Quyết định 09/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy chế tài chính và quản lý xây dựng các công trình kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015 - 2020
Số hiệu: | 09/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Đinh Văn Thu |
Ngày ban hành: | 08/05/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Giao thông, vận tải, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2015/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 08 tháng 5 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 134/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện (ĐH) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015-2020;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 355/TTr-SGTVT ngày 19 tháng 3 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế tài chính và quản lý xây dựng các công trình kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện (ĐH) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 2. Quyết định này áp dụng cho các công trình kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện thực hiện theo Nghị quyết số 134/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
CÁC CÔNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA MẶT ĐƯỜNG CÁC TUYẾN ĐƯỜNG HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
(Ban hành theo Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 08/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Quy chế này quy định về cơ chế tài chính, trình tự, thủ tục quản lý đầu tư xây dựng các công trình kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà thầu trong nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động xây dựng công trình kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường huyện: Là hệ thống các tuyến đường ĐH đã được UBND tỉnh quyết định phân loại và công bố.
2. Thiết kế mẫu: Là mẫu bản vẽ thiết kế và bảng tính khối lượng vật liệu, nhân công, máy thi công cần thiết để hoàn thành việc xây dựng một ki lô mét mặt đường.
3. Đơn giá xây dựng mặt đường: Là chi phí cần thiết để xây dựng một ki lô mét mặt đường do UBND tỉnh ban hành, được sử dụng để xác định kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố đầu tư xây dựng công trình.
4. Chi phí đầu tư xây dựng công trình: Là các khoản chi phí cần thiết để thanh toán các chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí hỗ trợ giám sát cộng đồng và các chi phí hợp lý khác để thi công xây dựng công trình. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được chủ đầu tư xác định theo thực tế, phù hợp với quy định.
Chi phí đầu tư xây dựng công trình không bao gồm:
a) Chi phí giải phóng mặt bằng;
b) Chi phí khảo sát, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư, trừ khi có công việc phức tạp cần phải thuê tư vấn thực hiện theo khoản 1, điều 8 quy chế này.
c) Chi phí thẩm tra, thẩm định hồ sơ thủ tục, chi phí kiểm toán, bảo hiểm công trình.
d) Chi phí giám sát thi công (trừ chi phí hỗ trợ giám sát cộng đồng và các nội dung công việc chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện phải thuê đơn vị tư vấn giám sát).
đ) Các chi phí khác do cơ quan nhà nước thực hiện.
e) Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công việc do cơ quan nhà nước thực hiện.
5. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Là báo cáo do chủ đầu tư lập theo thiết kế mẫu và hồ sơ mẫu được cấp có thẩm quyền ban hành.
Điều 4. Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình
Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình gồm ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và cấp xã, trong đó:
1. Các huyện đồng bằng: Gồm thị xã Điện Bàn, các huyện: Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành và các thành phố: Tam Kỳ, Hội An: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 60% chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng mặt đường; phần còn lại do ngân sách cấp huyện, cấp xã bố trí đối ứng để thực hiện.
2. Các huyện miền núi: Gồm Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My và Tiên Phước: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 80% chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng mặt đường; phần còn lại do ngân sách cấp huyện, cấp xã bố trí đối ứng để thực hiện.
3. UBND cấp huyện có trách nhiệm vận động nhân dân hiến đất, giải tỏa cây cối, vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng để thi công công trình. Việc bồi thường (nếu có) do UBND cấp huyện quyết định và bố trí kinh phí để thực hiện. Trường hợp chưa có mặt bằng sạch thì chưa triển khai thi công xây dựng công trình.
Điều 5. Thiết kế mẫu và đơn giá xây dựng mặt đường
1. Thiết kế mẫu do UBND tỉnh ban hành, được sử dụng để xác định khối lượng vật liệu, nhân công, máy thi công, lập dự toán và tổ chức thi công xây dựng công trình. Thiết kế mẫu được chủ đầu tư sử dụng và đưa trực tiếp vào Báo cáo kinh tế - kỹ thuật kèm theo các điều kiện áp dụng. Chủ đầu tư không cần thực hiện lại các bước tính toán, vẽ lại bản vẽ và trình thẩm định thiết kế cơ sở.
2. Đơn giá xây dựng mặt đường ĐH do UBND tỉnh ban hành, được sử dụng để khái toán chi phí đầu tư xây dựng, xây dựng kế hoạch hàng năm và làm căn cứ để xác định mức vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố đầu tư xây dựng công trình.
a) Đơn giá xây dựng mặt đường ĐH được xây dựng cho các loại mặt đường có bề rộng 3,5m (tương ứng với bề rộng nền đường 5,0m) và 5,5m, bao gồm cả gia cố lề (tương ứng với bề rộng nền đường 6,5m và 7,5m). Khối lượng để tính đơn giá theo khối lượng của thiết kế mẫu. Đơn giá xây dựng mặt đường được điều chỉnh khi thị trường có biến động lớn về giá cả.
b) Không tính vào đơn giá các chi phí nêu tại khoản 4, điều 3.
c) Đơn giá xây dựng mặt đường ĐH lập tại huyện Thăng Bình được sử dụng chung cho các huyện, thị xã, thành phố: Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành, Hiệp Đức, Tiên Phước, Tam Kỳ, Hội An theo Điều 4 Quy chế này.
d) Đơn giá xây dựng mặt đường ĐH lập tại huyện Đông Giang được sử dụng chung cho các huyện: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nông Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My.
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành thiết kế mẫu, đơn giá xây dựng mặt đường ĐH và điều chỉnh đơn giá khi thị trường có biến động lớn.
3. Đối với các công trình có nhu cầu sử dụng với tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn thiết kế mẫu do UBND tỉnh ban hành theo khoản 1, Điều 5 Quy chế này, chủ đầu tư tính toán lại kết cấu và cân đối các nguồn vốn ngân sách huyện, ngân sách xã để đầu tư cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. Ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ tối đa bằng định mức của loại kết cấu mặt đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất theo thiết kế mẫu đã ban hành.
Việc tính toán lại kết cấu do chủ đầu tư thực hiện, gửi Sở Giao thông vận tải thẩm định, thống nhất trước khi trình phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Điều 6. Phân công, phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng
1. Quyết định đầu tư: Phân cấp cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) quyết định đầu tư các dự án kiên cố hóa mặt đường tuyến đường ĐH trên địa bàn huyện, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và quyết toán dự án hoàn thành theo danh mục công trình đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt.
Đối với các công trình đặc thù không sử dụng thiết kế mẫu, việc phân cấp thực hiện theo chủ trương, biện pháp chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước hàng năm của UBND tỉnh.
2. Chủ đầu tư: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng) hoặc UBND cấp xã, được UBND cấp huyện giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo phân công của cơ quan quyết định đầu tư.
Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp theo quy định để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Thẩm định, thẩm tra: UBND cấp huyện giao quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (khác với cơ quan thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư) thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thẩm tra quyết toán công trình hoàn thành.
LẬP KẾ HOẠCH, CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Điều 7. Danh mục công trình và ưu tiên đầu tư
1. Danh mục công trình: Các công trình lựa chọn để đầu tư phải là đường huyện (ĐH) đã được UBND tỉnh phân loại và công bố; gồm các tuyến đường chưa có mặt đường hoặc các tuyến đường đã có mặt đường nhưng đã bị hư hỏng, xuống cấp cần đầu tư xây dựng mặt đường.
2. Danh mục các tuyến đường đưa vào kế hoạch xây dựng được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo các tiêu chí:
a) Đường nối đến trung tâm các xã;
b) Đường có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
c) Trên một tuyến đường các đoạn hư hỏng nhiều, các đoạn đèo dốc, đoạn qua khu đông dân cư ưu tiên đầu tư trước, các đoạn khác đầu tư sau.
3. Hằng năm, trên cơ sở danh mục đầu tư của Đề án kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện (ĐH) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt và khả năng bố trí nguồn vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện, cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo các Phòng chức năng của huyện chủ trì, phối hợp với UBND các xã liên quan tổ chức kiểm tra thực tế, thống nhất tuyến đường, chiều dài đoạn tuyến, lý trình cần đầu tư xây dựng mặt đường và quy mô xây dựng; lập danh mục đầu tư của năm kế tiếp, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo tiêu chí nêu trên, gửi Sở Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 10. Sở Giao thông vận tải tổng hợp, xây dựng kế hoạch đầu tư của năm kế tiếp và phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua để phân bổ cho các địa phương thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch và nguồn vốn ngân sách tỉnh phân bổ hàng năm, UBND cấp huyện báo cáo HĐND cấp huyện bố trí nguồn vốn đối ứng để thực hiện.
4. Khi cần điều chỉnh danh mục đầu tư, UBND cấp huyện đề xuất để Sở Giao thông vận tải xem xét, trình UBND tỉnh quyết định.
1. Khảo sát, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
a) Trước khi lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chủ đầu tư chủ trì, mời các cơ quan liên quan của huyện và UBND cấp xã có tuyến đường ĐH đi qua kiểm tra thực tế hiện trường, lập biên bản đánh giá mức độ hư hỏng, xác định cụ thể các hạng mục khối lượng công trình và quy mô đầu tư.
Trong quá trình khảo sát, nếu xét thấy chưa đủ cơ sở để xác định khối lượng sửa chữa nền đường, cần phải thực hiện các công việc kiểm định, đo đạc thì báo cáo UBND cấp huyện quyết định để thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành thực hiện việc kiểm định, đo đạc, thiết kế xử lý nền đường. Chi phí thuê tư vấn đưa vào tổng mức đầu tư của dự án.
b) Chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trên cơ sở kiểm tra thực tế hiện trường, thiết kế mẫu và thiết kế xử lý nền đường (nếu có), xác định quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư và kế hoạch tổ chức triển khai dự án.
Sở Giao thông vận tải hướng dẫn nội dung kiểm tra hiện trường, ban hành mẫu biên bản kiểm tra hiện trường, hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật để chủ đầu tư thực hiện.
2. Chủ đầu tư lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành, trình UBND cấp huyện thẩm định, phê duyệt đồng thời với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để triển khai thực hiện.
UBND cấp huyện giao cho cơ quan chuyên môn (khác với cơ quan thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư) thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình phê duyệt theo đúng quy định.
3. Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các quy định của Luật Đấu thầu, ký kết hợp đồng để triển khai thực hiện.
Điều 9. Kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công xây dựng
1. Giám sát của Chủ đầu tư: Chủ đầu tư thành lập tổ giám sát, cử các cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm tham gia để thực hiện nhiệm vụ giám sát khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công công trình.
2. Giám sát của cộng đồng: Thực hiện theo Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng do Chính phủ ban hành tại quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005; Thông tư Liên tịch số 04/2006/TTLT/KH&ĐT-TƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài Chính.
UBND cấp xã quyết định thành lập tổ giám sát gồm những người có hiểu biết trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đại diện nhân dân thực hiện giám sát cộng đồng.
Chủ đầu tư thanh toán chi phí hỗ trợ cho tổ giám sát cộng đồng trong quá trình thực hiện. Chi phí hỗ trợ giám sát cộng đồng được đưa vào tổng mức đầu tư của dự án.
3. Kiểm tra, nghiệm thu công trình, hạng mục công trình
Tổ giám sát của chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ giám sát cộng đồng và đại diện nhà thầu thi công thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra trước khi thi công: Kiểm tra mặt bằng, kiểm tra chất lượng, số lượng vật liệu và thiết bị máy móc, nhân lực thực hiện; kiểm tra thiết kế thành phần cấp phối bê tông nhựa, bê tông xi măng và các điều kiện khác để đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công hạng mục tiếp theo.
b) Kiểm tra trong quá trình thi công: Kiểm tra trình tự thi công, phối trộn vật liệu, chất lượng thi công, chất lượng hoàn thiện và các nội dung khác.
c) Nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình: Kiểm tra, đánh giá tổng thể toàn bộ công trình để xác nhận công trình đã được thi công hoàn thành theo thiết kế, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, nhà thầu thi công phải lập đầy đủ các hồ sơ hoàn công, hồ sơ thí nghiệm chất lượng theo các quy trình thi công và nghiệm thu hiện hành.
Khi nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mời thêm UBND cấp xã nơi có công trình và các đơn vị liên quan cùng tham gia.
Điều 10. Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công
Trong quá trình thi công, nếu phát hiện các yếu tố bất thường hoặc xét thấy có những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, cắt giảm để phù hợp với yêu cầu sử dụng, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm kinh phí đầu tư thì nhà thầu thi công phối hợp với cán bộ giám sát của chủ đầu tư và đại diện giám sát cộng đồng lập biên bản hiện trường, đề xuất chủ đầu tư xem xét.
Tùy theo nội dung xử lý đơn giản hay phức tạp, chủ đầu tư có thể quyết định ngay nội dung xử lý kỹ thuật hoặc tham vấn ý kiến của Sở Giao thông vận tải trước khi quyết định.
Sở Giao thông vận tải bố trí cán bộ thường trực để phối hợp, tham gia ý kiến giúp chủ đầu tư giải quyết các vấn đề thay đổi, bổ sung trong quá trình thi công.
Điều 11. Bảo hành, quản lý, bảo trì công trình
Nhà thầu thi công có trách nhiệm bảo hành công trình kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng, thời gian bảo hành theo các quy định hiện hành.
UBND cấp huyện có nhiệm vụ tổ chức quản lý, khai thác; bố trí kinh phí và giao nhiệm vụ cho Phòng chuyên môn của huyện thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình để kéo dài thời gian sử dụng.
Điều 12. Bố trí vốn, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
Hàng năm, căn cứ danh mục công trình đầu tư kiên cố hóa mặt đường ĐH do UBND tỉnh phê duyệt và nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ, UBND cấp huyện báo cáo HĐND cấp huyện bố trí nguồn vốn ngân sách cấp huyện đối ứng theo tỷ lệ quy định tại Điều 4 của Quy chế để thực hiện.
Các công trình thuộc chương trình kiên cố hóa mặt đường ĐH thực hiện theo Nghị quyết số 134/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của HĐND tỉnh Quảng Nam, được giải ngân, thanh toán theo hồ sơ dự án được phê duyệt (không giới hạn phải phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 của năm trước). Việc thanh, quyết toán công trình hoàn thành thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 13. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục công trình và kế hoạch đầu tư hàng năm; theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ cho HĐND, UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh.
b) Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, ban hành thiết kế mẫu, đơn giá xây dựng mặt đường.
c) Soạn thảo, ban hành các biểu mẫu về hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, quy trình thi công, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu công trình và hướng dẫn thực hiện; phân công cán bộ theo dõi việc triển khai thực hiện, phối hợp và hướng dẫn các chủ đầu tư giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh, thay đổi trong quá trình thi công khi có đề nghị của chủ đầu tư hoặc UBND cấp huyện.
Điều 14. Sở Kế hoạch và đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài Chính cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm cho các địa phương thực hiện chương trình kiên cố hóa mặt đường ĐH, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua để phân bổ cho các địa phương thực hiện.
Phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn hỗ trợ cho các địa phương; theo dõi, tổng hợp số liệu cấp, phát vốn, hướng dẫn các địa phương thực hiện việc thanh, quyết toán công trình theo quy định.
Điều 16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng danh mục, kế hoạch đầu tư kiên cố hóa mặt đường các tuyến ĐH hàng năm trên địa bàn huyện, gửi Sở Giao thông vận tải tổng hợp, phối hợp với các ngành liên quan cân đối, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho các địa phương. Trên cơ sở đó, báo cáo HĐND cấp huyện bố trí nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện.
b) Thực hiện chức năng của cơ quan quyết định đầu tư theo phân cấp của UBND tỉnh. Chỉ đạo UBND cấp xã và các cơ quan, đoàn thể ở địa phương vận động nhân dân vùng hưởng lợi hiến đất, giải tỏa cây cối, công trình, vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng để triển khai xây dựng công trình
c) Bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện để hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, giám sát thi công.
d) Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 đầu tháng quý sau), hàng năm (trước ngày 15 tháng 01 năm sau) chủ đầu tư báo cáo tình hình thực hiện chương trình kiên cố hóa mặt đường ĐH gửi Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và HĐND tỉnh.
Điều 17. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
a) Tổ chức vận động nhân dân vùng dự án hiến đất, giải tỏa cây cối, công trình, vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng để triển khai xây dựng công trình;
b) Thành lập tổ giám sát cộng đồng để phối hợp với chủ đầu tư thực hiện công tác giám sát khối lượng, chất lượng, tiến độ công trình; phối hợp với chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh ở địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc phát sinh, các ngành, các địa phương phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nghị quyết 134/2014/NQ-HĐND về kiên cố hóa mặt đường các tuyến đường huyện (ĐH) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2020 Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 05/01/2015
Nghị quyết 134/2014/NQ-HĐND về mức chi đối với công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 16/07/2014 | Cập nhật: 06/08/2014
Nghị quyết 134/2014/NQ-HĐND về phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa (đợt 1) do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 21/07/2014 | Cập nhật: 31/07/2014
Nghị quyết 134/2014/NQ-HĐND bổ sung khoản thu và tỷ lệ điều tiết cho ngân sách các cấp theo Nghị quyết 22/2010/NQ-HĐND Ban hành: 18/07/2014 | Cập nhật: 31/07/2014
Nghị quyết 134/2014/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 34/2011/NQ-HĐND về sửa đổi Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2015 Ban hành: 14/03/2014 | Cập nhật: 13/06/2014
Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng Ban hành: 18/04/2005 | Cập nhật: 29/09/2012