân dân tự giác tìm hiểu, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về quyền dân sự, chính trị, kết hợp đẩy mạnh việc giám sát hoạt động thi hành pháp luật về quyền dân sự, chính trị của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức và kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật.

4. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn việc phổ biến pháp luật về quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thông qua các hoạt động truy tố, xét xử, nhất là các phiên tòa xét xử lưu động.

5. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn tài trợ khác (nếu có)./.

 


Nơi nhận:
- Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp;
- Cục Công tác phía Nam - Bộ Tư pháp;
- TT T
nh ủy, HĐND;
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan báo, đài;
- UBND huyện, TP Cà Mau;
- NC (Đ24),
- Lưu: VT, M.A01/11.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hồng Quân

 

PHỤ LỤC

CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC THI HIỆU QUẢ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VÀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ (CÔNG ƯỚC ICCPR) VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC
(Kèm theo Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện

Kết quả dự kiến

Thời hạn hoàn thành

I

Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm đảm bảo tính tương thích với các quy định của Công ước ICCPR

1.

Lĩnh vực quốc phòng (tình trạng khẩn cấp), trong đó lưu ý v các quyền không thể bị tạm đình chỉ trong tình trạng khẩn cấp, thủ tục thông báo quốc tế khi có tình trạng khẩn cấp.

Bộ đội Biên phòng tỉnh

Công an tỉnh; các sở, ngành liên quan

Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

2

Lĩnh vực an ninh quốc gia (trong đó lưu ý về khái niệm an ninh quốc gia, các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia tại Bộ luật hình sự...)

- Công an tỉnh (Luật An ninh quốc gia và các văn bản hướng dẫn thực hiện)

- Sở Tư pháp (BLHS)

- Các sở, ngành có liên quan;

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tnh phối hợp thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình

Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

3

Lĩnh vực phòng, chống khủng bố (trong đó có định nghĩa những hành động này...)

- Công an tỉnh (rà soát các vấn đề chung tại Luật phòng, chống khủng bố);

(đối vi quy định về BLHS và tổng hợp kết quả rà soát).

- Các sở, ngành tỉnh: Bộ đội Biên phòng, Ngoại vụ, Giao thông vận tải, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các sở, ngành liên quan.

- UBND các huyện, thành phố Cà Mau

Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

4

Lĩnh vực tôn giáo (trong đó lưu ý các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, đăng ký sinh hoạt tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo, đảm bảo hoạt động tôn giáo, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo...)

Sở Nội vụ

Các sở, ngành có liên quan

Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

5

Lĩnh vực thông tin, truyền thông (trong đó lưu ý quy định về các hành vi bị nghiêm cm, xử lý vi phạm hành chính...)

Sở Thông tin và Truyền thông (Luật An toàn thông tin mạng, Luật Báo chí, Luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn thực hiện); Công an tỉnh (Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thực hiện)

Các sở, ngành có liên quan

Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

6

Quy định pháp luật về hạn chế quyền trong lĩnh vực xuất nhập cảnh và cư trú (lưu ý các quy định về hạn chế xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, cư trú...)

Công an tỉnh

Sở Ngoại vụ và các sở, ngành có liên quan.

Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

7

Quy định pháp luật về hạn chế quyền trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính (lưu ý các nội dung về tạm giữ hành chính, áp dụng các biện pháp hành chính...)

Sở Tư pháp

- Công an tỉnh và các sở, ngành khác có liên quan.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp thực hiện.

Báo cáo rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

II

Rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về chống phân biệt đối xử, trong đó tập trung

1

Rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo bình đẳng giữa nam và nữ, chống phân biệt đối xử trên cơ sở giới (kể cả đối với LGBTI), người nhiễm HIV/AIDS trong đó tập trung vào một số lĩnh vực sau đây:

 

 

 

 

a

Lĩnh vực lao động (trong đó lưu ý độ tuổi nghỉ hưu, cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về lao động liên quan đến phân biệt đối xử...)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Các sở, ngành có liên quan.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

 

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

b

Lĩnh vực hình sự (trong đó lưu ý khả năng hình sự hóa riêng hành vi hiếp dâm trong hôn nhân và lạm dụng tình dục)

Sở Tư pháp

- Công an tỉnh.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

 

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

c

Lĩnh vực y tế (lưu ý vấn đề về phẫu thuật xác định lại giới tính cho trẻ em liên giới tính, chuyển đổi giới tính của người chuyển giới; công nhận giới tính mà không có sự đòi hỏi về mặt y tế...)

Sở y tế

Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Công an tỉnh, Sở Tư pháp và các sở, ngành khác có liên quan.

 

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

d

Lĩnh vực hôn nhân và gia đình (lưu ý vấn đề về độ tuổi kết hôn, vai trò của phụ nữ trong gia đình, công nhận về mặt pháp lý và bảo vệ hôn nhân đồng giới...)

Sở Tư pháp

- Các sở, ngành có liên quan.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tnh phối hợp thực hiện.

 

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

đ

Lĩnh vực quản lý dân cư (lưu ý quy định về hộ khẩu dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử đối với người dân tộc thiểu số...)

Công an tỉnh

Các sở, ngành có liên quan

 

 

2.

Rà soát và đề xuất hoàn thiện pháp luật trong một số lĩnh vực sau:

 

 

 

 

a.

Pháp luật đảm bảo tính độc lập của hệ thống tư pháp (trong đó lưu ý về nhiệm kỳ của thẩm phán, tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán...)

Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chủ trì thực hiện

Sở Tư pháp, Công an và các sở, ngành khác có liên quan

 

Báo cáo sơ bộ: năm 2020

Báo cáo cuối: năm 2022

b

Pháp luật về cai nghiện ma túy (lưu ý các vấn đề về chế độ lao động của các học viên tại các cơ sở cai nghiện, đặc biệt là tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc...)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Công an tỉnh; Sở Tư pháp;

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp thực hiện

Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện phập luật

Báo cáo sơ bộ: năm 2020

Báo cáo cuối: năm 2022

c.

Pháp luật hình sự về chống tra tn (trong đó lưu ý đến khả năng hình sự hóa riêng biệt hành vi tra tấn, loại bỏ quy định miễn trừ trách nhiệm hình sự đi với người thực hiện hành vi tra tấn, bỏ quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội liên quan đến tra tấn tại BLHS...)

Sở Tư pháp

- Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự, các sở, ngành khác có liên quan.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ

Các báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật

Báo cáo sơ bộ: 2020

Báo cáo cuối: 2022

d.

Tư pháp cho người chưa thành niên (lưu ý vấn đề giam giữ, xét xử đối với người chưa thành niên, độ tuổi trẻ em để đảm bảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế....)

- Sở Tư pháp;

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (về sửa đổi pháp luật liên quan đến định nghĩa độ tuổi trẻ em)

- Các sở, ngành có liên quan;

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ

Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

đ.

Các trường hợp sử dụng vũ lực và vũ khí của công chức thi hành pháp luật

Công an tỉnh

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở, ngành có liên quan

Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

e

Quyền của người dân tộc thiểu số (lưu ý khả năng ban hành một đạo luật riêng về người dân tộc thiểu số …)

Ban Dân tộc

Các sở, ngành có liên quan

Báo cáo nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật

- Báo cáo sơ bộ: năm 2020

- Báo cáo cuối: năm 2022

g

Nâng cao hiệu quả tiếp nhận khiếu nại, tố cáo theo hướng thuận tiện, an toàn và tăng tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm quyền dân sự và chính trị của các cá nhân để đảm bảo tốt hơn quyền khiếu ni, tố cáo

Thanh tra tỉnh

- Các sở, ngành liên quan

- Các kênh tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuận tiện, an toàn

- Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo tăng qua các năm

Hàng năm

III

Tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành các quyền dân sự và chính trị trong hoạt động tố tụng hình sự

1

Giảm tỷ lệ án sơ thẩm phải sửa, hủy án đối với các vụ án hình sự; tỷ lệ xét xử oan, sai và yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng

Đnghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ

 

- Tỷ lệ kháng cáo, kháng nghị theo chiều hướng giảm dần qua các năm.

- Tỷ lệ oan sai, dẫn tới yêu cầu bồi thường nhà nước giảm dần qua các năm.

Hàng năm

2.

Tăng cường hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm xâm phạm quyền dân sự và chính trị

- Đề nghị Tòa án nhân dân tnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh chủ trì thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ

 

Báo cáo thống kê về tỷ lệ điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm xâm phạm quyền dân sự và chính trị

Hàng năm

3.

Nâng cao tính độc lập trong hoạt động tố tụng của người tiến hành ttụng; tăng cường bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, tạm, giam trong ttụng hình sự và quyền được xét xử công bằng (trong đó lưu ý đến quyền được tiếp cận người bào chữa; quyn được xem xét tính hợp pháp của quyết định bt, tạm giữ, tạm giam theo thủ tục tư pháp...)

- Đề nghị Tòa án nhân dân tnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh chủ trì thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ

 

Slượng khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng hình sự giảm dần qua các năm

Hàng năm

IV

Tăng cường hoạt động hỗ trợ bảo vệ các quyền dân sự và chính trị

1.

Tăng số lượng các hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt là trợ giúp pháp lý cho các đi tượng dễ bị tổn thương, trong đó có nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền dân sự và chính trị

Sở Tư pháp

- Công an tỉnh, các sở, ngành có liên quan.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ

Các hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể

2019-2022

2.

Nâng cao số lượng, chất lượng trợ giúp viên pháp lý, luật sư

- Sở Tư pháp.

- Đnghị Đoàn luật sư tỉnh thực hiện theo thẩm quyền

- Các sở, ngành có liên quan

Số lượng trợ giúp viên pháp lý với chất lượng cao tăng dần theo từng năm

Hàng năm

V.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ICCPR, các Bình luận chung, Báo cáo quốc gia lần thứ ba và tài liệu liên quan, Bản khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc

1.

Các cán bộ pháp chế tại các sở, ban, ngành tỉnh; báo cáo viên pháp luật

Sở Tư pháp

- Các sở, ban, ngành có liên quan.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ

- Các tài liệu, ấn phẩm phổ biến và hình thức tuyên truyền phù hợp khác.

- Các hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm về pháp luật

Hàng năm

2

Người có thẩm quyền tiến hành ttụng; các cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động xử lý vi phạm hành chính, thi hành án; cán bộ chiến sĩ tại các cơ sở giam giữ; công chức, viên chức tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc

- Công an tỉnh (cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc).

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ sở cai nghiện bắt buộc)

- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình

Sở Tư pháp

- Các tài liệu, ấn phẩm phổ biến và hình thức tuyên truyền phù hợp khác.

- Các hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm về pháp luật.

Hàng năm

3.

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến tới người dân (bao gồm cả người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trưng giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc).

Sở Tư pháp

Ban Dân tộc

- Tài liệu, ấn phẩm phổ biến được in thành sách, tờ rơi và các hình thức tuyên truyền phù hợp khác; bản dịch các tài liệu tuyên truyền ra tiếng dân tộc, thiểu số

- Các hoạt động tuyên truyền cụ thể.

Hàng năm