Kế hoạch 05/KH-UBND về triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2021
Số hiệu: 05/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Tống Quang Thìn
Ngày ban hành: 12/01/2021 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 05/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM TRA, HẬU KIỂM VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2021

Trong những năm qua, công tác kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm đã được các Sở, ngành và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai mạnh mẽ. Các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm đã góp phần ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần làm thị trường thực phẩm an toàn hơn; đồng thời qua công tác kiểm tra, hậu kiểm đã có những đề xuất giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và ở tỉnh chỉ đạo, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sự cố về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP). Năm 2020 tuy có bị ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, nhưng hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP của các cơ quan đã được thực hiện cơ bản theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Thực hiện Kế hoạch số 2069/KH-BCĐTƯATTP ngày 30/12/2020 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP về triển khai công tác hậu kiểm về ATTP năm 2021,

Để phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm nhằm bảo đảm ATTP cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm về ATTP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2021 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp, thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; triển khai hoạt động kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm; đánh giá công tác quản lý nhà nước về ATTP của các cấp, các ngành theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

2. Đánh giá việc chấp hành pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn và ATTP tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát hoạt động quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, và sản phẩm rau củ quả, thủy sản, sản phẩm thủy sản, phụ gia thực phẩm v.v…và các sản phẩm thực phẩm theo sự phân công trách nhiệm quản lý của các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đảm bảo ATTP đúng theo quy định của pháp luật.

3. Đánh giá tình hình về ATTP đối với các nhóm thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm định hướng giải pháp quản lý.

4. Thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá việc cấp các loại giấy phép về ATTP (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, việc tự công bố sản phẩm, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm).

5. Công tác kiểm tra, hậu kiểm phải ngăn chặn được cơ bản tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

6. Trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP và công tác phòng chống dịch Covid-19, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong bảo đảm ATTP.

II. Yêu cầu

1. Công tác kiểm tra, hậu kiểm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung kiểm tra, hậu kiểm nhóm sản phẩm/sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra và kiểm soát ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt là các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, lễ hội và các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Các hoạt động kiểm tra, hậu kiểm phải được thực hiện thường xuyên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về ATTP.

2. Kiểm tra, hậu kiểm hồ sơ tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, đánh giá nội dung ghi nhãn và chỉ tiêu an toàn cơ sở tự công bố/đăng ký bản công bố sản phẩm (hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định pháp luật cơ sở công bố áp dụng). Hoạt động hậu kiểm hồ sơ tự công bố sản phẩm được thực hiện thường xuyên tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về tự công bố sản phẩm.

3. Tăng cường xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các phương tiện đại chúng và tại các hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm; lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng, các chỉ tiêu ATTP, tập trung lấy mẫu các sản phẩm có nguy cơ pha trộn trái phép chất tân dược, chất cấm thuộc nhóm các sản phẩm: hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ mãu, tăng/giảm cân…(lấy mẫu tại cơ sở sản xuất, kinh doanh).

4. Tránh chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, hậu kiểm. Việc triển khai kiểm tra, hậu kiểm của Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo trách nhiệm quản lý đối với sản phẩm/nhóm sản phẩm tại phụ lục II, III, IV và Điều 40 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018; tập trung sản phẩm/nhóm sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phân cấp cho địa phương cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tự công bố sản phẩm, tiếp nhận bản công bố sản phẩm.

5. Hoạt động kiểm tra phải bảo đảm tuân thủ tuyệt đối về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. Đối tượng kiểm tra, hậu kiểm

1. Đối với cơ quan quản lý ATTP

Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP và các cơ quan quản lý về ATTP các cấp: tỉnh, huyện, xã.

2. Đối với cơ sở thực phẩm

Kiểm tra, hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn và ATTP tại các lễ hội, sự kiện lớn, kinh doanh thức ăn đường phố và các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kiểm soát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm và kiểm soát quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, và sản phẩm rau củ quả, thủy sản, sản phẩm thủy sản, phụ gia thực phẩm v.v…

3. Đối với sản phẩm thực phẩm

Kiểm tra, hậu kiểm các nhóm hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; nước uống đóng chai, nước đá uống; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; phụ gia thực phẩm...

+ Thịt và sản phẩm từ thịt; thủy sản và các sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả...

+ Sữa; rượu; đặc biệt là rượu sản xuất thủ công; nước giải khát; bánh, mứt, kẹo...

+ Bún, bánh phở, bánh canh tươi…

+ Thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt thực phẩm đông lạnh, thực phẩm có xuất xứ từ các nước trong vùng dịch bệnh Covid-19.

II. Nội dung kiểm tra, hậu kiểm

1. Đối với cơ quan quản lý về ATTP

Kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước của Ban chỉ đạo liên ngành và các cơ quan quản lý ATTP các cấp tập trung các nội dung:

- Việc triển khai công tác bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý;

- Việc cấp, thu hồi bản công bố sản phẩm và sản phẩm thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

- Triển khai công tác thông tin giáo dục truyền thông ATTP;

- Triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm về ATTP thuộc phạm vi quản lý;

- Triển khai công tác giám sát ngộ độc thực phẩm/giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm theo phân cấp quản lý.

- Việc bố trí/sử dụng kinh phí cho hoạt động ATTP.

2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm

a) Kiểm tra các quy định về:

Công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định. Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Các cơ quan quản lý tập trung kiểm tra, hậu kiểm Hồ sơ tự công bố sản phẩm tại tỉnh Ninh Bình và theo phân cấp quản lý.

b) Tập trung kiểm tra, hậu kiểm:

- Kiểm tra, hậu kiểm về công bố sản phẩm: Việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm và các hồ sơ, tài liệu pháp lý quy định tại Chương II và Chương III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

- Kiểm tra, hậu kiểm về điều kiện bảo đảm ATTP: Kiểm tra, hậu kiểm cơ sở thuộc diện cấp và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, trong đó chú trọng hậu kiểm đối với cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018. Nội dung tập trung xem xét việc thực hiện các quy định theo Luật ATTP năm 2010; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương quy định điều kiện bảo đảm ATTP.

- Kiểm tra, hậu kiểm đối với thực phẩm nhập khẩu: Kiểm tra, hậu kiểm, lấy mẫu kiểm nghiệm theo thứ tự ưu tiên sau: Các sản phẩm thuộc diện miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra giảm, sản phẩm/lô hàng áp dụng phương thức kiểm tra thông thường (đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục II, III, IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP); thực phẩm có xuất xứ từ các nước trong vùng dịch bệnh Covid-19.

- Kiểm tra, hậu kiểm về ghi nhãn thực hiện theo quy định tại Chương VII Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

- Kiểm tra, hậu kiểm về quảng cáo: Kiểm tra, hậu kiểm về quảng cáo đối với các nhóm thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi thực hiện quảng cáo quy định tại Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

- Kiểm tra, hậu kiểm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương X Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

- Kiểm tra, hậu kiểm về truy xuất nguồn gốc thực phẩm thực hiện theo quy định tại Chương XI Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 và Thông tư số 25/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố: Kiểm tra, hậu kiểm việc chấp hành các quy định chung về bảo đảm ATTP, các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; chú trọng kiểm soát bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn và thức ăn đường phố.

3. Đối với chất lượng sản phẩm thực phẩm

a) Tập trung kiểm soát chất lượng thực phẩm các khâu: nguồn gốc nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản; quá trình sản xuất, chế biến; nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu, phẩm màu trong chế biến thực phẩm; chất cấm trong chăn nuôi; kiểm soát việc sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật; tiếp tục kiểm soát việc sử dụng các chất cấm trong thực phẩm như: Hàn the trong giò chả, tinopal trong bún, salbutamol trong chăn nuôi, chất vàng ô trong chế biến thực phẩm…; kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu; kiểm soát các nhóm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo văn bản số 1693/BYT-QLD ngày 29/3/2019 của Bộ Y tế.

b) Tăng cường lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu sản phẩm sau công bố; tập trung sản phẩm/nhóm sản phẩm phân cấp cho địa phương cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm, tiếp nhận bản công bố sản phẩm và các sản phẩm có nguy cơ pha trộn trái phép chất tân dược thuộc nhóm các sản phẩm: hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ mãu, tăng/giảm cân. Các cơ quan quản lý ATTP ngành Y tế, Nông nghiệp, Công thương chủ động xây dựng kế hoạch lấy mẫu và xét nghiệm mẫu thực phẩm để hậu kiểm chất lượng sau công bố đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.

4. Xử lý vi phạm

Các Đoàn kiểm tra, hậu kiểm khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả mạnh mẽ, quyết liệt như: đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về ATTP; tịch thu tang vật, tạm dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về ATTP; áp dụng thu hồi các loại giấy chứng nhận đã cấp theo thẩm quyền...Trường hợp cần thiết, Đoàn kiểm tra của tuyến tỉnh chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm đã được phát hiện cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có cơ sở được kiểm tra đóng trên địa bàn để xử lý theo quy định và theo dõi việc khắc phục sai phạm. Kết quả xử lý công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Thông qua công tác kiểm tra, hậu kiểm, phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm về ATTP, tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường và các cơ sở thực phẩm vi phạm tiếp tục hoạt động khi chưa có biện pháp khắc phục hậu quả. Đồng thời kết hợp tuyên truyền quy định về xử lý hình sự đối với tội vi phạm quy định về ATTP theo Điều 317 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.

Tiền xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, các cơ quan kiểm tra được đề xuất với các cấp có thẩm quyền xin cấp lại kinh phí để phục vụ hoạt động kiểm tra, hậu kiểm theo quy định của văn bản có hiệu lực thi hành (Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính...).

5. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012; Luật ATTP số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/7/2017 về kinh doanh Rượu; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Quảng cáo; Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng; Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm; Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 của Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 25/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Thông tư số 16/2019/TT-BYT ngày 12/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với Vitamin A để bổ sung vào dầu thực vật; Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn chung lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh thực phẩm; Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;

Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28/9/2017 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công thương quy định về quản lý ATTP thuộc trách nhiệm Bộ Công thương; Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/01/2018; Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018; Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/2/2017 sửa đổi, bổ sung một số diều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về quản lý giữa Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, ATTP có liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ Công Thương và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ; Thông tư của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

III. Phương pháp tiến hành

Cơ quan quản lý về ATTP các cấp tổ chức thực hiện kiểm tra, hậu kiểm về ATTP thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Quy trình chung triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm như sau:

- Cơ quan quản lý về ATTP các cấp tổ chức các đoàn kiểm tra, xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm tra định kỳ và đột xuất về ATTP theo quy định.

- Trong quá trình kiểm tra, hậu kiểm kết hợp nghe báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm ATTP; thu thập tài liệu liên quan; kiểm tra thực tế cơ sở thực phẩm, sản phẩm thực phẩm; lấy mẫu để kiểm nghiệm xác định các chỉ tiêu ATTP (nếu cần thiết); lập biên bản kiểm tra; phân tích, đánh giá hồ sơ liên quan ATTP và kết quả kiểm nghiệm để hoàn thành báo cáo.

- Tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có) theo quy định; thông báo các cơ sở thực phẩm, sản phẩm thực phẩm vi phạm về ATTP, chất lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu các cơ quan quản lý ATTP các cấp rà soát, tổng hợp danh sách cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý để triển khai hoạt động quản lý ATTP. Công tác kiểm tra liên ngành và chuyên ngành phải có sự phối hợp, trao đổi thông tin chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong quá trình tiến hành kiểm tra và cơ quan chủ trì kiểm tra phải có thông báo kết quả kiểm tra bằng văn bản khi kết thúc kiểm tra để tránh việc trùng lặp, chồng chéo theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 223/UBND-VP7 ngày 08/6/2017 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và theo 03 Quyết định của UBND tỉnh đã ban hành về phân cấp quản lý ATTP của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công thương và ngành Y tế, cụ thể: Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17/4/2019, Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 02/8/2019, Quyết định số 44/2019/QĐ-UBND ngày 12/11/2019.

Thống nhất theo nguyên tắc: Cơ sở phân cấp quản lý của tuyến nào sẽ do Đoàn kiểm tra, hậu kiểm (liên ngành, chuyên ngành) của tuyến đó tiến hành kiểm tra, hậu kiểm. Đoàn kiểm tra, hậu kiểm của tuyến trên có thể kiểm tra, hậu kiểm cơ sở thuộc phân cấp quản lý của tuyến dưới (khi kiểm tra mời đại diện cơ quan quản lý phối hợp). Trường hợp phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm hoặc có phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng thực phẩm thì Đoàn kiểm tra tuyến dưới có thể tiến hành kiểm tra cơ sở của tuyến trên (khi có văn bản ủy quyền của cơ quan quản lý tuyến trên).

IV. Bảo đảm kinh phí

Kinh phí phục vụ cho công tác kiểm tra hậu kiểm về ATTP do ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước được cấp năm 2021 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành.

V. Tổ chức thực hiện

1. Kiểm tra liên ngành về ATTP

Năm 2021, UBND các cấp tổ chức 03 đợt kiểm tra liên ngành về ATTP, bao gồm:

+ Kiểm tra liên ngành về ATTP trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu và Mùa lễ hội Xuân 2021;

+ Kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì ATTP năm 2021;

+ Kiểm tra liên ngành trong dịp tết Trung thu năm 2021.

Ngoài các đợt kiểm tra nêu trên, tùy tình hình thực tế, UBND các cấp sẽ chỉ đạo và tổ chức ít nhất 01 cuộc kiểm tra đột xuất.

Trong quá trình kiểm tra, hậu kiểm các Đoàn sẽ tiến hành lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm theo quy định (khi cần thiết). Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật ATTP.

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh và phối hợp chặt chẽ với các đoàn kiểm tra, hậu kiểm của Trung ương khi kiểm tra, hậu kiểm trên địa bàn (nếu có).

2. Kiểm tra chuyên ngành về ATTP

- Các Sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Quản lý thị trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và liên quan tổ chức các cuộc kiểm tra về ATTP theo Kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm về ATTP năm 2021 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong lĩnh vực được phân công quản lý.

- Yêu cầu Sở Y tế, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm thường xuyên liên tục về tự công bố sản phẩm/đăng ký bản công bố sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo, lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm/nhóm sản phẩm tại Phụ lục II, III, IV và theo đúng nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP quy định tại Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018; căn cứ tình hình thực tế chỉ đạo cơ quan quản lý ATTP tuyến tỉnh thuộc phạm vi quản lý tổ chức các cuộc kiểm tra đột xuất đối với cơ sở thực phẩm theo phân cấp quản lý.

- Riêng Sở Y tế kiểm tra, hậu kiểm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố theo phân công trách nhiệm quản lý ATTP quy định tại Điều 40 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .

3. Lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu thực phẩm

- Các mẫu thực phẩm được lấy trong các đợt kiểm tra liên ngành và chuyên ngành. Việc lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm do Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành quyết định trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế nguy cơ và tính chất các sản phẩm/nhóm sản phẩm được kiểm tra.

- Các đoàn kiểm tra tiến hành gửi mẫu về các cơ quan kiểm nghiệm có đủ năng lực đã được chỉ định.

- Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật ATTP.

- Kết quả kiểm nghiệm mẫu được đánh giá theo tiêu chuẩn do cơ sở tự công bố/công bố và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

4. Báo cáo kết quả

Các Sở quản lý chuyên ngành (Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương); các ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra, hậu kiểm về ATTP theo từng đợt trọng điểm, 6 tháng, cả năm gửi Sở Y tế - cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, địa chỉ: Số 3, đường Tràng An, P. Đông Thành, TP. Ninh Bình và qua thư điện tử theo địa chỉ: thanhtraattpninhbinh@gmail.com), trong đó:

- Đối với các đợt trọng điểm (tết Nguyên đán, Tháng hành động, tết Trung thu và các đợt kiểm tra đột xuất), báo cáo theo thời gian quy định ghi trong kế hoạch chi tiết triển khai kiểm tra của từng đợt.

- Báo cáo 6 tháng: Trước ngày 05/7/2021.

- Báo cáo năm 2021: trước ngày 25/12/2021.

Trên cơ sở báo cáo của địa phương, của Sở, Ban, ngành liên quan, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp kết quả báo cáo theo từng đợt trọng điểm, 6 tháng, cả năm, báo cáo Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP, UBND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm về ATTP năm 2021, UBND tỉnh đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, hậu kiểm về ATTP và triển khai thực hiện theo phân cấp quản lý./.

 

 

Nơi nhận:
- BCĐ liên ngành TW về ATTP (Bộ Y tế);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở: Y tế, Công thương; NN và PTNT;
- Công an tỉnh;
- Cục Quản lý thị trường tỉnh;
- UBND các huyện, TP;
- Lưu: VT, VP2, VP3, VP5, VP6, VP7. 5.Tr01_KHYT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Quang Thìn

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CÔNG ĐỊA BÀN KIỂM TRA CỦA CÁC ĐOÀN KIỂM TRA NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày   /01/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình)

1. Từ tháng 1 đến 31/3/2021

Đoàn số 1: Kiểm tra tại huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh, TP. Tam Điệp

Đoàn số 2: Kiểm tra tại thành phố Ninh Bình, huyện Yên Mô

Đoàn số 3: Kiểm tra tại huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư

2. Từ 01/4/2021 đến 30/7/2021

Đoàn số 1: Kiểm tra tại thành phố Ninh Bình, huyện Yên Mô

Đoàn số 2: Kiểm tra tại huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư

Đoàn số 3: Kiểm tra tại huyện Kim Sơn, Yên Khánh, TP. Tam Điệp

3. Từ 01/7/2021 đến 15/12/2021

Đoàn số 1: Kiểm tra tại huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư.

Đoàn số 2: Kiểm tra tại huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh, TP. Tam Điệp

Đoàn số 3: Kiểm tra tại thành phố Ninh Bình, huyện Yên Mô

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CƠ SỞ THỰC PHẨM ĐƯỢC KIỂM TRA NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    /01/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình)

STT

Tên cơ sở

Địa chỉ

Loại hình sx, kd

I

Huyện Nho Quan

1

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Long

Thôn Minh Long, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan

Sản xuất cơm cháy

2

Công ty TNHH thực phẩm Thiên nhiên Xanh

Thôn Đồng Tâm 3, xã Sơn Hà, huyện Nho Quan

Sản xuất rau củ quả

3

Công ty TNHH thực phẩm Quang Tình

Thôn Cây Xa, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan

Kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản

4

Chi nhánh 1 - Công ty TNHH ớt Việt Nam

Thôn Anh Trỗi, Xã Quỳnh Lưu

Sơ chế, chế biến ớt

5

Công ty TNHH du lịch và thương mại Thiên Lộc

Xóm 2, xã Lạc Vân, Nho Quan

Đóng gói mứt tết

6

Cơ sở sản xuất bánh kẹo Thành Đạt

Phố Đồng Tâm, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan

Sản xuất bánh nướng bánh dẻo

7

Cửa hàng tạp hóa Yến Anh

Thôn 7, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

8

Hộ kinh doanh Phạm Ngọc Khanh

Thôn 7, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

9

Công ty cổ phần nước khoáng Cúc Phương

Bản Thường Xung, xã Kỳ Phú - Nho Quan

Sản xuất nước khoáng thiên nhiên

10

Cơ sở sản xuất Ngân Lâm

Phố Phong Lạc, TT. Nho Quan, huyện Nho Quan

Sản xuất nước đá dùng liền

11

Nhà hàng Lâm Thúy

Xã Văn Phương, huyện Nho Quan

Dịch vụ ăn uống (DVAU)

12

Nhà hàng Hùng Vân

Xã Đồng Phong, huyện Nho Quan

DVAU

II

Huyện Gia Viễn

13

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Út

SN 106, phố Me, TT Me, huyện Gia Viễn

Sản xuất giò, chả

14

Cơ sở chế biến mắm tép Trang Quyết

SN 68, phố Me, TT Me, huyện Gia Viễn

Sản xuất mắm tép

15

Công ty TNHH đầu tư, phát triển Huy Tùng

Thôn Phù Long, xã Gia Vân

Kinh doanh rau, củ, quả tươi; thịt và các sản phẩm từ thịt

16

Hộ kinh doanh Nguyễn Quốc Huy

Làng Bích Sơn, Gia Vân

Sản xuất giò, chả

17

Siêu thị Hồng Lê 1

Phố Mới, thị trấn Me, huyện Gia Viễn

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

18

Khu nghỉ dưỡng Emeralda - Chi nhánh công ty CP du lịch Tân Phú

Thôn Tập Ninh, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn

DVAU

19

Nhà hàng Bình Chim

Phố Mới, thị trấn Me, huyện Gia Viễn

DVAU

20

Nhà hàng Hồ Núi Đính

Xóm 10, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn

DVAU

21

Cơ sở sản xuất Hoàng Hà

Số 82, thôn 6, Gia Trấn, huyện Gia Viễn

Sản xuất nước đá dùng liền

22

Cơ sở sản xuất nước uống Vân Long

Thôn 11, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn

Sản xuất nước uống đóng chai

III

Huyện Hoa Lư

23

Công ty TNHH MTV sản xuất và thương mại Đại An

Thôn Trung, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư

Sản xuất cơm cháy

24

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Dĩnh

Số nhà 13, phố Mỹ Lộ, thị trấn Thiên Tôn

Sản xuất bánh mì, cơm cháy

25

Hộ kinh doanh Giang Văn Hưng

Đội 1, xóm Đông Thành, xã Trường Yên

Sản xuất cơm cháy

26

CTCP ĐT xây dựng và TM Văn sỹ

Cầu huyện TTTT- Hoa Lư

Rau các loại

27

Hộ kinh doanh Vũ Văn Điều

xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư

Giết mổ lợn

28

Nhà hàng Thiên Trường, DNTN Vinh Trường Thịnh

Thôn Trường An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư

DVAU

29

Ninh Bình Hidden Charm hotel & resort - Công ty TNHH thêu ren Mặt Trời Xanh

Thôn Tuân Cáo, Ninh Thắng, huyện Hoa Lư

DVAU

30

Nhà hàng Thế Long - Công ty TNHH MTV Thế Long

Thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư

DVAU

31

Nhà hàng Anh Dũng - DNTN nhà hàng Anh Dũng

Thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư

DVAU

32

Nhà hàng Tràng An III - Công ty TNHH dịch vụ thương mại và du lịch Tràng An

Thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư

DVAU

33

Công ty CP DV TM và DL Doanh Sinh

Khu du lịch sinh thái vườn chim Thung Nham Xã Ninh Hải, Huyện Hoa Lư

DVAU

34

Nhà hàng Đức Tuấn 2 - DNTN Đức Tuấn

Thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư

DVAU

IV

TP. Ninh Bình

35

Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Vinh

SN 23, Lương Văn Tụy, phố Phúc Trung, Phường Phúc Thành, TP. Ninh Bình

Kinh doanh giò chả bánh chưng, nem các loại

36

Hộ kinh doanh Lưu Thị Mai Anh

SN 629, Trung Sơn, phường Bích Đào, TP. Ninh Bình

Sản xuất và kinh doanh giò chả

37

Liên hiệp HTX sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn Ninh Bình

Phố 4, đường Lương Văn Thăng, phường Đông Thành, TP. Ninh Bình

1. Rau, củ, quả tươi.

2. Thịt gia súc, gia cầm tươi sống và đông lạnh và sản phẩm từ thịt.

3. Thủy sản tươi sống, đông lạnh và các sản phẩm từ thủy sản.

4. Ngũ cốc, trứng, mật ong, nước chấm, nấm. Mộc nhĩ, măng, chè, cà phê, muối, đường, nước mắm, gia vị.

38

Hộ kinh doanh Bùi Xuân Hùng

SN 12, ngõ 395, phố Vạn Thắng, phường Bích Đào, TP. Ninh Bình

Sản xuất và kinh doanh giò chả

39

Công ty THNH Hùng Thoa NB

SN 29, đường Xuân Thành, phường Tân Thành, TP Ninh Bình

Sản xuất bánh ngọt

40

Công ty TNHH thương mại Hà Giang

SN 59, đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đông Thành, TP Ninh Bình

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

41

Chi nhánh Ninh Bình – Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp VINCOMMERCE

Số nhà 848, đường Trần Hưng Đạo, phường Tân Thành, TP. Ninh Bình

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm tươi sống

42

Cơ sở sản xuất bánh kẹo Thanh Dung

Số nhà 27, ngõ 69, đường Lê Đại Hành, P. Thanh Bình, TP. Ninh Bình

Sản xuất bánh nướng, bánh dẻo

43

Cơ sở sản xuất bánh kẹo Loan Thành

Số nhà 175, đường Lê Hồng Phong, P. Đông Thành, TP. Ninh Bình

Sản xuất bánh nướng, bánh dẻo

44

Công ty TNHH Ngọc Sơn

SN 297 đường Trần Hưng Đạo, P. Đông Thành, TP. Ninh Bình

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

45

Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Ngân

Lô 12, phố Phúc Khang, phường Ninh Sơn, TP. Ninh Bình

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

46

DNTN Gia Phạm Ninh Bình

SN 15, đường Nguyễn Trãi, phố Ngọc Hà, P. Nam Bình, TP. Ninh Bình

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

47

Công ty TNHH TM Thiên Nam Hưng

Phố Thiện Tiến, phường Ninh Sơn, TP. Ninh Bình

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

48

Nhà hàng BQSea - Công ty TNHH kinh doanh du lịch khách sạn Xuân Cường

Phố 4, Phường Đông Thành, TP. Ninh Bình

DVAU

49

Khách sạn The Reed

Phố 4, Phường Đông Thành, TP.Ninh Bình

DVAU

50

Nhà hàng Hương Quán

Phố Kim Đa, Phường Ninh Khánh, TP. Ninh Bình

DVAU

51

Khách sạn Hoàng Hải

Đường Trương Hán Siêu, P. Phúc Thành, TPNB

DVAU

52

Nhà hàng Tam Gia Trang - Công ty cổ phần du lịch Hoa Vàng

Số 16, ngõ 10, đường Tràng An, phố Kỳ Lân, P. Tân Thành, TP. Ninh Bình

DVAU

53

Khách sạn Hoa Lư

Đường Trần Hưng Đạo, P. Tân Thành, TP. Ninh Bình

DVAU

V

Huyện Yên Mô

54

Công ty cổ phần sản xuất thực phẩm Tràng An

Xóm Dò 1, Yên Hưng, huyện Yên Mô

Sản xuất cơm cháy

55

Công ty TNHH Dinh dưỡng Hưng Thịnh

Xã Yên Mạc, Yên mô

Nuôi trồng thủy sản

56

Cơ sở Phạm Văn Quân

Xã Yên Mạc, huyện Yên Mô

Sản xuất nem

57

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hiền

Thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô

Sản xuất nem

58

Cửa hàng Công Tâm

Xóm 2, xã Mai Sơn, Yên Mô

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

59

Cửa hàng Triển Vọng

Chợ Bến, xã Khánh Thượng - Yên Mô

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

60

Nhà hàng Thanh Xuân

Quốc lộ 1A, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô

DVAU

61

Nhà hàng Gió Mới

Thôn Đông Sơn, xã Yên Mạc, Yên Mô

DVAU

62

Nhà hàng Du Mông

Thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô

DVAU

63

Nhà hàng Thiên Nga

Xã Yên Thắng , huyện Yên Mô

DVAU

VI

TP. Tam Điệp

64

Công ty TNHH Hải Hà Ninh Bình

Số 51, đường Quyết Thắng, phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp

KD: Rau, củ, quả tươi, thịt gia súc, thịt gia cầm tươi, đông lạnh; thủy sản tươi, đông lạnh, Gạo, muối, đường, nước mắm, măng, mộc nhĩ, nấm hương, chè, cà phê, mật ong, gia vị

65

Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu

Tổ 20 - P. Nam Sơn, thành phố Tam Điệp

Sản xuất chế biến nông sản: dứa, dưa chuột, ngô ngọt, đậu hà lan, ngô ngọt nghiền, cà chua, ngô bao tử

66

Hộ kinh doanh Vũ Thị Hiền

Đường Núi Vàng, Tổ 23, Trung sơn, thành phố Tam Điệp

Sản xuất giò chả

67

Cơ sở Nhung Tuấn

Số nhà 11/4, phường Bắc Sơn, thành phố Tam Điệp

Sản xuất giò, chả, mọc, xúc xích, bánh chưng

68

Cơ sở sản xuất rượu thủ công Hòa Phương

Thôn Tân Phượng, xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp

Sản xuất rượu

69

Cơ sở sản xuất bánh mỳ Đức Mạnh

Số 29, tổ 6, P. Nam Sơn

Sản xuất bánh mỳ

70

Công ty TNHH Tĩnh Vui

Thôn Đoàn Kết, xã Yên Sơn, TPTĐ

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

71

Công ty TNHH ĐT và DV Lan Chi - Chi nhánh siêu thị Tam Điệp

Đường Quyết Thắng, phường Trung Sơn, TP Tam Điệp

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

72

Công ty TNHH MTV Hùng Dung

Số 5/4 P. Tây Sơn, TP. Tam Điệp

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

73

Công ty TNHH Thuận Phượng

Xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp

Sản xuất nước uống đóng chai, nước đá dùng liền

74

Nhà hàng Thanh Nga - Công ty TNHH đầu tư TM và dịch vụ Thanh Nga

SN 17, Đ. Hoàng Hoa Thám, tổ 6 - Phường Nam Sơn - Tp Tam Điệp

DVAU

75

Nhà hàng Thanh Loan

P. Nam Sơn, TP. Tam Điệp

DVAU

76

Nhà hàng Tiến Linh

P. Nam Sơn, TP. Tam Điệp

DVAU

77

Nhà hàng Thu Hà

P. Tây Sơn, TP. Tam Điệp

DVAU

VII

Huyện Yên Khánh

78

Công ty TNHH xuất nhập khẩu đầu tư Hoa Việt

Cụm công nghiệp Khánh Nhạc, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh

Sản xuất thịt bò viên

79

Công ty TNHH Công Thiên Linh

Xóm 2, Đông Ninh, xã Khánh Thủy, huyện Yên Khánh

Chế biến cá kho

80

Công ty TNHH Minh Hoàng Nam

Xóm 8, xã khánh Mậu, huyện Yên Khánh

Xay xát lúa gạo

81

Hộ kinh doanh Đinh Hiếu Nhân

Xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh

Sản xuất, kinh doanh giò chả nem chua

82

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu VIHAMEX

Cụm CN Khánh Nhạc, TT Yên Ninh, huyện Yên Khánh

Dầu ăn hướng dương cao cấp "Bogatovsky Gold)

83

Cửa hàng Bảy Nghiêm

Thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

84

Cửa hàng Hiếu Loan

Thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

85

Cửa hàng Phúc Tươi

Thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh

Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

86

Nhà hàng Trí Nga

Thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh

DVAU

87

Nhà hàng Vinh Nga

Xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh

DVAU

VIII

Huyện Kim Sơn

88

Xí nghiệp tư doanh Kim Hải

Phố Nam Dân, TT Phát Diệm, huyện Kim Sơn

Sản xuất, kinh doanh các loại mắm

89

Nguyễn Văn Hải

Xóm 8, Lưu Phương

Sản xuất giò, chả

90

Cơ sở sản xuất mắm Khánh Hải

Xóm 2, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn

SX mắm tôm, nước mắm

91

Hương Việt Sinh - HVS

Xóm 8, xã Kim Chính, huyện Kim Sơn

Chế biến, đóng gói thủy hải sản các loại

92

Công ty TNHH Nga Hải

Xã Đồng Hưỡng, huyện Kim Sơn

Sản xuất rượu

93

Cơ sở sản xuất bánh kẹo Chân Phương

Xóm 5B, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn

Bánh nướng; Bánh Dẻo, Bánh Khảo

94

Công ty TNHH MTV Bá Vương Tửu

Xóm 4, xã Tân Thành, huyện Kim Sơn

Bá Vương tửu 29,5% vol

95

Hộ kinh doanh Trần Thị Loan

Xóm 2, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn

DVAU

96

Nhà hàng Thảo Nguyên

Xã Tân Thành, huyện Kim Sơn

DVAU

97

Nhà hàng Sen Vàng

Xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn

DVAU

98

Nhà hàng Rừng và Biển

Thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn

DVAU

 





Quyết định 12/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 07/2007/QĐ-UBND Ban hành: 09/08/2019 | Cập nhật: 22/08/2019

Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2019 về phát triển bền vững Ban hành: 20/05/2019 | Cập nhật: 21/05/2019

Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm Ban hành: 02/02/2018 | Cập nhật: 02/02/2018

Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa Ban hành: 14/04/2017 | Cập nhật: 18/04/2017

Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng Ban hành: 24/11/2014 | Cập nhật: 02/12/2014

Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo Ban hành: 14/11/2013 | Cập nhật: 20/11/2013