Quyết định 561/QĐ-UBND năm 2016 phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 561/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Hải
Ngày ban hành: 26/05/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 561/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 26 tháng 5 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phtăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng và chng người thi hành công vụ;

Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 90/SNN-KH ngày 09/5/2016 về việc đề nghị ban hành Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Phương án; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kết 06 tháng và tổng kết theo định kỳ hàng năm.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng phương án cụ thể cho từng huyện, thành phố đtriển khai thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (B/c);
- Thường trực Tỉnh y (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Như Điều 3;
- Đ/c Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Kiểm lâm;
- Các Huyện ủy, Thành ủy Kon Tum;
- Thường trực HĐND các huyện, thành phố;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ;
- Công an tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Bộ Chhuy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh;
- Các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp;
- Các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng;
- Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray;
- Văn phòng UBND tỉnh (CVP, các PVP);
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Lưu: VT, NNTN3,2, TH1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn
Hữu Hải

 

PHƯƠNG ÁN

 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 561/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của UBND tỉnh)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên 968.960 ha bao gồm 09 huyện, 01 thành phố. Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2014 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 2831/QĐ-BNN-TCLN ngày 20/7/2015, tỉnh Kon Tum có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 780.736 ha, trong đó, diện tích rừng 604.258 ha (547.265 ha rừng tự nhiên, 56.993 ha rừng trồng), diện tích chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 176.478 ha, độ che phủ rừng là 62,4%.

Trong thời gian qua, công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và quản lý lâm sản (QLLS) đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về QLBVR từng bước được hoàn thiện; vai trò của chủ rừng và các cơ quan, tổ chức có liên quan bước đầu được phát huy có hiệu quả. Năm 2012, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án chấn chỉnh và tăng cường công tác QLBVR giai đoạn 2013-2015 (Phương án được ban hành tại Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 08/3/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về ban hành Phương án chn chnh và tăng cường công tác QLBVR trên địa bàn tnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015). Qua 03 năm thực hiện Phương án đã đạt những kết quả quan trọng: Sự chỉ đạo, điều hành trong công tác QLBVR ở các cấp huyện, xã tập trung thống nhất từ cấp ủy đến chính quyền, huy động và tập hợp lực lượng các ban, ngành nhanh chóng và mạnh mẽ hơn; ý thức về công tác QLBVR đối với người dân sống gần rừng có chuyn biến tích cực; năng lực chỉ đạo điều hành trong công tác QLBVR của chính quyền các cấp và các lực lượng bảo vệ rừng từng bước được nâng cao; tình hình vi phạm về QLBVR trên địa bàn toàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đã giảm thiu ca về số vụ và mức độ thiệt hại qua các năm.

Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới tình hình QLBVR và QLLS trên địa bàn tỉnh vẫn còn tiềm n nhiu nguy cơ diễn ra phức tạp, ở một số nơi phát sinh các điểm nóng về hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác rừng và vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Bên cạnh đó, chính quyền một số địa phương, một số chủ rừng chưa thực hiện hết trách nhiệm và chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Kiểm lâm, Công an, Quân đội trong công tác QLBVR nên công tác nắm bt thông tin, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm đạt hiệu quả chưa cao.

Nhằm phát huy hơn nữa kết quả đạt được từ thực hiện Phương án chấn chỉnh và tăng cường công tác QLBVR giai đoạn 2013-2015, khắc phục những tồn tại, hạn chế, huy động toàn bộ hệ thống chính trị ở các cấp, các ngành, các nguồn lực xã hội và toàn dân cùng tham gia thực hiện tốt công tác QLBVR, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng, UBND tỉnh Kon Tum ban hành “Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020”, làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

Phần I

CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

2. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

3. Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;

4. Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn liền với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;

5. Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, bin, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở sở; bảo vệ và phòng chng cháy rừng;

6. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

7. Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006;

8. Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

9. Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phvề việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

10. Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;

11. Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ;

12. Quyết định số 2831/QĐ-BNN-TCLN ngày 20/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kết quả điều tra, kiểm kê rừng tại 13 tỉnh năm 2013-2014 thuộc dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016”;

13. Kết luận số 04-KL/TU ngày 13/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tnh Kon Tum về công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán lâm sản trái pháp luật;

14. Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt điều chỉnh kết quả Kiểm kê rừng năm 2014 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

15. Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Phần II

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CƠ BẢN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

- Tỉnh Kon Tum nằm ở Bc Tây Nguyên, có đường biên giới chung với hai nước Lào và Cam Pu Chia dài 280,7 km; tọa độ địa lý từ 13°55’30” đến 15°25’30” vĩ độ Bắc, từ 107°20’15” đến 108°33’00” kinh độ Đông.

- Giới cận hành chính: phía Bc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam Pu Chia.

2. Địa hình: Nhìn chung địa thế của Kon Tum cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam, đỉnh cao nhất là ngọn núi Ngọc Linh cao 2.598 m. Địa hình rất đa dạng và phức tạp, với nhiều kiu địa hình: núi cao, núi trung bình, núi thấp và vùng thung lũng đan xen nhau. Có thể phân thành 4 kiểu địa hình chính: Kiểu địa hình núi cao (huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Png), kiu địa hình núi trung bình (Ngọc Hồi, Đăk Tô, Kon Rẫy), kiểu địa hình núi thấp (Đăk Hà, Sa Thy, la H'Drai) và kiểu địa hình thung lũng (thành ph Kon Tum).

3. Khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đi gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 - 23°C, biên độ nhiệt dao động trong ngày 8° - 9°C, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.966 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.518 mm, năm thấp nhất 1.552 mm, mưa tập trung từ tháng 6-9 hàng năm; mùa khô, gió chủ yếu theo hướng Đông Bắc, mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam.

4. Tài nguyên rừng

- Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 780.736 ha, trong đó, diện tích rừng 604.258 ha (547.265 ha rừng tự nhiên, 56.993 ha rừng trồng), diện tích chưa có rừng quy hoạch cho Lâm nghiệp 176.478 ha, độ che phrừng là 62,4%.

- Phân theo chức năng: Rừng và đất rừng sản xuất 493.234 ha; rừng và đất rừng phòng hộ 182.915 ha; rừng và đất rừng đặc dụng 93.252 ha. Diện tích rừng ngoài quy hoạch 03 loại rừng: 11.335 ha.

- Phân theo chủ quản lý, sử dụng: Ban quản lý rừng phòng hộ 125.626 ha; Ban quản lý rừng đặc dụng 94.281 ha; doanh nghiệp nhà nước 234.596 ha; tổ chức kinh tế khác 4.795 ha; hộ gia đình 56.690 ha; cộng đồng dân cư thôn 3.708 ha; UBND xã quản lý 218.402 ha; đơn vị vũ trang 7.061 ha; doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài 2.003 ha.

(Số liệu chi tiết tại biu 01, 02, 03 kèm theo)

5. nh hưởng của điều kiện tự nhiên đến công tác QLBVR

5.1. Thuận lợi

Tỉnh Kon Tum có vị trí nằm ở ngã 3 biên giới Đông Dương, đất rộng người thưa, tài nguyên rừng còn phong phú, giàu tim năng, điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp nhiu loài cây trồng lâm nghiệp, tạo tiền đề cơ bản cho phát triển lâm nghiệp về trng rừng, khai thác và chế biến lâm sản.

5.2. Khó khăn

- Địa hình đồi núi, chia cắt nhiều, diện tích rừng hiện còn nhiều nhưng tập trung ở những khu vực phòng hộ xung yếu và rất xung yếu, khu vực biên giới, chi phí đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng tương đối lớn.

- Điều kiện khí hậu trong khu vực tương đối khắc nghiệt với hai mùa mưa nắng rõ rệt: Mùa khô kéo dài, gây cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất; mùa mưa lượng mưa tập trung, cường độ lớn gây lũ lụt, xói mòn, trở ngại cho tất cả các hoạt động quản lý bảo vệ phát triển rừng.

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tình hình dân số, lao động, thành phần dân tộc, phân bố dân cư(1)

- Dân số: Toàn tỉnh có 484.215 người.

- Lao động: số người trong độ tuổi lao động là 281.080 người, trong đó có 140.318 người đang làm việc trong ngành Nông - Lâm nghiệp. Như vậy tiềm năng về lao động Nông - Lâm nghiệp của tỉnh Kon Tum là rất lớn (chiếm tỷ lệ 49,92%).

- Thành phn dân tộc: Toàn tỉnh có khoảng 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 50%, bao gồm các dân tộc chủ yếu là Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm,...

- Phân bdân cư: Dân số thưa, phân bố không đều; phần lớn dân cư phân bở khu vực thành phố Kon Tum (chiếm khoảng 33%), còn lại ở các huyện có số dân dao động từ khoảng 25.000 đến 67.000 người. Mật độ dân số bình quân trên toàn tỉnh là 50 người/km2, nơi mật độ dân số đông nhất là thành phố Kon Tum (364 người/km2), nơi thấp nhất là huyện Ia H’Drai (12 người/km2).

2. Thực trạng về các nguồn thu nhập chủ yếu khu vực nông thôn trên địa bàn

2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, trang trại

- Ngành Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum phát triển chủ yếu là ngành trng trọt (bao gm cả canh tác cây nông nghiệp và cây công nghiệp). Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp tỉnh Kon Tum: trồng trọt 84,22 %, chăn nuôi 14,45 %, dịch vụ 1,33 %.

- Mặc dù trồng trọt là mũi nhọn của ngành Nông nghiệp, song nghề trồng cây lương thực vẫn chưa phát triển, nhất là ở khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; phương thức sản xuất, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, hiệu quả sử dụng đất kém. Đây là một khó khăn lớn trong việc vận động định canh, định cư, quy vùng sản xuất nương rẫy hàng năm. Cây công nghiệp hầu như chỉ tập trung phát triển ở khu vực phía Nam tỉnh, nơi có địa hình ít đồi núi, đất đai màu mỡ hơn. Trong những năm qua, việc vận động định canh, định cư, phát triển các hình kinh tế trang trại đã có những kết quả bước đầu song vẫn chưa phát triển được phong trào có tính rộng khp trên toàn tỉnh nên hiệu quả chưa cao.

2.2. Giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp

Giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp ở tỉnh ta tập trung ở lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản là chính; công tác giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng, phát triển nghề rừng đã có những đóng góp đáng k, tuy nhiên tỷ trọng giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp so với tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh vẫn còn thấp.

3. Tình hình sản xuất nương rẫy: Là địa bàn có trên 50% dân số sống tại các khu vực gần rừng và ven rừng, trong đó đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán canh tác nương rẫy. Theo kết quả rà soát, thống kê năm 2013, tổng diện tích nương rẫy hiện có trên địa bàn tỉnh là 62.975 ha, bình quân 1,5 ha/hộ. Đây là tập quán lâu đời nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ người dân chuyn đi tập quán canh tác như: khai hoang ruộng nước, hỗ trợ trồng rừng trên đất nương rẫy... Tuy nhiên, tập quán này vẫn còn duy trì, đây cũng là nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng.

4. Tình hình giao thông, văn hóa thông tin, giáo dục, y tế

- Về giao thông: Toàn tỉnh có 2.905 km đường bộ, trong đó có nhiều tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 24, Quốc lộ 14C, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn, hệ thống đường Tỉnh lộ và một số đường giao thông biên giới như: Đăk Môn - Đăk Long, Đăk Pét - Đăk Nhoong, Đăk Man - Đăk Blô; hệ thống đường tuần tra biên giới đã hoàn thành.

- Về y tế: Trên địa bàn toàn tỉnh có 133 cơ sở y tế với 1.903 giường bệnh, có 1.939 cán bộ ngành y; có 01 trường trung học y tế.

- Về giáo dục: Hu hết các thôn làng trên địa bàn các huyện, thành phố đã có trường mẫu giáo, trường tiểu học để phục vụ nhu cầu học tập cho con em người đng bào dân tộc thiu số. Toàn tỉnh có 123 trường mầm non, 144 trường tiu học, 101 trường trung học cơ sở, 16 trường phổ thông trung học. Tổng số lớp học là 4.133 lớp, tổng sgiáo viên tham gia giảng dạy là 7.482 người với 107.743 học sinh các cấp. Ngoài ra có 02 trường Trung cấp, 02 trường Cao đẳng, và 01 phân viện Đại học đóng chân trên địa bàn.

- Về văn hóa xã hội, thông tin liên lạc: Các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã, 100% các xã đã có máy điện thoại để thông tin liên lạc, có mạng điện thoại, mạng vi tính, báo chí đã được cung cấp tới các xã trong ngày.

5. Đánh giá tổng hợp tình hình kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến công tác QLBVR và QLLS

5.1. Thuận lợi

- Điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện như đường tuần tra biên giới, đường giao thông, điện, thông tin liên lạc đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuần tra bảo vệ rừng.

- Có nhiều dự án, chương trình của quốc gia và quốc tế tham gia vào lĩnh vực lâm nghiệp đã thúc đy hoạt động sản xuất lâm nghiệp phát triển, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

5.2. Khó khăn

- Phương thức canh tác, sản xuất nương rẫy của người dân còn lạc hậu, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, thu nhập của đa số người dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp, một bộ phận người dân không có nghề nghiệp ổn định, phải dựa vào rừng để kiếm sống như khai thác lâm sản, lấn chiếm, phá rừng trái phép đsản xuất nương rẫy.

- Điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, kéo theo nhu cầu đất ở, đất sản xuất, gỗ làm nhà và tiêu dùng tăng, đã tạo áp lực lên tài nguyên rừng.

- Việc phát triển cơ sở hạ tng như xây dựng các công trình giao thông, đường điện, công trình thủy điện, thủy lợi và phát triển cao su, cây công nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng làm giảm diện tích rừng và đất rừng của tỉnh. Hệ thng đường tuần tra biên giới, đường giao thông liên thông các huyện, các xã vùng sâu, vùng xa đi xuyên qua những khu rừng có trữ lượng cao cũng là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng để hoạt động khai thác rừng và vận chuyển lâm sản trái phép.

- Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, việc trao đổi thông tin với các vùng trung tâm còn nhiều hạn chế, dẫn đến công tác tuyên truyền pháp luật và kỹ thuật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở những khu vực này đạt hiệu quả chưa cao.

Phần III

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2015

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Triển khai Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 08/3/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Phương án chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015, trong 03 năm qua, việc thực hiện Phương án đã đạt được nhiều kết quả khả quan; đã huy động toàn bộ hệ thng chính trị ở các cấp, các ngành và các nguồn lực xã hội cùng tham gia thực hiện tốt công tác QLBVR, giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng, công tác QLBVR đã có những chuyển biến tích cực.

- Các Ban Chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng được hình thành từ tỉnh đến xã đã thực sự nâng cao sức mạnh cho công tác QLBVR và QLLS trên địa bàn.

- Ban Chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác QLBVR.

1. Về công tác quản lý bảo vệ rừng

1.1. Công tác tuyên truyền

- UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật về công tác QLBVR trên địa bàn với nhiu hình thức nhằm nâng cao ý thc trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về công tác QLBVR.

- Đổi mới phương pháp, hình thức, nội dung tuyên truyền pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; chú trọng tuyên truyền trực tiếp đến người dân những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng người dân tộc thiểu số sống gần rừng; tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa cộng đồng dân cư thôn, làng với chủ rừng, chính quyền xã và Kiểm lâm trong công tác QLBVR. Trong 03 năm đã phối hợp thực hiện 37 chuyên mục QLBVR trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum; lực lượng Kiểm lâm đã thực hiện tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, làng 2.533 cuộc với 108.663 lưt người tham gia. Ngoài ra còn tổ chức ký cam kết, phát tờ rơi tuyên truyền cho người dân. Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư đã được nâng lên, góp phn tăng cường công tác QLBVR địa phương.

1.2. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR)

- Xác định phương châm phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời, hiệu quả, trong giai đoạn 2013-2015 UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác PCCCR trên địa bàn toàn tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu chính quyền địa phương xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc Phương án PCCCR trên địa bàn quản lý(2); chú trọng công tác thường trực chỉ huy, kiểm tra(3), tăng cường công tác PCCCR tại các khu vực trọng điểm cháy; quản lý chặt chẽ việc đốt dọn nương rẫy, nhất là tại các khu vực giáp ranh với rừng trồng; tiếp nhận và xử lý thông tin cháy rừng; kịp thời thông báo cấp dự báo cháy rừng đến Ban Chỉ huy các huyện, thành phố và các đơn vị chủ rừng; chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm tham mưu phối hợp với các địa phương tổ chức diễn tập chữa cháy rừng cấp xã(4); công tác chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, thiết bị và lực lượng sẵn sàng tham gia chữa cháy; củng cố kiện toàn Ban chỉ huy các cấp và các tđội quần chúng bảo vệ rừng tại thôn(5).

- Các đơn vị chủ rừng đã chủ động tu sửa, làm mới các công trình phòng cháy như làm đường băng trắng cản lửa, xây dựng và tu sửa các chòi canh lửa, các hồ, bchứa nước, các bảng tuyên truyền cố định, bảng dự báo cấp cháy rừng, bảng quy ước bảo vệ rừng, bin tam giác cấm lửa...; mua sm, bảo dưng máy móc, dụng cụ PCCCR hiện có, đảm bảo sẵn sàng chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra(6).

- Chỉ đạo các địa phương, chủ rừng triển khai thực hiện công tác PCCCR theo Phương án đã xây dựng; tổ chức trực PCCCR nghiêm túc trong các tháng mùa khô; tăng cường công tác PCCCR tại các khu vực trọng điểm cháy; quản lý chặt việc đốt dọn nương rẫy, nhất là tại các khu vực giáp ranh gần rừng.

- Tình hình cháy rừng: Trong 03 năm qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum xy ra 04 vụ cháy rừng gây thiệt hại 36,89 ha rừng trồng (đến nay có 33,2 ha đã phục hi lại thành rừng) và một số đám cháy khác không gây thiệt hại về rừng. Khi xảy ra cháy rừng, các chủ rừng, địa phương đã huy động lực lượng chữa cháy kịp thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về rừng do cháy gây ra(7).

1.3. Công tác kiểm kê rừng

- Từ năm 2014, công tác kiểm kê rừng đã được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, kết quả kiểm kê rừng năm 2014 được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh kết quả kiểm kê rừng tỉnh Kon Tum năm 2014; Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 2831/QĐ-BNN-TCLN ngày 20/7/2015 về việc phê duyệt kết quả điều tra, kiểm kê rừng tại 13 tỉnh năm 2013-2014 thuộc dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016”(8). Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2014 tại Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/8/2015.

- Qua công tác kiểm kê đã cập nhật đầy đủ, chính xác hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, làm cơ sở cho việc quy hoạch và triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu có liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn tới.

1.4. Công tác giao đất giao rừng

- Triển khai Quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày 18/11/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Phương án tổng quan giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2009-2012, trong giai đoạn 2013-2015 đã tiến hành giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn với tổng diện tích rừng và đất rừng được giao là 27.264,5 ha, trong đó: Giao đất giao rừng cho hộ gia đình 24.413,4 ha/2.458 hộ, giao cho cộng đồng 2.985,7 ha/18 thôn, làng.

- Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Kon Tum đã giao đất giao rừng theo các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh với tổng diện tích 73.417,1 ha cho 5.798 hộ gia đình và 23 cộng đồng thôn, làng.

- Việc kết hợp với triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích giao đất giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của cộng đồng dân cư sống gần rừng; do vậy, đây là một trong nhng giải pháp QLBVR hiệu quả lâu dài cần phát huy trong thời gian tới.

1.5. Thực hiện Phương án giải quyết đất giao chồng lấn, đất lấn chiếm nằm trong lâm phần các đơn vị chủ rừng

Triển khai Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Phương án giải quyết đất giao chồng lấn, đất lấn chiếm nằm trên lâm phần các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum; thời gian qua các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã bóc tách các diện tích chồng lấn trả về cho địa phương quản lý sử dụng; đến nay, UBND tỉnh đã thu hồi 42.431,84 ha đất của 17 đơn vị chủ rừng giao về cho các địa phương quản lý sử dụng; sau khi thực hiện xong các thủ tục bàn giao và bố trí sử dụng hợp lý diện tích này sẽ phần nào giải quyết được nhu cầu về đất sản xuất cho người dân, góp phần hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy trái phép của người dân.

1.6. Công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ QLB VR và QLLS

- UBND tỉnh đã thường xuyên triển khai cho các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan và nhân dân trên địa bàn tỉnh tăng cường phát huy trách nhiệm, phối kết hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ QLBVR và QLLS.

Trong giai đoạn vừa qua công tác phối hợp đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là sự tham gia phối hợp của người dân trong việc thông tin, tgiác các hành vi vi phạm, tham gia chữa cháy rừng... Bên cạnh đó, đã chỉ đạo triển khai đồng bộ từ tỉnh đến xã các hoạt động phi hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với lực lượng Dân quân tự vệ và các lực lượng khác trong công tác bảo vệ rừng theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ. Các đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung quy chế, kế hoạch phối hợp đã ký kết(9), đã tổ chức 11 cuộc diễn tập về công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP. Qua đó, đã nâng cao khả năng điều hành và trách nhiệm quản lý nhà nưc của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương trong công tác QLBVR, tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong bảo vệ rừng, nhất là lực lượng Kiểm lâm, Dân quân tự vệ, Công an, chủ rừng và các lực lượng khác theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP .

- Cùng với việc triển khai công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh thì công tác phối hợp trong lĩnh vực QLBVR và QLLS ở các vùng giáp ranh với các cơ quan, đơn vị của tỉnh bạn luôn được chú trọng. Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện, thành phố thuộc vùng giáp ranh đã xây dựng quy chế, phương án phối hợp và triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung đã ký kết(10).

1.7. Công tác quản lý động, thực vật hoang dã

Trong giai đoạn 2013-2015, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn thiên nhiên như tăng cường tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp luật, chính sách về bo vệ động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ động, thực vật hoang dã và sản phẩm của chúng; hướng dẫn hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức cá nhân, tổ chức có nhu cầu nuôi, trồng các loại động, thực vật hoang dã(11).

1.8. Tình hình phát hiện và xử lý các điểm nóng về công tác QLBVR

- Tại thời điểm đầu năm 2013, Phương án chấn chnh và tăng cường công tác QLBVR trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015 đã xác định được 56 điểm nóng về vi phạm trong lĩnh vực QLBVR và QLLS trên địa bàn toàn tỉnh.

- Trong giai đoạn 2013-2015, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đã thường xuyên làm tốt công tác cập nhật, xác định và bsung các điểm nóng về vi phạm trong lĩnh vực QLBVR và QLLS trên địa bàn để xây dựng kế hoạch, phương án triệt phá. Khi phát hiện có điểm nóng, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị đã huy động lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm tra nhm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ vi phạm.

- Kết quả trong giai đoạn 2013-2015, trên địa bàn toàn tỉnh đã phát hiện 102 điểm nóng vi phạm về QLBVR và QLLS; đã xử lý dứt điểm 67 điểm nóng, hạn chế được 35 điểm nóng, nguyên nhân chưa giải quyết dứt điểm được tất cả các điểm nóng là do các đối tượng vi phạm hoạt động khá tinh vi, một số điểm nóng xảy ra trên tuyến đường sông hoặc tại các vùng giáp ranh giữa các địa bàn nên việc kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn.

(Số liệu chi tiết tại biu 04 kèm theo)

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số điểm nóng về vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng mặc dù đã được khống chế nhưng vẫn còn tiềm n nguy cơ phức tạp và nhạy cảm. Cụ thể: tình trạng phá rừng trái pháp luật (xã Hiếu, Pờ Ê thuộc huyện Kon Plông); tình trạng khai thác rừng trái phép (dọc sông Sê San thuộc huyện la H Drai; khu vực biên giới các huyện la H'Drai, Ngọc Hồi); tình trạng vận chuyển lâm sản trái pháp luật (khu vực xã Ngọc Réo, Đăk Pxi huyện Đăk Hà; khu vực biên giới thuộc huyện Ngọc Hồi; tuyến đường sông Sê San huyện la H’Drai); tình trạng mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của Nhà nước (các huyện Đăk Glei, Kon Rẫy, Sa Thầy, Kon Plông).

2. Về quản lý lâm sản

2.1. Về quản lý khai thác

- Từ năm 2013 đến 2015, trên địa bàn toàn tỉnh đã khai thác 19.731,45 m3 gỗ chính phẩm, 2.464,89 m3 gnhỏ và cành ngọn, 24.322,01 ster củi và kiểm tra, nghiệm thu 35.050 kg nhựa thông.

- Tình hình khai thác và QLLS trên địa bàn toàn tỉnh đã được các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Đã tổng kết mô hình khai thác rừng tác động thấp và phương án quản lý rừng bn vững tại Lâm trường Đăk Tô (thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô) để rút kinh nghiệm và nhân rộng cho các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh.

2.2. Về quản lý các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản và các cơ sở mộc dân dụng trên địa bàn

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, mộc dân dụng trong việc thực hiện Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Theo kết quả kiểm tra của Đoàn liên ngành thực hiện Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 17/4/2015 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản và các Tkiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum: Trên địa bàn tỉnh hiện có 55 cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, gồm: 43 cơ sở có xưởng chế biến (33 xưởng đang hoạt động; 05 xưng đã tháo dỡ máy móc, thiết bị; 05 xưởng ngừng hoạt động) và 12 cơ sở không có xưởng chế biến chỉ hành nghề kinh doanh lâm sản.

(Số liệu chi tiết tại biểu 05 kèm theo)

- Các cơ sở đều có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; hầu hết các doanh nghiệp đã chấp hành việc kinh doanh, chế biến lâm sản theo đúng quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT. Tuy nhiên, qua kiểm tra các cơ sở vẫn còn một số thiếu sót như: Nằm ngoài quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản của tỉnh, chưa xây dựng phương án PCCC, chưa có sổ đăng ký chủ nguồn thải cht thải nguy hại, chưa đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, chưa có giấy phép xây dựng xưởng chế biến lâm sản; việc lập hồ sơ theo dõi, khai báo xuất nhập gỗ và lâm sản của một số cơ sở chưa đúng quy định. Đến nay, các ngành chức năng đã hướng dẫn các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản khắc phục những thiếu sót, tồn tại, yêu cầu di dời vào trong khu quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản và xử lý các cơ sở vi phạm.

2.3. Về quản lý lâm sản trong lưu thông

Các cơ quan chức năng thường xuyên giám sát, kiểm tra đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn thực hiện các quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, hồ sơ lâm sản lưu thông theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giám sát chặt chnguồn gốc lâm sản, ngăn chặn và loại trừ các loại lâm sản không hợp pháp ra khi chuỗi cung ứng, đảm bảo việc tiêu thụ lâm sản được minh bạch, hợp pháp. Từ kết quả kiểm tra đã hạn chế được các cá nhân, doanh nghiệp sdụng hồ sơ lâm sản hợp pháp để lợi dng quay vòng lưu thông, tiêu thụ lâm sản trái phép. Đồng thời các Chốt bảo vệ rừng, Trạm Kiểm soát liên ngành của tỉnh đã thường xuyên kiểm tra, chốt chặn vận chuyển lâm sản trái pháp luật, hạn chế nguồn lâm sản chế biến, kinh doanh lưu thông trên địa bàn có nguồn gốc bất hợp pháp.

3. Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ Phát triển rừng giai đoạn 2013-2015

- Trong giai đoạn 2013-2015, kể từ khi triển khai thực hiện Phương án, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã được phát hiện là 1.893 vụ, khối lượng gỗ vi phạm là 6.382,8 m3 gỗ tròn và quy tròn các loại, diện tích rừng bị thiệt hại là 185,6 ha, trong đó:

+ Hành vi vi phạm nhiều nhất là mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của Nhà nước: 622 vụ (chiếm 35% tổng số vụ), hành vi vi phạm ít nhất là vi phạm các quy định về PCCCR: 07 vụ (chiếm 0,4% tổng số vụ).

+ Hành vi vi phạm với khối lượng nhiều nhất là mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của Nhà nước với khối lượng 3.694,2 m3 gỗ tròn và quy tròn các loại (chiếm 57,9% tổng khối lượng vi phạm), hành vi vi phạm với khi lượng ít nhất là vận chuyển lâm sản trái pháp luật với khối lượng 582,6 m3 gỗ tròn và quy tròn các loại (chiếm 9,1% tổng khối lượng vi phạm).

+ Hành vi phá rừng trái pháp luật đã gây thiệt hại 148,7 ha (chiếm 80,1% tổng diện tích thiệt hại), vi phạm về PCCCR thiệt hại 36,89 ha (chiếm 19,9% tổng diện tích thiệt hại).

- So với giai đoạn 2010-2012 trước khi triển khai thực hiện Phương án, số vụ vi phạm giảm 1.175 vụ (giảm 38% svụ), diện tích thiệt hại giảm 630,8 ha (gim 77% diện tích bị thiệt hại).

* Đánh giá tình hình vi phạm trên địa bàn các huyện, thành phố và các chủ rừng

- Đối với các huyện, thành phố

Một số huyện còn để xảy ra nhiều vụ vi phạm (Sa Thầy: 411 vụ, Kon Plông: 327 vụ, Đăk Hà: 281 vụ, Ngọc Hồi: 199 vụ); địa bàn xảy ra số vụ vi phạm ít nhất là huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông và thành phố Kon Tum: 91 vụ. Ngoài ra trên địa bàn huyện la H’Drai tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng xảy ra tương đối nhiều cả về số vụ và khối lượng vi phạm, trong 6 tháng cuối năm 2015 đã phát hiện 20 vụ, khối lượng 261,0 m3 gỗ tròn và quy tròn các loại và có nhiều diễn biến phức tạp.

- Đối với các đơn vị chủ rừng

+ Chủ rừng là các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp xảy ra: 269 vụ (chiếm 14,2% tổng svụ vi phạm); khối lượng gỗ vi phạm 2.212,9 m3 gtròn và quy tròn các loại (chiếm 34,7% tổng khối lượng vi phạm); diện tích rừng bị thiệt hại 14,0 ha (chiếm 7,5% tổng diện tích bị thiệt hại).

+ Chủ rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng xảy ra 375 vụ (chiếm 19,8% tổng svụ vi phạm); khối lượng gỗ vi phạm 647,3 m3 gỗ tròn và quy tròn các loại (chiếm 10% tng khối lượng vi phạm); diện tích rừng bị thiệt hại 3,5 ha (chiếm 1,9% tổng diện tích bị thiệt hại).

+ Chủ rừng là UBND các xã, thị trấn xảy ra 1.086 vụ (chiếm 57,4% tổng số vụ vi phạm); khối lượng gỗ vi phạm 3.070,5 m3 gỗ tròn và quy tròn các loại (chiếm 48,1% tng khi lượng vi phạm); diện tích rừng bị thiệt hại 133,6 ha (chiếm 72% tổng diện tích bị thiệt hại).

+ Chủ rừng khác 163 vụ (chiếm 8,6% tổng số vụ vi phạm); khối lượng gỗ vi phạm 452,2 m3 gỗ tròn và quy tròn các loại (chiếm 7,1% tổng khối lượng vi phạm); diện tích rừng bị thiệt hại 34,5 ha (chiếm 18,6% tổng diện tích bị thiệt hại).

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả đạt được

- Công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QLBVR trên địa bàn từng huyện, thành phố và cả tỉnh đã được thống nhất trong toàn bộ từ cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; có sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đoàn thể từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp về lực lượng, phương tiện và vị thế pháp lý trong quá trình kiểm tra, truy quét, trn áp các đối tượng vi phạm, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Nhận về thức trách nhiệm và khả năng điều hành công tác QLBVR của cấp ủy và chính quyền địa phương đã có sự chuyển biến, tổ chức thực hiện có hiệu quả rõ rệt. Các cấp ủy Đảng ở địa phương đã vào cuộc và trực tiếp chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp, qua đó đã ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm QLBVR trên địa bàn.

- Kết quả qua 03 năm triển khai thực hiện Phương án, bước đầu đã mang lại hiệu quả cao; tình hình vi phạm về QLBVR trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, đã được giảm thiểu cả về số vụ và mức độ thiệt hại qua các năm. So với giai đoạn 2010-2012 trước khi triển khai thực hiện Phương án, số vụ vi phạm giảm 1.175 vụ (giảm 38% số vụ vi phạm), diện tích thiệt hại giảm 630,8 ha (giảm 77% diện tích rừng bị thiệt hại). Nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng đã thực hiện tốt việc giảm thiu tình hình vi phạm như: Các huyện Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Đăk Tô, thành phố Kon Tum; các đơn vị chủ rừng như: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô, Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam; các Ban quản lý rừng phòng hộ: Thạch Nham, Đăk Long.

2. Tồn tại

- Sau 03 năm triển khai thực hiện Phương án, tình hình vi phạm về QLBVR tuy có giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại nhưng vẫn còn ở mức cao; một số vụ vi phạm về khai thác rừng trái phép, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái pháp luật với khối lượng lớn chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Các vụ vi phạm không xác định được đối tượng vi phạm còn nhiều (948 vụ, chiếm 50% tổng svụ vi phạm); Tổng svụ đã có quyết định khởi thình sự là 100 vụ, trong đó có 04 vụ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm chuyn xử lý hành chính, đưa ra xét xử được 11 vụ, chiếm tỷ lệ rất thấp (đạt 11,4% tổng số vụ vi phạm); việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi phá rừng trái pháp luật còn thấp (đạt tỷ lệ 2,5% svụ vi phạm về hành vi phá rừng trái pháp luật) do đó tính răn đe, giáo dục không cao .

- Một số địa bàn xã, chủ rừng triển khai Phương án chưa được đồng bộ theo đúng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, chưa có các biện pháp chỉ đạo quyết liệt đgiảm thiểu vi phạm, cụ thể: Địa bàn các xã Ya Tăng - huyện Sa Thy; la Tơi, la Dal, la Dom (trước đây thuộc địa bàn huyện Sa Thầy nay thuộc la H'Drai); các đơn vị chủ rừng như: các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sa Thầy, Ngọc Hồi và Đăk Glei, Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy, Ban quản lý Vườn Quc Gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Công ty InnovGreen.

- Ban Chỉ đạo và Tcông tác đặc biệt một số xã chưa thực sự chủ động trong việc chỉ đạo, điều hành việc triển khai Phương án, chủ yếu vẫn còn giao cho lực lượng Kiểm lâm thực hiện, chưa huy động được toàn bộ lực lượng của xã vào cuộc đthực hiện QLBVR theo yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Hu hết các địa phương chưa thực hiện được công tác quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy để nhân dân sản xuất ổn định, lâu dài; vì thế, tình trạng lấn chiếm, phá rừng đlấy đất sản xuất vẫn còn xảy ra. Một số địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn và xử lý dt điểm các đối tượng vi phạm phá rừng làm rẫy, đặc biệt là ở các khu vực giáp ranh với tỉnh Gia Lai, dọc tuyến Quốc lộ 24.

- Phần lớn các chủ rừng chưa thành lập lực lượng bảo vệ rừng đủ mạnh đtổ chức thực hiện Phương án; vì vậy, công tác QLBVR tại các đơn vị này còn hết sức hạn chế, tình trạng vi phạm còn xảy ra nhiều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ vi phạm trên địa bàn tỉnh nhung chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

- Quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum(12) đến nay đã không còn phù hợp với thực tế, hàng năm chưa có sự giám sát đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch để có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời.

- Các khu quy hoạch cơ sở chế biến lâm sản chưa được đầu tư đúng mức, đồng bộ nên không thu hút được các doanh nghiệp vào khu quy hoạch, gây khó khăn cho công tác quản lý; việc cấp phép các cơ sở chế biến lâm sản chưa thống nhất và thiếu phối hợp giữa các cơ quan liên quan, chưa có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành lâm nghiệp.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Các thành viên trong Ban Chỉ đạo, Tcông tác đặc biệt hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm nên chưa tập trung thi gian cho công tác chỉ đạo triển khai thực hiện phương án, kế hoạch QLBVR cấp huyện, xã. Nguồn kinh phí triển khai hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ công tác đặc biệt cấp huyện, xã chưa được cấp hàng năm.

- Tình hình giá cả một số nông sản đặc biệt là cao su sụt giảm mạnh, ảnh hưng đến đời sống một bộ phận nhân dân ở gần rừng như thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, phải dựa vào sản xuất nương rẫy và khai thác lâm sản từ rừng để sinh sống. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR của một số người dân vẫn còn hạn chế, thậm chí còn bị các đối tượng xấu lợi dụng để trực tiếp khai thác gỗ trái phép bán lại cho chúng.

- Nhu cu sử dụng lâm sản của xã hội ngày càng tăng, giá trị các sản phẩm gỗ tăng cao, nhất là gỗ rừng tự nhiên, gỗ quý, trong khi gỗ rừng trồng và các vật liệu thay thế khác chưa đáp ứng được. Đây là cơ hội cho các đối tượng xấu lợi dụng đkhai thác, tiêu thụ lâm sản trái phép.

- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao nên một số diện tích rừng tự nhiên phải chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác để làm các công trình thủy điện, khu tái định cư, đường giao thông... do đó, diện tích rừng có sự suy giảm.

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa có chủ thực sự (thuộc UBND xã quản lý) còn chiếm tỷ lệ lớn (22,54% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh); việc huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn còn nhiều hạn chế.

- Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tng yếu kém, trình độ dân trí thấp,... địa bàn QLBVR rộng, chia cắt, phức tạp, lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Kiểm lâm và các chủ rừng mỏng, còn thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp trong điều tra, truy bt đối tượng vi phạm; vị thế pháp lý của lực lượng Kiểm lâm chưa thực sự đủ mạnh để thừa hành pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ QLBVR nên còn khó khăn trong việc phát hiện và ngăn chặn vi phạm.

- Tình hình vi phạm trong lĩnh vực QLBVR diễn biến ngày càng phức tạp. Các đối tượng vi phạm hoạt động khá tinh vi, có tổ chức, liều lĩnh và manh động; một số điểm nóng xảy ra trên tuyến đường sông hoặc tại các vùng giáp ranh giữa các địa bàn nên việc tuần tra kiểm soát rất khó khăn.

- Đối tượng vi phạm phá rừng trái pháp luật chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn khó khăn không có khả năng để chấp hành quyết định xử phạt, tài sản và thu nhập gia đình không đảm bảo các điều kiện để tổ chức cưng chế theo quy định của pháp luật, dẫn đến tính giáo dục, răn đe còn hạn chế.

- Đời sống một bộ phận nhân dân ở gần rừng còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy và lâm sản từ rừng. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR của người dân vẫn còn hạn chế, thậm chí còn bị các đối tượng xấu lợi dụng để khai thác gỗ trái phép bán lại cho chúng; ý thức trách nhiệm cộng đồng có nơi chưa cao, khi có sự việc cần huy động còn khó khăn.

- Nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp thuần túy được người dân chuyn sang trồng cây công nghiệp dẫn đến thiếu đất sản xuất nông nghiệp gây nên tình trạng ln chiếm rừng và đất lâm nghiệp để lấy đất sản xuất.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Trách nhiệm của chủ rừng, cấp ủy chính quyền cơ scấp xã ở một số nơi chưa cao; việc đấu tranh ngăn chặn, tố giác tội phạm trong lĩnh vực QLBVR chưa thực sự được phát huy tích cực.

- Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, các cơ quan chuyên môn đôi khi còn chưa thường xuyên, thiếu kế hoạch cụ thể và chưa quyết liệt, nhất là việc kiểm tra vận chuyển, chế biến lâm sản, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của cấp dưới. Công tác nm bắt thông tin, tổ chức dự báo tình hình và báo cáo chưa đảm bảo nên một số vấn đề chưa có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

- Trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chủ rừng đã được pháp luật quy định nhưng công tác phân cấp, phân công chưa rõ ràng, đầy đủ và chưa có chế tài, hình thức kỷ luật cũng như động viên khen thưởng kịp thời; tổ chức bộ máy nói chung và quản lý ngành lâm nghiệp nói riêng còn nhiều bất cập, nhiều lĩnh vực còn chng chéo không được phân định rõ dẫn đến trách nhiệm quản lý còn chung chung.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng (giữa Kim lâm với Công an, Quân đội, đặc biệt là lực lượng Bộ đội Biên phòng) trong thực hiện công tác QLBVR đôi khi chưa thường xuyên, tính chủ động của các ngành còn hạn chế, có lúc, có nơi còn thiếu gắn bó, thiếu tinh thần trách nhiệm, hiệu quả phối hợp chưa cao.

- Việc quản lý dân di cư tự do, dân cư trú bất hợp pháp tại những khu vực biên giới, gần rừng chưa chặt chẽ; chưa có biện pháp xử lý triệt để các phương tiện xe độ chế, nhất là xe máy, máy cày độ chế dùng để vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

4. Bài hc kinh nghim

- Một là: Công tác QLBVR phải được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, sự điều hành quyết liệt và thông suốt của chính quyền địa phương, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nhiệm vụ được giao của người đứng đầu, sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các ngành liên quan thì mới huy động được toàn bộ hệ thống chính trị và người dân tích cực tham gia công tác QLBVR nhằm đạt hiệu quả cao.

- Hai là: Công tác QLBVR phải được tổ chức chặt chẽ, có sự phân công, phân cấp và phối hợp cụ thể. Địa phương nào mà cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ QLBVR sát thực tế, có chương trình hoạt động cụ thể, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt thì ở đó mới rừng được quản lý bảo vệ và phát triển đạt hiệu quả cao và lâu dài.

- Ba là: Việc thực hiện tốt các chính sách công tác giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng đảm bảo được nghĩa vụ và quyền lợi của các hộ được giao đất giao rừng và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong công tác QLBVR, người dân tham gia bảo vệ rừng tốt hơn .

- Bốn là: Công tác phát hiện và xử lý vi phạm về QLBVR được thực hiện nghiêm minh, kịp thời, dứt điểm sẽ nâng cao tính răn đe giáo dục trong cộng đồng và giảm thiểu được tình hình vi phạm pháp luật về QLBVR.

Phần III

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu rừng đặc dụng, các khu vực giáp ranh; tiếp tục thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng gn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp để toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp có chủ quản lý thực sự; đy mạnh xã hội hóa nghề rừng, vận động các tổ chức và người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh; giảm số vụ và diện tích thiệt hại do cháy rừng và phá rừng trái phép gây ra; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm thiểu tối đa các hành vi tác động xâm hại đến tài nguyên rừng.

2. Yêu cầu

- Huy động toàn bộ sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương, các ngành, các đoàn thể và toàn dân tham gia tích cực trong công tác QLBVR; thu hút các nguồn lực cần thiết và triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung Phương án đề ra, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ QLBVR và QLLS; phân công, phân định rõ nhiệm vụ QLBVR và QLLS, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán lâm sản trái pháp luật đến từng cấp, ngành và từng địa phương cụ thể; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rệt trong công tác QLBVR và QLLS, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là khu vực biên giới và các vùng giáp ranh trong thời gian tới.

- Tăng cường thanh tra, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm; cấp ủy, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền cấp trên trực tiếp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn quản lý; hàng năm, đưa nội dung chỉ tiêu quản lý, bảo vệ rừng là một tiêu chí chính để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ và thi đua đối với tổ chức, cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở có liên quan. Địa phương, đơn vị nào để tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng xảy ra phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về rừng thì người đứng đầu ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức nơi đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

- Xuất phát từ điều kiện đặc thù của tỉnh Kon Tum, diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố rộng trên nhiều dạng địa hình phức tạp, rừng tự nhiên chiếm diện tích lớn, có đường biên giới hành chính tiếp giáp với biên giới các nước Lào, Cam Pu Chia trải dài; hầu hết diện tích nương rẫy của người dân tiếp giáp hoặc đan xen với diện tích rừng; đời sống nhân dân vùng nông thôn và miền núi còn nhiều khó khăn. Vì vậy, nhận định trong giai đoạn 2016-2020 sắp tới, công tác QLBVR và QLLS trên địa bàn tỉnh Kon Tum sẽ gặp nhiều khó khăn, tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sẽ còn diễn biến phức tạp; một số địa bàn có khả năng phát sinh điểm nóng mới về phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; ảnh hưởng của tình trạng biến đi khí hậu, nắng nóng khô hạn kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng với tần sut và mức độ ngày càng nguy hiểm.

- Đđạt được những kết quả tốt trong QLBVR và QLLS trên địa bàn toàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020, cần phải tăng cưng các nhiệm vụ và giải pháp trong thực hiện QLBVR và QLLS. Cụ thể:

1. Công tác quản lý bảo vệ rừng

1.1. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của các ngành và các tầng lớp nhân dân

Trong giai đoạn 2016-2020, việc đi mới nhận thức về công tác QLBVR tại cơ sở, tăng cường vai trò và trách nhiệm trong việc tổ chức QLBVR của chính quyền cấp xã và các chủ rừng là giải pháp cơ bản, lâu dài; tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, ph biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân. Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo có nội dung cụ thể, phù hợp tình hình thực tế và tổ chức thực hiện sâu rộng và có hiệu quả. Người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, quan có liên quan cần nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình được pháp luật quy định và phải nắm chắc các chủ trương, chính sách, pháp luật về lâm nghiệp để vận dụng vào điều kiện cụ thể tại địa phương. Các hộ dân sống gần rừng phải được tuyên truyền, tiếp cận, hiu biết và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

1.2. Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng

- Trong giai đoạn 2016-2020, chính quyền địa phương các cấp, các chủ rừng, các đơn vị trồng cao su trên đất lâm nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ để tăng cường thực hiện các biện pháp PCCCR, đặc biệt là tại các khu vực trọng điểm cháy, các khu vực tiếp giáp giữa rừng trồng, rừng tự nhiên, vườn cây cao su và diện tích sản xuất nương rẫy, có quy chế huy động các lực lượng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra, xử lý kỷ luật nghiêm minh các trường hợp không chấp hành theo quy định.

- Lực lượng Kiểm lâm chủ động tham mưu các cấp chính quyền xây dựng và triển khai thực hiện phương án PCCCR giai đoạn 2016-2020 và phương án hàng năm, phương án chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn, dự án nâng cao năng lực PCCCR giai đoạn 2016-2020; tăng cường giám sát và kiểm tra việc trách nhiệm thực hiện PCCCR của các địa phương và chủ rừng; làm tốt công tác dự báo cháy rừng trên địa bàn.

1.3. Rà soát điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh; tăng cường quản lý quy hoạch

- Tổ chức rà soát điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế; phân định cụ thể địa danh và diện tích quỹ đất quy hoạch cho phát triển rừng, trong đó chú trọng quy hoạch phát triển rừng sản xuất, theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung gn với chế biến, như vùng trng rừng nguyên liệu, sản xuất kinh doanh gỗ lớn, dược liệu, lâm sản ngoài gỗ.

- Tăng cường kiểm soát, quản lý quy hoạch thống nhất theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và cắm mốc ngoài thực địa; đảm bảo việc quyết định các vấn đề như chuyn đi mục đích sử dụng rừng, cho thuê rừng, thực hiện các chương trình, dự án trên cơ sở quy hoạch được duyệt. Các cơ quan chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng đã được phê duyệt. Hàng năm, UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng cho cấp huyện để chủ động tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; nghiêm túc chỉ đạo thực hiện quy hoạch đi đối với kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện, đánh giá kịp thời để đạt được mục tiêu quy hoạch đề ra.

1.4. Đẩy mạnh giao rừng cho thuê rừng gắn với việc giao đất cho thuê đất lâm nghiệp

- Tiếp tục giao, cho thuê diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND các xã quản lý (175.998,8 ha) và diện tích đất chồng lấn đã thu hồi từ các chủ rừng về cho địa phương quản lý (42.431,84 ha), bố trí sử dụng có hiệu quả theo quy hoạch. Đối tượng được giao đất giao rừng cần ưu tiên cho các hộ gia đình, cộng đng dân cư tại chỗ sống chủ yếu bằng nghề rừng; đề xuất các Bộ, Ngành Trung ương về cơ chế hưởng lợi từ rừng phù hợp với tình hình thực tế địa phương đảm bảo người dân sống được bng nghề rừng.

- Rà soát, điều chỉnh quy mô diện tích quản lý của các chủ rừng đảm bảo sử dụng ổn định, có hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực quản lý của từng chủ rừng và góp phần thực hiện chiến lược xã hội hóa nghề rừng trên địa bàn tỉnh.

- Thu hồi các diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao trước đây nhưng các chủ rừng quản lý sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích để giao lại cho các tổ chức, cá nhân khác có năng lực quản lý bảo vệ, sử dụng có hiệu quả hơn.

1.5. Qun lý theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

Trên cơ sở kết quả kiểm kê rừng năm 2014, thiết lập hệ thống dữ liệu quản lý rừng và đất rừng thng nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ giải đoán ảnh viễn thám độ phân giải cao, các phần mềm thống kê đảm bảo độ tin cậy cao trong quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Theo dõi, cập nhật kịp thời những biến động về trạng thái rừng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh để làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc hoạch định các chương trình mục tiêu, kế hoạch về quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương.

1.6. Công tác bảo tồn thiên nhiên

- Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ động, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm; quản lý chặt chẽ các hoạt động gây nuôi, trồng cây nhân tạo các loài động thực vật hoang dã; tăng cường quản lý, kiểm tra xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, tận thu dược liệu, lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ rừng trái quy định.

- Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đặc thù; xây dựng các dự án đầu tư cho các khu bảo tn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan và hành lang đa dạng sinh học; xây dựng các vườn thực vật, vườn thú, trại cứu hộ, thuần dưỡng, cơ sở dliệu về các loài vật nuôi, cây trồng bản địa và quý hiếm; đánh giá sự hiện diện và tác động của các nhóm sinh vật ngoại lai và sự xâm lấn của chúng đối với các nhóm sinh vật bản địa.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu bảo tn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; chú trọng đánh giá tác động môi trường của các chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. Xây dựng, kêu gọi đầu tư triển khai dự án bảo tồn quần thVoọc Chà vá chân xám mới được phát hiện tại huyện Kon Plông.

- Tăng cường công tác tuyên truyn dưới nhiều hình thức gắn với đy mạnh việc tuần tra, kiểm tra, xử lý các cơ sgây nuôi, tụ điểm mua bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã và sản phẩm của chúng.

1.7. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành

- Chính quyền các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện trách nhiệm của mình về QLBVR theo quy định của pháp luật hiện hành; chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về việc để xảy ra tình trạng mất rừng tại địa phương. Tăng cường trách nhiệm tham mưu của các cơ quan chức năng cho chính quyền các cấp để thực hiện tốt công tác QLBVR, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm ngay từ đầu.

- Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Phương án bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường giám sát, kiểm tra trách nhiệm bảo vệ rừng của các chủ rừng và thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao.

- Sắp xếp, kiện toàn lại hệ thống tổ chức của các đơn vị chủ rừng, thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; htrợ đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng trên lâm phần quản lý theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

1.8. Rà soát về cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực thực hiện công tác qun lý bảo vệ và phát triển rừng

- Rà soát, kiến nghị các Bộ, Ngành sửa đi, bsung và hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư và hưởng lợi trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp, về hỗ trợ các chủ rừng và cộng đng trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh lâu dài trên rừng và đất rừng được giao, giảm thu hoặc miễn thu tiền sử dụng đất.

- Bố trí kinh phí và các nguồn lực cần thiết cho các chủ rừng, chính quyền địa phương và các ngành chức năng triển khai có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng.

- Các ngành liên quan hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật canh tác, lựa chọn cây trồng rừng, tập hun nâng cao năng lực tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các chrừng (đặc biệt là nhóm chủ rừng hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn) để sử dụng có hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao.

1.9. Hỗ trợ người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy; công tác khuyến nông, khuyến lâm

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên diện tích đất nương rẫy, từng bước thay đi tập quán canh tác du canh, qung canh bằng thâm canh tăng năng suất trên đất nương rẫy và phát triển nghề rừng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần ổn định cuộc sống, tạo việc làm và có thu nhập từ nông - lâm nghiệp cho người dân sống gần rừng, ven rừng. Kêu gọi các tổ chức liên quan hỗ trợ tài chính và các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực cải thiện sinh kế và khuyến lâm cho người dân trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và thôn bản, cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa, ưu tiên đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số, đào tạo liên thông cán bộ lâm nghiệp để đáp ứng yêu cầu về đôi mới ngành và hội nhập.

1.10. Tăng cường các hoạt động phối hợp các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng

- Xác định công tác phối hợp là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sức mạnh tổng hợp của các cấp các ngành, tăng cường chỉ đạo và triển khai phối hợp trong công tác QLBVR, trong đó chú trọng phối hợp giữa các lực lượng chức năng ch yếu (Công an, Kiểm lâm, Quân sự, Bộ đội Biên phòng) trong từng địa bàn và các vùng giáp ranh.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế phối hợp của lực lượng Dân quân tự vệ với các lực lượng khác trong hoạt động bảo vệ biên giới, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng chống cháy rừng theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ở các cấp, đặc biệt là cấp xã. Việc phối hợp phải đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, thực chất và có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của các bên tham gia nhằm ngăn chặn và đy lùi tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, kinh doanh, mua bán lâm sản trái pháp luật.

1.11. Ngăn chn có hiệu quả tình trạng phá rừng trái pháp luật

- Xác định, khoanh vùng những khu vực trọng điểm và tăng cường tổ chức các lực lượng đủ mạnh đtruy quét, triệt phá các điểm nóng mới phát sinh về phá rừng trái pháp luật. Cụ thể: xã Hiếu, Pờ Ê, Măng Cành huyện Kon Plông; xã Ya Tăng, Mô Rai huyện Sa Thầy; xã la Tơi, la Dom, la Dal huyện la H’Drai; xã Đăk Choong, Đăk Nhoong huyện Đăk Glei; xã Đăk Dục, Đăk Xú huyện Ngọc Hồi; xã Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Đăk Hà, lâm phần Công ty TNHH MTV Đăk Tô huyện Tu Mơ Rông; Lâm phần BQL rừng phòng hộ Kon Ry (khu vực đèo Măng Đen) huyện Kon Ry.

- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân ln chiếm đất trái phép theo quy định của Luật Đất đai; trin khai rà soát, thng kê diện tích đất nương rẫy trên địa bàn, xác định nhu cầu đất còn thiếu để làm cơ sở quy hoạch đng thời với việc triển khai quy vùng sản xuất nương rẫy ổn định đất sản xuất cho người dân; bố trí sử dụng có hiệu quả diện tích 42.431,84 ha thu hồi từ 17 đơn vị chủ rừng giao về cho các địa phương quản lý sử dụng;

- Các chủ rừng phải thực hiện đúng trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ diện tích rừng và đất rừng được giao; triển khai thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; trường hợp để mất rừng phải bị kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định.

- Lực lượng Kiểm lâm tăng cường tham mưu chính quyền địa phương các cấp chủ động lập kế hoạch và xác định rõ thi điểm, địa điểm thường xảy ra vi phạm về phá rừng để triển khai tuần tra, truy quét ngăn chặn vi phạm; kiên quyết không cho canh tác trên diện tích vi phạm và buộc trồng lại rừng. Đối với những vụ phá rừng có đông người tham gia phải tổ chức điều tra, xác minh làm rõ đối tượng cm đu để xử lý nghiêm minh, kịp thời nhằm nâng cao tính răn đe, giáo dục của pháp luật.

1.12. Ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác rừng trái phép

- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo khoanh vùng những khu vực trọng điểm và tăng cường tổ chức các lực lượng đủ mạnh để truy quét, triệt phá các đim nóng về khai thác rừng trái phép. Cụ thể: xã Hiếu, Pờ Ê, Măng Cành, Đăk Long, lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông huyện Kon Plông; xã Ya Tăng, Mô Rai, lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sa Thầy, Vườn Quc gia Chư Mom Ray huyện Sa Thầy; xã la Tơi, la Dom, la Dal, lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Hà huyện la HDrai; xã Ngọc Réo, Đăk Pxi. lâm phần BQL rừng đặc dụng Đăk Uy huyện Đăk Hà; lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Glei, Khu bo tồn thiên nhiên Ngọc Linh huyện Đăk Glei; xã Đăk Xú, Bờ Y, lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngọc Hi huyện Ngọc Hi; xã Đăk Tơ Lùng, Đăk Rung, Đăk Kôi, lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Ry huyện Kon Ry; xã Đăk Sao, Đăk Na, lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô huyện Tu Mơ Rông; xã Ngọc Tụ, Đăk Rơ Nga huyện Đăk Tô. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý triệt để việc lưu hành xe độ chế trên địa bàn, đặc biệt là khu vực các xã Đăk Cấm, Đăk Rơ Wa thành phố Kon Tum, xã Ngọc Réo huyện Đăk Hà.

- UBND các xã, các đơn vị chủ rừng, các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không tham gia khai thác rừng trái phép; tăng cường công tác kiểm tra, tun tra trên lâm phn quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm minh nhng trường hợp vi phạm khai thác rừng trái phép; quản lý chặt chẽ tình hình dân cư trên địa bàn, phối hợp với cơ quan Công an kiểm tra và xử lý những trường hợp cư trú bất hợp pháp.

- Khi có các công trình, dự án mới triển khai như làm đường giao thông, đặc biệt là các tuyến đường đi qua các khu rừng tự nhiên cần phải có đánh giá tác động môi trường được cấp thẩm quyền phê duyệt. Lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các đơn vị chủ rừng và chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác tận dụng trên các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng, tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng khai thác gỗ trái phép.

- Các chủ rừng tăng cường công tác quản lý rừng tại gốc, thường xuyên trao đổi thông tin, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật xảy ra trên địa bàn và giữa các khu vực giáp ranh.

- Chi cục Kiểm lâm tăng cường kiểm tra, giám sát việc xác nhận nguồn gc lâm sản của các Hạt Kiểm lâm trước khi lưu thông, ngăn chặn tình trạng gian lận, trà trộn gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp; xử lý nghiêm minh theo pháp luật đối với người có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc lâm sản trái quy định; điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về mua bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép.

- Tiếp tục hoàn thiện và đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lưới quy hoạch chế biến lâm sản trên địa bàn huyện, thành phố đảm bảo tất cả các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh phải nằm trong quy hoạch chung của tỉnh; xem xét điều chỉnh, bsung quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản trên địa bàn huyện Sa Thầy, Kon Ry cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở chế biến lâm sản không đủ điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản và các xưởng chế biến nằm ngoài quy hoạch mạng lưới chế biến của tỉnh.

2. Công tác quản lý lâm sản

Trong thời gian tới, nguồn gỗ chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kon Tum là gỗ khai thác trong nước (bao gồm: gkhai thác chỉ tiêu bền vững, gkhai thác tận thu, tận dụng từ các dự án chuyn đi mục đích sử dụng, gxử lý tịch thu, grừng trng) và ngun gỗ nhập khu; nhưng trên thực tế, bên cạnh các loại gỗ có ngun gc hợp pháp, các tổ chức cá nhân đã lợi dụng kẽ hở của văn bản pháp luật để trà trộn gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào kinh doanh, chế biến và lưu thông. Đngăn chặn tình trạng gian lận này, trong thời gian tới cần có các biện pháp quản lý cụ thể như sau:

2.1. Quản lý gỗ trong khâu nhập xưởng chế biến

- Đối với gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước: Trước khi đưa vào xưởng chế biến phải có biên bản kiểm tra của Hạt Kiểm lâm sở tại cho từng lô lâm sản (kiểm tra nguồn gc lâm sản, tính hợp pháp của lâm sản); chủ cơ sở chế biến phải vào stheo dõi lâm sản ngay sau khi nhập lâm sản, trong đó thhiện rõ các nội dung: ngày tháng nhập; tên lâm sản, nguồn gốc lâm sản; quy cách, số lượng, khi lượng. Hạt Kiểm lâm phải báo cáo Chi cục Kiểm lâm chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi có biên bản kiểm tra để cập nhật, theo dõi.

- Đối với gỗ có nguồn gốc nhập khu: Đối với gỗ tròn có nguồn gốc nhập khu sau khi đã hoàn thành thủ tục Hải quan để đưa vào kinh doanh, chế biến trên địa bàn tỉnh phải khai báo tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh làm thủ tục kiểm tra toàn bộ lô hàng và khi chế biến tại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum phải làm thủ tục nhập xưởng tương tự như đối với gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước.

2.2. Quản lý gỗ trong khâu xuất xưởng chế biến: Tất cả lâm sản (gtròn, gỗ xẻ) khi xuất ra khỏi xưởng chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum đều phải được Hạt Kiểm lâm sở tại kiểm tra và lập biên bản cụ thể, trong đó thể hiện khối lượng từng lô lâm sản theo nguồn gốc nhập xưởng, khối lượng lâm sản đã qua chế biến quy tròn và tiêu thụ các lần trước đó (nếu có), khối lượng lâm sản xuất lần này quy tròn, khối lượng gỗ còn tồn, có bảng kê theo từng chủng loại, nhóm gỗ kèm theo.

2.3. Qun lý gỗ trong khâu lưu thông: Việc kiểm tra xác nhận nguồn gốc lâm sản cho các cá nhân, tổ chức, Hạt Kiểm lâm sở tại phải lập biên bản kiểm tra lâm sản theo mẫu thng nhất và phải ghi rõ đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT ; khối lượng lâm sản được xác nhận phải ghi rõ bng số và bằng ch, khấu trừ lâm sản còn tồn theo hồ sơ; cập nhật đầy đủ, kịp thời. Việc tiếp nhận, xác nhận nguồn gốc lâm sản phải vào stheo dõi, giải quyết công vụ lưu trữ đầy đủ tại Hạt Kiểm lâm để xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

3. Giải pháp về kinh phí và nguồn vốn thực hiện Phương án

- Tranh thủ nguồn vốn của Trung ương thông qua Kế hoạch bo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 và các nguồn vốn khác có liên quan; kêu gọi sự hỗ trợ, đầu tư từ các chương trình, dự án quốc tế để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng.

- Kinh phí theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015- 2020; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

- Kinh phí của các chủ rừng; kinh phí được duyệt trong các Dự án khác có liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

- Kinh phí từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Đảm bảo kinh phí từ ngân sách (giai đoạn 2016-2020) cho hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo và Tcông tác đặc biệt cấp huyện.

4. Thc hiện cam kết giảm thiểu tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2016-2020.

UBND các huyện, thành phố xây dựng Phương án và có kế hoạch, giải pháp cụ thđể triển khai thực hiện có hiệu quả cho từng năm, nhằm giảm thiểu thấp nhất các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; đảm bảo cam kết trong giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn các huyện, thành ph, mi năm gim ít nhất 20% svụ vi phạm so với năm trước, các vụ vi phạm phải được giảm thiu cả về số vụ và mức độ thiệt hại; hàng năm, lấy kết quả thực hiện trong công tác QLBVR và QLLS để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân. Nếu không thực hiện đúng cam kết, Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

1. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu tổ chức thực hiện, đôn đốc, theo dõi, giám sát việc triển khai Phương án tăng cường công tác QLBVR và QLLS trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 do UBND tỉnh ban hành.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ rà soát tham mưu kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tỉnh để đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ QLBVR và QLLS trong giai đoạn 2016-2020.

- Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng, triển khai thực hiện Phương án tăng cường công tác QLBVR và QLLS giai đoạn 2016-2020 cấp huyện, xã.

- Chủ trì sửa đi, bsung, xây dựng lại Quy chế phối hợp của lực lượng Dân quân tự vệ với các lực lượng khác trong hoạt động bảo vệ biên giới, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ sở; bảo vệ và phòng chống cháy rừng theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 thay thế Nghị định số 74/2010/NĐ- CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hướng dẫn các cấp cơ sở triển khai thực hiện Nghị định 133/2015/NĐ-CP .

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:

+ Tăng cường công tác tham mưu cho chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm minh việc thừa hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý bo vệ rừng; thường xuyên kiểm tra, giám sát trách nhiệm bảo vệ rừng, PCCCR của các chủ rừng, thực trạng quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao quản lý nhằm hạn chế tối đa các xâm hại đến tài nguyên rừng.

+ Xây dựng quy chế quản lý kinh doanh, chế biến và lưu thông lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum trình UBND tỉnh ký ban hành, triển khai thực hiện.

2. STài nguyên và Môi trường

- Chtrì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh được Nhà nước thu hồi giao các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố rà soát hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất, tham mưu chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất chồng lấn nằm trong lâm phần các đơn vị chủ rừng UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi giao về cho địa phương quản lý, bố trí sử dụng theo quy định, đồng thời chỉnh lý hồ sơ đất đai của các đơn vị chủ rừng.

3. SKế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan đề xuất, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách của Trung ương, ngân sách địa phương, vn lng ghép từ các chương trình, dự án có liên quan và các nguồn vn khác cho các địa phương, đơn vị để thực hiện có hiệu quả Phương án này.

- Tham mưu UBND tỉnh giao kế hoạch vốn hàng năm cho các chủ rừng theo Dự án bảo vệ phát triển rừng đã được phê duyệt; tham mưu bố trí nguồn kinh phí theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn liền với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vng và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

4. S Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh nguồn kinh phí hỗ trợ cho huyện, xã để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; ban hành mức hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ cho ngân sách xã theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đảm bảo kinh phí từ ngân sách trong giai đoạn 2016-2020 cho hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Phương án QLBVR và QLLS cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo và Tổ công tác đặc biệt thực hiện Phương án QLBVR và QLLS cấp huyện.

5. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các đề án về kiện toàn, sắp xếp lại hệ thống tổ chức, đơn vị liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum.

6. Công an tnh: Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc thường xuyên phối hợp và htrợ lực lượng Kiểm lâm tổ chức điều tra, nm chắc, triệt phá các đối tượng “đu nậu”, chủ đường dây buôn bán lâm sản trái phép; kiên quyết xử lý triệt để tình trạng chng người thi hành công vụ; rà soát ngăn chặn và có hình thức xử lý dứt điểm phương tiện xe độ chế đang hoạt động lưu thông trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời, dứt điểm các vụ án vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã khi tố hình sự, triệt phá những tụ điểm kinh doanh lâm sản trái phép.

7. Bộ Chỉ huy Quân sự tnh

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện các nội dung phối hợp theo quy định tại Nghị định 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định về việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biên, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, cấp xã phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương và các lực lượng liên quan trên địa bàn tham gia phối hợp công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn các đối tượng khai thác vận chuyển lâm sản trái pháp luật, săn bắt, nuôi nht động vật hoang dã trái phép; xây dựng kế hoạch sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện chủ động chữa cháy rừng khi phát hiện cháy hoặc tham gia chữa cháy rừng theo lệnh huy động của UBND cùng cấp đúng theo quy định.

8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo các Đồn Biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát và quản lý chặt chẽ người, phương tiện ra vào khu vực biên giới, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong khu vực các đồn biên phòng quản lý. Đồn trưởng và Chính trị viên Đồn Biên phòng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên nếu không quản lý chặt chẽ người, phương tiện ra vào khu vực biên giới để xảy ra khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái phép, gây thiệt hại tài nguyên rừng trên địa bàn quản lý.

9. UBND các huyện, thành phố

- Tiếp tục tham mưu cho Huyện ủy, Thành ủy kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng huyện, thành phố do đồng chí Bí thư Huyện ủy, Thành ủy làm Trưởng ban; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố làm Phó Trưởng ban trực; UBND huyện, thành phố là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo huyện, thành phố. Thành lập Tổ công tác đặc biệt (giúp việc cho Ban Chỉ đạo) do Phó chủ tịch UBND huyện, thành phố làm Tổ trưởng; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố làm Tphó; Hạt Kiểm lâm là cơ quan thường trực của Tổ công tác đặc biệt. Các Ban Chỉ đạo, Tổ công tác đặc biệt có Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ công tác đặc biệt cấp xã, thị trấn.

- Xây dựng Phương án tăng cường công tác QLBVR và QLLS giai đoạn 2016-2020 cấp huyện và triển khai thực hiện. Trong đó chú trọng thực hiện nội dung xác định các điểm nóng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn và cam kết giảm thiu thấp nhất các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng với UBND tỉnh (giảm thiểu cả về svụ vi phạm và mức độ thiệt hại). Nếu không giảm thiểu được các vụ vi phạm theo cam kết thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

- Chỉ đạo UBND các xã thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý; xây dựng và triển khai có hiệu quả Phương án tăng cường công tác QLBVR và QLLS giai đoạn 2016-2020 cấp xã.

- Chỉ đạo đy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật, kiến thức về công tác QLBVR và QLLS cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; đi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân tình nguyện tham gia công tác QLBVR nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật đối với công tác QLBVR. Chú trọng vào việc tuyên truyền trực tiếp đến người dân những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng người dân tộc thiểu số gần rừng.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã có kế hoạch bố trí sử dụng hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp mà UBND tỉnh đã thu hồi giao về cho địa phương quản lý; rà soát, nắm chắc số hộ thiếu đất sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy và giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho nhân dân trên địa bàn nhằm hạn chế tình trạng người dân lấn chiếm rừng và đất rừng, phá rừng trái pháp luật làm nương rẫy; xây dựng và triển khai có hiệu quả Kế hoạch bảo vệ rừng cấp huyện, xã theo giai đoạn và hàng năm theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân đội, chủ rừng đóng chân trên địa bàn phối hợp với chính quyền cấp xã huy động lực lượng đủ mạnh tăng cường tun tra, truy quét đột xuất và thường xuyên tại các xã trọng điểm về phá rừng trái pháp luật làm nương rẫy trên địa bàn, đặc biệt là trong thời điểm bắt đầu mùa phát nương làm rẫy; tăng cường công tác PCCCR tại các khu vực trọng điểm, đặc biệt là các khu vực tiếp giáp giữa rừng trồng, rừng tự nhiên, vườn cây cao su và diện tích sản xuất nương rẫy; có quy chế huy động cho các lực lượng trên địa bàn huyện trong việc tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra, nếu không chấp hành phải kỷ luật nghiêm minh theo quy định.

- Chỉ đạo UBND các xã, Kiểm lâm, Công an tiến hành rà soát, nắm bắt được các đối tượng tổ chức phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép để có biện pháp quản lý, theo dõi; kiên quyết đưa ra truy tố những đối tượng cầm đu, chng người thi hành công vụ; kim điểm và xử lý trách nhiệm chính quyền xã, các ngành chức năng và các đơn vị chủ rừng thiếu trách nhiệm để rừng bị phá, không phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời; tăng cường kiểm tra việc mua bán, vận chuyển, quảng cáo, kinh doanh động vật hoang dã; tổ chức ký cam kết với các nhà hàng, quán ăn; quản lý chặt chẽ các trại nuôi động vật hoang dã theo quy định; tăng cường quản lý, kiểm tra xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, tận thu dược liệu, lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc từ rừng trái quy định.

- Xử lý triệt để việc lưu hành xe độ chế nhất là các xe độ chế có tời, cần cu, xe máy độ chế và các đối tượng mang cưa xăng vào rừng trái phép.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn, cương quyết đình chỉ những cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ không đúng quy hoạch, không có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép kinh doanh nhưng không có nguồn gốc nguyên liệu đầu vào hợp pháp. Thực hiện nghiêm túc việc di dời các cơ sở chế biến gỗ nằm ngoài quy hoạch vào vùng quy hoạch theo Quyết định số 639/QĐ- UBND ngày 14/7/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt phương án Quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2025.

10. Các chủ rừng

- Căn cứ Phương án tăng cường công tác QLBVR và QLLS giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện nhằm giảm thiểu thấp nhất các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên lâm phần được giao quản lý.

- Tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, khai thác sử dụng rừng bền vững theo đúng quy định; triển khai xây dựng và thực hiện có hiệu quả Phương án bảo vệ phát triển rừng; đối với những đơn vị đã xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững, triển khai thực hiện phương án có hiệu quả theo đúng quy định.

- Đơn vị chủ rừng nào để xảy ra vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên lâm phần được giao quản lý gây thiệt hại về rừng mà không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, thì thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm theo quy định trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh.

11. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tnh: Tiếp tục triển khai Đán thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, đúng quy định; tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các bên liên quan; phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ phát triển rừng gắn với việc phbiến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng được giao rừng, khoán bảo vệ rừng.

12. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum: Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, phát hiện, biểu dương những gương điển hình làm tốt, nhng nhân tố mới, đồng thời phản ánh kịp thời những nơi làm chưa tốt để định hướng dư luận và quản lý chỉ đạo của các cấp, các ngành.

II. CÔNG TÁC KIỂM TRA GIÁM SÁT THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

- Theo định kỳ hàng quý, năm hoặc đột xuất, Ban Chỉ đạo và UBND các cấp phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Phương án tăng cường công tác QLBVR và QLLS trên địa bàn; tổng hợp kết quả báo cáo cho cấp trên quản lý trực tiếp. Việc kiểm tra phải có đánh giá về những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

- Đảm bảo việc thực hiện Phương án phải có sự chấp hành nghiêm túc quá trình chỉ đạo từ trên xuống và báo cáo tình hình triển khai thực hiện từ dưới lên. Cương quyết xử lý các trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm, đồng thời có hình thức khen thưởng thỏa đáng, kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và đạt thành tích trong thực hiện Phương án.

III. CHẾ ĐỘ SƠ KẾT, TỔNG KẾT, BÁO CÁO

- Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện báo cáo, sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, một năm về tình hình thực hiện Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản giai đoạn 2016-2020 đã xây dựng (Báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp và PTNT).

- UBND các huyện, thành phố, các chủ rừng thực hiện báo cáo về tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn theo định kỳ ngày 15 hàng tháng (sliệu tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 15 của tháng báo o; Báo cáo UBND tỉnh qua Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo trước ngày 20 hàng tháng); trường hợp xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng, các vụ phá rừng với diện tích lớn phải báo cáo ngay về UBND tỉnh (qua Chi cục Kiểm lâm). Địa bàn nào không thực hiện chế độ báo cáo, báo cáo không đúng, cố tình che giấu các vụ vi phạm phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, tổng hợp việc triển khai thực hiện Phương án tăng cường công tác QLBVR và QLLS giai đoạn 2016-2020 do UBND tỉnh ban hành, báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, một năm và báo đột xuất khi có yêu cầu.

Phần V

KẾT LUẬN

Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 được xây dựng xuất phát từ thực tế công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, đồng thời giảm thiểu các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong những năm tới.

Phương án đã đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có; toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, cho thuê có chủ thực sự; đy mạnh xã hội hóa nghề rừng, vận động các tổ chức và người dân tham gia bảo vệ phát triển rừng; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, hạn chế tối đa các tác động xâm hại đến tài nguyên rừng.

Thực hiện theo Phương án, đạt được các mục tiêu, nội dung đề ra sgiữ được diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ rừng, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học, chống xói mòn rửa trôi, bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, cho các công trình thủy điện, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các đơn vị chủ rừng, các đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án này./.

 

BIỂU 1

DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO HUYỆN - THÀNH PH
(Số liệu tính đến ngày 31/12/2015)
(Kèm theo Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sn trên địa bàn tnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020)

Đơn vị: ha

TT

Tên huyện

Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích có rừng

Chia ra

Đất trống, đồi núi chưa SD quy hoạch cho LN, rừng trồng chưa thành rừng ngoài QH

Độ che phủ rừng (không bao gồm cây cao su, cây đặc sản trên đất lâm nghiệp (%)

Độ che phủ rừng(bao gồm cây cao su, cây đặc sản trên đất lâm nghiệp (%)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tổng cộng

Ngoài 3 loại rừng

Tổng cộng

Rừng trồng cấp tui 1

1

Thành phố Kon Tum

43.212,5

2.066,1

154,5

813,3

1.252,9

 

7.364,2

2,0

4,8

2

Huyện Đăk Glei

149.526,5

106.409,6

1.557,5

104.544,3

1.865,3

 

26.786,7

71,2

71,2

3

Huyện Ngọc Hồi

84.453,8

38.604,6

256,6

35.284,2

3.320,4

19,4

20.942,0

45,7

45,7

4

Huyện Đăk Tô

50.640,7

15.933,1

335,9

11.827,1

4.106,0

2.775,3

17.193,6

23,4

31,5

5

Huyện Kon Plông

138.115,9

113.603,9

2.333,3

109.455,6

4.148,3

 

16.024,2

82,2

82,3

6

Huyện Kon Ry

91.134,6

58.741,1

740,1

55.820,7

2.920,4

 

18.175,4

62,0

64,5

7

Huyện Đăk Hà

84.572,4

38.314,2

 

36.058,0

2.256,2

 

14.549,5

44,3

45,3

8

Huyện Ia H’Drai

98.013,2

84.220,9

127,7

59.832,9

24.388,1

35,4

8.347,3

61,1

85,9

9

Huyện Sa Thầy

143.522,3

88.904,0

1.424,8

80.164,4

8.739,6

 

27.083,6

56,3

61,9

10

Huyện Tu Mơ Rông

85.768,8

57.460,5

2.832,5

53.465,9

3.994,6

 

20.011,2

66,6

67,0

Tổng

968.960,6

604.257,9

10.600,1

547.265,3

56.992,6

2.830,1

176.478,2

56,8

62,4

 

BIỂU 2

HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝ
(Số liệu tính đến ngày 31/12/2015)
(Kèm theo Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sn trên địa bàn tnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020)

Đơn vị: ha

Loại đất, loại rừng

Tổng diện tích

Hộ gia đình, cá nhân

Cộng đồng

UBND xã

BQL rừng PH

Doanh nghiệp NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn N. ngoài

Các tổ chức khác

BQL rừng đặc dụng

Đơn vị vũ trang

TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐT LN

780,736.0

56,690.2

3,708.0

218,401.7

125,626.3

234,595.8

33,573.6

2,003.0

4,795.1

94,281.4

7,060.9

I. ĐT CÓ RNG

604,257.9

50,265.7

3,536.6

93,387.1

119,237.8

211,244.9

26,114.4

979.3

4,085.3

89,606.9

5,800.0

1. Rừng tự nhiên

547,265.5

49,795.2

3,536.6

77,152.0

117,295.0

196,820.0

10,261.7

415.5

1,627.3

89,585.9

776.4

a) Rừng gỗ

472,869.9

42,893.1

3,365.4

60,406.0

111,250.5

175,223.1

4,641.6

278.1

645.2

73,777.1

389.7

b) Rừng tre nứa

21,743.2

2,585.7

65.9

6,201.6

2.863.8

4,943.7

1,503.1

68.1

64.4

3,343.2

103.6

c) Rừng hn giao gỗ và tre nứa

52,652.1

4,316.3

105.2

10,544.3

3,180.7

16.653.1

4,117.0

69.2

917.8

12,465.6

283.0

2. Rừng trồng

56,992.6

470.5

-

16,235.1

1,942.9

14,425.0

15,852.7

563.8

2,458.0

21.0

5,023.6

II. ĐT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN VÀ RNG MỚI TRNG NGOÀI QH

176,478.2

6,424.5

171.5

125,014.6

6,388.5

23,350.9

7,459.2

1,023.7

709.9

4,674.5

1,260.9

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng

13,479.5

46.5

-

7,727.7

1,111.5

1,213.0

3,108.8

31.8

19.0

155.1

66.0

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh

31,540.0

1.479.7

35.6

20,197.6

1,832.8

5,543.1

804.3

334.3

104.0

986.4

222.2

3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh

44,468.7

2,481.2

74.0

25,336.6

3,154.4

6,743.8

2.339.9

464.4

369.9

2,919.6

584.9

4. Núi đá không cây

14.3

-

-

14.3

-

-

-

-

-

-

-

5. Đất có cây nông nghiệp

73,951.2

1.948.6

61.8

61,640.8

-

8,906.7

632.5

175.0

36.7

379.2

169.9

6. Đất khác trong lâm nghiệp

13,024.4

468.5

-

10,097.6

289.7

944.3

573.7

18.2

180.2

234.2

218.0

 

BIỂU 3

HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP THEO CHỨC NĂNG SỬ DỤNG
(Số liệu tính đến ngày 31/12/2015)
(Kèm theo Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sn trên địa bàn tnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020)

Đơn vị: ha

Phân loại rừng

Tổng cộng

Chia ra

Rừng ngoài đất quy hoạch cho lâm nghiệp

Tổng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

 

 

 

 

 

 

TNG DT RỪNG VÀ ĐT LÂM NGHIỆP

780.736,1

769.400,9

93.252,1

182.915,1

493.233,8

11.335,0

I. ĐẤT CÓ RỪNG

604.257,9

593.657,8

88.098,7

157.212,7

348.346,4

10.600,1

1. Rừng tự nhiên

547.265,3

539.326,2

88.074,8

153.459,2

297.792,2

7.939,1

a) Rừng gỗ

472.869,9

466.912,2

72.687,4

141.390,2

252.834,7

5.957,7

b) Rừng tre nứa

21.743,2

20.994,1

3.309,5

4.364,2

13.320,5

749,1

c) Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

52.652,2

51.419,9

12.078,0

7.704,8

31.637,1

1.232,4

2. Rừng trồng

56.992,6

54.331,6

23,8

3.753,6

50.554,2

2.661,0

II. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN

176.478,2

175.743,1

5.153,4

25.702,4

144.887,3

734,9

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng

13.479,4

12.744,5

174,0

1.707,2

10.863,3

734,9

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh

31.540,0

31.540,0

1.027,8

5.995,4

24.516,9

 

3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh

45.278,6

45.278,6

2.799,1

8.026,4

34.453,2

 

4. Núi đá không cây

 

 

 

 

 

 

5. Đất có cây nông nghiệp

73.155,7

73.155,7

876,4

8.452.9

63.826,4

 

6. Đất khác trong lâm nghiệp

13.024,3

13.024,3

276,2

1.520,5

11.227,6

 

 

BIỂU 4

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT CÁC ĐIỂM NÓNG GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sn trên địa bàn tnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020)

 

TT

Địa bàn

Tổng số đim nóng được phát hiện trong giai đoạn 2013-2015

Số điểm nóng đã gii quyết dt điểm

Số điểm nóng đã được hạn chế

Số điểm nóng chưa giải quyết được

Số điểm nóng đã được hạn chế

Địa điểm

Số điểm nóng chưa gii quyết được

Địa điểm

1

Đăk Glei

26

20

6

01 điểm phá rừng trái pháp luật: xã Đăk Choong; 02 điểm vận chuyển lâm sản trái pháp luật: xã Đăk Môn, Đăk Long;

01 điểm khai thác rừng trái phép: Đăk Long;

02 điểm mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước: Đăk Long, Đăk Môn.

 

 

2

Đăk Hà

3

0

3

01 điểm vận chuyển lâm sản trái pháp luật: Ngọc Réo;

02 điểm khai thác rừng trái phép: Ngọc Réo, Đăk Pxi.

 

 

3

Đăk Tô

7

7

0

 

 

 

4

la H D'rai

5

0

5

04 điểm khai thác rừng trái phép: Tiu khu 706, 707 - xã la Dom; tiểu khu 758, 757 - xã la Tơi;

01 điểm vận chuyển lâm sản trái phép: dọc tuyến đường sông Sê San 4.

 

 

5

Kon Plông

18

14

4

02 điểm phá rừng trái pháp luật: Pờ Ê, xã Hiếu;

01 điểm vận chuyển lâm sản trái pháp luật: xã Đăk Long;

01 điểm mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước: Đăk Long.

 

 

6

Kon Ry

4

1

3

01 điểm phá rừng trái pháp luật: Đèo Măng Đen;

01 điểm khai thác rừng trái phép: Đăk TRe;

01 điểm mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước: TT Đăk Rờ Ve.

 

 

7

Ngọc Hồi

17

13

4

02 điểm phá rừng trái pháp luật: Đăk Dục, Đăk Xú;

02 điểm vận chuyển lâm sản trái pháp luật: Đăk Xú, Bờ Y.

 

 

8

Sa Thầy

6

4

2

01 điểm vận chuyển lâm sản trái pháp luật: xã Ya Tăng;

01 điểm mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định cửa Nhà nước: xã Ya Tăng.

 

 

9

TP.Kon Tum

8

6

2

02 điểm vận chuyển lâm sản trái pháp luật: Đăk Cấm, Đăk Rơ Wa

 

 

10

Tu Mơ Rông

8

2

6

02 điểm phá rừng trái pháp luật: Ngọc Lây, Đăk Hà;

02 điểm khai thác rừng trái phép: Đăk Na, Đăk Sao;

02 điểm mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước: Đăk Sao, Đăk Na.

 

 

 

Cộng

102

67

35

 

 

 

 

BIỂU 5

TỔNG HỢP CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN, KINH DOANH LÂM SẢN VÀ CÁC CƠ SỞ MỘC DÂN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sn trên địa bàn tnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020)

STT

Địa bàn huyện

Số doanh nghiệp kinh doanh, chế biến

Trong đó

Ghi chú

xưởng chế biến

Không có xưởng chế biến

Tổng

Trong quy hoạch

Ngoài quy hoạch

1

Đăk Glei

6

3

 

3

3

 

2

Ngọc Hồi

4

4

4

 

 

 

3

Đăk Tô

5

5

2

3

 

 

4

Sa Thầy

4

4

 

4

 

 

5

la H'Drai

1

1

 

1

 

 

6

Đăk Hà

7

4

3

1

3

 

7

Kon Plông

2

2

2

 

 

 

8

Kon Ry

4

4

1

3

 

 

9

TP Kon Tum

22

16

10

6

6

 

 

Tổng cộng

55

43

22

21

12

 

 



(1) Theo Niên giám thống kê của tỉnh Kon Tum năm 2014.

(2) Hàng năm, xây dựng 01 Pơng án PCCCR cấp tỉnh; 09 Phương án cấp huyện, thành phố; 80 Phương án cấp xã, thị trn và 20 Phương án của các chủ rừng. Năm 2015, triển khai xây dựng Phương án chữa cháy lớn ở các cấp và chủ rừng nhằm chủ động hơn trong công tác chữa cháy rừng.

(3) Trong 03 năm qua, Ban Chỉ đạo đã xây dựng Kế hoạch Kiểm tra công tác PCCCR đối với các Ban chỉ huy cấp huyện và các đơn vị chủ rừng. Kết quả: Các mùa khô 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015 đã xây dựng kế hoạch kiểm tra PCCCR 06 đợt (02 đợt/mùa khô) tại 09 BCH, 20 chủ rừng. Ở cấp huyện đã tổ chức nhiều đt kiểm tra PCCCR tại các BCH cấp xã, các chủ rừng trên địa bàn.

(4) Từ 2013 đến nay, đã tổ chức 09 cuộc diễn tập PCCCR cấp xã trên địa bàn 09 huyện, thành phố.

(5) Trên địa bàn tnh có 01 Ban Chỉ đạo cấp tnh 25 người; 10 Ban Chỉ huy cấp huyện 245 người; 88 Ban Chỉ huy cấp xã 1.755 người; 20 ban ch huy chrừng 214 người; 749 tổ đội quần chúng 4.985 người.

(6) Trên địa bàn các huyện, thành phố và chủ rừng có 5.712 dụng cụ th công chữa cháy (gồm dao, xẻng, cào, bàn dập...); 383 máy móc cơ giới. Ngoài ra theo Phương án chữa cháy rừng khi xảy ra cháy lớn 2015-2016 ở cấp tỉnh có: 1.000 dụng cụ thủ công; phương tiện: 32 xe ô tô.

(7) Tổng số người được huy động tham gia chữa cháy qua các vụ cháy từ năm 2013 đến 2015 là 1.053 người gồm: Kiểm lâm, Quân đội, Công an, giáo viên, chủ rừng và nhân dân tại địa phương.

(8) Theo kết quả kiểm kê, tỉnh Kon Tum có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 780.736 ha, trong đó, diện tích rừng: 604.258 ha (547.265 ha rừng tự nhiên và 56.993 ha rừng trồng); diện tích đất chưa có rừng: 176.478 ha; diện tích cây cao su, đặc sản: 36.543 ha. Độ che phủ rừng (không tính cây cao su, đặc sn): 58,6%; độ che phủ rừng (tính cả diện tích cây cao su, đặc sản): 62,4%. Phân theo chức năng: Diện tích rừng và đất rừng đặc dụng: 93.252 ha, diện tích rừng và đất rừng phòng hộ: 182.915 ha và diện tích rừng và đất rừng sản xuất: 493.234 ha. Diện tích rừng nằm ngoài quy hoạch 03 loại rừng là: 11.335 ha.

(9)cấp tnh: Đã ký Quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; ở cấp huyện: Đã triển khai ký Quy chế phối hợp giữa các Hạt Kiểm lâm và các Ban Chhuy Quân sự huyện; cấp xã: Xây dựng Kế hoạch phối hợp giữa Kiểm lâm địa bàn và Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.

(10) UBND tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm triển khai các hoạt động phối hợp với các tỉnh bạn theo các Quy chế đã ký kết giữa Chi cục Kiểm lâm Kon Tum với Chi cục Kiểm lâm các tỉnh (Quảng Nam và Quảng Ngãi); Quy chế phối hợp với Chi cục Kiểm lâm vùng IV trong công tác QLBVR, PCCCR, phát triển rừng và QLLS giai đoạn 2015-2020. Theo đó các đơn vị huyện, thành phố triển khai phối hợp với các huyện giáp ranh của tỉnh bạn bằng Quy chế hoặc Kế hoạch phối hợp.

(11) Từ 2013-2015, các cơ quan chức năng đã cấp 06 giấy chứng nhận cơ sở gây nuôi động vật hoang dã; 02 cơ sở trồng cây nhân tạo thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm. Tổng cộng trên địa bàn toàn tnh hiện có: 66 cơ sở gây nuôi ĐVHD các loại; 02 cơ sở trồng cây nhân tạo thực vật hoang nguy cấp quý hiếm.

(12) Theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.





Quyết định 17/2015/QĐ-TTg về Quy chế quản lý rừng phòng hộ Ban hành: 09/06/2015 | Cập nhật: 10/06/2015

Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng Ban hành: 14/08/2006 | Cập nhật: 23/08/2006