Quyết định 885/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực hộ tịch, nuôi con nuôi, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Điện Biên
Số hiệu: | 885/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Mùa A Sơn |
Ngày ban hành: | 11/07/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Hành chính tư pháp, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 885/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 11 tháng 07 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH, NUÔI CON NUÔI, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ, CHỨNG THỰC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính chuẩn hóa trong lĩnh vực hộ tịch, nuôi con nuôi, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Điện Biên (Phụ lục 1).
2. Bãi bỏ thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực công bố tại Quyết định số 887/QĐ-UBND ngày 22/9/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã (Phụ lục 2).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường; thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH, NUÔI CON NUÔI, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ, CHỨNG THỰC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 885/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục TTHC đã được công bố, công khai không phải chuẩn hóa về nội dung
Stt |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Đăng ký khai sinh |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
Đã công bố tại Quyết định số 590/QĐ- UBND ngày 27/4/2016 của UBND tỉnh Điện Biên |
2 |
Đăng ký kết hôn |
Hô tịch |
UBND cấp xã |
|
3 |
Đăng ký nhận cha, mẹ, con |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
4 |
Đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
5 |
Đăng ký khai tử |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
6 |
Đăng ký khai sinh lưu động |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
7 |
Đăng ký kết hôn lưu động |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
8 |
Đăng ký khai tử lưu động |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
9 |
Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
10 |
Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
11 |
Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
12 |
Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
13 |
Đăng ký giám hộ |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
14 |
Đăng ký chấm dứt giám hộ |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
15 |
Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
16 |
Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
17 |
Đăng ký lại khai sinh |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
18 |
Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
19 |
Đăng ký lại kết hôn |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
20 |
Đăng ký lại khai tử |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
21 |
Cấp bản sao trích lục hộ tịch |
Hộ tịch |
UBND cấp xã |
|
22 |
Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi |
Hộ tịch |
UBND cấp xã; Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thành phố thuộc tỉnh, Bảo hiểm xã hội cấp huyện |
Đã công bố tại Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên |
23 |
Liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi |
Hộ tịch |
UBND cấp xã; Bảo hiểm xã hội cấp huyện. |
|
24 |
Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước |
Nuôi con nuôi |
UBND cấp xã |
Đã công bố tại Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên |
25 |
Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước |
Nuôi con nuôi |
UBND cấp xã |
|
26 |
Giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi |
Nuôi con nuôi |
UBND cấp xã |
|
27 |
Ghi chú việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng |
Nuôi con nuôi |
UBND cấp xã |
|
28 |
Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật (cấp xã) |
Phổ biến giáo dục pháp luật |
UBND cấp xã |
Đã công bố tại Quyết định số 340/QĐ- UBND ngày 05/5/2015 của UBND tỉnh Điện Biên |
29 |
Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật (cấp xã) |
Phổ biến giáo dục pháp luật |
UBND cấp xã |
|
30 |
Thủ tục bầu hòa giải viên |
Hòa giải ở cơ sở |
UBND cấp xã |
|
31 |
Thủ tục bầu tổ trưởng tổ hòa giải |
Hòa giải ở cơ sở |
UBND cấp xã |
|
32 |
Thủ tục thôi làm hòa giải viên |
Hòa giải ở cơ sở |
UBND cấp xã |
|
33 |
Thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên |
Hòa giải ở cơ sở |
UBND cấp xã |
2. Danh mục TTHC được chuẩn hóa nội dung
Stt |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
2 |
Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được) |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
3 |
Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
4 |
Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
5 |
Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
6 |
Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
7 |
Chứng thực di chúc |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
8 |
Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
9 |
Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
10 |
Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở. |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA
1. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:
*Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
*Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì UBND cấp xã tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp UBND cấp xã không có phương tiện để chụp. Bản sao, chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực phải có đầy đủ các trang đã ghi thông tin của bản chính.
- Thời hạn giải quyết: Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không thể đáp ứng được thời hạn quy định nêu trên thì thời hạn chứng thực được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo hoặc phải kéo dài thời gian theo quy định thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao được chứng thực từ bản chính
- Lệ phí: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 03 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Bản chính giấy tờ, văn bản cần chứng thực
Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:
+ Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
+ Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;
+ Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
+ Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;
+ Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Thủ tục chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, không thể điểm chỉ được)
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký/điểm chỉ/không thể ký, không thể điểm chỉ được phải xuất trình các giấy tờ phục vụ việc chứng thực chữ ký nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) hoặc ngoài trụ sở của cơ quan thực hiện chứng thực nếu người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả.
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp không được chứng thực chữ ký thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký/điểm chỉ trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
*Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
*Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Đối với trường hợp chứng thực chữ ký/điểm chỉ/không thể ký, không thể điểm chỉ được tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký/điểm chỉ vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) hoặc ngoài trụ sở của cơ quan thực hiện chứng thực nếu người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
- Thành phần hồ sơ
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký/điểm chỉ. Trường hợp chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, nếu người thực hiện chứng thực không hiểu rõ nội dung của giấy tờ, văn bản thì có quyền yêu cầu người yêu cầu chứng thực nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt nội dung của giấy tờ, văn bản đó (bản dịch không cần công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch, người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch)
+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
- Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực: Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy tờ, văn bản được chứng thực chữ ký/điểm chỉ.
- Lệ phí: 10.000 đồng/trường hợp (trường hợp được tính là một hoặc nhiều chữ ký trong một giấy tờ, văn bản)
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trường hợp không được chứng thực chữ ký:
+ Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
+ Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
+ Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ.
+ Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
3. Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra và nộp 01 bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả);
+ Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
+ Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể chứng thực tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào.
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
+ Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.
+ Cơ quan thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã chứng thực trước đây về nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc để ghi chú vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả)
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
+ Trong trường hợp nội dung sửa đổi, bổ sung có liên quan đến tài sản thì người yêu cầu chứng thực phải nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.
- Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày, UBND cấp xã tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng, giao dịch được chứng thực
- Lệ phí: 20.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
4. Thủ tục sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
+ Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.
+ Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình bản chính để đối chiếu);
+ Văn bản thỏa thuận về việc sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
+ Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày UBND cấp xã tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng, giao dịch được sửa lỗi kỹ thuật
- Lệ phí: 10.000 đồng/ hợp đồng, giao dịch
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
5. Thủ tục cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch phải xuất trình các giấy tờ theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ do người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch xuất trình.
+ Việc cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện tại cơ quan lưu trữ hợp đồng, giao dịch.
+ Cơ quan thực hiện chứng thực tiến hành chụp từ bản chính hợp đồng, giao dịch đang được lưu trữ và thực hiện chứng thực như sau:
*Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
*Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
- Thành phần, số lượng hồ sơ: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
- Thời hạn giải quyết:
Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã lưu trữ hợp đồng, giao dịch.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao hợp đồng, giao dịch được chứng thực
- Lệ phí: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
6. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất và nhà ở
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
+ Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người; đó ký trước mặt.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào số chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả). Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Thời hạn giải quyết: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng, giao dịch được chứng thực
- Lệ phí: 30.000 đồng/ hợp đồng, giao dịch
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
7. Thủ tục chứng thực di chúc
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Dự thảo di chúc;
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Thời hạn giải quyết: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Di chúc được chứng thực
- Lệ phí: 30.000 đồng/di chúc
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
8. Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận di sản
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người từ chối nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực
+ Người từ chối nhận di sản ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản từ chối có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản từ chối nhận di sản. Trường hợp văn bản từ chối nhận di sản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản thỏa thuận nội dung lời chứng cần người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản thỏa thuận với tư cách là người phiên dịch.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản;
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp Hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Thời hạn giải quyết: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản từ chối nhận di sản được chứng thực
- Lệ phí: 30.000 đồng/văn bản
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
9. Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia thỏa thuận phân chia di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
+ Các bên tham gia thỏa thuận phân chia di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản thỏa thuận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản thỏa thuận. Trường hợp văn bản thỏa thuận có tờ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch cho người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản thỏa thuận nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản thỏa thuận với tư cách là người phiên dịch.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản;
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Thời hạn giải quyết: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được chứng thực
- Lệ phí: 30.000 đồng/văn bản
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
10. Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở
- Trình tự thực hiện:
+ Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia văn bản khai nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.
+ Các bên tham gia khai nhận di sản phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản khai nhận có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản khai nhận di sản. Trường hợp văn bản khai nhận có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản thỏa thuận nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản khai nhận với tư cách là người phiên dịch.
- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp xã (hoặc tại UBND cấp xã đối với các xã chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Dự thảo văn bản khai nhận di sản;
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp văn bản khai nhận di sản liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Thời hạn giải quyết: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản khai nhận di sản được chứng thực
- Lệ phí: 30.000đồng/văn bản
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
+ Thông tư liên tịch số 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính - Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
PHỤ LỤC II
BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CHỨNG THỰC CÔNG BỐ TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 887/QĐ-UBND NGÀY 22/9/2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 885/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Stt |
Hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
T-DBI-284215-TT |
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
2 |
T-DBI-284216-TT |
Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản (áp dụng cho cả trường hợp chứng thực điểm chỉ và trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký, không điểm chỉ được) |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
3 |
T-DBI-284217-TT |
Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
4 |
T-DBI-284220-TT |
Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
5 |
T-DBI-284221 -TT |
Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
6 |
T-DBI-284223-TT |
Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
7 |
T-DBI-284224-TT |
Chứng thực di chúc |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
8 |
T-DBI-284227-TT |
Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
9 |
T-DBI-284229-TT |
Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
10 |
T-DBI-284230-TT |
Chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất, nhà ở |
Chứng thực |
UBND cấp xã |
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Cần Thơ Ban hành: 15/01/2021 | Cập nhật: 28/01/2021
Quyết định 92/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 13/01/2021 | Cập nhật: 19/01/2021
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2020 về thực hiện mức thù lao chi trả kinh phí hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Ban hành: 12/05/2020 | Cập nhật: 17/08/2020
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 20/04/2020 | Cập nhật: 20/06/2020
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 03/04/2020 | Cập nhật: 15/05/2020
Quyết định 887/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên Ban hành: 31/03/2020 | Cập nhật: 29/04/2020
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện phương án phân vùng cấp nước tại khu vực phía Nam tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 09/04/2020 | Cập nhật: 23/06/2020
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt danh mục thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum Ban hành: 20/02/2020 | Cập nhật: 25/05/2020
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Bảo vệ thực vật và lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La Ban hành: 14/01/2020 | Cập nhật: 27/04/2020
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính mới và bị bãi bỏ trong lĩnh vực Xây dựng áp dụng chung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 16/01/2020 | Cập nhật: 10/03/2020
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 08/04/2019 | Cập nhật: 23/04/2019
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2019 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Hợp tác quốc tế và Công tác lãnh sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Yên Ban hành: 18/01/2019 | Cập nhật: 24/01/2019
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục gồm 05 thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Gia Lai Ban hành: 21/08/2018 | Cập nhật: 03/11/2018
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục 21 thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 14/08/2018 | Cập nhật: 21/09/2018
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2018 về mã định danh cho cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Giang Ban hành: 31/01/2018 | Cập nhật: 14/03/2018
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện, không thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Ban hành: 16/01/2018 | Cập nhật: 20/06/2018
Quyết định 92/QÐ-UBND ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biêu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 06/03/2017 | Cập nhật: 16/05/2017
Quyết định 92/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 17/01/2017 | Cập nhật: 04/03/2017
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 23/01/2017 | Cập nhật: 07/03/2017
Quyết định 92/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Ba Tơ Ban hành: 23/01/2017 | Cập nhật: 06/05/2017
Quyết định 92/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Ban hành: 04/01/2017 | Cập nhật: 10/03/2017
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án Điều tra trám lấp giếng khoan nước không sử dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Ban hành: 11/05/2016 | Cập nhật: 23/05/2016
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau Ban hành: 23/05/2016 | Cập nhật: 30/05/2016
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, tỉnh Điện Biên đã chuẩn hóa Ban hành: 18/01/2016 | Cập nhật: 31/07/2017
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2016 Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 18/01/2016 | Cập nhật: 20/05/2017
Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch Ban hành: 29/12/2015 | Cập nhật: 25/01/2016
Thông tư liên tịch 158/2015/TTLT-BTC-BTP quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch Ban hành: 12/10/2015 | Cập nhật: 27/10/2015
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2015 bổ sung giá tối thiểu ô tô, xe hai bánh gắn máy để tính lệ phí trước bạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 18/05/2015 | Cập nhật: 21/05/2015
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính ngành thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 08/05/2015 | Cập nhật: 27/05/2015
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 19/03/2015 | Cập nhật: 25/04/2015
Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch Ban hành: 16/02/2015 | Cập nhật: 03/03/2015
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 09/01/2015 | Cập nhật: 03/02/2015
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2014 thực hiện chế độ phụ cấp hàng tháng cho Bí thư Chi bộ mới thành lập Ban hành: 03/06/2014 | Cập nhật: 21/06/2014
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 06/05/2014 | Cập nhật: 13/05/2014
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt giá đất cho thuê thực hiện dự án đầu tư Ban hành: 03/03/2014 | Cập nhật: 07/05/2014
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2014 về quy hoạch đất xây dựng công trình nâng cấp bến khách ngang sông Phong Hòa - Ô Môn thuộc phường Thới An, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Ban hành: 25/03/2014 | Cập nhật: 01/07/2014
Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/02/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2014 cho phép thành lập Hội Cựu học sinh - sinh viên cách mạng tỉnh Bình Định Ban hành: 15/01/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Phân công công việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên viên Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 - 2016 Ban hành: 09/01/2014 | Cập nhật: 15/04/2014
Quyết định 92/QĐ-UBND về Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 Ban hành: 13/01/2014 | Cập nhật: 24/04/2014
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ lĩnh vực Xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 28/05/2013 | Cập nhật: 15/06/2013
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành từ ngày 30/6/2012 trở về trước hết hiệu lực thi hành Ban hành: 01/08/2012 | Cập nhật: 17/08/2012
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2012 về bổ sung, thay đổi thành viên Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh Hà Nam Ban hành: 03/07/2012 | Cập nhật: 05/08/2013
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2012 quy định về mức giá dịch vụ thẩm định giá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 02/05/2012 | Cập nhật: 22/09/2018
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2012 về Danh mục số 2 cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh Tiền Giang Ban hành: 06/04/2012 | Cập nhật: 24/10/2013
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2011 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Khu Kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 22/04/2011 | Cập nhật: 16/05/2011
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2009 bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ Ban hành: 10/03/2009 | Cập nhật: 06/08/2014
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2008 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 15/01/2008 | Cập nhật: 26/08/2014
Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt bổ sung quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2001 - 2005 Ban hành: 27/03/2007 | Cập nhật: 21/07/2015
Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2040, định hướng đến năm 2050 Ban hành: 14/01/2021 | Cập nhật: 23/02/2021