Quyết định 545/QĐ-UBND về phân bổ chi tiết chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2011 và mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho từng nghề thực hiện từ năm 2011
Số hiệu: 545/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Phạm Xuân Kôi
Ngày ban hành: 10/06/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 545/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 10 tháng 6 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V: PHÂN BỔ CHI TIẾT CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2011 VÀ MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO TỪNG NGHỀ THỰC HIỆN TỪ NĂM 2011

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Quyết định số: 2331/QĐ-TTg , ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;

Căn cứ Thông tư liên tịch số: 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; Văn bản số: 5018/BTC-HSSN ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;

Căn cứ Thông báo số: 106/TB-VPCP ngày 05 tháng 5 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc sơ kết một năm thực hiện Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ;

Căn cứ Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành danh mục các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số: 1409/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020"

Tiếp theo Quyết định số: 1467/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Điện Biên về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước năm 2011 tỉnh Điện Biên; Quyết định số: 313/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2011 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phân bổ chi tiết vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;

Xét đề nghị của liên ngành: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình liên ngành số: 520/TTLN-SLĐTBXH- STC-SKH-ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân bổ chi tiết chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2011 và mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho từng nghề thực hiện từ năm 2011, với các nội dung sau:

I. Phân bổ chi tiết chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2011

1. Chỉ tiêu và ngành, nghề đào tạo

a) Chỉ tiêu đào tạo:

- Tổng số 5.000 chỉ tiêu.

- Phân bổ chi tiết chỉ tiêu đào tạo nghề cho các huyện, thị xã, thành phố (có phụ lục kèm theo).

b) Ngành nghề đào tạo:

- Gồm các nghề thuộc danh mục các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên ban hành kèm theo Quyết định số: 1239/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Điện Biên (trừ các nghề thuộc nhóm nghề Nghiệp vụ phát triển nông thôn; nghề Lái xe cơ giới đường bộ, Tin học văn phòng và Y tá thôn bản).

- Trường hợp các huyện, thị xã, thành phố có nhu cầu đào tạo các nghề không nằm trong danh mục nghề theo Quyết định số: 1239/QĐ-UBND , phải có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt bổ sung.

2. Đối tượng đào tạo

- Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nữ từ 16-55 tuổi; nam từ 16-60 tuổi) có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Điện Biên; có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, chưa được hỗ trợ đào tạo nghề theo các chính sách khác của Nhà nước.

- Ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

3. Quy mô đào tạo

Các khóa đào tạo được tổ chức theo lớp, quy mô tối đa không quá 35 học viên/lớp.

4. Cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn

- Dạy nghề trình độ sơ cấp: Gồm những cơ sở dạy nghề đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

- Dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: Gồm những cơ sở dạy nghề đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra công nhận đủ các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề.

5. Thời gian tuyển sinh và đào tạo

- Thời gian tuyển sinh: Từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2011.

- Thời gian đào tạo: Theo chương trình của các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận hoặc đã được kiểm tra công nhận đủ các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề.

II. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho từng nghề thực hiện từ năm 2011

1. Mức hỗ trợ chi phí học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng

a) Hỗ trợ cơ sở dạy nghề:

- Mức hỗ trợ dạy nghề tính theo số lượng học viên và thời gian đào tạo thực tế của từng nghề, tối đa không quá 550.000 đồng/ người/ tháng.

- Mức hỗ trợ tối đa cho người học theo từng nhóm đối tượng, cụ thể như sau:

+ Không quá 3 triệu đồng/ người/ khóa học đối với người thuộc hộ nghèo, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

+ Không quá 2,5 triệu đồng/ người/ khóa học đối với người thuộc hộ cận nghèo.

+ Không quá 2 triệu đồng/ người/ khóa học đối với các đối tượng khác.

- Nội dung chi và định mức chi đối với từng nghề đào tạo (có phụ lục kèm theo).

b) Hỗ trợ trực tiếp cho người học nghề

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác tham gia học nghề được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ người/ ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/ người/ khóa học (đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên).

- Trường hợp người học tự ý nghỉ học, bỏ học, hoặc bị buộc thôi học thì không được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học; trường hợp người học bỏ học, bị buộc thôi học không được hỗ trợ tiền đi lại (lượt về).

c) Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách này nhưng tối đa không quá 03 lần.

2. Nguồn kinh phí

- Từ nguồn kinh phí Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm hàng năm được UBND tỉnh giao.

- Ngoài nguồn kinh phí nêu trên, các huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn thực hiện các chương trình, dự án khác trên địa bàn để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu dạy nghề đã được phân bổ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

- Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở dạy nghề triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng quy định; hướng dẫn quy trình, thủ tục hồ sơ ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng dạy nghề; chứng từ thanh quyết toán kinh phí.

- Ký hợp đồng dạy nghề với các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện để tổ chức các lớp dạy nghề thí điểm cho lao động nông thôn và dạy nghề cho các đối tượng tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở dạy nghề; tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm:

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát, quản lý kinh phí dạy nghề theo chức năng nhiệm vụ được giao.

3. Sở Kế hoạch - Đầu tư có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí từ các Chương trình dự án khác có liên quan để lồng ghép thực hiện công tác đào tạo nghề.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

- Chủ động cân đối, bố trí thêm kinh phí từ nguồn thực hiện các mục tiêu, dự án khác trên địa bàn để bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu dạy nghề đã được phân bổ.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nguồn kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn; lựa chọn cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn có đủ điều kiện để ký hợp đồng đào tạo nghề và chuyển kinh phí hỗ trợ cho cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định; thường xuyên kiểm tra, giám sát cơ sở đào tạo nghề trong quá trình tổ chức lớp học.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - TBXH và các Phòng, ban có liên quan; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức đoàn thể, quần chúng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động lao động nông thôn tham gia học nghề; phối hợp và tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo nghề trong việc tuyển sinh; ưu tiên các cơ sở đào tạo nghề giới thiệu, bố trí việc làm hoặc bao tiêu sản phẩm cho người lao động sau đào tạo.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn làm tốt việc kiểm tra, xác nhận và chịu trách nhiệm về việc xác nhận vào đơn xin học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn; kiểm tra, xác nhận và báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội những đối tượng đã được hỗ trợ học nghề theo chính sách này nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan có nhu cầu học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp.

- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; số lượng, ngành nghề lao động nông thôn có nhu cầu, lập danh sách báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

5. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo; phối hợp các Phòng, ban chức năng của các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyển sinh; ký kết hợp đồng đào tạo với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định hiện hành.

- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ (chứng nhận) nghề cho học viên đạt yêu cầu ngay sau khi kết thúc khoá học.

- Lưu trữ hồ sơ, sổ sách và các tài liệu liên quan đến khóa đào tạo theo quy định hiện hành.

- Sử dụng kinh phí dạy nghề và chi trả kinh phí hỗ trợ cho lao động nông thôn tham gia học nghề theo đúng quy định tại Quyết định này và các quy định tại Thông tư liên tịch số: 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của liên Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Định kỳ, đột xuất báo cáo tiến độ thực hiện về Phòng Lao động - TBXH các huyện, thị xã, thành phố hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo yêu cầu.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng/ Giám đốc các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Xuân Kôi

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN BỔ CHI TIẾT CHỈ TIÊU DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2011 CHO CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
(Kèm theo Quyết định số: 545/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên)

TT

Đơn vị

Chỉ tiêu (người)

Ghi chú

 

Tổng số

5.000

 

1

Thành phố Điện Biên Phủ

350

 

2

Thị xã Mường Lay

380

 

3

Huyện Điện Biên

840

 

4

Huyện Tuần Giáo

700

 

5

Huyện Mường Ảng

700

 

6

Huyện Tủa Chùa

490

 

7

Huyện Mường Chà

490

 

8

Huyện Mường Nhé

490

 

9

Huyện Điện Biên Đông

560

 

 

PHỤ LỤC 2

MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2011
(Kèm theo Quyết định số: 545/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên)

TT

Nghề đào tạo/ Nội dung chi

Mức chi tối đa

A

Mức hỗ trợ tối đa (áp dụng chung cho tất cả các nghề)

1

Chi tuyển sinh (bao gồm: Công tác phí, in ấn tài liệu, văn phòng phẩm…)

Không quá 50.000 đồng/ học viên

2

Chi khai giảng, bế giảng:

 

- Chè nước

10.000 đồng/ đại biểu/ lượt

- Khánh tiết

250.000 đồng/ lượt

3

Cấp chứng chỉ (chứng nhận) nghề

10.000 đồng/chứng chỉ (chứng nhận)

4

Chi thuê lớp học (nếu có)

Không quá 1.200.000 đồng/ lớp học/tháng

5

Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề

35.000 đồng/ giờ chuẩn

6

Phụ cấp lưu động cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề từ 15 ngày trở lên trong tháng.

0,2 so với mức lương tối thiểu chung

7

Chi in ấn, mua tài liệu, giáo trình, học liệu dạy nghề

Theo số lượng thực tế và đơn giá hiện hành

8

Chi cho công tác quản lý lớp học

Không quá 5% tổng số kinh phí cho khóa đào tạo

9

Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có)

Mức chi theo quy định tại điểm 5.1, mục 5, Điều 6, Thông tư liên tịch số: 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH

B

Mức hỗ trợ tối đa áp dụng riêng đối với từng nghề (bao gồm các nội dung hỗ trợ tại mục A)

I

Các nghề thuộc nhóm ngành công nghiệp, xây dựng; thủy lợi

 

1

Nghề Lái xe ủi, lu, máy xúc (máy công trình)

Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 550.000 đồng/ học viên/ tháng

- Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề

Không quá 420.000 đồng/ học viên/tháng

- Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị (nếu có)

Không quá 2.500.000 đồng/lớp học

- Trích khấu hao tài sản cố định

Theo chế độ quy định

2

Các nghề: Hàn, xì cơ khí; cơ khí gò hàn, xây dựng tổng hợp

Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 550.000 đồng/ học viên/ tháng

- Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề

Không quá 420.000 đồng/ học viên/ tháng

- Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị (nếu có)

Không quá 1.500.000 đồng/ lớp học

- Trích khấu hao tài sản cố định

Theo chế độ quy định

3

Các nghề: Kỹ thuật xây dựng; Sửa chữa xe máy, máy công trình; Mộc dân dụng; Vận hành, sửa chữa động cơ máy nông nghiệp (máy kéo, máy làm đất, máy xay); Quản lý điện dân dụng, điện lạnh, điện tổng hợp; Quản lý điện nông thôn; Xây dựng thủy lợi; Quản lý và khai thác công trình thủy lợi; Cấp thoát nước nông thôn; Vận hành, sửa chữa máy bơm điện; Xây dựng nước sạch vệ sinh môi trường.

Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 500.000 đồng/học viên/tháng

- Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề

Không quá 370.000 đồng/học viên/ tháng

- Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị (nếu có)

Không quá 1.500.000 đồng/lớp học

- Trích khấu hao tài sản cố định

Theo chế độ quy định

4

Các nghề: Cắt may dân dụng, công nghiệp; Dệt thủ công truyền thống gắn với đào tạo cắt may, tạo mẫu, giới thiệu sản phẩm

Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 450.000 đồng/học viên/tháng

- Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề

Không quá 330.000 đồng/học viên/tháng

- Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị (nếu có)

Không quá 1.500.000 đồng/lớp học

- Trích khấu hao tài sản cố định

Theo chế độ quy định

II

Các nghề thuộc nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản

 

1

Các nghề:

Nhóm nghề Lâm nghiệp: 8 nghề;

- Nhóm nghề kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật: 16 nghề;

- Nhóm nghề kỹ thuật chăn nuôi - thú y: 10 nghề;

- Nhóm nghề nuôi trồng thủy sản: 11 nghề;

- Nhóm nghề bảo quản chế biên nông - lâm sản: 2 nghề;

- Nhóm nghề dịch vụ: 4 nghề (trừ nghề Dệt thủ công truyền thống gắn với đào tạo cắt may, tạo mẫu, giới thiệu sản phẩm);

- Nhóm nghề dịch vụ phát triển nông thôn: 04 nghề.

Tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 400.000 đồng/học viên/tháng

- Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề

Không quá 360.000 đồng/học viên/tháng

- Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị (nếu có)

Không quá 1.500.000 đồng/lớp học

- Trích khấu hao tài sản cố định

Theo chế độ quy định