Quyết định 3878/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020
Số hiệu: 3878/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Lâm Quang Thi
Ngày ban hành: 28/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ÚY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3878/QĐ-UBND

An Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG LÚA GẠO BỀN VỮNG TỈNH AN GIANG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 -2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1066/QĐ-UBND , ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

Xét Tờ trình số 288/TTr-SNN&PTNT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020, bao gồm các các nội dung chủ yếu như sau:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Tổ chức lại sản xuất và phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị hạt lúa trên một đơn vị diện tích đất sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trường xuất khẩu.

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, từng bước thay đổi và nâng cao nhận thức của nông dân về sản xuất lúa hàng hóa đạt chất lượng, an toàn.

- Chọn lọc và phát huy có hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp trong lĩnh vực lúa gạo đã ban hành.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Phấn đấu giảm ít nhất 31.000 ha diện tích gieo trồng lúa ở những vùng sản xuất kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và có thị trường tiêu thụ rõ ràng.

b) Tổ chức và phát triển sản xuất lúa theo hướng chất lượng, giá trị:

- Duy trì diện tích sản xuất lúa giống: 22.000 ha/năm, theo hướng nâng cao chất lượng;

- Tăng khoảng 10.000 ha diện tích sản xuất lúa thơm, lúa chất lượng cao, Japonica;

- Giảm diện tích sản xuất lúa phẩm chất thấp (IR50404, ..) tối thiểu 41.000 ha;

- Xây dựng ít nhất 06 chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất lúa giống đến tiêu thụ lúa hàng hóa trên các nhóm sản phẩm lúa gạo, theo hướng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của thị trường yêu cầu (VietGAP, Global GAP, tiêu chuẩn hữu cơ, …).

TT

Nội dung

ĐVT

Hiện trạng năm 2016*

Đến năm 2020*

Chỉ tiêu (khoảng)

+/- so năm 2016

I

Nhóm lúa thơm (Jasmine, Thơm Bảy Núi,…)

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

ha

27.737

36.000

+ 8.263

 

- Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất lúa giống đến tiêu thụ lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp (VietGAP, GlobalGAP, …)

 

chuỗi

-

2

+ 2

II

Nhóm lúa nếp, lúa chất lượng cao, lúa Japonica,

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

ha

405.299

407.096

+ 1.797

 

- Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất lúa giống đến tiêu thụ lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp (VietGAP, hữu cơ …)

chuỗi

-

3

+ 3

III

Nhóm lúa phẩm cấp thấp (IR50404, …)

 

 

 

 

 

- Diện tích gieo trồng

ha

213.975

172.700

- 41.275

 

- Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ từ khâu sản xuất lúa giống đến tiêu thụ lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp (VietGAP, không lưu tồn dư lượng trong sản phẩm, …)

chuỗi

-

1

+ 1

(*: Hiện trạng và đến năm 2020 chưa tính diện tích sản xuất lúa giống;

Mỗi chuỗi liên kết có diện tích tối thiểu 50ha/tiểu vùng; nhằm thuận tiện trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng theo yêu cầu doanh nghiệp)

II. Phạm vi và thời gian thực hiện:

1. Phạm vi kế hoạch: Triển khai tổ chức sản xuất, phát triển sản xuất các nhóm lúa trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm lúa theo hướng chuỗi, có thị trường – doanh nghiệp tiêu thụ.

2. Thời gian thực hiện kế hoạch: Giai đoạn từ nay đến năm 2020.

III. Nhiệm vụ của kế hoạch:

1. Thực hiện giảm diện tích gieo trồng lúa ở những vùng sản xuất kém hiệu quả, chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng lúa giảm khoảng 31.000 ha, cụ thể diện tích giảm từng năm:


TT

Địa bàn

Hiện trạng năm 2016

(ha)

Kế hoạch giảm diện tích gieo trồng lúa các năm, chuyển sang cây trồng khác (ha)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Long Xuyên

12.504

310

132

192

180

2

Châu Đốc

19.467

135

135

135

145

3

An Phú

34.765

1.921

808

879

2.102

4

Tân Châu

30.963

270

580

520

530

5

Phú Tân

71.437

2.156

546

454

1.860

6

Châu Phú

99.888

428

922

715

965

7

Tịnh Biên

43.387

1.400

440

250

-

8

Tri Tôn

115.065

1.280

1.640

990

1.020

9

Châu Thành

81.953

466

226

333

453

10

Chợ Mới

44.955

447

610

520

538

11

Thoại Sơn

114.627

872

648

710

1.267

 

Tổng cộng

669.011

9.685

6.687

5.698

9.060

2. Tổ chức, phát triển sản xuất theo hướng chất lượng, giá trị

a) Duy trì và ổn định diện tích sản xuất lúa giống 22.000 ha/năm, cụ thể:

TT

Địa bàn

Diện tích sản xuất lúa giống (ha)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Long Xuyên

100

100

100

100

2

Châu Đốc

100

100

100

100

3

An Phú

500

500

500

500

4

Tân Châu

500

500

500

500

5

Phú Tân

2.000

2.000

2.000

2.000

6

Châu Phú

3.300

3.300

3.300

3.300

7

Tịnh Biên

2.000

2.000

2.000

2.000

8

Tri Tôn

1.000

1.000

1.000

1.000

9

Châu Thành

5.000

5.000

5.000

5.000

10

Chợ Mới

3.500

3.500

3.500

3.500

11

Thoại Sơn

4.000

4.000

4.000

4.000

 

Tổng cộng

22.000

22.000

22.000

22.000

b) Tăng dần diện tích sản xuất lúa thơm (Jasmine, Bảy Núi, Đài Thơm 8, …) từ năm 2017 -2020, tập trung nhiều các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Tịnh Biên

TT

Địa bàn

Hiện trạng năm 2016

(ha)

Diện tích phát triển lúa thơm (ha)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Long Xuyên

757

757

500

400

400

2

Châu Phú

3.754

3.754

4.000

4.500

5.740

3

Tịnh Biên

1.026

1.026

2.860

3.360

3.860

4

Tri Tôn

2.302

2.302

1.000

1.000

1.000

5

Châu Thành

11.220

11.220

11.500

13.000

14.000

6

Chợ Mới

3.155

3.155

3.300

3.300

4.000

7

Thoại Sơn

5.523

5.523

6.000

6.300

7.000

 

Tổng cộng

27.737

27.737

29.160

31.860

36.000

c) Diện tích gieo trồng nếp, lúa chất lượng cao, lúa Japonica,… đến năm 2020 khoảng 407.000 ha; trong đó diện tích sản xuất nếp ưu tiên và tập trung ở địa bàn huyện Phú Tân, lúa Japonica phát triển trên cơ sở gắn doanh nghiệp tiêu thụ.

TT

Địa bàn

Diện tích nếp, lúa chất lượng cao, lúa Japonica,… (ha)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Long Xuyên

5.726

5.962

5.970

5.890

2

Châu Đốc

5.436

5.097

5.962

6.817

3

An Phú

9.247

7.536

7.627

6.470

4

Tân Châu

28.779

28.413

27.993

27.563

5

Phú Tân

66.622

66.235

65.781

63.921

6

Châu Phú

82.261

82.238

81.523

80.818

7

Tịnh Biên

13.852

12.787

12.517

12.537

8

Tri Tôn

51.778

60.145

63.155

63.135

9

Châu Thành

53.727

54.761

52.928

52.475

10

Chợ Mới

22.617

21.098

21.578

22.340

11

Thoại Sơn

66.267

64.107

65.097

65.130

 

Tổng cộng

406.313

408.379

410.131

407.096

d) Giảm diện tích sản xuất lúa phẩm chất thấp (IR50404, ...) cụ thể giảm khoảng 41.000 ha (tương ứng giảm khoảng 5%) so với năm 2016:

TT

Địa bàn

Hiện trạng năm 2016

(ha)

Diện tích gieo trồng lúa phẩm chất thấp (IR50404, ha)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Long Xuyên

5.906

5.600

5.500

5.400

5.300

2

Châu Đốc

14.522

14.500

14.000

13.000

12.000

3

An Phú

24.312

24.312

24.000

23.030

22.085

4

Tân Châu

1.488

1.300

1.200

1.100

1.000

5

Phú Tân

693

600

500

500

500

6

Châu Phú

10.679

10.000

9.000

8.500

7.000

7

Tịnh Biên

26.430

24.160

23.900

23.420

22.900

8

Tri Tôn

61.794

56.000

50.000

46.000

45.000

9

Châu Thành

12.148

11.500

10.000

10.000

9.000

10

Chợ Mới

16.038

16.000

16.000

15.000

13.000

11

Thoại Sơn

39.964

39.304

39.000

37.000

35.000

 

Tổng cộng

213.975

203.276

193.100

182.950

172.785

3. Tiếp tục triển khai thực hiện các đề án, dự án, chương trình liên quan đến lĩnh vực lúa gạo đã được phê duyệt:

TT

Các Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án

Nội dung

Đơn vị thực hiện

1

Quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được phê duyệt theo Quyết định 281/QĐ-UBND ngày 25/2/2014 của UBND)

Năm 2017:

Rà soát điều chỉnh Quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Giai đoạn 2018 - 2020

- Điều chỉnh Quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang năm 2018 - 2020

- Triển khai, kiểm tra tiến độ và báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch.

- Phòng KHCNMT-Sở NN & PTNT;

- Trung tâm Khuyến nông - Sở NN & PTNT;

 

- UBND các huyện thị thành phố

2

Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn lúa, nếp tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2025 (được phê duyệt theo Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 05/4/2016)

Thực hiện liên kết sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu theo mô hình cánh đồng lớn trong quy hoạch vùng chuyên canh lúa theo nhu cầu của doanh nghiệp tập trung ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn

- Chi cục Phát triển nông thôn- Sở NN & PTNT;

- UBND các huyện thị thành phố

3

Đề án Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2015 – 2020 (được phê duyệt theo Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 20/1/2015 và Quyết định 1744/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 Điều chỉnh Khoản 4, Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 110/QĐ-UBND ngày 20/1/2015 của UBND tỉnh An Giang).

- Triển khai, thực hiện dự án “Sản xuất lúa giống phục vụ cách đồng lớn giai đoạn 2017 – 2020” (đã được phê duyệt theo Quyết định số 1019/QĐ-UBND ngày 03/4/2017)

 

 

4. Xây dựng mới các dự án, kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020:

TT

Nhiệm vụ

Nội dung

Thời gian phê duyệt

Đơn vị thực hiện

1

Kế hoạch sản xuất giống lúa – nếp 03 cấp giai đoạn 2018 -2020.

- Nâng cấp Trung tâm Giống Cây trồng và Vật nuôi: thành lập Trạm, trại giống, sản xuất và cung cấp nguồn giống lúa nguyên chủng, xác nhận cho nhu cầu sản xuất của Tỉnh.

- Nâng cao năng lực của CB làm công tác kiểm định, kiểm nghiệm

2018

Trung tâm Giống Cây trồng và Vật nuôi - Sở Nông nghiệp & PTNT

2

Dự án vùng chuyên canh lúa nếp tại huyện Phú Tân giai đoạn 2018 -2020.

- Xây dựng vùng sản xuất nếp áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp

- Phát triển sản phẩm nếp Phú Tân theo hướng chuỗi giá trị, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng (đảm bảo lợi nhuận đạt từ 30% so với giá thành sản xuất)

2018

Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Dự án vùng chuyên canh lúa Jasmine, lúa Japonica giai đoạn 2018 -2020

- Xây dựng vùng sản xuất lúa Jasmine, lúa Japonica áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP ... đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp

- Phát triển sản phẩm lúa Jasmine, lúa Japonica theo hướng chuỗi giá trị, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng (đảm bảo lợi nhuận đạt từ 30% so với giá thành sản xuất).

2018

Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4

Dự án chuỗi sản xuất lúa IR50404 theo hướng chất lượng đến năm 2020

Xây dựng vùng sản xuất lúa IR50404 từ khâu sản xuất giống đến tiêu thụ, đáp ứng theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp (không tồn dư dư lượng trong sản phẩm)

2018

Sở Nông nghiệp & PTNT

5

Kế hoạch khuyến nông cho tỉnh An Giang đến năm 2020 phục vụ đề án Tái cơ cấu nông nghiệp

Triển khai các hoạt động khuyến nông-ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị, hiệu quả cho các ngành hàng (trong đó có lúa gạo).

2018

Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp & PTNT

Đối với các dự án, kế hoạch mới liên quan sản phẩm lúa gạo chưa được phê duyệt tại III.4: Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và tình hình thực tế của tỉnh, trên cơ sở được sự thống nhất của các Sở, ngành có liên quan; hoặc những vấn đề cấp thiết, cần có nghiên cứu mang tính khoa học, ngành Nông nghiệp phối hợp với Khoa học công nghệ có đề xuất; UBND tỉnh An Giang sẽ xem xét, quyết định, bố trí kinh phí thực hiện.

IV. Tổ chức thực hiện:

1. Cơ quan chủ trì:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai các nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch này. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết.

2. Cơ quan phối hợp:

Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng nhà nước Việt Nam – chi nhánh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Đại học An Giang, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 2. Kế hoạch này làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các Kế hoạch, Dự án chi tiết phục vụ cho việc phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban. ngành tỉnh liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TTUBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN & PTNT;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương;
- Sở Tài chính, Sở LĐ&TBXH;
- Trung tâm XTTM&ĐT, Cục Thống kê;
- UBND huyện, thị, thành phố;
- Lưu: VT, P.KTN, P.HCTC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Quang Thi