Quyết định 1019/QĐ-UBND năm 2015 về Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Bình Phước
Số hiệu: 1019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Văn Trăm
Ngày ban hành: 28/05/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
T
NH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1019/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 28 tháng 05 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

Căn cứ Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân;

Căn cứ Quyết định 1753/QĐ-UBND ngày 14/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Phước;

Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 22/5/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Phước;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Tờ trình số 637/TTr-VPUBND ngày 25/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:

- Ban Tiếp công dân Trung ương;
-
Cục III-TTCP;
-
TTTU, TT.HĐND tỉnh;
-
Đoàn ĐBQH tỉnh;
-
CT, PCT.UBND tỉnh;
-
Văn phòng Tỉnh ủy
-
Ban Nội chính Tỉnh ủy;
-
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy;
-
Như Điều 2;
-
LĐVP, Phòng: NC-NgV, TCD, HCTC;
-
Lưu: VT, (TL15).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trăm

 

NỘI QUY

TIẾP CÔNG DÂN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1019/QĐ-UBND ngày 28 tháng 05 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Điều 1. Những yêu cầu đối với người đến khiếu nại, tố cáo

1. Phải nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc giấy mời cho cán bộ, công chức tiếp công dân; thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ, công chức tiếp công dân trong việc đăng ký lấy phiếu thứ tự và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

2. Phải có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với cán bộ, công chức tiếp công dân; nghiêm cấm việc kích động, gây rối trật tự, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức tiếp công dân và người thi hành công vụ khác. Nghiêm cấm việc mang theo vũ khí, phương tiện nguy hiểm, chất nổ, chất dễ cháy đến trụ sở tiếp công dân.

3. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

4. Không được can thiệp, dự nghe việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người khác; trường hợp có nhiều người (05 người trở lên) cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì phải cử người đại diện theo quy định để trình bày.

5. Được quyền khiếu nại, tố cáo, phản ánh đến người có thẩm quyền về hành vi sai trái, gây cản trở, phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức tiếp công dân.

6. Tuân thủ sự điều hành của người chủ trì tiếp công dân; không được tự ý sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm khi chưa được sự cho phép của người chủ trì tiếp công dân.

7. Trang phục phải gọn gàng, lịch sự, kín đáo.

Điều 2. Những yêu cầu đối với cán bộ, công chức tiếp công dân

1. Khi tiếp công dân người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức hoặc phù hiệu theo quy định.

2. Tiếp nhận, giải thích, hướng dẫn cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định pháp luật.

3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân; không sách nhiễu, gây phiền hà hoặc cản trở đối với người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; bảo đảm khách quan, công bằng, không phân biệt đối xử trong tiếp công dân.

4. Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích, tài liệu do người tố cáo cung cấp khi người tố cáo yêu cầu.

Điều 3. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân

Người chủ trì tiếp công dân và cán bộ, công chức tiếp công dân được từ chối tiếp người đến trụ sở tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:

1. Người trong tình trạng đã dùng các chất kích thích (rượu, bia, các chất kích thích khác....); người mắc bệnh tâm thần; người mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ; người vi phạm nội quy tiếp công dân; người đại diện không hợp pháp.

3. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về vụ việc đã có văn bản thông báo chấm dứt khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, đã được kiểm tra, rà soát, có văn bản trả lời, nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị kéo dài mà không cung cấp được tình tiết, chứng cứ gì mới.

5. Những trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được lãnh đạo tỉnh tiếp, đã nhận đơn giao cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, rà soát nhưng chưa đến thời hạn báo cáo thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn giải thích cho công dân hiểu đồng thời không phát số thứ tự để gặp lãnh đạo tỉnh.

6. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thời gian, lịch tiếp công dân

1. Thời gian:

+ Sáng: 7 giờ 30 đến 11 giờ 30.

+ Chiều: 13 giờ 30 đến 17 giờ 30.

2. Lịch tiếp công dân:

+ Lãnh đạo tỉnh (Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, UBND tỉnh) tiếp công dân định kỳ vào thứ ba hàng tuần.

+ Cán bộ, công chức Ban Tiếp công dân tỉnh và các cơ quan có liên quan tiếp thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.

Điều 5. Xử lý vi phạm nội quy

1. Người vi phạm Nội quy tiếp công dân hoặc các vi phạm pháp luật khác tại trụ sở tiếp công dân thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, xử lý cảnh cáo, buộc rời khỏi trụ sở tiếp công dân hoặc xử lý theo quy định pháp luật.

2. Cảnh sát bảo vệ buổi tiếp công dân có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ người tiếp công dân, đồng thời phối hợp với cơ quan công an địa phương trong việc lập biên bản người vi phạm, buộc người vi phạm rời khỏi Trụ sở tiếp công dân, xử lý các hành vi gây rối trật tự tại Trụ sở tiếp công dân./.





Thông tư 06/2014/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân Ban hành: 31/10/2014 | Cập nhật: 14/11/2014

Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân Ban hành: 26/06/2014 | Cập nhật: 30/06/2014