Quyết định 2966/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020"
Số hiệu: 2966/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Hứa Ngọc Thuận
Ngày ban hành: 17/06/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2966/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;

Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”;

Xét đề nghị của Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố tại Công văn số 632/UBPC AIDS-VP ngày 19 tháng 9 năm 2014; đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 7533/TTr-SYT ngày 26 tháng 11 năm 2014 và đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 3380/STC-HCSN ngày 14 tháng 5 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020”.

Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch của Thành phố, Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố), các Sở, ban, ngành, Đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình.

Điều 3. Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố) chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Đoàn thể Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- UBQG phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
- Bộ Y tế; Cục Phòng chống AIDS/Bộ Y tế;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân/TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam/TP;
- Văn phòng TU và các Ban Thành ủy;
- Ban VHXH, KTNS/HĐND TP;
- Các Sở, ban, ngành; các Đoàn thể TP;
- Thành viên Ủy ban Phòng, chống AIDS/TP;
- UBND các quận, huyện;
- VPTT Ủy ban Phòng, chống AIDS/TP;
- VPUB: CPVP;
- Phòng VX, THKH, TCTMDV;
- Lưu VT (VX-TC)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2966/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020” và Hướng dẫn số 999/HD-BYT ngày 08 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giai đoạn 2013 - 2020” tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020” như sau:

Phần I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:

- Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Quốc hội ngày 29 tháng 6 năm 2006.

- Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

- Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng chống HIV/AIDS.

- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

- Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

- Quyết định số 1202/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012 - 2015.

- Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”.

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 38/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính về ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

- Nghị quyết số 38/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2014.

- Nghị quyết số 28/2014/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân Thành phố về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2015.

- Nghị quyết số 33/2013/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố và Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc điều chỉnh một phần giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính.

- Kế hoạch số 3247/KH-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hành động phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.

- Kế hoạch số 2229/KH-UBND ngày 17 tháng 05 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phát triển bền vững chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015.

- Kế hoạch số 3937/KH-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 5928/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015.

- Kế hoạch số 1352/KH-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2015.

- Quyết định số 3361/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án “Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV theo phương thức xã hội hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018”.

- Căn cứ Quyết định số 6305/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án “Thực hiện mở rộng và xã hội hóa Chương trình điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methdone tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2015”.

II. TÌNH HÌNH VÀ ĐÁP ỨNG VỚI DỊCH HIV/AIDS:

1. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm 1990, đến tháng 6 năm 2014, Thành phố đã có 59.657 người nhiễm HIV, trong đó có 33.656 người đã chuyển qua AIDS và 10.076 người đã tử vong do HIV/AIDS. Số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 49.581 trường hợp, số bệnh nhân AIDS còn sống là 23.580 trường hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2014, có 832 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện, 492 trường hợp chuyển sang AIDS, 114 trường hợp tử vong do AIDS.

a) Phân tích tình hình dịch HIV/AIDS theo địa bàn quận, huyện[1]:

Thành phố ghi nhận 24/24 quận, huyện và 322/322 phường, xã, thị trấn báo cáo có người nhiễm HIV. Đến tháng 6 năm 2014, Thành phố có 22/24 quận, huyện có trên 1.000 người nhiễm HIV hiện còn sống, trong đó Quận 8 có số người nhiễm HIV còn sống cao nhất với 4.037người (tỷ lệ 8,2% trên tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống của Thành phố), quận Bình Thạnh có 3.922 người (tỷ lệ 8%) và Quận 4 có 3.044 người (tỷ lệ 6,2%). Huyện Cần Giờ là địa phương có số người nhiễm HIV còn sống thấp nhất với 286 người.

b) Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV1:

- Về đường lây truyền HIV, qua giám sát phát hiện, xu hướng lây nhiễm HIV qua đường tình dục đang gia tăng và đã vượt qua xu hướng lây nhiễm qua đường máu: trong giai đoạn 2006 - 2010, lây nhiễm qua đường máu trung bình chiếm 59% và đường tình dục là 24%; nhưng từ năm 2011 - 2013, trung bình có tới 49% ca nhiễm lây qua đường tình dục, 43% ca lây nhiễm qua đường máu. Điều này cảnh báo sự lây lan của dịch HIV trong cộng đồng dân cư.

- Tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng tăng từ năm 2005 (19,47%) đến năm 2013 (27,48%).

- Nhóm tuổi lao động từ 25 - 39 tuổi vẫn chiếm chủ yếu các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện (69,87%), trong đó nhóm từ 30 - 39 tuổi chiếm 49,66%, có chiều hướng tăng dần từ năm 2005 (24%).

- Dịch HIV/AIDS tại Thành phố vẫn trong giai đoạn tập trung trên các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên các nhóm này có chiều hướng giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Kết quả giám sát trọng điểm năm 2013 cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm nghiện chích ma túy là 18%, trên nhóm phụ nữ mại dâm là 4,67%, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới vẫn duy trì ở mức cao (xấp xỉ 15% trong các năm).

c) Các yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng đến dịch HIV/AIDS tại Thành phố:

- Về tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm):

Do quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số cơ học nhanh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, Thành phố đã nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có tệ nạn mại dâm với hình thức hoạt động biến tướng ngày càng tinh vi đã gây ảnh hưởng, tác động đến dịch HIV/AIDS qua đường tình dục. Bên cạnh đó, tình hình mua bán và sử dụng trái phép các chất ma túy vẫn tiếp tục tiềm ẩn và diễn biến phức tạp; việc mua bán, sử dụng ma túy nhỏ lẻ trong cộng đồng dân cư, tại các nơi công cộng… vẫn còn diễn ra; xu hướng đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng tăng, tập trung nhiều vào đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên ở khu vực đô thị.

- Về hành vi nguy cơ của nhóm quần thể đích:

+ Hành vi tiêm chích ma túy:

Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong quần thể nghiện chích ma túy vẫn ở mức cao trong tháng qua (31,33%)[2], mặc dù tỷ lệ này đang có chiều hướng giảm dần từ năm 2006 đến nay (IBBS 2006: 37%, IBBS 2009: 21%; giám sát trọng điểm 2011: 39,33%, năm 2012: 31,33%); tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm sạch trong tháng qua là 68,67%2. Một hành vi nguy cơ khác cũng hết sức quan trọng tác động đến tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở phụ nữ mại dâm là việc sử dụng ma túy. Tỷ lệ phụ nữ mại dâm từng tiêm chích ma túy được phát hiện là 3,67%; tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong tháng qua trên nhóm phụ nữ mại dâm có tiêm chích ma túy là 11,11%2. Đối với nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, tỷ lệ sử dụng ma túy cũng khá cao (năm 2011 là 16,67% và năm 2012 là 12,00%); tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm sạch trong lần tiêm chích gần nhất trên nhóm này có tiêm chích ma túy là 97,22%2.

+ Hành vi tình dục:

Với phụ nữ mại dâm, việc sử dụng bao cao su với khách hàng có tỷ lệ tương đối cao. Tỷ lệ phụ nữ mại dâm sử dụng bao cao su với khách hàng trong lần quan hệ gần đây nhất là 91,10%, sử dụng bao cao su với khách hàng trong tháng qua là 76,67%2. Trên nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, có 62,30% sử dụng bao cao su trong các lần quan hệ tình dục đường hậu môn với bạn tình trong tháng qua.

d) Ước tính tình hình dịch HIV/AIDS ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020:

Kết quả phân tích ước tính và dự báo của mô hình dịch Châu Á (AEM) do các nhóm chuyên gia thực hiện vào năm 2010 (ước tính trung bình), ước tính tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên dân số trưởng thành tại Thành phố Hồ Chí Minh (≥15 tuổi) là khoảng 1,48% vào năm 2014. Nếu các yếu tố hành vi nguy cơ vẫn giữ nguyên như hiện tại, mô hình dự báo cho thấy tỷ lệ này tiếp tục tăng dần lên 1,73% vào năm 2020.

Dịch HIV tại Thành phố Hồ Chí Minh dự báo vẫn ở giai đoạn tập trung, tỷ lệ hiện nhiễm HIV tiếp tục duy trì ở mức cao trong các nhóm nguy cơ cao, ước tính vào năm 2020: nhóm tiêm chích ma túy khoảng 37,8%; nhóm phụ nữ mại dâm sẽ khoảng 9,47%, nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) sẽ tăng lên khoảng 21,06%. Hậu quả của sự kết hợp giữa các hành vi nguy cơ từ các nhóm quần thể như phụ nữ mại dâm, tiêm chích ma túy, MSM làm tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm quần thể nam giới trưởng thành cao hơn rõ rệt so với nhóm quần thể nữ giới trưởng thành (2,6% so với 0,9% vào năm 2020).

Bên cạnh đó, ước tính số nhiễm HIV mới ở người trưởng thành (≥15 tuổi) hàng năm sẽ tăng từ 6.864 trường hợp năm 2014 lên đến 8.306 trường hợp năm 2020. Nếu giữ nguyên các can thiệp như hiện nay thì ước tính trong vòng 06 năm tới, Thành phố sẽ có thêm 53.097 trường hợp nhiễm HIV mới ở người trưởng thành (≥15 tuổi).

2. Tổng quan đáp ứng với dịch HIV/AIDS ở Thành phố Hồ Chí Minh:

Từ khi phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên của cả nước vào năm 1990 đến nay, công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở - ngành, Đoàn thể và các địa phương trong quá trình triển khai hoạt động. Việc phối hợp liên ngành là một trong những điểm nổi bật và thành công, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố.

Từ năm 2010 đến nay, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, nhất là các biện pháp can thiệp giảm tác hại, từng bước giảm dần sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Thành phố nhạy bén, kịp thời trong xác định chiến lược can thiệp, mô hình cụ thể trong từng giai đoạn và vận động được sự đồng thuận của các cấp, các ngành và của toàn hệ thống phòng, chống AIDS để đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động. Ngay từ khi xây dựng Kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011 - 2015, Thành phố đã xác định và từng bước lồng ghép, gắn trách nhiệm của ngành y tế vào công tác phòng, chống HIV/AIDS trong việc đảm bảo tiếp cận điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS; đồng thời thực hiện cam kết của các cấp chính quyền qua sự đầu tư ngân sách ngày càng nhiều hơn cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên cơ sở xác định nhu cầu hoạt động thiết yếu và khả năng đáp ứng của Thành phố.

Với mục tiêu hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 3361/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2014 về phê duyệt Đề án “Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV theo phương thức xã hội hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018”.

a) Kết quả triển khai thực hiện các hoạt động, các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS:

Kết quả ghi nhận Thành phố đã đạt được thành quả quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS qua việc giảm nhanh số người nhiễm HIV mới hàng năm, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và tử vong do AIDS.

- Về can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: Chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đã điều trị cho 1.607 bệnh nhân (tính đến cuối tháng 6 năm 2014), trong đó có 79% bệnh nhân Methadone có việc làm và 84% bệnh nhân điều trị Methadone nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ chăm sóc điều trị HIV/AIDS. Cùng với chương trình Methadone, các chương trình can thiệp giảm tác hại, hỗ trợ cai nghiện ma túy và hỗ trợ người tái hòa nhập cộng đồng đã làm giảm nhanh số người nhiễm HIV mới hàng năm, góp phần kiềm chế tỷ lệ tái sử dụng ma túy của những người tái hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, để rà soát, phát hiện người nhiễm mới HIV, Thành phố đã đầu tư mở rộng chương trình tư vấn xét nghiệm HIV, số mẫu xét nghiệm tăng từ 159.025 mẫu vào năm 2008, lên 187.173 mẫu vào năm 2009 và lên tới 193.544 mẫu vào năm 2013. Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai trên quy mô toàn Thành phố, làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con còn 2,3% (so với tỷ lệ từ 25 - 30% nếu không có can thiệp).

- Về chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS: Chương trình chăm sóc điều trị miễn phí bằng thuốc đặc trị kháng HIV cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS cũng được triển khai sớm nhất so với cả nước (năm 2005). Tính đến tháng 6 năm 2014, Thành phố có 35 phòng khám ngoại trú, hiện đang quản lý, chăm sóc và điều trị cho 26.500 bệnh nhân, trong đó điều trị thuốc ARV cho 23.686 bệnh nhân. Có 2.829 bệnh nhân mới được đưa vào điều trị ARV trong 6 tháng đầu năm 2014. Cuối năm 2011, Thành phố triển khai thực hiện thí điểm chương trình chuyển bệnh nhân ARV về điều trị tại phường, xã, thị trấn, lồng ghép vào hoạt động của trạm y tế địa phương[3]. Ngoài ra, Thành phố cũng đã hợp tác với tỉnh Đồng Nai và tỉnh Tiền Giang để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho các cơ sở chăm sóc điều trị của các tỉnh, giúp các cơ sở bạn có thể tiếp nhận lại các bệnh nhân của địa phương đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như giữ lại các bệnh nhân mới để điều trị tại tỉnh nhà[4].

b) Mức độ bao phủ và mức độ tiếp cận:

Mặc dù đạt nhiều thành quả đáng kể, nhưng độ bao phủ các dịch vụ phòng, chống AIDS tại Thành phố vẫn chưa cao.

- 100% quận, huyện đều triển khai chương trình Can thiệp giảm tác hại, nhưng tỷ lệ tiếp cận trên nhóm nghiện chích ma túy mới chỉ đạt mức trung bình khoảng 60 - 65% (so với số ước tính nhóm nghiện chích ma túy toàn Thành phố), trên nhóm phụ nữ mại dâm khoảng 50 - 60%, trên nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới khoảng 40%[5].

- Tính đến tháng 6 năm 2014, chương trình Methadone có 08 cơ sở điều trị với 10% người nghiện chích ma túy được điều trị (so với số ước tính nhóm nghiện chích ma túy toàn Thành phố)[6].

c) Khó khăn, thách thức:

- Dịch HIV vẫn đang ở mức cao trong các nhóm đối tượng (tiêm chích ma túy, mại dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới) và có xu hướng tăng trong nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Tệ nạn sử dụng ma túy vẫn còn phức tạp, tệ nạn mại dâm có xu hướng phát triển và biến tướng. Việc đan xen phức tạp của hành vi sử dụng ma túy với quan hệ tình dục không an toàn và các hành vi MSM là một thách thức cho chương trình.

- Nguồn lực tài trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giảm nhanh, trong khi nguồn lực từ ngân sách nhà nước không bù đắp kịp là thách thức lớn trong bối cảnh phải mở rộng chương trình Methadone và các chương trình chăm sóc điều trị để hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

III. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ (2008 - 2013):

1. Tình hình huy động kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước (thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia), Thành phố đã tích cực hợp tác với các tổ chức quốc tế tham gia vào chương trình phòng, chống AIDS nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho chương trình. Thành phố cũng đã chủ động xây dựng các chương trình phòng, chống AIDS toàn diện trên địa bàn (chương trình hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, chương trình chăm sóc điều trị cho bệnh nhân AIDS…) và từ đó kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế.

Để có được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, Thành phố đã xây dựng và công khai kế hoạch tổng thể với các đối tác khác nhau, đặc biệt là công khai về kinh phí, sau đó chủ động bàn bạc, thảo luận với các đối tác để đáp ứng kế hoạch tổng thể chung của Thành phố.

Kinh phí từ các tổ chức quốc tế tài trợ (chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố) tăng dần theo các năm và tăng nhanh trong 05 năm từ 2006 - 2010 (từ 44,510 tỷ đồng trong năm 2006 tăng lên đến 178,910 tỷ đồng trong năm 2010). Tuy nhiên từ năm 2011, ngân sách tài trợ của các tổ chức quốc tế bắt đầu giảm, trong khi đó ngân sách nhà nước không đáp ứng đủ so với nhu cầu phải tiếp tục mở rộng các dịch vụ (chăm sóc điều trị, Methadone…) để giữ vững thành quả đẩy lùi dịch HIV/AIDS mà Thành phố đã đạt được trong thời gian qua.

Tổng kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố giai đoạn 2008 - 2013 là 960,354 tỷ đồng, trong đó:

a) Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm kinh phí từ Trung ương và địa phương): 52,744 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 5,5% tổng kinh phí giai đoạn 2008 - 2013).

- Kinh phí từ Trung ương là 34,366 tỷ đồng (chiếm 65% kinh phí từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2008 - 2013), trong đó năm 2008 là 3,958 tỷ đồng (chiếm 76% kinh phí từ ngân sách nhà nước trong năm 2008), nhưng đến năm 2013, kinh phí từ Trung ương giảm còn 56,5% kinh phí từ ngân sách nhà nước và năm 2014 giảm còn 20%.

- Kinh phí từ địa phương là 18,378 tỷ đồng (chiếm 35% kinh phí từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2008 - 2013), trong đó năm 2008 là 1,245 tỷ đồng (chiếm 24% kinh phí từ ngân sách nhà nước trong năm 2008), năm 2013 tăng lên 43,5% và đến năm 2014 tăng lên 80%.

b) Nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các dự án quốc tế là 907,610 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 94,5% tổng kinh phí giai đoạn 2008 - 2013), trong đó kinh phí năm 2008 là 135,150 tỷ đồng (chiếm 96% tổng kinh phí năm 2008) và đến năm 2013 là 118,190 tỷ đồng (chiếm 90% tổng kinh phí năm 2013).

Từ năm 2008 - 2013, Thành phố đã nhận được viện trợ từ nhiều cơ quan, tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ như: Chính phủ Hoa Kỳ (thông qua PEPFAR), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI), Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Quỹ Toàn cầu, Quỹ Bill Clinton, Tổ chức Dịch vụ dân số quốc tế (PSI), Tổ chức liên đới mạng điều trị của Bộ Y tế Pháp (GIP - ESTHER), Quỹ chăm sóc sức khỏe về AIDS của Hoa Kỳ (AHF)… Trong đó, nguồn lực tài trợ của PEPFAR (thông qua CDC, FHI, PSI, USAID) chiếm 80 - 85% so với tổng ngân sách chung cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Ngoài kinh phí hoạt động, một số tổ chức, đặc biệt là PEPFAR, còn hỗ trợ hàng hóa, thuốc, sinh phẩm, bao cao su, bơm kim tiêm, trang thiết bị y tế…

Hiện nay, tất cả các hoạt động, dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh đều được tài trợ (một phần từ ngân sách nhà nước), nên người sử dụng dịch vụ, người nhiễm HIV gần như chưa phải chi trả các chi phí liên quan đến các dịch vụ dự phòng, chăm sóc điều trị HIV/AIDS.

Ngoài ra, các tổ chức tôn giáo, các nhóm thiện nguyện ngày càng mở rộng và tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Hội Phòng chống HIV/AIDS Thành phố được thành lập và là cơ quan tập hợp, hỗ trợ và điều phối hoạt động của các tổ chức của người nhiễm, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức thiện nguyện, các nhà hảo tâm để tăng cường nguồn lực của toàn xã hội cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên, nguồn lực này không quản lý được.

Bảng 1. Tổng kinh phí huy động giai đoạn 2008 - 2013 (tính theo nguồn)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn kinh phí

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng

Ngân sách nhà nước thông qua CTMTQG

3,958

4,220

4,510

6,830

7,870

6,978

34,366

Ngân sách địa phương

1,245

1,780

2,680

3,176

4,129

5,368

18,378

Các dự án viện trợ[7]

135,150

167,860

178,910

160,810

146,690

118,190

907,610

Bảo hiểm y tế

-

-

-

-

-

-

 

Thu sử dụng dịch vụ

-

-

-

-

-

-

 

Tổng

140,353

173,860

186,100

170,816

158,689

130,536

960,354

2. Tình hình sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố:

a) Kết quả sử dụng kinh phí:

Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân hàng năm của các hoạt động, các chương trình, dự án đều đạt từ 85 - 95%. Thành phố luôn theo dõi, giám sát các hoạt động và sử dụng kinh phí hiệu quả, kịp thời giải quyết những khó khăn, khi cần thiết có thể điều chuyển kinh phí giữa các hoạt động, các chương trình nhằm đảm bảo nội dung hoạt động và đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục tiêu đề ra.

Hiệu quả mang lại trong thời gian qua đã chứng minh được khả năng điều phối tốt nguồn vốn đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố. Điều này không những tác động tích cực đến Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn tác động đến một số tỉnh như Đồng Nai, Tiền Giang,... thông qua việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân của các địa phương.

Kết quả kiểm toán quốc tế hàng năm đối với từng dự án viện trợ cho thấy Thành phố đã thực hiện đúng các quy định về tài chính của Nhà nước Việt Nam và của tổ chức viện trợ. Sự nghiêm túc, minh bạch về tài chính và triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống AIDS đã không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của Thành phố trong hợp tác quốc tế, thu hút viện trợ quốc tế ngày càng nhiều, đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống AIDS ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Tác động của việc sử dụng kinh phí đến tình hình dịch HIV/AIDS:

Từ hiệu quả của việc sử dụng kinh phí cho các hoạt động đã tác động tích cực đến việc kiềm chế dịch HIV/AIDS tại Thành phố. Kết quả giám sát phát hiện HIV hàng năm cho thấy, dịch HIV tại Thành phố đã giảm mạnh từ năm 2008 đến nay:

- Năm 2013, số trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện là 1.733 trường hợp, giảm 3.718 trường hợp so với năm 2008 (5.451 trường hợp).

- Số trường hợp chuyển sang AIDS năm 2013 là 1.351 trường hợp, giảm 1.956 trường hợp so với năm 2008 (3.307 trường hợp); số tử vong do AIDS cũng giảm, năm 2013 là 328 trường hợp, giảm 313 trường hợp so với năm 2008.

- Số phường, xã, thị trấn không có người nhiễm mới và không có người tử vong tăng: năm 2008 có 3 địa phương không có người nhiễm mới và 97 địa phương không có người tử vong; năm 2013 tăng lên 11 địa phương không có người nhiễm mới và đến 150 địa phương không có người tử vong.

Bảng 2. So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tư qua các năm:

 

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Số người phát hiện mới HIV

5.451

4.084

3.672

2.524

2.484

1.773

Số người chuyển sang AIDS

3.307

2.805

2.663

2.327

2.144

1.351

Số người tử vong do AIDS

641

686

569

564

466

328

Mức đầu tư (tỷ đồng)

140,353

173,860

186,100

170,816

158,689

130,536

c) Tác động của việc sử dụng kinh phí đến việc thực hiện các Đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS:

Giai đoạn 2008 - 2013, để mở rộng và đảm bảo chất lượng, tính bền vững của các chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Thành phố đã tập trung đầu tư ngân sách trong và ngoài nước cho nhiều hoạt động từ dự phòng đến chăm sóc điều trị mang lại những thành quả nhất định.

Năm 1993, Thành phố là tỉnh, thành phố đầu tiên triển khai thí điểm chương trình can thiệp giảm tác hại tại 02 quận; năm 2005, có 13 quận, huyện và đến nay chương trình đã mở rộng hoạt động trên địa bàn 24/24 quận, huyện với 100% phường, xã, thị trấn. Việc đầu tư mở rộng này góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trên các nhóm nguy cơ cao: trước khi mở rộng, tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm nghiện chích ma túy tăng nhanh từ 34,1% năm 1994 lên 81,1% năm 2001, sau khi mở rộng, tỷ lệ này giảm dần từ 47,5% năm 2005, còn 18% vào năm 2013; trên nhóm phụ nữ mại dâm, tỷ lệ này tăng nhanh từ 0,6% năm 1994 lên 23,6% năm 2001 và giảm dần còn 4,67% năm 2013.

Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai thí điểm đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh (cùng với Thành phố Hải Phòng) vào năm 2008 tại 03 quận. Đến năm 2013, đã tăng lên 06 cơ sở (đầu năm 2014 là 07 cơ sở), với 2.958 bệnh nhân đăng ký tham gia, trong đó có 1.461 bệnh nhân đang điều trị (1.280 bệnh nhân đang điều trị duy trì). Chương trình đã góp phần cải thiện rõ rệt về sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống và làm giảm tỷ lệ phạm pháp trong những bệnh nhân tham gia điều trị (trước khi điều trị, có 5,2% bệnh nhân vi phạm pháp luật, nhưng sau 6 đến 12 tháng điều trị, tỷ lệ này còn 0,4%).

Năm 2005, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai đầu tiên trên cả nước với 24 cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm cho thai phụ, năm 2008 đã tăng lên 56 cơ sở và duy trì đến nay. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con liên tục giảm từ 5,3% năm 2008 còn 2,3% năm 2013. Hàng năm, có hơn 100.000 thai phụ được tư vấn xét nghiệm HIV, tỷ lệ thai phụ nhiễm HIV được điều trị ARV tăng từ 53% năm 2005 lên 92% năm 2013 và mỗi năm, gần 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm được điều trị dự phòng sau sinh.

Chương trình điều trị ARV cũng được triển khai đầu tiên của cả nước vào năm 2005 trên diện rộng. Số phòng khám ngoại trú tăng từ 20 phòng vào năm 2005 lên 35 phòng năm 2013. Số lượng bệnh nhân đang được điều trị ARV cũng tăng từ 333 bệnh nhân năm 2005 lên 22.804 bệnh nhân năm 2013. Đến năm 2013, ước tính gần 20.000 bệnh nhân thoát khỏi tử vong bởi HIV/AIDS. Với tỷ lệ bệnh nhân còn sống sau 12 tháng điều trị là 86%, chương trình đã đạt hiệu quả cao hơn so với yêu cầu của tổ chức Y tế Thế giới (80%).

Bảng 3. Kinh phí huy động được theo kế hoạch giai đoạn 2008 - 2013 (theo 04 Đề án):

Đơn vị tính: tỷ đồng

Đề án

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng

1. Dự phòng lây nhiễm HIV

24,883

40,458

43,132

33,970

35,659

28,946

207,048

2. Chăm sóc và điều trị toàn diện

92,013

99,572

103,570

121,580

108,450

87,700

612,885

3. Tăng cường năng lực

6,167

6,760

11,138

6,070

5,780

4,690

40,605

4. Theo dõi, giám sát, đánh giá

17,290

27,070

28,260

9,196

8,800

9,200

99,816

Tổng

140,353

173,860

186,100

170,816

158,689

130,536

960,354

3. Những khó khăn, thách thức trong huy động, quản lý và sử dụng kinh phí:

a) Về huy động kinh phí:

Như đã trình bày ở những phần trên, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu do các tổ chức quốc tế tài trợ, đặc biệt là PEPFAR. Theo lộ trình, dự kiến PEPFAR sẽ cắt giảm khoảng 30 - 40% kinh phí hàng năm cho Thành phố (tương đương với 1,3 - 1,8 triệu USD = 27 - 37 tỷ đồng). Trong khi đó, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp cho phòng, chống AIDS còn thấp so với nhu cầu hiện tại và trong tương lai:

- Nguồn ngân sách nhà nước từ Trung ương: kinh phí từ nguồn này không tăng, thậm chí giảm trong vài năm gần đây, năm 2012 là 7,878 tỷ đồng, năm 2013 giảm 11% (còn 6,978 tỷ đồng) và giảm mạnh đến 75% năm 2014 (còn 1,733 tỷ đồng). Trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ không có chương trình mục tiêu quốc gia riêng cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Nguồn ngân sách Nhà nước từ Thành phố: trong những năm qua, kinh phí Thành phố đầu tư cho phòng, chống AIDS tăng hàng năm khoảng 30 - 40%. Tuy nhiên theo ước tính, mặc dù tốc độ gia tăng cao (40%/năm) nhưng đến năm 2015, ngân sách Thành phố cũng chỉ đạt mức 10% so với tổng kinh phí đã được sử dụng năm 2009. Với đặc thù một Thành phố lớn, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có nhiều chương trình được ưu tiên đầu tư, do đó chương trình phòng, chống HIV/AIDS sẽ phải chuẩn bị nhiều thông tin, số liệu để vận động bổ sung thêm nguồn lực từ Thành phố.

- Nguồn bảo hiểm y tế: hiện nay việc chi trả bảo hiểm y tế cho điều trị HIV/AIDS đang gặp phải những khó khăn như sau:

+ Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc chi trả dịch vụ điều trị HIV/AIDS qua Quỹ bảo hiểm y tế về gói dịch vụ chi trả.

+ Các cơ sở trực thuộc hệ khám chữa bệnh (các bệnh viện) cần phải được kiện toàn và lồng ghép để có đủ tư cách ký hợp đồng với bảo hiểm cũng như bổ sung khám ngoại trú vào danh mục ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm.

+ Các cơ sở trực thuộc hệ dự phòng (Trung tâm Y tế quận, huyện) cần được bổ sung chức năng khám chữa bệnh mới đủ căn cứ pháp lý để ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm.

- Nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp và các tổ chức từ thiện cũng gặp nhiều khó khăn do sự kỳ thị phân biệt đối với người nhiễm HIV/AIDS và do khó khăn về tình hình kinh tế, do đó nguồn huy động từ các đơn vị này cũng rất hạn chế.

Tình hình trên cho thấy, để hướng đến mục tiêu kết thúc đại dịch vào năm 2030 là một thách thức lớn về tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Về quản lý kinh phí:

Do phòng, chống HIV/AIDS là công tác liên ngành, huy động toàn bộ sự tham gia của xã hội, dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị, tổ chức (bao gồm cả các tổ chức xã hội, thiện nguyện, tôn giáo…) tiếp nhận trực tiếp kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, đối với các dự án mà hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là một trong những cấu phần, khi nhà tài trợ làm việc trực tiếp với các Sở - ngành, Đoàn thể, các tổ chức xã hội, các quận, huyện, Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố không thể tổng hợp và điều phối được nguồn kinh phí thật sự được tài trợ.

Cơ chế vận hành, quản lý, định mức, năm tài chính giữa các dự án, giữa dự án và nhà nước có sự khác biệt, điều này gây khó khăn cho việc triển khai hoạt động, cũng như khó thống nhất trong việc việc lập kế hoạch, phân bổ, thanh quyết toán kinh phí. Tuy nhiên, Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố đã điều phối tốt nguồn lực này để các chương trình đạt hiệu quả cao nhất.

c) Về tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn:

- Hiện nay, các chính sách của Nhà nước đều đang quy định thực hiện miễn phí các dịch vụ cho hầu hết các đối tượng, đặc biệt là test xét nghiệm HIV và thuốc ARV, dẫn đến khả năng thiếu hụt ngân sách quá lớn, khó bù đắp được các chi phí khi các nhà tài trợ rút đi, nếu không kịp thời triển khai các chương trình xã hội hóa. Mặt khác, chính việc miễn phí các dịch vụ trong thời gian qua cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho việc triển khai xã hội hóa.

- Việc lồng ghép các hoạt động chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS vào các hoạt động y tế đang gặp phải một số khó khăn, vì chính ngành y tế cũng gặp khó khăn trong việc thiếu nhân lực và kinh phí để ứng phó với các bệnh dịch cấp tính và mãn tính do kinh phí từ Trung ương bị cắt giảm liên tục qua các năm.

- Nhân sự làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phần lớn là cán bộ dự án toàn thời gian, được đào tạo nâng cao năng lực về quản lý và chuyên môn khá tốt, nhưng do không phải cán bộ nhà nước kiêm nhiệm nên khó có khả năng duy trì nguồn nhân lực này tiếp tục làm việc sau khi các dự án kết thúc, điều này sẽ gây lãng phí nguồn lực.

IV. PHẠM VI KẾ HOẠCH:

1. Kế hoạch thực hiện Đề án “Đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020” đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện thành công Kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011 - 2015 của Thành phố Hồ Chí Minh, hướng đến kết thúc đại dịch vào năm 2030 tại Thành phố và Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

2. Các giải pháp đảm bảo tài chính được đề xuất trong Kế hoạch này bao gồm hai nhóm giải pháp chính:

a) Nhóm giải pháp huy động tài chính từ các nguồn khác nhau.

b) Nhóm giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính đã huy động.

3. Các nguồn kinh phí mà Kế hoạch này hướng đến:

a) Nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm:

- Ngân sách Trung ương;

- Ngân sách Thành phố;

- Ngân sách quận, huyện.

b) Nguồn viện trợ quốc tế:

c) Nguồn xã hội hóa, bao gồm:

- Nguồn bảo hiểm y tế;

- Nguồn thu từ người dân (điều trị ARV, Methadone, xét nghiệm HIV, bao cao su, bơm kim tiêm…);

- Nguồn huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội,…

d) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Phần II

ƯỚC TÍNH NHU CẦU VÀ SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

I. ƯỚC TÍNH NHU CẦU KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020:

Ước tính tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020 là 2.807,1 tỷ đồng, trong đó:

- Hoạt động dự phòng (bao gồm các chương trình: thông tin, giáo dục truyền thông; tiếp cận cộng đồng; Methadone; tham vấn xét nghiệm HIV) là 791,730 tỷ đồng.

- Hoạt động chăm sóc điều trị (bao gồm: dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; điều trị Lao/HIV; chăm sóc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội (OI) cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS; điều trị ARV) là 1.949,7 tỷ đồng.

- Nâng cao năng lực là 22,437 tỷ đồng.

- Theo dõi, giám sát, đánh giá là 43,222 tỷ đồng.

Bảng 4. Tổng nhu cầu kinh phí cho các Đề án Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020 (tính theo từng năm và cả giai đoạn)

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Nội dung

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2014 - 2020

 

Tổng nhu cầu

246,290

310,035

378,060

423,176

463,092

477,921

508,550

2.807,1

1

Dự phòng

62,423

104,963

121,420

123,331

125,460

125,596

128,537

791,730

1.1

Thông tin, giáo dục truyền thông

2,192

4,423

4,461

4,500

4,538

4,576

4,615

29,305

12

Tư vấn, xét nghiệm

20,563

20,650

22,222

23,374

24,737

24,103

26,263

161,912

1.3

Tiếp cận cộng đồng

12,698

17,560

18,575

19,295

20,023

20,755

21,497

128,703

1.4

Methadone

26,970

64,030

76,162

76,162

76,162

76,162

76,162

471,810

2

Chăm sóc, điều trị

162,196

194,313

247,023

290,992

329,248

349,122

376,841

1.949,7

2.1

Chăm sóc hỗ trợ điều trị

145,052

177,866

229,256

273,161

311,364

331,193

358,873

1.826,8

2.2

Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

13,602

13,050

14,058

14,028

13,987

13,935

13,876

96,536

2.4

Điều trị Lao/HIV

3,542

3,397

3,709

3,803

3,897

3,994

4,092

26,434

3

Tăng cường năng lực

7,546

3,738

3,295

3,271

2,817

0,900

0,870

22,437

4

Theo dõi, giám sát

14,125

7,021

6,322

5,582

5,567

2,303

2,302

43,222

II. ƯỚC TÍNH KHẢ NĂNG KINH PHÍ HUY ĐỘNG ĐƯỢC TỪ CÁC NGUỒN KHÁC NHAU:

Như đã ước tính ở mục I, tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020 là 2.807,1 tỷ đồng, nhưng khả năng đáp ứng được từ các nguồn kinh phí là 2.228,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, các nguồn kinh phí này đều không chắc chắn, nhất là nguồn ngân sách nhà nước từ Trung ương và địa phương vì tùy thuộc cân đối thu chi của Chính phủ và Thành phố:

- Nguồn ngân sách nhà nước do Trung ương cấp: năm 2014 giảm 75% so với năm 2013, năm 2015 tăng 10% so với năm 2014 (năm 2014 là 1,733 tỷ đồng; năm 2015 là 1,976 tỷ đồng), nguồn kinh phí biến động theo những chiều hướng khác nhau nên tính khả thi từ việc huy động thêm nguồn này không cao.

- Nguồn ngân sách nhà nước do Thành phố cấp: theo lộ trình, mỗi năm ngân sách Thành phố cấp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tăng 30% so với năm trước. Tuy nhiên cũng như ngân sách Trung ương, việc huy động từ nguồn này cũng phụ thuộc vào việc cân đối thu chi của Thành phố. Ước tính khả năng huy động được từ nguồn này giai đoạn 2014 - 2020 là 105,426 tỷ đồng. Nguồn này chủ yếu để đầu tư cho việc mua thuốc Methadone, thuốc nhiễm trùng cơ hội (khi chưa có bảo hiểm y tế), hỗ trợ điều trị Methadone, nâng cao năng lực cho việc triển khai điều trị ARV sớm, theo dõi, giám sát, đánh giá,…

- Từ hệ thống y tế: Thành phố triển khai việc lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động của các Sở - ngành, quận, huyện, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến chăm sóc, điều trị (Methadone, xét nghiệm HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, ARV…) đều đang được lồng ghép hoàn toàn vào hệ thống y tế nhằm tinh gọn bộ máy và giảm thiểu chi phí, đảm bảo tính bền vững. Ước tính khả năng huy động trong giai đoạn 2014 - 2020 là 174,162 tỷ đồng.

- Nguồn viện trợ quốc tế: hàng năm mức cắt giảm tài trợ từ 10 - 20% so với năm trước và mặc dù các nhà tài trợ cam kết sẽ tài trợ đến năm 2018, tuy nhiên cũng có thể bị cắt giảm nhiều hơn hoặc có thể chấm dứt trước hạn tùy thuộc vào khả năng huy động của các nhà tài trợ. Sau năm 2018, Thành phố sẽ phải tiếp tục tìm kiếm các nguồn tài trợ để bổ sung nguồn thiếu hụt này. Khả năng huy động từ các tổ chức quốc tế trong giai đoạn 2014 - 2018 ước tính là 699,696 tỷ đồng (khoảng 25% tổng nhu cầu), đầu tư cho thuốc ARV miễn phí, test xét nghiệm, xét nghiệm CD4, nhân sự…

- Bảo hiểm y tế: hiện nay, Thành phố chỉ mới thí điểm việc chi trả khám chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội (OI) thông qua bảo hiểm y tế. Riêng đối với điều trị ARV vẫn chưa có chính sách quy định, hỗ trợ. Vì vậy nếu các chính sách của bảo hiểm y tế được điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng phòng, chống HIV/AIDS trên cả nước hiện nay và sắp tới, khi đó bảo hiểm y tế sẽ giúp giải quyết được một phần nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS thông qua chi trả các chi phí xét nghiệm, khám chữa bệnh nhiễm trùng cơ hội, ARV… Ước tính khả năng huy động được từ nguồn này là 65,536 tỷ đồng cho giai đoạn 2014 - 2020.

- Người dân tự chi trả: Cùng với việc tham gia bảo hiểm y tế, các bệnh nhân sẽ phải tự chi trả một phần hoặc toàn phần chi phí khám chữa bệnh, thuốc ARV khi tham gia điều trị ARV sớm, Methadone, xét nghiệm... Nguồn kinh phí này ước tính sẽ huy động được 1.164,1 tỷ đồng (2014 - 2020) khi triển khai các Đề án “Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa giai đoạn 2014 - 2018”, Đề án “Thực hiện mở rộng và xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2014 - 2015”.

Bảng 5. Tổng hợp ước tính thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Nguồn kinh phí

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2014-2020

I

Số kinh phí cần huy động từ các nguồn để đáp ứng tổng nhu cầu

246,290

310,035

378,060

423,176

463,092

477,921

508,550

2.807,1

1

Ngân sách Trung ương

8,789

1,976

1,733

1,733

1,733

1,733

1,733

19,430

2

Ngân sách Thành phố

15,125

12,025

18,970

20,464

21,757

22,840

24,491

135,672

3

Từ hệ thống y tế (lồng ghép)

9,127

13,267

18,469

21,721

25,335

41,986

44,257

174,162

4

Viện trợ quốc tế: thuốc ARV miễn phí, xét nghiệm CD4, test xét nghiệm, đo tải lượng virus, nâng cao năng lực, nhân sự...

183,896

177,876

170,612

171,843

174,186

29,524

30,776

938,713

5

Bảo hiểm y tế

0,907

2,089

5,978

9,217

11,946

147,380

156,705

334,222

6

Doanh nghiệp

-

2,000

2,000

2.000

2,000

2,000

2,000

12,000

7

Người dân tự chi trả

28,446

97,468

157,205

193,235

222,578

226,354

242,892

1.168,1

 

Chi trả khi tham gia điều trị ARV sớm

3,117

15,460

58,665

91,630

118,001

125,712

139,681

552,266

 

Chi trả khi tham gia điều trị Methadone

 

52,706

65,882

65,882

65,882

65,882

65,882

382,116

 

Chi trả khác: bao cao su, bơm kim tiêm, xét nghiệm HIV....

25,329

29,302

32,658

35,723

38,695

34,760

37,329

233,796

8

Khác (tổ chức xã hội, thiện nguyện, tôn giáo...): truyền thông, tiếp cận cộng đồng,...

-

3,334

3,093

2,963

3,557

6,104

5,696

24,747

II

Khả năng huy động

246,290

280,106

331,041

360,171

383,491

302,867

324,432

2.228,4

1

Ngân sách Trung ương

8,789

1,976

1,733

1,733

1,733

1,733

1,733

19,430

 

Ngân sách Thành phố: thuốc Methadone miễn phí cho bệnh nhân (từ năm 2016), thuốc nhiễm trùng cơ hội, tập huấn, theo dõi, giám sát...

15,125[8]

12,025

13,735

14,470

15,140

16,736

18,195

105,426

3

Từ hệ thống y tế (lồng ghép)

9,127

13,267

18,469

21,721

25,335

41,986

44,257

174,162

4

Viện trợ quốc tế[9]: thuốc ARV miễn phí, test xét nghiệm, xét nghiệm CD4, nhân sự...

183,896

153,406

134,340

120,450

107,604

-

-

699,696

5

Bảo hiểm y tế

0,907

2,089

5,978

9,217

11,946

17,098

18,301

65,536

6

Doanh nghiệp

-

-

-

-

-

-

-

-

7

Người dân tự chi trả[10]

28,446

97,343

150,786

192,580

221,733

225,314

241,946

1.164,1

8

Khác (tổ chức xã hội, thiện nguyện, tôn giáo...)

-

-

-

-

-

-

-

-

III

Kinh phí thiếu hụt cần phải huy động (III=I-II)

-

29,929

47,019

63,005

79,601

175,054

184,118

578,726

1

Ngân sách Trung ương

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Ngân sách Thành phố: test xét nghiệm HIV cho thai phụ, nhóm nguy cơ cao (từ năm 2016), xét nghiệm thường quy (từ năm 2016), bảo hiểm y tế cho bệnh nhân nghèo (từ năm 2019), nâng cao năng lực,...

-

 

5,235

5,994

6,617

6,104

6,2%

30,246

3

Từ hệ thống y tế (lồng ghép)

-

-

-

-

-

-

-

-

4

Viện trợ quốc tế: thuốc ARV miễn phí, xét nghiệm, đo tải lượng virus, nâng cao năng lực...

-

24,470

36,272

51,393

66,582

29,524

30,776

239,017

5

Bảo hiểm y tế

-

-

-

-

-

130,282

138,404

268,686

6

Doanh nghiệp

-

2,000

2,000

2,000

2,000

2,000

2,000

12,000

7

Người dân tự chi trả

-

0,125

0,419

0,655

0,845

1,040

0,946

4,030

8

Khác (tổ chức xã hội, thiện nguyện, tôn giáo...)

-

3,334

3,093

2,963

3,557

6,104

5,696

24,747

Bảng 6. Tổng hợp ước tính ngân sách nhà nước do Thành phố cấp hàng năm cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Nguồn kinh phí

2014

2015

2016

2017

2018

2019[11]

2020

2014- 2020

1

Kinh phí Thành phố cấp hàng năm (tăng 20 - 30% theo lộ trình)

15,125[12]

12,025

13,735

14,470

15,140

16,736

18,195

105,426

2

Kinh phí Thành phố cần phải cấp bổ sung

-

-

5,235

5,994

6,617

6,104

6,296

30,246

Tổng cộng

15,125

12,025

18,970

20,464

21,757

22,840

24,491

135,672

III. ƯỚC TÍNH SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020:

1. Ước tính sự thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2014 - 2020:

Theo ước tính, tổng kinh phí thiếu hụt cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố giai đoạn 2014 - 2020 là 578,726 tỷ đồng, trong đó các chương trình về điều trị (chăm sóc điều trị, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con) thiếu hụt khá lớn, chiếm tỷ lệ 90% kinh phí thiếu hụt (532,163 tỷ đồng); chương trình tiếp cận cộng đồng thiếu hụt 23,973 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,1% kinh phí thiếu hụt.

Để đáp ứng nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020, Thành phố cần phải huy động thêm từ nhiều nguồn khác nhau để bù đắp phần kinh phí thiếu hụt, cụ thể:

- Chương trình thông tin, giáo dục truyền thông sẽ lồng ghép vào hoạt động của các Sở - ngành, quận, huyện, hệ thống y tế, nhưng chủ yếu cần huy động từ các doanh nghiệp.

- Chương trình tiếp cận cộng đồng cần huy động 100% nguồn lực từ các tổ chức xã hội, thiện nguyện,…

- Chương trình Methadone, tư vấn xét nghiệm HIV cần huy động từ sự đóng góp của bệnh nhân và một phần từ ngân sách Thành phố.

- Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con huy động 100% từ ngân sách Thành phố.

- Chương trình chăm sóc điều trị, ngoài việc huy động thêm từ ngân sách Thành phố (13,833 tỷ đồng chủ yếu cho việc tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, theo dõi, giám sát), phần lớn còn lại cần huy động thêm từ nguồn viện trợ quốc tế (237,462 tỷ đồng để đầu tư thuốc ARV miễn phí, xét nghiệm, đo tải lượng virus…) và huy động thêm từ bảo hiểm y tế (268,686 tỷ đồng).

2. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính giai đoạn 2014 - 2020:

a) Nhu cầu đầu tư chương trình tăng cao do phải mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động để ứng phó với tình hình dịch đang ngày càng lan rộng và có tính chất phức tạp:

- Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai rất tốt chương trình chăm sóc điều trị, vì vậy số người chuyển sang AIDS cũng như số người tử vong đã giảm nhanh. Tuy nhiên, số người nhiễm HIV còn sống cần được điều trị ngày càng tăng do số người nhiễm mới HIV mặc dù giảm qua từng năm nhưng vẫn còn cao. Bên cạnh đó, số người nghiện chích ma túy có nhu cầu điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone cũng tăng, trong khi việc điều trị bằng ARV, Methadone cần phải lâu dài, suốt đời. Vì vậy, để đáp ứng các nhu cầu này đòi hỏi phải mở rộng triển khai cung cấp các dịch vụ điều trị có chất lượng cho bệnh nhân trên diện rộng. Muốn vậy, kinh phí đầu từ phải tăng cao hơn trước. Song song với các chương trình điều trị thì các chương trình dự phòng cũng cần phải tập trung đầu tư (bao cao su, bơm kim tiêm, tham vấn xét nghiệm HIV…), vì đây là những chương trình góp phần không nhỏ cho việc kéo giảm, kiềm chế số người nhiễm mới HIV.

Trong khi đó, các tổ chức quốc tế cắt giảm tài trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, nhất là giai đoạn 2019 - 2020 (dự kiến các tổ chức quốc tế chấm dứt tài trợ), dẫn đến việc thiếu hụt kinh phí, nhất là kinh phí cho thuốc ARV, Methadone, sinh phẩm xét nghiệm, bao cao su, bơm kim tiêm, trang thiết bị…

- Để thực hiện chung các hoạt động cam kết của Việt Nam với quốc tế và các nước trong khu vực như: cam kết về “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn tử vong do AIDS, không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”, “Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015”; đồng thời để hướng tới mục tiêu kết thúc đại dịch vào năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh cần đầu tư xây dựng nhiều hoạt động, mô hình, Đề án nhằm đáp ứng thực trạng hiện nay trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và đảm bảo tính bền vững như Đề án “Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV theo phương thức xã hội hóa giai đoạn 2014 - 2018”, Đề án “Thực hiện mở rộng và xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2014 - 2015”…

b) Các nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế nguồn ngân sách:

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến nguồn lực của các nhà tài trợ; bên cạnh đó, việc Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình đã ảnh hưởng nhiều đến việc huy động và sử dụng nguồn lực quốc tế. Kinh phí viện trợ từ các tổ chức quốc tế ngày càng giảm và sẽ giảm nhanh trong thời gian tới.

- Cũng do khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố mặc dù tăng 9,3% trong năm 2013, nhưng vẫn đạt thấp so với năm 2011 (10,3%). Trong khi đó, tính chung cả nước, trong năm 2013, tăng trưởng GDP dự kiến chỉ ở mức 5,4%. Điều này ảnh hưởng đến nguồn lực đầu tư của Chính phủ cũng như nguồn đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Với sự tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS hiện nay đều miễn phí cho các đối tượng nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS, dẫn đến việc bản thân những người này cũng chưa quen với việc tự chi trả các chi phí khi sử dụng dịch vụ, cũng như tham gia bảo hiểm y tế. Mặt khác, phần lớn những người nhiễm HIV/AIDS là những người có hành vi nguy cơ cao và đa số thuộc diện hộ nghèo, nên khả năng chi trả cho các dịch vụ cũng sẽ bị hạn chế.

IV. KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG:

Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tìm kiếm các giải pháp huy động nguồn lực tài chính để duy trì và mở rộng các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các nguồn viện trợ quốc tế giảm nhanh.

Trên thế giới, đầu tư quốc gia dành cho phòng, chống HIV đã vượt trội so với nguồn kinh phí quốc tế. Ở các nước có thu nhập ở mức thấp và trung bình đã đầu tư 8,6 tỷ đô la Mỹ cho phòng, chống HIV trong năm 2011, tăng 11% so với năm 2010. Nguồn kinh phí quốc tế cho phòng, chống HIV đã chững lại, đứng ở mức của năm 2008 là 8,2 tỷ đô la Mỹ. Có 81 quốc gia đã tăng hơn gấp đôi đầu tư trong nước cho phòng, chống AIDS trong khoảng thời gian từ 2006 - 2011. Nam Phi đã sử dụng các nguồn trong nước để chi trả cho hơn 80% chi phí phòng, chống AIDS và đã tăng đầu tư trong nước cho AIDS lên gấp ba lần trong khoảng thời gian 2006 - 2011; Ấn Độ cũng đã cam kết tăng ngân sách quốc nội lên hơn 90% cho các hoạt động ứng phó của quốc gia với AIDS trong giai đoạn tới. Braxin và Nga hiện đã hoàn toàn tự túc kinh phí phòng, chống AIDS[13].

Nhiều quốc gia cũng đã có các giải pháp tăng cường tìm kiếm các nguồn kinh phí mới ngoài ngân sách quốc gia như: lập Quỹ phòng, chống HIV/AIDS từ việc trích thuế hàng không, thuế rượu, thuốc, trích phí sử dụng điện thoại…; hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia điều trị thông qua các chính sách ưu đãi; đẩy mạnh sự tham gia của bảo hiểm y tế.

Tại Thành phố Hải Phòng, năm 2012 - 2013 đã tiến hành triển khai việc thu phí đối với các bệnh nhân điều trị Methadone nhằm đảm bảo tính bền vững của chương trình; đồng thời tăng nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong bối cảnh tài trợ cắt giảm, Thành phố đã chủ động đề ra các giải pháp để huy động nguồn lực:

- Xây dựng định hướng chiến lược của Thành phố, hướng tới kết thúc đại dịch vào năm 2030, trên cơ sở đó cùng trao đổi với các tổ chức quốc tế để huy động, thống nhất việc tiếp tục hỗ trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh trên một số hoạt động trọng tâm từ dự phòng đến chăm sóc điều trị.

- Lồng ghép hoạt động, nhân sự của các chương trình tham vấn xét nghiệm HIV - điều trị Methadone - điều trị ARV nhằm tinh gọn bộ máy, giảm thiểu chi phí.

- Lồng ghép hoạt động chăm sóc điều trị vào hệ thống y tế sẵn có (triển khai đưa việc điều trị ARV về tuyến phường, xã, thị trấn).

- Xây dựng các Đề án theo phương thức xã hội hóa như: Đề án Methadone, Đề án điều trị ARV sớm.

- Xây dựng Đề án thí điểm triển khai bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV tại Quận 8 và quận Thủ Đức.

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA THÀNH PHỐ VỀ BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2014 - 2020:

1. Thành phố bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố; đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS; tập trung đầu tư cho các hoạt động thiết yếu, mang tính bền vững, lâu dài, có hiệu quả cao trong dự phòng và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

2. Tiếp tục vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt về kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng lộ trình chuyển giao cụ thể của các dự án và bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

3. Đa dạng hóa các nguồn kinh phí thông qua việc triển khai xã hội hóa các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, huy động nguồn lực từ bảo hiểm y tế chi trả một số dịch vụ…; đồng thời tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

4. Tăng cường quản lý, tổ chức, vận hành bộ máy theo hướng tinh giản và tiết kiệm, lồng ghép, kiện toàn hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống y tế hiện hành; thiết kế, xây dựng, triển khai các mô hình cung cấp các dịch vụ, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng chi phí thấp - hiệu quả cao.

5. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, vì vậy cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp liên ngành và trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng. Các Sở - ngành, Đoàn thể, quận, huyện, phường, xã, thị trấn chủ động bố trí nguồn lực (bao gồm ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất…) nhằm bảo đảm tính liên tục, bền vững cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, đơn vị; lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động sẵn có của đơn vị, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương.

II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH:

1. Mục tiêu chung:

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch hành động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011 - 2015 và công tác phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến kết thúc đại dịch vào năm 2030 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Hằng năm, tăng nguồn ngân sách nhà nước của Thành phố đủ để bù đắp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách của các đơn vị. Tiến tới ngân sách nhà nước của Thành phố, của đơn vị bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

b) Huy động nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ 50% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2015 - 2016 và đạt tỷ lệ 10% vào năm 2020[14].

c) Huy động tối thiểu 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp theo cơ chế, chính sách của nhà nước vào năm 2020.

d) Bảo đảm 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020.

đ) Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (tư vấn xét nghiệm HIV, bao cao su, bơm kim tiêm, Methadone, điều trị ARV sớm) để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này.

e) Bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo quy định hiện hành.

III. ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí:

a) Tăng cường vận động sự hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước của Trung ương để đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thiết yếu, có hiệu quả và bền vững.

Tổ chức các hội nghị, hội thảo vận động nguồn ngân sách từ Trung ương thông qua việc cung cấp các bằng chứng về nhu cầu nguồn lực và các khoảng trống thiếu hụt cho việc duy trì mô hình cung cấp dịch vụ bền vững trong tình hình dịch của địa bàn trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của địa phương, đơn vị trong đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương, đơn vị.

- Tăng cường đầu tư ngân sách của Thành phố cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Lồng ghép các nội dung về nhu cầu nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS vào các hội thảo thu hút tài trợ, kêu gọi đầu tư của Thành phố.

- Tăng tính chủ động của các Sở - ngành, Đoàn thể, quận, huyện, phường, xã, thị trấn trong việc huy động và bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý.

- Vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới và các đối tác mới thông qua các cơ chế, chính sách phù hợp cũng như đảm bảo chất lượng và bền vững của các hoạt động, chương trình.

- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, tiến tới đưa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường xuyên, liên tục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị.

c) Tăng cường nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng việc chi trả các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS hiện có tại Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện và triển khai các dịch vụ phòng, chống AIDS có thể huy động sự đóng góp của người bệnh tại các bệnh viện quận, huyện (như điều trị nghiện bằng thuốc Methadone).

- Thiết lập và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ có hiệu quả, chi phí thấp. Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ này, đặc biệt là người nhiễm HIV có thể tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

- Triển khai Đề án “Thực hiện mở rộng và xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2014 - 2015’" và Đề án “Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV theo phương thức xã hội hóa”.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS phù hợp với điều kiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm nhằm đẩy mạnh sự tham gia chi trả của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ điều trị HIV/AIDS; tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố về kế hoạch triển khai mở rộng chương trình bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện; tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

- Phối hợp với các Sở - ngành, Đoàn thể và các quận, huyện mở rộng triển khai tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm và các vật tư phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và có cơ chế sử dụng nguồn thu từ hoạt động này.

d) Huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.

2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí:

a) Điều phối, phân bổ, kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động:

- Xây dựng kế hoạch hành động thống nhất, phù hợp đặc điểm và đáp ứng tình hình dịch HIV/AIDS của Thành phố theo từng năm, từng giai đoạn để chủ động trong việc điều phối, phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả.

- Tiếp tục xây dựng các chương trình phòng, chống AIDS theo hướng kết nối và lồng ghép chặt chẽ với các chương trình sức khỏe trong mạng lưới y tế của Thành phố, vừa đảm bảo thực hiện thành công các chương trình phòng, chống AIDS, vừa nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ ngành y tế, phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện hoạt động của ngành.

- Thiết lập cơ chế phối hợp hành động chung giữa các chương trình, dự án khác nhau; đồng thời cùng với các đơn vị, đặc biệt là tuyến quận, huyện thực hiện việc phối kết hợp nguồn lực tại đơn vị để cung ứng toàn diện cho hoạt động phòng, chống AIDS trên địa bàn quận, huyện. Bên cạnh đó, trong từng chương trình, từng hoạt động, vụ việc cụ thể cũng cần có sự phối hợp, lồng ghép giữa các đơn vị, các dự án nhằm tận dụng tối đa nguồn lực, bổ sung hỗ trợ cho nhau.

- Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin giữa các đơn vị, các Sở - ngành, các nhà tài trợ và liên tục cập nhật về các lĩnh vực, địa bàn và đối tượng cần ưu tiên can thiệp nhằm chủ động bố trí và điều phối nguồn lực có hiệu quả.

- Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả được thực hiện bởi kinh phí của các nhà tài trợ quốc tế theo từng giai đoạn, lĩnh vực và địa bàn.

b) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí.

- Tăng cường vai trò giám sát của Ban phòng, chống AIDS các cấp, các Sở - ngành, Đoàn thể, quận, huyện đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc phân bổ nguồn lực đối với các chương trình, dự án theo định kỳ, đột xuất nhằm bảo đảm việc tuân thủ các nội dung cam kết trong các văn kiện, thỏa thuận dự án.

3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban phòng, chống AIDS các cấp và bộ máy tổ chức, cán bộ, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS; thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban phòng, chống AIDS Thành phố nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố, cũng như tăng cường điều phối tập trung và có hiệu quả các nguồn kinh phí phòng, chống HIV/AIDS.

- Định kỳ nghiên cứu xác định những nội dung ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS (địa bàn, lĩnh vực, hoạt động, đối tượng) để có sự phân bổ kinh phí hợp lý.

- Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS.

- Huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động (từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ khác).

Phần IV

CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN MỤC TIÊU HUY ĐỘNG NGÂN SÁCH CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. HUY ĐỘNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ, CỦA CÁC ĐƠN VỊ:

1. Mục tiêu:

Phấn đấu tăng tối thiểu 30% ngân sách Thành phố cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách của các đơn vị, tiến tới ngân sách nhà nước ở Thành phố, ngân sách tại đơn vị bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

2. Hoạt động:

a) Hàng năm, căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020”, cơ quan chủ trì xây dựng dự toán cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thông qua các cơ quan tham mưu cùng cấp để thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

- Đầu ra: các kế hoạch dự toán kinh phí hàng năm.

- Thời gian thực hiện: Tháng 7 - 8 của năm trước đó (từ 2014 - 2020).

- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố.

b) Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề, các cuộc họp triển khai, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện thực hiện Đề án, trên cơ sở đó tổng kết tình hình thực hiện cũng như đề ra mục tiêu, các giải pháp huy động nguồn lực nhằm vận động các cơ quan ban, ngành, đoàn thể tham gia vào các hoạt động bảo đảm tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đầu ra: 02 buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề; 01 cuộc họp.

+ Thời gian thực hiện: Năm 2015.

+ Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố.

+ Nguồn kinh phí thực hiện: Cân đối trong nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS được bố trí hàng năm cho Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố.

c) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Đoàn thể, quận, huyện xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị mình lồng ghép hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.

+ Đầu ra: Kế hoạch hoạt động.

+ Thời gian thực hiện: Hàng năm.

+ Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố.

+ Nguồn kinh phí thực hiện: Cân đối trong dự toán được bố trí hàng năm của đơn vị.

II. HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VIỆN TRỢ QUỐC TẾ:

1. Mục tiêu:

Huy động nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ 50% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2015 - 2016 và đạt tỷ lệ 10% vào năm 2020.

2. Hoạt động:

a) Tổ chức các cuộc họp với các tổ chức quốc tế hiện đang tài trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố để thông tin về Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng kế hoạch chiến lược từng chương trình đến năm 2030, qua đó vận động các tổ chức tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố đến năm 2020, gồm: kinh phí hoạt động, thuốc, sinh phẩm…; chuyên môn, kỹ thuật; đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS; hỗ trợ triển khai các mô hình, hoạt động với chi phí thấp, hiệu quả cao.

- Đầu ra: 02 - 03 cuộc họp.

- Thời gian thực hiện: năm 2014 - 2015.

- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng chống AIDS Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

b) Tổ chức Hội nghị vận động tài trợ cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 dành cho các tổ chức quốc tế đã, đang tài trợ cho Thành phố và các tổ chức mới.

- Đầu ra: 01 Hội nghị.

- Thời gian thực hiện: năm 2015 - 2016.

- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố.

III. HUY ĐỘNG SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP:

1. Mục tiêu:

Huy động tối thiểu 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp theo cơ chế, chính sách của nhà nước vào năm 2020.

2. Hoạt động:

a) Tổ chức Hội nghị vận động các chủ doanh nghiệp tham gia triển khai phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí của doanh nghiệp.

- Đầu ra: 10 - 15 Hội nghị.

- Thời gian thực hiện: năm 2014 - 2020.

- Đơn vị đầu mối: Liên đoàn Lao động Thành phố, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố.

b) Tổ chức các cuộc họp hướng dẫn triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp (dành cho các doanh nghiệp cam kết bố trí kinh phí của doanh nghiệp để triển khai hoạt động), gồm: thành lập đội truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp; in ấn tài liệu truyền thông; mua bao cao su; hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; hỗ trợ tư vấn xét nghiệm HIV; thực hiện pano, poster, áp phích, bảng tin tại doanh nghiệp; tổ chức các sự kiện truyền thông…

- Đầu ra: 5 - 10 cuộc họp.

- Thời gian thực hiện: năm 2014 - 2017.

- Đơn vị đầu mối: Liên đoàn Lao động Thành phố, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố.

c) Thực hiện các đợt giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp triển khai hoạt động; áp dụng xử phạt theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với các doanh nghiệp không bố trí kinh phí và triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Đầu ra: 1 năm/lần.

- Thời gian thực hiện: năm 2015 - 2020.

- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố.

IV. NGUỒN BẢO HIỂM Y TẾ CHI TRẢ:

1. Mục tiêu:

Bảo đảm 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020.

2. Hoạt động:

a) Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách để hoàn thiện tính pháp lý của các phòng khám ngoại trú quận, huyện nhằm triển khai việc khám chữa bệnh về HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế tại các nơi này.

- Đầu ra: 03 cuộc họp.

- Thời gian thực hiện: năm 2014 - 2015.

- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố.

b) Truyền thông, tư vấn về lợi ích của việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế thông qua báo, đài, băng rôn, poster, áp phích, tờ rơi, đội ngũ tiếp cận cộng đồng, giáo dục viên đồng đẳng; tuyên truyền, tư vấn tại các phòng khám ngoại trú quận, huyện, các bệnh viện, các Trạm Y tế phường, xã, thị trấn… qua đó khuyến khích và hướng dẫn người nhiễm HIV mua và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

- Đầu ra: 03 cuộc họp.

- Thời gian thực hiện: năm 2014 - 2015.

- Đơn vị đầu mối: Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố, Sở Y tế (Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe).

- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân/Trung tâm Y tế Dự phòng các quận, huyện, Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố…

c) Tiếp tục thí điểm triển khai Đề án bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện năm 2014 và mở rộng từ năm 2015.

Đề án thực hiện mở rộng tại các phòng khám ngoại trú quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã, thị trấn dựa vào cơ sở vật chất và nhân sự hiện có. Theo Đề án, Trạm Y tế sẽ dựa vào Chương trình khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trạm Y tế của Sở Y tế để giúp bệnh nhân HIV/AIDS nhận thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội tại đây; đồng thời đảm bảo công bằng cho bệnh nhân có thẻ và không có thẻ bảo hiểm y tế trong việc chăm sóc điều trị HIV/AIDS, qua đó giúp bệnh nhân làm quen dần với việc mua và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS (thay vì được miễn phí hoàn toàn như giai đoạn được tài trợ trước đây).

Cụ thể: tiếp tục thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Quận 8 và quận Thủ Đức; thực hiện lượng giá, tổng kết kết quả thực hiện tại 02 quận triển khai thí điểm và đưa ra các kiến nghị cụ thể về các chính sách, luật pháp về bảo hiểm y tế có liên quan vào quý 4 năm 2014; xem xét triển khai thêm tại ít nhất 01 - 02 quận, huyện và 08 - 10 Trạm Y tế phường, xã, thị trấn vào quý 1 năm 2015 và mở rộng vào cuối năm 2015.

- Đầu ra: 50% - 70% số bệnh nhân tại mỗi quận tham gia bảo hiểm y tế và 70% trong số đó sử dụng dịch vụ và được bảo hiểm y tế chi trả trong năm 2015.

- Thời gian thực hiện: năm 2014 - 2015.

- Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố.

d) Mua thẻ bảo hiểm y tế cho những người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, không có khả năng chi trả khi tiếp cận dịch vụ điều trị ARV.

Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách nhà nước của Thành phố chi trả.

- Đầu ra: Ước tính 20% bệnh nhân trong tổng số bệnh nhân được điều trị ARV của năm 2019 và 2020 thuộc hộ nghèo sẽ được nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế.

- Thời gian hoàn thành: năm 2019 - 2020.

- Đơn vị đầu mối: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố, Sở Y tế.

V. TRIỂN KHAI THU PHÍ ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS:

1. Mục tiêu:

Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (tư vấn xét nghiệm HIV, bao cao su, bơm kim tiêm, Methadone, điều trị ARV sớm) để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này.

2. Hoạt động:

2.1. Triển khai Đề án “Thực hiện mở rộng và xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2015”.

a) Mở rộng cơ sở điều trị Methadone:

- Năm 2014: vận hành thêm 05 cơ sở điều trị mới tại các Quận 1, Quận 10, Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh; triển khai thí điểm 02 - 03 điểm phát thuốc tại Trạm Y tế phường; hướng đến cung cấp dịch vụ cho 4.000 bệnh nhân.

- Năm 2015: triển khai thêm 12 cơ sở điều trị tại Bệnh viện hoặc Trung tâm Y tế dự phòng các quận, huyện còn lại chưa có điểm điều trị; triển khai thí điểm 01 cơ sở điều trị tư nhân; triển khai mở rộng mô hình cấp phát thuốc tại Trạm Y tế phường trường hợp thí điểm khả thi và hiệu quả; hướng đến cung cấp dịch vụ cho 8.000 bệnh nhân.

b) Lộ trình xã hội hóa:

- Thực hiện thu phí đối với các bệnh nhân điều trị bằng thuốc Methadone từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 với mức phí bao gồm: tiền cấp phát thuốc và tiền thuốc:

+ Tiền cấp phát thuốc: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 38/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính về ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; vận dụng mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các cơ sở y tế công lập theo Nghị quyết số 33/2013/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố và Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều chỉnh một phần giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính, cụ thể:

TT

Lộ trình thu phí

Mức thu/lần

I

Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/5/2015:

 

1

Cơ sở y tế hạng 1

10.000 đồng

2

Cơ sở y tế hạng 2

10.000 đồng

3

Cơ sở y tế hạng 3

7.000 đồng

4

Trạm y tế

3.000 đồng

II

Từ ngày 01/6/2015 đến ngày 31/12/2015:

 

1

Cơ sở y tế hạng 1

10.000 đồng

2

Cơ sở y tế hạng 2

10.000 đồng

5

Cơ sở y tế hạng 3

8.000 đồng

4

Trạm y tế

4.000 đồng

+ Tiền thuốc: Thanh toán theo giá mua vào thuốc khi trúng thầu.

- Thu phí đối với bệnh nhân:

+ Đối với bệnh nhân không được hỗ trợ: Thu đủ 100% phí điều trị (gồm tiền cấp phát thuốc và tiền thuốc).

+ Đối với bệnh nhân thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ: Hỗ trợ 100% phí điều trị (gồm tiền cấp phát thuốc và tiền thuốc) cho các bệnh nhân được hưởng chế độ hỗ trợ điều trị theo Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Bệnh nhân được hỗ trợ gồm: (1) những người quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (bao gồm: thương binh; người bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ thương tật trên 81%; người nghèo (tại Thành phố áp dụng theo chuẩn nghèo của Thành phố); người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa; trẻ em mồ côi; người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng) và (2) các bệnh nhân là giáo dục viên đồng đẳng chương trình phòng, chống HIV/AIDS của thành phố. Ước tính số bệnh nhân được hỗ trợ chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng số bệnh nhân được điều trị.

Trường hợp thành phố vẫn còn nhận thuốc tài trợ, các bệnh nhân được hỗ trợ sẽ nhận thuốc điều trị miễn phí từ nguồn thuốc tài trợ. Khi không còn thuốc tài trợ, Thành phố sẽ cấp bổ sung kinh phí mua thuốc, đảm bảo cho số bệnh nhân này được tiếp tục điều trị miễn phí.

c) Kinh phí thực hiện: Chi phí cần thiết để triển khai chương trình Methadone tại 01 cơ sở bao gồm 02 nhóm chi phí chính:

- Chi phí đầu tư ban đầu bao gồm: Chi phí sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị (đơn vị tự dự trù theo hướng dẫn của Sở Y tế).

- Chi phí vận hành là 2,2 tỷ đồng/năm cho một cơ sở điều trị và 1,5 tỷ đồng/năm cho một điểm phát thuốc, gồm các chi phí cho: mua thuốc; vật tư tiêu hao (test xét nghiệm nước tiểu phát hiện các chất ma túy, chi phí lưu kho, vận chuyển, cấp phát thuốc đến các cơ sở điều trị và hủy vỏ chai thuốc); lương, phụ cấp làm việc các ngày thứ bảy, chủ nhật, Lễ, Tết; chi phí văn phòng (điện, nước, điện thoại, Internet, văn phòng phẩm…) và chi phí thực hiện các hoạt động hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân.

d) Nguồn kinh phí thực hiện:

STT

Nội dung

Nguồn kinh phí

1

Kinh phí đầu tư ban đầu

- Đơn vị tự đầu tư;

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Kinh phí được cấp hàng năm của Y tế dự phòng.

2

Chi phí mua thuốc

- Nguồn tài trợ;

- Thu từ bệnh nhân;

- Ngân sách thành phố hỗ trợ cho nhũng bệnh nhân thuộc diện được nhà nước hỗ trợ (ước tính 10% bệnh nhân được miễn phí điều trị).

3

Nhân sự

- Ngân sách thành phố chi cho việc trả lương;

- Nguồn thu tiền khám bệnh chi cho phụ cấp làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật, Lễ, Tết.

4

Chi phí hoạt động

- Nguồn thu tiền khám bệnh.

5

Nâng cao năng lực

- Ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia hoặc nguồn thu tiền khám bệnh (trường hợp ngân sách không hỗ trợ).

- Trước mắt, ngân sách Thành phố ứng 7,632 tỷ đồng cho việc gối đầu an toàn thuốc Methadone trong 06 tháng đầu năm 2015 (đã có trong kế hoạch ngân sách năm 2014). Các đơn vị sẽ tự thu và tự chi mua thuốc theo quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

- Các cơ sở điều trị, điểm phát thuốc Methadone sử dụng nguồn thu từ các bệnh nhân còn lại (90%) để bù đắp phần chi phí miễn phí 100% tiền khám cho số bệnh nhân được miễn giảm (10%).

- Ngân sách Thành phố cấp bổ sung phần chi phí mua thuốc cho đối tượng thuộc diện được nhà nước hỗ trợ (khi không còn được tài trợ thuốc), ước tính năm 2015 là 2,92 tỷ đồng.

đ) Thời gian thực hiện:

- Năm 2014 - 2015: Xây dựng và triển khai Đề án “Thực hiện mở rộng và xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2015”.

- Năm 2016 - 2020: Xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp theo cho việc thu phí điều trị Methadone.

e) Đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố.

2.2. Triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV bằng phương thức xã hội hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2018”.

a) Nguyên tắc triển khai:

- Tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật, quản lý tài chính hiện hành.

- Việc tham gia của bệnh nhân là hoàn toàn tự nguyện.

- Được thực hiện bằng phương thức xã hội hóa: Bệnh nhân được tư vấn đầy đủ, trước khi đưa vào điều trị để đảm bảo tuân thủ lâu dài, trong đó có khả năng chi trả chi phí, bao gồm: chi phí khám chữa bệnh hàng tháng, chi phí thuốc kháng HIV và các chi phí xét nghiệm không được Nhà nước và các dự án tài trợ.

- Khuyến khích các công ty cung ứng thuốc, phòng khám, nhà thuốc đủ điều kiện, tự nguyện tham gia đề án.

b) Đối tượng thụ hưởng dịch vụ: Người nhiễm HIV có CD4>350 tế bào/mm³, tự nguyện tham gia điều trị ARV sớm theo phương thức tự chi trả chi phí điều trị.

c) Tiến độ thực hiện:

- Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2014: phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án.

- Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015: Triển khai thực hiện thí điểm tại 04 - 05 phòng khám.

- Từ năm 2016 đến năm 2018: Duy trì và mở rộng.

d) Tài chính:

- Đối với các cơ sở công lập:

+ Kinh phí triển khai thực hiện đề án bao gồm: (1) Nguồn thu phí từ bệnh nhân; (2) Nguồn viện trợ; (3) Nguồn ngân sách (chi hỗ trợ cho hoạt động tập huấn, đào tạo); (4) Nguồn hợp pháp khác (nếu có).

+ Quy định về mức phí thu từ bệnh nhân: (1) Tiền thuốc và tiền xét nghiệm thu bệnh nhân theo thực tế phát sinh; (2) Tiền công khám bệnh: thu theo quy định tại Nghị quyết số 33/2013/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố và Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều chỉnh một phần giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29 tháng 02 năm 2012 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính (khung giá cho năm 2014 được áp dụng từ ngày 01 tháng 6 năm 2014); (3) Thu theo giá dịch vụ sẽ do đơn vị tự xây dựng phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; (4) Ước tính mỗi bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ bậc 1 sẽ phải chi trả từ 12.000 đồng đến 24.000 đồng/ngày.

- Đối với các cơ sở tư nhân:

+ Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.

+ Tự nguyện và thực hiện đầy đủ các quy định của Đề án này.

- Ước tính tổng kinh phí thực hiện Đề án (giai đoạn 2014 - 2018) là 289.082.800.000 đồng. Trong đó, nguồn xã hội hóa (thu từ bệnh nhân, nguồn hợp pháp khác) là 255.050.000.000 đồng; nguồn viện trợ là 32.732.800.000 đồng; nguồn ngân sách nhà nước là 1.300.000.000 đồng (dự toán và phê duyệt hàng năm theo phân bổ kinh phí ngân sách địa phương và cấp từ Trung ương nếu có).

Bảng 7. Ước tính ngân sách thực hiện Đề án qua hàng năm[15]

Đơn vị tính: triệu đồng

 

2014 - 2015

2016

2017

2018

Tổng

Số lượng bệnh nhân được điều trị ARV sớm (người)

2.500

8.400

13.120

16.896

40.916

Ngân sách Thành phố cấp[16]

540

220

220

320

1.300

Kinh phí tài trợ[17]

2.000

6.720

10.496

13.517

32.733

Kinh phí do bệnh nhân chi trả[18]

16.930

52.680

81.280

104.160

255.050

Tổng

19.470

59.620

91.996

117.997

289.083

VI. TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH HIỆU QUẢ, CHI PHÍ THẤP:

1. Mục tiêu:

Thực hiện các mô hình, các hoạt động hiệu quả với chi phí thấp bằng nguồn ngân sách Thành phố để giảm dần chi phí khi các tổ chức quốc tế không còn tài trợ.

2. Hoạt động:

a) Nguyên tắc thực hiện:

Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động sẵn có của các Sở - ngành, Đoàn thể, quận, huyện để đảm bảo các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được tiếp tục triển khai như: lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào hoạt động truyền thông của Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, các Hội, Đoàn thể...; lồng ghép hoạt động điều trị HIV/AIDS vào hoạt động điều trị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố...; lồng ghép hoạt động chăm sóc hỗ trợ vào các hoạt động hỗ trợ sẵn có của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các chi hội thiện nguyện của Hội Phòng chống HIV/AIDS Thành phố....

b) Về dự phòng:

- Xây dựng mạng lưới liên kết một cách hệ thống nhằm phòng ngừa lây nhiễm HIV với viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) trên nhóm đối tượng nguy cơ cao. Đội ngũ cán bộ y tế dự phòng quận, huyện sẽ tham gia điều phối hoạt động can thiệp giảm tác hại.

- Nâng cao ý thức sử dụng bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm và tự chi trả của nhóm nguy cơ cao, giảm số lượng phân phát miễn phí chỉ chiếm khoảng 10 - 15% vào năm 2015. Vận động kênh thương mại tham gia cung cấp bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm cho nhóm nguy cơ cao (thông qua chương trình tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm), tiến tới đảm bảo tính sẵn có và tính dễ tiếp cận của các phương tiện giảm tác hại bằng kênh thương mại.

- Lồng ghép tái cấu trúc thay đổi vai trò và hoạt động của nhân sự chương trình theo hướng nhân sự giảm tác hại Thành phố có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ từ dự phòng đến chăm sóc điều trị; xây dựng đội ngũ cộng tác viên tại các quận, huyện, các Sở - ngành liên quan, các tổ chức thiện nguyện, tôn giáo, các đội nhóm xã hội… để triển khai chương trình tiếp cận cộng đồng; số lượng giáo dục viên đồng đẳng được hưởng sự hỗ trợ hoàn toàn từ ngân sách nhà nước hoạt động với vai trò theo dấu tiếp cận theo mạng xã hội để tiếp cận và chuyển gởi hệ thống dịch vụ hiện có của ngành y tế.

- Triển khai các mô hình tiếp cận với chi phí thấp, hiệu quả cao như: mô hình tiếp cận online, tiếp cận thông qua 1 “thủ lĩnh” của 1 nhóm, tiếp cận đối tượng “ẩn” chưa từng sử dụng dịch vụ theo cách phân nhánh, tiếp cận thông qua mạng lưới xã hội; mô hình “dùng người hưởng lợi - đang sử dụng Methadone” để tham gia tự nguyện vào việc tiếp cận, khuyến khích bạn bè còn tiêm chích ma túy đến sử dụng dịch vụ tham vấn xét nghiệm HIV, chăm sóc điều trị HIV/AIDS nhằm giảm thiểu sự lây lan của HIV/AIDS trong cộng đồng...; triển khai mô hình chi trả theo hiệu suất đối với đội ngũ nhân viên tiếp cận cộng đồng.

c) Về chăm sóc điều trị:

- Lồng ghép hoàn toàn chương trình phòng, chống HIV/AIDS vào hệ thống y tế, thực hiện việc điều chuyển cán bộ dự án sang biên chế nhà nước và lồng ghép nhân sự của các chương trình chăm sóc điều trị, tham vấn xét nghiệm HIV và Methadone tại các Khoa Tham vấn và hỗ trợ cộng đồng, các bệnh viện quận, huyện.

- Mở rộng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV trong hệ thống y tế công và tư.

- Quy hoạch phát triển mạng lưới xét nghiệm HIV đảm bảo các tiêu chí: mở rộng việc cung cấp dịch vụ phù hợp hiệu quả và hợp lý với điều kiện Thành phố và thống nhất với quy hoạch mạng lưới y tế của Thành phố; tăng cường quản lý đảm bảo chất lượng phù hợp theo từng giai đoạn; triển khai các mô hình tham vấn xét nghiệm HIV cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau: mô hình hoạt động miễn phí dành cho đối tượng nguy cơ cao, mô hình thu phí dành cho các bệnh nhân tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập đủ điều kiện hoạt động, mô hình có thu phí dành cho đối tượng là người dân có ít nguy cơ trong cộng đồng như: sinh viên, học sinh, người chuẩn bị kết hôn,… triển khai tại các ban, ngành, đoàn thể, những nơi có đủ điều kiện để triển khai hoạt động.

- Triển khai điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm (bằng phác đồ 3 thuốc AZT/3TC/EFV) cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV bất kể giai đoạn lâm sàng và CD4 nhằm làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, hướng tới không còn trẻ nhiễm mới HIV sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

3. Thời gian thực hiện: 2014 - 2016.

4. Đơn vị đầu mối: Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố, Sở Y tế.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:

1. Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố) và Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố:

- Tham mưu, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020”; định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì phối hợp với các Sở - ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này.

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở - ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động tài chính cụ thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả việc huy động các nguồn viện trợ mới.

- Chủ trì phối hợp với các Sở - ngành là thành viên Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Củng cố và hoàn thiện tư cách pháp lý của các phòng khám ngoại trú HIV/AIDS phù hợp với điều kiện ký hợp đồng của cơ quan bảo hiểm y tế.

- Xây dựng mức thu phí, lệ phí các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS gởi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.

- Theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Sở Tài chính:

- Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố) trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tham mưu về cơ chế, chính sách, thủ tục cho việc huy động, tiếp nhận các nguồn viện trợ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình huy động và sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS của các đơn vị, bảo đảm đúng mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng có hiệu quả kinh phí và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố), Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện việc phân bổ, điều phối các nguồn đầu tư cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng các quy định hiện hành.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố) phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm (bao gồm ngân sách Trung ương và Thành phố) để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố) và các Sở - ngành liên quan triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động tài trợ quốc tế, nhất là các dự án sử dụng vốn ODA cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời hướng dẫn các Sở - ngành, địa phương triển khai các hoạt động này.

- Chủ trì phối hợp Sở Tài chính, Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố) và các nhà tài trợ thực hiện hài hòa các quy trình, thủ tục và cơ chế quản lý chương trình, dự án. Tăng cường công tác điều phối, quản lý các khoản tài trợ quốc tế theo đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng; định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn chi tiết thực hiện Điều 19 Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về “Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội”.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Phối hợp với Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố), các Sở - ngành liên quan và các địa phương huy động tài chính cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin tuyên truyền ở cơ sở theo thẩm quyền.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí thực hiện thông tin, truyền thông về HIV/AIDS như một hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị và bằng nguồn ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị này.

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng cơ chế sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa trong hoạt động tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học thuộc hệ

thống và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đã huy động.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tài chính, chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS trong các trường học bằng nguồn kinh phí thường xuyên của nhà trường.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm đối với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người tái hòa nhập cộng đồng và người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, tạo điều kiện cho họ có thể tự chi trả một phần chi phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được các chính sách xã hội hiện hành dành cho những người yếu thế, những người dễ bị tổn thương.

- Chỉ đạo các cơ sở cai nghiện, các cơ sở bảo trợ xã hội bố trí kinh phí của đơn vị và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí này để thực hiện công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho học viên, đối tượng bảo trợ xã hội và các hoạt động chuẩn bị cho người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

7. Bảo hiểm xã hội Thành phố:

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố) hướng dẫn các cơ quan trực thuộc ở các địa phương thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế.

- Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế.

- Phối hợp với Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố) hướng dẫn triển khai các quy định của Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi, bổ sung) nhằm mở rộng việc chi trả điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

8. Sở Nội vụ:

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố) tham mưu xây dựng định mức biên chế hàng năm cho hệ thống y tế dự phòng, trong đó có hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; tham mưu đề xuất các chính sách thu hút nguồn nhân lực cho hệ thống y tế dự phòng.

9. Thủ trưởng các Sở - ngành, cơ quan, đơn vị khác:

- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020” trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

- Ngoài nguồn kinh phí được giao, chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Báo cáo kinh phí huy động bổ sung về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Có cơ chế, chính sách đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch công tác, bao gồm kế hoạch kinh phí thường xuyên của Sở - ngành, cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện:

- Chịu trách nhiệm triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung Kế hoạch này trên địa bàn.

- Thường xuyên rà soát, thống kê tất cả các điểm triển khai các dự án viện trợ quốc tế trên địa bàn, chủ động đề xuất với Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố cắt giảm các hoạt động không hiệu quả.

- Chủ động đầu tư, bố trí ngân sách cũng như huy động sự đóng góp của xã hội, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn, ngoài nguồn ngân sách được phân bổ thông qua Sở Y tế (Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố); đồng thời chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí hiệu quả, không để thất thoát, thực hiện thanh quyết toán theo quy định tài chính hiện hành.

- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này cho Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban Phòng, chống AIDS Thành phố theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố:

- Chủ động tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình.

- Chủ trì phối hợp với ngành Y tế và các ngành có liên quan ở cùng cấp tăng cường huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động.

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao đẩy mạnh triển khai phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”, lồng ghép với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tại địa bàn cơ sở. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động và sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH:

1. Nguồn kinh phí:

Kinh phí thực hiện các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch này được sử dụng từ nguồn:

- Ngân sách Trung ương;

- Ngân sách Thành phố;

- Nguồn viện trợ và các nguồn hợp pháp khác.

2. Sử dụng kinh phí:

Các đơn vị được phân công xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, hoạt động và dự toán ngân sách gửi về Sở Y tế, Văn phòng Thường trực Ủy ban phòng, chống AIDS Thành phố để thẩm định và phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo quy định./.



[1] Báo cáo giám sát phát hiện hàng năm.

[2] Giám sát trọng điểm lồng ghép giám sát hành vi năm 2012.

[3] Đến tháng 6 năm 2014, đã chuyển 1.160 bệnh nhân về 90 phường, xã, thị trấn ở 20 quận, huyện.

[4] Từ năm 2011 - 2013, Thành phố đã chuyển 358 bệnh nhân về tỉnh Đồng Nai và 101 bệnh nhân về tỉnh Tiền Gang để tiếp tục nhận dịch vụ chăm sóc điều trị tại 02 địa phương này.

[5] Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép giám sát hành vi năm 2010, 2011,  2012.

[6] Báo cáo tổng kết chương trình Methadone năm 2013.

[7] Không tính thuốc ARV (bình quân khoảng 70 tỷ đồng/năm), thuốc Methadone (bình quân khoảng 5 tỷ đồng/năm), sinh phẩm (bình quân khoảng 8 tỷ đồng/năm)...

[8] Bao gồm tiền thuốc Methadone, kinh phí hỗ trợ thêm cho các cơ sở Methadone tại quận, huyện, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia.

[9] Dựa trên cam kết của nhà tài trợ.

[10] Bao gồm các dịch vụ: tư vấn, xét nghiệm HIV lại các bệnh viện; bao cao su; bơm kim tiêm (năm 2014) và thêm Methadone (từ năm 2015 trở đi), thuốc ARV, các xét nghiệm liên quan, công khám, công tư vấn (cho Đề án ARV sớm từ năm 2015 trở đi).

[11] Theo dự kiến, từ năm 2019 sẽ không còn viện trợ quốc tế.

[12] Trong đó: 7,632 tỷ đồng mua thuốc Methadone; 500 triệu đồng cấp bổ sung cho các đơn vị triển khai Methadone; 7 tỷ đồng cho các hoạt động thông qua chương trình mục tiêu quốc gia.

[13] Báo cáo của UNAIDS năm 2013.

[14] Chủ yếu đầu tư cho hoạt động chăm sóc điều trị (thuốc, xét nghiệm CD4, đo tải lượng virus).

[15] Đề án này dành cho những người nhiễm HIV có CD4>350 tế bào/mm3. Với các bệnh nhân có CD4<350 tế bào/mm³ được điều trị miễn phí (có tài trợ), sau năm 2018 (không còn tài trợ), những bệnh nhân này sẽ do bảo hiểm y tế chi trả.

[16] Chủ yếu dùng chi cho các hoạt động tập huấn, hội thảo, nâng cao năng lực, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật.

[17] Tài trợ cho việc thực hiện xét nghiệm CD4.

[18] Bao gồm các khoán thu: khám lâm sàng, tư vấn điều trị, thuốc, xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm đo tải lượng virus.