Quyết định 270/2009/QĐ-UBND về Đề án khám, chữa bệnh theo yêu cầu áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: 270/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
Ngày ban hành: 15/09/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 270/2009/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 15 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN KHÁM, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ và Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2009/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khoá VIII, kỳ họp thứ 17 về việc phê duyệt Đề án khám, chữa bệnh theo yêu cầu áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1917/TTr-SYT ngày 04 tháng 9 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án khám, chữa bệnh theo yêu cầu áp dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận (đính kèm Đề án).

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành Đề án theo nội dung đã được ban hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lưu Xuân Vĩnh

 

ĐỀ ÁN

KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 270/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU NĂM 2008

I. TÌNH HÌNH VỀ CÔNG TÁC KHÁM, ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY TẠI BỆNH VIỆN TỈNH

1. Tình hình khám và điều trị nội trú:

a) Tổng số lần khám bệnh trong năm 2008: 150.353 lượt bệnh nhân trong đó số bệnh nhân yêu cầu khám dịch vụ khoảng 5 - 10% nhưng Bệnh viện chưa đáp ứng được;

b) Tình hình điều trị bệnh nội trú trong 2008 như sau:

STT

Địa phương

Năm 2008

Tổng số lượt người

Bệnh nhân có BHYT

Tỉ lệ % BHYT

1

Phan Rang - Tháp Chàm

13.079

7.169

54,8

2

Ninh Phước

9.348

4.689

50,2

3

Ninh Hải

4.354

1.841

42,3

4

Thuận Bắc

1.465

880

60,1

5

Ninh Sơn

3.002

1.730

57,6

6

Bác Ái

374

303

81

 

Khác

1.326

119

8,9

 

Tổng cộng

32.948

16.731

50,8

c) Tình hình một số bệnh tật theo nhóm tại Bệnh viện tỉnh năm 2008:

Nhiễm khuẩn: 10.195 bệnh nhân, chiếm 30,9%; khối u: 581 bệnh nhân, chiếm 1,8%; tiêu hoá: 3.069 bệnh nhân, chiếm 9,3%; tim mạch: 2.437 bệnh nhân, chiếm 7,4%; hô hấp: 3.298 bệnh nhân, chiếm 10%; tiết niệu sinh dục: 1.495 bệnh nhân, chiếm 4,5%; chấn thương, ngộ độc: 4.379 bệnh nhân, chiếm 13,3%;

d) Chỉ số về chất lượng khám và điều trị tại Bệnh viện tỉnh năm 2008:

Trong số 32.931 bệnh nhân điều trị nội trú có: 31.342 bệnh nhân được đánh giá khỏi bệnh, tỷ lệ 95,2%; 1.294 bệnh nhân được đánh giá không khỏi, tỷ lệ 3,9%; 192 bệnh nhân được đánh giá nặng hơn, tỷ lệ 0,6%; 103 bệnh nhân tử vong, tỷ lệ 0,3%.

Ngày điều trị trung bình của bệnh nhân 5,8 ngày, giảm 4,9% so với năm 2007.

Tỷ lệ điều trị thất bại sau phẫu thuật chấn thương sọ não được cải thiện đáng kể: 2,7% năm 2008 so với 7,9% năm 2007.

2. Cơ sở vật chất:

- Khoa điều trị theo yêu cầu đã được thành lập cách đây 1 năm và đã đi vào hoạt động đạt kết quả bước đầu tương đối tốt;

- Khoa Khám bệnh và khoa Ngoại đã được nâng cấp, sửa chữa;

- Các khoa lâm sàng nội trú trước đây đã có sẵn một số phòng nằm điều trị phục vụ theo yêu cầu;

- Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức: hiện có 5 phòng mổ, 4 phòng mổ theo chương trình và 1 phòng mổ cấp cứu;

- Khoa phẫu thuật gây mê - hồi sức, hồi sức cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm đã được đầu tư thêm một số trang thiết bị mới.

3. Nhân lực:

- Nhân lực toàn viện hiện có: 505, trong đó biên chế chính thức 437, hợp đồng 68; tỉ lệ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên/bác sĩ trực tiếp làm công tác chuyên môn (khối lâm sàng): 222/70 = 3,2; trong đó đại học và trên đại học: 115 (bác sĩ: 84, chuyên khoa I: 25, chuyên khoa II: 3, thạc sĩ: 6, dược sĩ: 2, cử nhân y khoa: 20, chuyên viên: 5, kỹ sư: 2);

- Biên chế thường trực tại khoa khám và điều trị theo yêu cầu: 8 người trong đó bác sĩ: 2; điều dưỡng: 3; hộ lý: 3;

- Các khoa lâm sàng bố trí nhân viên phục vụ tại các phòng nằm điều trị theo yêu cầu của các khoa;

- Các khoa cận lâm sàng bố trí nhân viên thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng khi có chỉ định.

4. Trang thiết bị y tế:

Các trang thiết bị cơ bản đã có: CT scanner, hệ thống mổ nội soi, hệ thống nội soi tiêu hoá trên và dưới, dụng cụ mổ nội soi, máy lọc thận nhân tạo, máy thở BIPAP, máy xét nghiệm PCR, máy siêu âm màu 4D, monitor sản khoa, máy xét nghiệm đông máu, máy sinh hoá đa năng, máy gây mê đa năng, …

Trong năm 2009 dự kiến bổ sung trang thiết bị cần thiết bằng hình thức xã hội hoá: hệ thống Xquang kỹ thuật số, hệ thống mổ nội soi tổng quát và tiết niệu, máy nội soi cổ tử cung, hệ thống nội soi video tiêu hoá trên và xét nghiệm Clo test trong chẩn đoán nguyên nhân do loét dạ dày, CT scanner 2 lát cắt, máy sốc điện, máy tạo nhịp tim tạm thời, điện tâm đồ gắng sức, siêu âm thai ghi hình ảnh 4D. Các trang thiết bị nói trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm bớt tình trạng bệnh nhân tự đi hoặc Bệnh viện phải chuyển bệnh lên tuyến trên do thiếu phương tiện chẩn đoán và điều trị.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM ĐIỀU TRỊ THEO YÊU CẦU NĂM 2008 TẠI BỆNH VIỆN TỈNH

1. Nội dung các dịch vụ trong Đề án:

Bệnh nhân nằm điều trị nội trú có quyền yêu cầu các dịch vụ:

- Yêu cầu phòng nằm điều trị;

- Yêu cầu thay drap trải giường, quần áo;

- Yêu cầu bác sĩ trực tiếp làm phẫu thuật.

2. Mức thu:

a) Phòng nằm điều trị theo yêu cầu:

- Phòng loại 1 (một giường): 150.000 đồng/người/1 ngày.

- Phòng loại 2 (hai giường): 80.000 đồng/người/1 ngày.

Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT) chỉ chi trả phần chênh lệch giá phòng nằm theo yêu cầu so với giá “phòng thường không theo yêu cầu” theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Giá phòng điều trị nội trú theo yêu cầu không bao gồm tiền sanh, mổ, thuốc, điện thoại, tiền ăn.

Giá phòng được tính 12 giờ hôm trước đến 12 giờ hôm sau là 1 ngày;

b) Thay drap trải giường, quần áo: 3.000 đồng/1 lần thay drap hoặc quần áo;

c) Yêu cầu bác sĩ làm phẫu thuật: tùy theo loại phẫu thuật mà bệnh nhân chi trả tiền thu tăng thêm.

- Đối với phẫu thuật loại 1, loại 2 thuộc các khoa Mắt, Tai Mũi Họng, Răng Hàm Mặt: bệnh nhân chi trả tiền thu tăng thêm theo thứ tự là: 430.000 đồng, 300.000 đồng.

- Đối với các phẫu thuật loại 1, loại 2, loại 3 thuộc các khoa Phụ sản, khoa Ngoại: bệnh nhân chi trả tiền thu tăng thêm theo thứ tự là: 580.000 đồng, 370.000 đồng, 190.000 đồng.

3. Kết quả thực hiện:

a) Phòng nằm điều trị theo yêu cầu: số ngày sử dụng phòng bệnh theo yêu cầu: 9.408 ngày/2.215 bệnh nhân, doanh thu: 1.327.750.000 đồng. Công suất sử dụng phòng bệnh theo yêu cầu đạt 63,74%;

b) Yêu cầu bác sĩ trực tiếp làm phẫu thuật: số bệnh nhân yêu cầu: 106 bệnh nhân. Số tiền thu được: 39.760.000 đồng;

c) Về tài chính: kết quả thực hiện thu chi năm 2008 (trong đó lãi tiền gửi ngân hàng: 18.185.248 đồng).

Năm 2008

Doanh thu

Chi phí

Chênh lệch thu chi

Thuế TNDN

Bổ sung kinh phí hoạt động

12 tháng

1.385.695.248

353.877.191

1.031.824.057

96.999.087

934.824.970

Bảng kê chi tiết các khoản chi phí:

Khấu hao tài sản

Phân bổ công cụ, dụng cụ

Điện nước

3% khoa

0,4% Ban quản lý

Chi phí khác

Lãi vay

Thuế GTGT

61.318.500

53.869.596

76.221.176

56.695.220

5.485.704

9.954.707

26.600.000

63.732.288

4. Hạn chế:

- Các dịch vụ triển khai trong Đề án thí điểm điều trị theo yêu cầu còn thiếu, đa phần là các dịch vụ ngoài y tế chưa đủ sức đáp ứng các nhu cầu khám chữa bệnh theo yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của bệnh nhân;

- Trang thiết bị y tế: còn thiếu thốn như chưa có hệ thống và dụng cụ mổ nội soi tiết niệu, máy nội soi cổ tử cung, máy nội soi video tiêu hoá trên và xét nghiệm Clo test trong chẩn đoán nguyên nhân loét dạ dày, máy sốc điện, máy tạo nhịp tim tạm thời, điện tâm đồ gắng sức, máy chụp Xquang kỹ thuật số, siêu âm thai ghi hình ảnh 4D, ... Do đó nhiều bệnh nhân xin đi tuyến trên hoặc Bệnh viện phải chuyển tuyến trên do vượt khả năng chẩn đoán và điều trị. Điều này làm cho Đề án thí điểm điều trị theo yêu cầu có nhiều hạn chế, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu của chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng điều trị;

- Cơ sở vật chất: không có đủ điều kiện để thành lập một khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu độc lập, hoàn chỉnh để triển khai đầy đủ các dịch vụ như: khám bệnh gắn liền với xét nghiệm, cận lâm sàng tại chỗ, điều trị nội trú gắn liền với các dịch vụ khác như: yêu cầu hội chẩn, yêu cầu phẫu thuật viên mà có một số dịch vụ phải lồng ghép với các khoa lâm sàng nên khó khăn trong công tác quản lý và bố trí nhân lực;

- Nhân lực: hiện đang rất thiếu nên chưa đủ sức triển khai thêm một số dịch vụ chuyên môn như: yêu cầu bác sĩ hội chẩn, điều trị nội trú; điều dưỡng chăm sóc, ... Khám bệnh tại khoa điều trị theo yêu cầu hằng ngày phải nhờ bác sĩ từ các khoa lâm sàng khác đến hỗ trợ là chính.

5. Nguyên nhân của những hạn chế:

a) Nguyên nhân chủ quan: việc xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Đề án điều trị theo yêu cầu còn thiếu kinh nghiệm nên lần đầu tiên không thể triển khai cùng một lúc nhiều dịch vụ theo yêu cầu mà phải thực hiện dần từng bước, từ Đề án thí điểm điều trị theo yêu cầu mới có thể tiếp tục nâng cấp mở rộng dịch vụ y tế và ngoài y tế để đáp ứng nhu cầu phục vụ bệnh nhân;

b) Nguyên nhân khách quan:

- Điều kiện cơ sở hạ tầng, một số nơi đã xuống cấp, đất đai chật hẹp không thể nâng cấp mở rộng cũng như không thể bố trí khu vực điều trị theo yêu cầu thành một khu riêng biệt trong đó có tất cả các dịch vụ theo yêu cầu mà bệnh nhân cần.

- Kinh phí đầu tư cho Bệnh viện tỉnh hiện nay còn nhiều hạn hẹp, nhất là kinh phí đầu tư cho trang thiết bị y tế.

- Tình hình nhân lực rất thiếu nhất là đội ngũ làm công tác chuyên môn có trình độ tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu phục vụ nói chung trong đó có dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và tỉnh ta nói riêng, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao. Trong đó, có những nhu cầu mà hiện nay chúng ta có thể đáp ứng được đó là: yêu cầu khám bệnh dịch vụ; các dịch vụ khác như: khám và điều trị nha khoa, thay băng, tiểu phẫu thuật ngoại, tiêm thuốc, truyền dịch, chích ngừa; yêu cầu được làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; yêu cầu bác sĩ trực tiếp thực hiện thủ thuật, phẫu thuật. Bên cạnh các dịch vụ về y tế, bệnh nhân còn có những yêu cầu các dịch vụ ngoài y tế như: yêu cầu phòng bệnh có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, thay drap, quần áo, … Thực tế có những trường hợp bệnh nhân xin chuyển viện đi tuyến trên không phải vì lý do chuyên môn mà còn vì lý do là phòng nằm không đủ tiện nghi sinh hoạt phù hợp với nhu cầu của mình. Với những nhu cầu đó, bệnh nhân chấp nhận trả chi phí dịch vụ với giá cao hơn giá quy định hiện hành. Song thực tế những đòi hỏi này hiện nay chỉ mới được đáp ứng một phần.

2. Giá khám chữa bệnh hiện nay quá thấp. Một số giá viện phí theo Thông tư số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 của liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban vật giá Chính phủ ban hành từ năm 1995 đã lỗi thời đến nay không còn phù hợp. Điều này đã dẫn đến tình trạng bao cấp ngược cho những người có điều kiện và thu nhập cao, trong khi người nghèo có thu nhập thấp, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách thì đã có bảo hiểm y tế và nguồn kinh phí khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi chi trả. Do đó, một số giá viện phí thu không đủ chi đã dẫn đến tình trạng thâm hụt kinh phí của Bệnh viện nên không thể tái đầu tư phát triển chuyên môn - kỹ thuật, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ viên chức cũng như rất khó khăn chật vật về kinh phí để miễn giảm cho các đối tượng nghèo nhưng chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Trong khi đó, điều kiện làm việc của cán bộ viên chức là rất khó khăn vất vả, tua trực dày, áp lực công việc cao nên một số đã bỏ việc tìm môi trường làm việc đỡ vất vả nặng nhọc nhưng có thu nhập cao hơn gây tình trạng thiếu nhân lực thì Bệnh viện không thể nào nâng cao chất lượng phục vụ được. Hệ quả là: người có điều kiện, thu nhập cao muốn đi lên tuyến trên để được chất lượng phục vụ cao hơn, người nghèo không có điều kiện đi tuyến trên thì không được hưởng các dịch vụ y tế cao, bệnh viện gặp khó khăn trong việc xét miễn giảm cho các đối tượng nghèo nhưng không có bảo hiểm y tế, vòng lẩn quẩn gây nên tình trạng thiếu nhân lực và chất lượng phục vụ kém không được khắc phục.

Từ những vấn đề thực tế trên đây đã nói lên sự cần thiết phải xây dựng Đề án khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Phần thứ hai

ĐỀ ÁN KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989.

2. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới.

3. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.

4. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

5. Thông tư số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995 của liên Bộ Tài chính - Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện thu một phần viện phí.

6. Thông tư số 03/2006/TTLB/TTLT-BTC-BYT-BLĐTB&XH ngày 26 tháng 01 năm 2006 của liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung Thông tư số 14/TTLB ngày 30 tháng 9 năm 1995.

7. Chương trình hành động số 01-CTHĐ/TU ngày 12 tháng 01 năm 2006 thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới.

8. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ và Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.

9. Quyết định số 4522/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Đề án thí điểm điều trị theo yêu cầu của Bệnh viện tỉnh.

10. Công văn số 354/UBND-VX ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận yêu cầu về kiểm tra, đánh giá kết quả đồng thời hoàn chỉnh Đề án điều trị theo yêu cầu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu phục vụ:

- Đáp ứng các dịch vụ y tế (khám và điều trị bệnh) và các dịch vụ ngoài y tế (phòng nằm, tiện nghi sinh hoạt, thay drap, quần áo) cho bệnh nhân đồng thời đáp ứng sự tín nhiệm của bệnh nhân đối với thầy thuốc (bệnh nhân được lựa chọn thầy thuốc);

- Tạo động lực kích thích cán bộ y tế phấn đấu nâng cao năng lực và tinh thần thái độ phục vụ.

2. Mục tiêu kinh tế:

- Góp phần tăng nguồn thu để phát triển chuyên môn kỹ thuật bệnh viện;

- Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ viên chức;

- Tạo nguồn để hỗ trợ đối tượng không có hoặc không còn khả năng chi trả viện phí (là các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thuộc diện nghèo hoặc diện chính sách xã hội được Nhà nước bảo trợ, trong quá trình điều trị không có hoặc mất khả năng tiếp tục chi trả viện phí do chi phí điều trị quá lớn).

3. Mục tiêu xã hội:

- Góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, trong quá trình triển khai đề án học tập, rút kinh nghiệm về quản lý điều hành để tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh xã hội hoá trong y tế;

- Góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo thông qua giúp đỡ cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

III. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG

- Hoạt động khám và chữa bệnh theo yêu cầu do bệnh viện quản lý thống nhất;

- Mức thu và sử dụng nguồn thu thực hiện theo đúng Đề án được phê duyệt. Khi cần thay đổi mức thu và phương thức sử dụng nguồn thu phải xin ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Giá thu dịch vụ khám và chữa bệnh theo yêu cầu được niêm yết công khai cho mọi người biết;

- Số giường điều trị theo yêu cầu được bố trí không vượt quá 15% số giường kế hoạch của bệnh viện;

- Bệnh nhân đăng ký sử dụng các dịch vụ khám và chữa bệnh theo yêu cầu trên cơ sở tự nguyện.

IV. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Đối tượng áp dụng:

- Mọi đối tượng bệnh nhân đều có quyền sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu nếu tự nguyện lựa chọn và phải chi trả phần chi phí theo yêu cầu;

- Trường hợp bệnh cấp cứu khẩn, bệnh truyền nhiễm gây dịch không phải là đối tượng khám chữa bệnh theo yêu cầu. Khi đã qua cơn cấp cứu, bệnh nhân có quyền được yêu cầu các dịch vụ như những đối tượng bệnh nhân khác. Bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng nhân lực và phương tiện để phục vụ cấp cứu cho bệnh nhân. Không có sự phân biệt giữa bệnh nhân khám chữa bệnh theo yêu cầu và bệnh nhân khám chữa bệnh không theo yêu cầu trong công tác chăm sóc và điều trị. Bệnh viện bảo đảm cung cấp đầy đủ các tiện nghi tốt nhất trong khả năng để phục vụ các bệnh nhân không tham gia các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.

2. Các dịch vụ khám chữa bệnh:

a) Các dịch vụ ngoại trú: khám bệnh; thay băng; thủ thuật nắn bó bột, tiểu phẫu; tiêm thuốc, truyền dịch, truyền đạm theo chỉ định của bác sĩ; chích ngừa; khám và điều trị nha khoa;

b) Các dịch vụ nội trú:

- Yêu cầu bác sĩ trực tiếp làm phẫu thuật.

- Yêu cầu phòng nằm điều trị.

- Yêu cầu thay drap trải giường, quần áo.

3. Mức thu cụ thể: (kèm theo Phụ lục).

4. Quản lý và sử dụng nguồn thu:

a) Nguyên tắc: nguyên tắc sử dụng nguồn thu các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu nói trên theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ: nguồn thu sau khi đã trừ các khoản chi và thuế, phần còn lại sẽ được bổ sung kinh phí hoạt động;

b) Phân phối:

- Nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh: 30.000 đồng/1 lần khám.

+ Bác sĩ trực tiếp khám bệnh: 10.000 đồng.

+ Điều dưỡng tham gia: 3.000 đồng.

+ Khoa chẩn đoán hình ảnh: 1.000 đồng.

+ Khoa xét nghiệm: 1.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 30.000 đồng x 5% = 1.500 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động: 13.500 đồng.

- Nguồn thu từ dịch vụ thay băng: giá thay băng theo giá quy định của Nhà nước cộng thêm 25.000 đồng/lần thay băng.

+ Người trực tiếp thay băng: 10.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 25.000 đồng x 5% = 1.250 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động: 13.750 đồng.

- Nguồn thu từ dịch vụ thủ thuật nắn bó bột, tiểu phẫu: giá tiểu phẫu theo giá quy định của Nhà nước cộng thêm 100.000 đồng.

+ Người trực tiếp: 50.000 đồng.

+ Người phụ: 10.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 100.000 đồng x 5% = 5.000 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động: 35.000 đồng.

- Nguồn thu từ dịch vụ tiêm thuốc: giá tiêm thuốc: 10.000 đồng/1 lần tiêm (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân BHYT).

+ Người trực tiếp: 3.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 10.000 đồng x 5% = 500 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động: 6.500 đồng.

- Nguồn thu từ dịch vụ truyền dịch: giá truyền dịch: 30.000 đồng/1 chai (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân BHYT).

+ Người trực tiếp: 10.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 30.000 đồng x 5% = 1.500 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động: 18.500 đồng.

- Nguồn thu từ dịch vụ truyền đạm: giá truyền đạm: 50.000 đồng/chai (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân BHYT).

+ Người trực tiếp: 20.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 50.000 đồng x 5% = 2.500 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động: 27.500 đồng.

- Nguồn thu từ dịch vụ tiêm ngừa: giá tiêm ngừa: 15.000 đồng/1 lần tiêm (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân BHYT).

+ Người trực tiếp: 5.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 15.000 đồng x 5% = 750 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động: 9.250 đồng.

- Nguồn thu từ dịch vụ khám và điều trị nha khoa: (bảng giá trong phần dịch vụ khám và điều trị nha khoa).

+ Bộ phận trực tiếp tham gia: bằng 50% giá thu thêm của dịch vụ, trong đó bác sĩ hưởng 70%, điều dưỡng và kỹ thuật viên hưởng 30%.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: bằng 5% giá thu thêm của dịch vụ.

+ Phần còn lại bổ sung kinh phí hoạt động.

- Nguồn thu từ phòng nằm điều trị theo yêu cầu: chi cho khoa trực tiếp quản lý, chi cho bộ phận quản lý điều hành (ban quản lý điều hành, kế toán, thủ quỹ), chi phí vật dụng tiêu hao và khấu hao tài sản cố định, thực hiện nghĩa vụ thuế, phần còn lại bổ sung vào ngân sách bệnh viện. Cụ thể như sau:

+ Khoa có phòng dịch vụ được hưởng tiền công quản lý (bao gồm bác sĩ khám và theo dõi bệnh) bằng 3% doanh thu.

+ Khoa có bệnh nhân được giới thiệu đến nằm tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu thì được hưởng tiền công bằng 3% doanh thu. Số tiền này được chia 50% cho bác sĩ trực tiếp khám, điều trị và theo dõi bệnh hằng ngày, 50% còn lại chia cho khoa đó.

+ Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu (bộ phận nhân viên tham gia điều trị nội trú) được hưởng tiền công phục vụ bằng 1% doanh thu.

+ Bộ phận quản lý hành chính (ban quản lý điều hành, kế toán, thủ quỹ): 0,5% nguồn thu.

+ Chi phí vật dụng tiêu hao và khấu hao tài sản cố định.

+ Thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Phần còn lại bổ sung ngân sách hoạt động.

- Nguồn thu từ thay drap, quần áo:

Giá thay drap: 5.000 đồng/1 lần (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân BHYT)

Giá thay quần áo: 5.000 đồng/1 lần (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân BHYT).

+ Hộ lý các khoa có liên quan được hưởng: 1.500 đồng/1 lần thay drap hoặc quần áo.

+ Nhân viên nhà giặt được hưởng: 1.000 đồng/1 lần thay drap hoặc quần áo.

+ Thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN: 5% x 5.000 đồng = 250 đồng.

+ Phần còn lại chi cho vật dụng tiêu hao, hoá chất giặt tẩy.

- Nguồn thu từ việc bệnh nhân chọn bác sĩ phẫu thuật:

- Đối với phẫu thuật loại 1 thuộc các khoa Mắt, Tai Mũi Họng.

+ Phân phối cho kíp phẫu thuật - gây mê gồm có 4 người như sau:

* Phẫu thuật viên chính: 35.000 đồng (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/TTLT-BYT-BTC-BNV) x hệ số 4 (hệ số tăng thêm theo yêu cầu) = 140.000 đồng

* Phụ mổ: 12.500 đồng.

* Tiếp dụng cụ: 10.000 đồng.

* Gây mê chính: 17.500 đồng.

+ Bộ phận quản lý hành chính (ban quản lý điều hành, kế toán, thủ quỹ, bộ phận hành chính các khoa): số tiền được hưởng bằng 1% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 1% x 430.000 đồng = 4.300 đồng.

+ Khoa chăm sóc bệnh nhân: số tiền được hưởng bằng 10% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 10% x 430.000 đồng = 43.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 430.000 đồng x 5% = 21.500 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung ngân sách hoạt động.

- Đối với phẫu thuật loại 2 thuộc các khoa Mắt, Tai Mũi Họng

+ Phân phối cho kíp phẫu thuật - gây mê gồm có 4 người như sau:

* Phẫu thuật viên chính: 25.000 đồng (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/TTLT-BYT-BTC-BNV) x hệ số 4 (hệ số tăng thêm theo yêu cầu) = 100.000 đồng.

* Phụ mổ: 10.000 đồng.

* Tiếp dụng cụ: 6.000 đồng.

* Gây mê chính: 12.500 đồng.

+ Bộ phận quản lý hành chính (ban quản lý điều hành, kế toán, thủ quỹ, bộ phận hành chính các khoa): số tiền được hưởng bằng 1% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 1% x 300.000 đồng = 3.000 đồng.

+ Khoa chăm sóc bệnh nhân: số tiền được hưởng bằng 10% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 10% x 300.000 đồng = 30.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 300.000 đồng x 5% = 15.000 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung ngân sách hoạt động.

- Đối với phẫu thuật loại 1 thuộc các khoa Phụ sản, khoa Ngoại:

+ Phân phối cho kíp phẫu thuật - gây mê gồm có 6 người như sau:

* Phẫu thuật viên chính: 35.000 đồng (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/TTLT-BYT-BTC-BNV) x hệ số 4 (hệ số tăng thêm theo yêu cầu) = 140.000 đồng.

* Phụ mổ: 12.500 đồng.

* Tiếp dụng cụ 1: 10.000 đồng.

* Tiếp dụng cụ 2: 10.000 đồng.

* Gây mê chính: 17.500 đồng.

* Gây mê phụ: 12.500 đồng.

+ Bộ phận quản lý hành chính (ban quản lý điều hành, kế toán, thủ quỹ, bộ phận hành chính các khoa): số tiền được hưởng bằng 1% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 1% x 580.000 đồng = 5.800 đồng.

+ Khoa chăm sóc bệnh nhân: số tiền được hưởng bằng 10% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 10% x 580.000 đồng = 58.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 580.000 đồng x 5% = 29.000 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung ngân sách hoạt động.

- Đối với phẫu thuật loại 2 thuộc các khoa Phụ sản, khoa Ngoại:

+ Phân phối cho kíp phẫu thuật - gây mê gồm có 5 người như sau:

* Phẫu thuật viên chính: 25.000 đồng (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/TTLT-BYT-BTC-BNV) x hệ số 4 (hệ số tăng thêm theo yêu cầu) = 100.000 đồng.

* Phụ mổ: 10.000 đồng.

* Tiếp dụng cụ: 6.000 đồng.

* Gây mê chính: 12.500 đồng.

* Gây mê phụ: 10.000 đồng.

+ Bộ phận quản lý hành chính (ban quản lý điều hành, kế toán, thủ quỹ, bộ phận hành chính các khoa): số tiền được hưởng bằng 1% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 1% x 370.000 đồng = 3.700 đồng.

+ Khoa chăm sóc bệnh nhân: số tiền được hưởng bằng 10% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 10% x 370.000 đồng = 37.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 370.000 đồng x 5% = 18.500 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung ngân sách hoạt động.

- Đối với phẫu thuật loại 3 thuộc các khoa Phụ sản, khoa Ngoại:

+ Phân phối cho kíp phẫu thuật - gây mê gồm có 4 người như sau:

* Phẫu thuật viên chính: 20.000 đồng (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/TTLT-BYT-BTC-BNV) x hệ số 4 (hệ số tăng thêm theo yêu cầu) = 80.000 đồng.

* Phụ mổ: 6.000 đồng.

* Tiếp dụng cụ: 3.000 đồng.

* Gây mê chính: 10.000 đồng.

+ Bộ phận quản lý hành chính (ban quản lý điều hành, kế toán, thủ quỹ, bộ phận hành chính các khoa): số tiền được hưởng bằng 1% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 1% x 190.000 đồng = 1.900 đồng.

+ Khoa chăm sóc bệnh nhân: số tiền được hưởng bằng 10% số tiền đóng thêm theo yêu cầu: 10% x 190.000 đồng = 19.000 đồng.

+ Bệnh viện thực hiện thuế TNDN: 190.000 đồng x 5% = 9.500 đồng.

+ Phần còn lại bổ sung ngân sách hoạt động.

5. Đầu tư trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu:

a) Nhu cầu đầu tư trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu:

Trong những năm qua Bệnh viện đã được Sở Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đầu tư một số trang thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên so với bệnh viện tuyến tỉnh hạng II theo quy định của Bộ Y tế và nhu cầu khám chữa bệnh thực tế hiện nay thì trang thiết bị của Bệnh viện tỉnh rất thiếu, không đủ khả năng để đáp ứng cho chuyên môn như chưa có các phương tiện điều trị và chẩn đoán rất cần thiết: hệ thống chụp X quang kỹ thuật số, hệ thống mổ nội soi tổng quát - tiết niệu, hệ thống nội soi cổ và buồng tử cung, hệ thống nội soi tiêu hoá trên bằng video, máy chụp CT scanner xoắn ốc 2 lát cắt trở lên, máy đo điện tâm đồ gắng sức, điện não đồ, máy chụp X quang tuyến vú.

Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu bức thiết trên, trong khi chờ nguồn kinh phí Nhà nước còn hạn hẹp chưa thể đủ sức trang trải, đáp ứng cùng một lúc các trang thiết bị rất cần thiết nêu trên.

Căn cứ Thông tư số 135/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập, Bệnh viện tỉnh xin chủ trương của Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận cho phép Bệnh viện tỉnh vay vốn các tổ chức tín dụng để đầu tư lắp đặt một số trang thiết bị hết sức cần thiết phục vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu đồng thời nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh;

b) Danh mục tài sản cần đầu tư:

- Hệ thống X quang kỹ thuật số: 1.795 triệu đồng .

- Hệ thống mổ nội soi tổng quát - tiết niệu: 1.140 triệu đồng.

- Hệ thống nội soi tiêu hoá trên bằng video và xét nghiệm Clo test: 350 triệu đồng;

c) Nguồn kinh phí thực hiện:

- Tổng mức đầu tư: 3.285 triệu đồng.

- Vay vốn Chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển tỉnh Ninh Thuận, lãi suất 6,9%/năm;

d) Phương án trả nợ:

* Máy chụp X quang kỹ thuật số: Hệ thống X quang kỹ thuật số hãng FUJIFILM Coporation, Nhật bản.

Cấu hình kỹ thuật:

- Tên máy: FUJI Computed Radiography (FCR).

- Model: CAPSULA XL II.

- Hãng sản xuất: FUJIFILM Coporation, Nhật bản.

- Nước sản xuất: Nhật bản.

- Giá của thiết bị: 1.795.500.000 đồng (một tỷ bảy trăm chín mươi lăm triệu năm trăm ngàn đồng) theo kết quả đấu thầu của Bệnh viện 30-4 Bộ Công an, Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 11 năm 2008.

- Giá chụp Xquang kỹ thuật số: thu theo Quyết định số 212/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành giá thu một phần viện phí. Giá thu chụp X quang có gắn hệ thống computer (CR): 60.000 đồng/lần (khi có sự thay đổi về giá thu thì Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh là căn cứ pháp lý).

- Hoạt động thu - chi:

+ Nguồn thu:

Số chụp 1 năm: (100 lần x 20 ngày ) x 12 tháng = 24.000 lần chụp.

Nguồn thu trong năm: 24.000 lần chụp x 60.000 đồng = 1.440.000.000 đồng

+ Chi phí:

Chi phí 1 lần chụp:

Film = 22.000 đồng.

Bìa đựng film = 800 đồng.

Tiền điện 0,5 KW x 1.110 đồng/KW = 555 đồng.

Sửa chữa (1% x 1.795.500.000 đồng)/24.000 lần chụp = 850 đồng.

Lãi vay: 1.795.500.000 đồng x 6,9%/năm/24.000 lần = 5.162 đồng.

Khấu hao 1.795.500.000 đồng/6 năm/24.000 lần = 12.469 đồng.

Cộng chi phí 1 lần chụp: 41.734 đồng.

Chi phí 1 năm: 24.000 lần x 41.734 đồng = 1.001.611.500 đồng.

+ Kết quả hoạt động: chênh lệch thu chi trong 1 năm:

1.440.000.000 đồng - 1.001.611.500 đồng = 438.388.500 đồng.

+ Phương án trả nợ: nguồn thu sau khi trừ chi phí, trích 80% để trả nợ và vốn vay, số còn lại 20% bổ sung kinh phí hoạt động.

Chênh lệch thu chi: 438.388.500 đồng/năm, sử dụng cho:

Bổ sung kinh phí hoạt động: 171.080.000 đồng/năm.

Trả nợ vay và vốn vay: 350.710.800 đồng/năm.

Tiền khấu hao trả nợ: 24.000 lần x 12.469 đồng = 299.250.000 đồng.

Dự kiến trả nợ vay 1 năm: 350.710.800 + 299.250.000 = 649.960.800 đồng.

Thời gian trả nợ: 3 năm 3 tháng (trả 640 triệu đồng/năm).

* Hệ thống mổ nội soi tổng quát - tiết niệu:

Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng VISCERA của hãng OLYMPUS:

Cấu hình kỹ thuật:

- Tên máy: hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng VISCERA.

- Model: OTV-S7V-D.

- Hãng sản xuất: OLYMPUS, SONY.

- Nước sản xuất: Nhật bản - Đài loan.

- Giá của thiết bị: 1.140.000.000 đồng (một tỷ một trăm bốn chục triệu đồng).

- Giá mổ nội soi: thu theo Quyết định số 212/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành giá thu một phần viện phí (khi có sự thay đổi về giá thu thì Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh là căn cứ pháp lý).

- Hoạt động thu - chi: căn cứ số lần phẫu thuật của khoa Ngoại - Sản năm 2008: 1.034 ca, bệnh viện dự kiến phẫu thuật bằng phương pháp mổ nội soi khoảng 70%/ số ca phẫu thuật năm 2008, ước thực hiện mổ nội soi: 724 ca/năm.

+ Nguồn thu:

Mổ nội soi tiết niệu, tổng quát bình quân 1 ca = 885.000 đồng.

Thu 1 năm: 885.000 đồng x 724 lần = 674.740.000 đồng.

+ Chi phí:

Mổ nội soi: khảo sát 10 ca năm 2008:

Chi phí bình quân 1 ca gồm vật tư tiêu hao, thuốc = 345.000 đồng.

Lãi vay: 1.140.000.000 đồng x 6,9%/năm/724 ca = 108.646 đồng.

Khấu hao 1.140.000.000 đồng/6 năm/724 ca = 262.431 đồng.

Chi phí 1 ca: 716.077 đồng.

Chi phí 1 năm: 716.077 đồng x 724 ca = 518.440.000 đồng.

+ Kết quả hoạt động:

Chênh lệch thu chi trong 1 năm: 640.740.000 - 518.440.000 = 122.300.000 đồng

+ Phương án trả nợ:

Nguồn thu sau khi trừ chi phí, trích 80% để trả nợ và vốn vay, số còn lại 20% bổ sung kinh phí hoạt động.

Chênh lệch thu chi 122.300.000 đồng/năm, sử dụng cho:

Bổ sung kinh phí hoạt động: 24.460.000 đồng/năm.

Trả nợ vay và vốn vay: 97.840.000 đồng/năm.

Tiền khấu hao trả nợ: 724 ca x 262.431 đồng = 190.000.000 đồng.

Dự kiến trả nợ vay 1 năm: 97.840.000 + 2190.000.000 = 287.840.000 đồng.

Thời gian trả nợ: 5 năm (trả 280 triệu đồng/năm).

* Hệ thống nội soi video tiêu hoá trên và xét nghiệm Clo test:

Hệ thống nội soi video tiêu hoá trên của hãng AOHUA.

Cấu hình kỹ thuật:

- Tên máy: hệ thống nội soi dạ dày.

- Model: VME-98.

- Hãng sản xuất: AOHUA - Thượng Hải - Trung Quốc.

- Nước sản xuất: Trung Quốc.

- Giá của thiết bị: 350.000.000 đồng (ba trăm năm chục triệu đồng).

- Giá nội soi video tiêu hoá trên và xét nghiệm Clo test: giá giá thu nội soi video tiêu hoá trên + Clo test: Bệnh viện căn cứ Thông tư số 135/BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP xin thu với giá: 140.000 đồng/lần (tham khảo giá thu của Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là 180.000 đồng).

- Hoạt động thu - chi:

+ Nguồn thu: thu 1 năm: 140.000 đồng x 2.400 lần = 336.000.000 đồng.

+ Chi phí:

Chi phí 1 lần nội soi và xét nghiệm clo test:

Clo test: = 15.000 đồng.

Cidex: 341.000/can 5 lít x 2 can/200 lần = 3.410 đồng.

Ciderzym: 363.000/chai x 4 chai/200 lần = 7.260 đồng.

Lidocain 2%: 68.000/lọ x 2 lọ/200 lần = 680 đồng.

Găng tay: 990/đôi x 2 đôi = 1.980 đồng.

Lãi vay: 350.000.000 đồng x 6,9%/năm/2.400 lần  = 10.063 đồng.

- Khấu hao 350.000.000 đồng/6 năm/2.400 lần = 24.305 đồng.

Chi phí 1 lần: 62.698 đồng.

Chi phí 1 năm: 2.400 lần x 62.698 đồng = 150.475.200 đồng.

+ Kết quả hoạt động: chênh lệch thu chi trong 1 năm: 336.000.000 - 150.475.200 = 185.524.800 đồng.

+ Phương án trả nợ: nguồn thu sau khi trừ chi phí, thuế thu nhập doanh nghiệp, trích 80% để trả nợ và vốn vay, số còn lại 20% bổ sung kinh phí hoạt động.

Chênh lệch thu chi 185.524.800 đồng /năm, sử dụng cho:

Thuế thu nhập doanh nghiệp 336.000.000 x 5% = 16.800.000 đồng.

Thu nhập sau thuế: 185.524.800 - 16.800.000 = 168.724.800 đồng.

Bổ sung kinh phí hoạt động: 168.724.800 x 20% = 33.744.960 đồng/năm

Trả nợ vay và vốn vay: 134.979.840 đồng/năm.

Tiền khấu hao trả nợ: 2.400 lần x 24.305 đồng = 58.332.000 đồng.

Dự kiến trả nợ vay 1 năm: 134.979.840 + 58.332.000 = 193.311.840 đồng.

Thời gian trả nợ: khoảng 2 năm (trả 190 triệu đồng/năm).

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ

1. Bệnh viện thành lập Ban quản lý điều hành các hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, thành phần bao gồm: ban Giám đốc, phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng, phòng Hành chính - Quản trị, bộ phận hành chính các khoa. Số lượng tùy Giám đốc Bệnh viện quyết định nhưng yêu cầu phải gọn nhẹ, chất lượng, năng suất và hiệu quả; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc làm Trưởng ban.

2. Ban quản lý có nhiệm vụ tổ chức cho cán bộ y tế đăng ký tham gia phục vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu theo yêu cầu, tổ chức hướng dẫn và giải thích chi tiết cho người bệnh về quyền và trách nhiệm của người bệnh khi điều trị theo yêu cầu; quản lý, điều hành hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu thuộc phạm vi đề án đã được phê duyệt; theo dõi nguồn tài chính thu được, phân phối sử dụng theo đúng quy định; giải quyết các vướng mắc trong quá trình hoạt động.

II. THÀNH LẬP KHOA KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU

1. Cơ sở vật chất: Bệnh viện thành lập khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu trên cơ sở khoa điều trị theo yêu cầu đã được thành lập từ tháng 01 năm 2008 gồm: 13 phòng, số giường bệnh: 17 giường;

Thành lập mới: số phòng khám: dự kiến 4 phòng; phòng nằm điều trị theo yêu cầu: 2 - 3 phòng trực thuộc khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu.

2. Trang bị nội thất cho phòng nằm điều trị nội trú theo yêu cầu:

- Đối với phòng loại: (1 phòng/1 giường): tivi màu, điều hoà nhiệt độ, bình nước nóng, tủ lạnh 80 lít, bàn ghế gỗ, tủ đầu giường inox (phòng loại 2: 2 cái), giường inox có nệm (phòng loại 2: 2 cái), quạt trần, drap trải giường, chăn len, màn tuyn, gối, phích nước, bình trà, thau nước và xô, dép nhựa đi trong phòng, xà bông tắm, xà bông giặt, giấy vệ sinh;

- Đối với phòng loại 2: (1 phòng/2 giường).

Trang bị nội thất giống như phòng loại 1 nhưng sử dụng cho 2 bệnh nhân;

- Đối với phòng loại 3: trang bị nội thất giống như phòng loại 2 nhưng không có máy điều hoà nhiệt độ, sử dụng cho 2 bệnh nhân.

3. Trang thiết bị y tế:

- Bố trí 1 phòng lấy máu và trả kết quả xét nghiệm tại chỗ, 1 phòng siêu âm, 1 phòng đo điện tim trực thuộc khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho khám chữa bệnh phục vụ bệnh nhân;

- Trang thiết bị dự kiến bổ sung trong năm 2009 bao gồm: hệ thống mổ nội soi tổng quát và tiết niệu, dụng cụ mổ nội soi tiết niệu, máy nội soi cổ tử cung, máy nội soi video tiêu hoá trên và xét nghiệm Clo test trong chẩn đoán nguyên nhân loét dạ dày, máy sốc điện, máy tạo nhịp tim tạm thời, điện tâm đồ gắng sức, máy chụp X quang kỹ thuật số;

- Trong những năm tiếp theo: CT scanner 2 lát cắt, thiết bị nội soi buồng tử cung, siêu âm thai ghi hình ảnh 4D, máy đo điện não.

4. Nhân lực:

- Nhân lực thường trực tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu: 8, trong đó bác sĩ: 2; điều dưỡng: 3; hộ lý: 3 ;

- Nhân lực phục vụ cho các phòng khám dịch vụ, phòng xét nghiệm, cận lâm sàng, tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu do phòng Kế hoạch tổng hợp phân công lịch trên cơ sở nhân viên ra trực của các khoa đăng ký.

III. THÀNH LẬP CÁC PHÒNG DỊCH VỤ LỒNG GHÉP TRONG CÁC KHOA LÂM SÀNG

1. Phòng dịch vụ thủ thuật nắn bó bột, tiểu phẫu: địa điểm: bố trí tại khoa Khám bệnh hoặc khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu.

2. Phòng dịch vụ thay băng, tiêm thuốc, truyền dịch, tiêm ngừa: địa điểm: bố trí tại khoa Khám bệnh.

3. Phòng dịch vụ khám và điều trị nha khoa:

- Địa điểm: bố trí tại khoa Răng Hàm Mặt.

* Nhân lực phục vụ cho các phòng dịch vụ lồng ghép trong các khoa lâm sàng trên đây do trưởng khoa và điều dưỡng trưởng của khoa đó phân công.

IV. THÀNH LẬP CÁC PHÒNG NẰM DỊCH VỤ TRONG CÁC KHOA LÂM SÀNG

- Khoa Sản: 14 phòng loại 1, thành lập mới 2 phòng loại 3 (phòng không có máy lạnh để phục vụ cho một số bệnh nhân có nhu cầu nằm thích hợp sau khi sinh).

- Khoa Nội Tổng hợp: 4 phòng loại 1, thành lập mới 2 phòng loại 3.

- Khoa Nội Tim mạch: 4 phòng loại 1, thành lập mới 2 phòng loại 3.

- Khoa Hồi sức cấp cứu: 1 phòng loại 1 dành cho bệnh nhân đã điều trị cấp cứu ổn định, tiếp tục điều trị tại khoa.

- Liên khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt: 1 phòng loại 1.

- Khoa Nhi: thành lập mới 2 phòng loại 3.

- Khoa Truyền nhiễm: thành lập mới 2 phòng loại 3.

* Nhân lực phục vụ cho các phòng nằm dịch vụ trong các khoa lâm sàng do trưởng khoa và điều dưỡng trưởng của khoa đó phân công.

V. THÀNH LẬP CÁC BỘ PHẬN TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI HOÁ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ

1. Phòng chụp X quang kỹ thuật số:

- Bố trí tại khoa Chẩn đoán hình ảnh;

- Do các bác sĩ lâm sàng chỉ định;

- Kỹ thuật chụp do khoa chẩn đoán hình ảnh đảm nhiệm.

2. Phòng mổ nội soi tổng quát - tiết niệu:

- Kíp phẫu thuật do các bác sĩ khoa Ngoại, Phụ sản, Phẫu thuật gây mê hồi sức đã được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực nội soi thực hiện theo đúng chỉ định về chuyên môn;

- Bệnh viện bố trí riêng 1 phòng mổ để thực hiện các phẫu thuật nội soi.

3. Phòng nội soi tiêu hoá trên và xét nghiệm Clo test trong chẩn đoán loét dạ dày:

- Bố trí tại khoa Chẩn đoán hình ảnh;

- Do các bác sĩ lâm sàng chỉ định;

- Kỹ thuật nội soi tiêu hoá trên và xét nghiệm Clo test do bác sĩ khoa chẩn đoán hình ảnh đảm nhiệm;

* Nhân lực phục vụ cho các bộ phận triển khai các dịch vụ xã hội hoá trang thiết bị y tế tại các khoa do trưởng khoa và điều dưỡng trưởng của khoa đó phân công.

VI. SƠ KẾT, TỔNG KẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

- Sau 6 tháng, 1 năm ban quản lý Đề án đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo kết quả về Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hằng năm, Ban quản lý Đề án tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả và báo cáo kết quả thực hiện Đề án cho Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Ngoài ra trong quá trình triển khai Đề án nếu có vấn đề phát sinh đột xuất ngoài khả năng giải quyết của Bệnh viện, Bệnh viện báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

PHỤ LỤC

VỀ THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ VÀ MỨC THU KHÁM, CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU

I. CÁC DỊCH VỤ NGOẠI TRÚ

1. Dịch vụ khám bệnh:

- Bao gồm các phòng khám chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Nhiễm, Răng Hàm Mặt;

- Bệnh viện tổ chức bố trí các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm là trưởng phó khoa hoặc có trình độ chuyên sâu, sau đại học khám bệnh. Hằng tuần lập danh sách bác sĩ và điều dưỡng (ra trực) đăng ký khám dịch vụ và niêm yết cho bệnh nhân biết;

- Giá khám: 30.000 đồng/1 lần khám;

* Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế chỉ trả phần chênh lệch là 27.000 đồng (giá khám theo quy định 3.000 đồng đã được bảo hiểm y tế thanh toán).

2. Dịch vụ thay băng; thủ thuật nắn bó bột, tiểu phẫu:

- Đối với dịch vụ thay băng: Bệnh viện tổ chức bố trí điều dưỡng, kỹ thuật viên, cử nhân ra trực đăng ký làm dịch vụ có nhiều kinh nghiệm hoặc có bằng cấp chuyên sâu thực hiện. Hằng tuần lập danh sách cán bộ y tế đảm trách và niêm yết công khai cho bệnh nhân biết;

- Đối với dịch vụ thủ thuật nắn bó bột, tiểu phẫu: bệnh viện tổ chức bố trí các bác sĩ đăng ký làm dịch vụ có nhiều kinh nghiệm là trưởng phó khoa hoặc có trình độ chuyên sâu, sau đại học khám bệnh. Hằng tuần lập danh sách cán bộ y tế khám và niêm yết cho bệnh nhân biết;

- Giá thay băng: bằng giá quy định của Nhà nước cộng thêm 25.000 đồng/lần thay băng;

- Giá thủ thuật nắn bó bột, tiểu phẫu: bằng giá quy định của Nhà nước cộng thêm 100.000 đồng/ca (chưa tính tiền thay băng cho những lần sau);

* Đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế thuộc diện cùng chi trả: ngoài việc phải đóng khoản tiền thu thêm theo quy định còn phải chi trả 20% viện phí theo quy định bảo hiểm y tế tự nguyện.

3. Dịch vụ tiêm thuốc, truyền dịch, truyền đạm:

- Bệnh viện tổ chức bố trí Điều dưỡng ra trực đăng ký làm dịch vụ có nhiều kinh nghiệm hoặc có bằng cấp chuyên sâu thực hiện. Hằng tuần lập danh sách cán bộ y tế đảm trách và niêm yết công khai cho bệnh nhân biết;

- Giá tiêm thuốc: 10.000 đồng/1 lần tiêm (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân bảo hiểm y tế);

- Giá truyền dịch (Glucose 5%, Nacl 9%, Latate Ringer): 30.000 đồng/1 chai (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân bảo hiểm y tế);

- Giá truyền đạm (moriamin, aminoplasma, ... ): 50.000 đồng/chai (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân bảo hiểm y tế);

* Ghi chú: giá tiêm thuốc, truyền dịch, truyền đạm chưa bao gồm tiền thuốc, tiền dịch truyền.

4. Dịch vụ tiêm ngừa:

- Bệnh viện tổ chức bố trí điều dưỡng ra trực đăng ký làm dịch vụ có nhiều kinh nghiệm hoặc có bằng cấp chuyên sâu thực hiện. Hằng tuần lập danh sách cán bộ y tế đảm trách và niêm yết công khai cho bệnh nhân biết;

- Giá tiêm ngừa: 15.000 đồng/1 lần tiêm (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân bảo hiểm y tế);

* Giá tiêm ngừa chưa bao gồm tiền thuốc.

5. Dịch vụ khám và điều trị nha khoa:

- Bệnh viện tổ chức bố trí các bác sĩ và điều dưỡng ra trực đăng ký khám dịch vụ có nhiều kinh nghiệm là trưởng phó khoa hoặc có trình độ chuyên sâu, sau đại học khám và điều trị nha khoa. Hằng tuần lập danh sách khám và niêm yết cho bệnh nhân biết;

- Giá dịch vụ khám: 10.000 đồng/1 lần khám;

* Đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế chỉ trả phần chênh lệch là 7.000 đồng (giá khám theo quy định 3.000 đồng đã được bảo hiểm y tế thanh toán);

- Giá điều trị nha khoa theo bảng sau:

 

BẢNG GIÁ THU ĐIỀU TRỊ NHA KHOA

(bao gồm giá thu theo quy định và phần thu thêm)

Đơn vị tính: đồng

STT

Dịch vụ

Giá thu

1

Bấm gai xương trên 2 ổ răng

80.000

2

Cắt cuống 1 chân

150.000

3

Cắt u lợi đường kính từ 2cm trở lên

150.000

4

Cắt, tạo hình phanh môi, phanh má hoặc lưỡi (không gây mê)

140.000

5

Cạo vôi siêu âm

80.000

6

Cạo vôi siêu âm + đánh bóng 2 hàm

120.000

7

Đa vết thương miệng và hàm mặt

250.000

8

Mổ lấy nang răng < 2cm

200.000

9

Nắn trật khớp thái dương hàm

50.000

10

Nạo ổ răng

50.000

11

Nhổ chân răng

50.000

12

Nhổ răng mọc lạc chỗ

150.000

13

Nhổ răng ngầm dưới xương

250.000

14

Nhổ răng thường

50.000

15

Nhổ răng vĩnh viễn khó

80.000

16

Phẫu thuật nhổ răng lệch (lệch 900, ngầm dưới niêm mạc)

150.000

17

Vá hàm gãy bán hàm

70.000

18

Vá hàm gãy toàn hàm

100.000

19

Điều trị tủy răng số 4, 5

210.000

20

Điều trị tủy răng số 6, 7 hàm dưới

420.000

21

Điều trị tủy thối răng 1, 2, 3 (đã tính tiền trám kết thúc)

300.000

22

Điều trị tủy răng số 6, 7 hàm trên

475.000

23

Hàn răng sữa sâu ngà

70.000

24

Trám bít hố rãnh

80.000

25

Trám composite răng cửa

100.000

26

Trám composite răng sau

150.000

27

Trám composite có đặt chốt ngà

200.000

28

Trám composite có đặt chốt tủy (không kể nội nha)

180.000

29

Điều trị tủy răng sửa nhiều chân

200.000

30

Tẩy trắng răng 1 hàm có máng (đã bao gồm thuốc tẩy trắng)

700.000

31

Tẩy trắng răng 2 hàm có máng (đã bao gồm thuốc tẩy trắng)

1.300.000

 

Răng giả tháo lắp (răng ngoại)

 

32

1 răng (giá 1 răng)

180.000

33

3 răng

360.000

34

5 răng - 10 răng

90.000/1 răng

35

Trên 10 răng (giá 1 hàm) - phục hình toàn hàm tháo lắp

1.000.000

36

Hàm khung (chưa tính răng)

800.000

37

Mão sứ

800.000

38

Cầu răng sứ 3 đơn vị

2.400.000

39

Đệm hàm toàn bộ

250.000

40

Răng chốt đơn giản (nhựa)

250.000

41

Răng chốt đúc nhựa

400.000

42

Răng chốt đúc sứ

thực chi + thu thêm 400.000

43

Tháo cắt cầu răng

80.000

44

Mão kim loại

300.000

45

Mão kim loại nhựa

thực chi+150.000

* Đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế thuộc diện cùng chi trả: ngoài việc phải đóng khoản tiền thu thêm theo quy định còn phải chi trả 20% viện phí theo quy định bảo hiểm y tế tự nguyện.

II. CÁC DỊCH VỤ NỘI TRÚ

1. Dịch vụ phòng nằm điều trị theo yêu cầu:

- Phòng loại 1 (một giường): 150.000 đồng/người/1 ngày;

- Phòng loại 2 (hai giường): 80.000 đồng/người/1 ngày;

- Phòng loại 3: (hai giường): 50.000 đồng/người/1ngày;

* Riêng đối với sử dụng phòng nằm điều trị theo yêu cầu tại khoa Sản, mức thu như sau:

- Phòng loại 1 (một giường): 140.000 đồng/người/1 ngày;

- Phòng loại 2 (hai giường): 70.000 đồng/người/1 ngày;

- Phòng loại 3: (hai giường): 40.000 đồng/người/1 ngày;

* Đối với đối tượng bệnh nhân có bảo hiểm y tế (bao gồm cả đối tượng bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện) chỉ chi trả phần chênh lệch giá phòng nằm theo yêu cầu so với giá “phòng thường không theo yêu cầu” theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

* Giá phòng điều trị nội trú theo yêu cầu không bao gồm tiền sanh, mổ, thuốc, điện thoại, tiền ăn;

* Giá phòng điều trị theo yêu cầu đã bao gồm tiền dịch vụ thay drap trải giường, quần áo;

* Giá phòng được tính 12 giờ hôm trước đến 12 giờ hôm sau là 1 ngày.

2. Dịch vụ thay drap trải giường, quần áo:

- Giá thay drap trải giường: 5.000 đồng/1 lần (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân bảo hiểm y tế);

- Giá thay quần áo: 5.000 đồng/1 lần (áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả bệnh nhân bảo hiểm y tế).

3. Dịch vụ yêu cầu bác sĩ làm phẫu thuật: tùy theo loại phẫu thuật mà bệnh nhân chi trả tiền thu tăng thêm. Cụ thể:

- Đối với phẫu thuật loại 1, loại 2 thuộc khoa Tai Mũi Họng: bệnh nhân chi trả tiền thu tăng thêm theo thứ tự là: 430.000 đồng, 300.000 đồng.

Ví dụ: giá thu phẫu thuật nội soi mũi xoang là 300.000 đồng (phẫu thuật loại 1) theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu bệnh nhân chọn bác sĩ làm phẫu thuật thì phải đóng chi phí tăng thêm 430.000 đồng cộng với 300.000 đồng theo quy định, vậy tổng cộng chi phí bệnh nhân (không có thẻ bảo hiểm y tế) phải trả là 730.000 đồng.

* Đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế thuộc diện cùng chi trả: ngoài việc phải đóng khoản tiền thu thêm theo quy định còn phải chi trả 20% viện phí theo quy định bảo hiểm y tế tự nguyện;

- Đối với các phẫu thuật loại 1, loại 2, loại 3 thuộc các khoa Phụ sản, khoa Ngoại: bệnh nhân chi trả tiền thu tăng thêm theo thứ tự là: 580.000 đồng, 370.000 đồng, 190.000 đồng.

Ví dụ: giá thu phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm là 700.000 đồng (phẫu thuật loại 1) theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu bệnh nhân chọn bác sĩ làm phẫu thuật thì phải đóng chi phí tăng thêm 580.000 đồng cộng với 700.000 đồng theo quy định, vậy tổng cộng chi phí bệnh nhân (không có thẻ bảo hiểm y tế) phải trả là 1.280.000 đồng.

Ví dụ: giá thu phẫu thuật u nang buồng trứng là 350.000 đồng (phẫu thuật loại) II) theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu bệnh nhân chọn bác sĩ làm phẫu thuật thì phải đóng chi phí tăng thêm 370.000 đồng, cộng với 350.000 đồng theo quy định, vậy tổng cộng chi phí bệnh nhân (không có thẻ bảo hiểm y tế) phải trả là 720.000 đồng.

* Đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế thuộc diện cùng chi trả: ngoài việc phải đóng khoản tiền thu thêm theo quy định còn phải chi trả 20% viện phí theo quy định bảo hiểm y tế tự nguyện.

* Giá các loại phẫu thuật theo bảng sau:

 

BẢNG GIÁ PHẪU THUẬT TAI MŨI HỌNG, NGOẠI, CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH, PHỤ SẢN THEO YÊU CẦU

STT

Các loại phẫu thuật

Giá theo quy định

(ĐVT: đồng)

Giá thu thêm

(ĐVT: đồng)

 

TAI MŨI HỌNG

 

 

1

Phẫu thuật nạo sàng hàm

thực chi

430.000

2

Mổ sào bào thượng nhĩ

250.000

430.000

3

Phẫu thuật nội soi mũi xoang

thực chi

430.000

4

Phẫu thuật u nang giáp móng

800.000

430.000

6

Mổ vách ngăn

thực chi

300.000

7

Phẫu thuật cắt amiđan

40.000

300.000

Ghi chú: thu thêm phẫu thuật Tai Mũi Họng

loại I: 430.000 đồng; loại II: 300.000 đồng

 

NGOẠI KHOA

 

 

1

Phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp

thực chi

370.000

2

Phẫu thuật cắt dạ dày

thực chi

580.000

3

Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi

thực chi

580.000

4

Phẫu thuật cắt túi mật không nội soi

thực chi

370.000

5

Phẫu thuật nối mật ruột

thực chi

580.000

6

Phẫu thuật nối mật ruột trong K đầu tụy

thực chi

580.000

7

Phẫu thuật cắt u đại tràng

thực chi

580.000

8

Phẫu thuật lấy sỏi thận

thực chi

580.000

9

Phẫu thuật lấy sỏi niệu quản đoạn lưng

thực chi

370.000

10

Phẫu thuật lấy sỏi niệu quản đoạn thành

thực chi

370.000

11

Phẫu thuật cắt thận do u, chấn thương

thực chi

580.000

12

Phẫu thuật cắt bướu bàng quang

thực chi

580.000

13

Phẫu thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến

thực chi

580.000

14

Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang

thực chi

580.000

15

Phẫu thuật lấy sỏi niệu đạo

thực chi

370.000

16

Phẫu thuật tạo hình trong gãy dương vật

thực chi

370.000

17

Phẫu thuật cắt đoạn dương vật do K

thực chi

370.000

18

Phẫu thuật đưa tinh hoàn ẩn xuống bìu

thực chi

580.000

19

Phẫu thuật vá sọ

thực chi

370.000

20

Phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa

700.000

580.000

21

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật

1.000.000

580.000

22

Phẫu thuật thắt các búi trĩ hậu môn

50.000

580.000

23

Phẫu thuật dò hậu môn

90.000

370.000

24

Phẫu thuật nội soi cắt pôlip trực tràng

50.000

580.000

25

Phẫu thuật nang bao hoạt dịch

70.000

370.000

26

Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn

70.000

370.000

27

Phẫu thuật cắt bỏ u mềm

50.000

190.000

28

Phẫu thuật cắt viêm ruột thừa không nội soi

180.000

370.000

29

Phẫu thuật thoát vị bẹn

180.000

370.000

30

Cắt vết chai lớn chân mắt cá

80.000

190.000

31

Cắt phymosis

50.000

190.000

32

Phẫu thuật u nang thừng tinh

thực chi

190.000

Ghi chú: thu thêm phẫu thuật Ngoại khoa

loại I: 580.000 đồng; loại II: 370.000 đồng; loại III: 190.000 đồng

 

CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

 

 

1

Cố định nẹp vít gãy trật khớp vai

1.000.000

580.000

2

Cố định nẹp vít gãy liên lồi cầu cánh tay

1.000.000

580.000

3

Gãy xương cánh tay kèm theo tổn thương thần kinh, mạch máu

1.000.000

580.000

4

Phẫu thuật trật khớp khuỷu

40.000

580.000

5

Cố định nẹp vít gãy 2 xương cẳng tay

1.000.000

580.000

6

Phẫu thuật gãy Monteggia

1.000.000

580.000

7

Đóng đinh nội tủy xương đùi (xuôi dòng)

thực chi

580.000

8

Kết hợp xương nẹp một khối hoặc vít nẹp cổ xương đùi gãy liên mấu hoặc dưới mấu

thực chi

580.000

9

Kết hợp xương nẹp gập góc 900 hoặc nẹp víp lồi cầu điều trị gãy trên lồi cầu, liên lồi cầu xương đùi

1.000.000

580.000

10

Nẹp vít gãy mâm chày và đầu trên xương chày

1.000.000

580.000

11

Trật khớp cùng đòn

1.000.000

580.000

12

Cố định nẹp víp gãy thân xương cánh tay

1.000.000

580.000

13

Đóng đinh nội tủy gãy 2 xương cẳng tay

thực chi

580.000

14

Phẫu thuật gãy đốt bàn ngón tay kết hợp xương với Kirschner hoặc nẹp vít

thực chi

580.000

15

Cắt cụt dưới mấu chuyển xương đùi

thực chi

580.000

16

Đặt nẹp vít gãy mắt cá trong, ngoài hoặc Dupuytren

1.000.000

580.000

17

Cắt u bạch mạch đường kính từ 5 - 10 cm

thực chi

580.000

18

Phẫu thuật gãy xương đòn

thực chi

580.000

19

Cố định Kirschner trong gãy đầu trên xương cánh tay

thực chi

580.000

20

Phẫu thuật gãy đầu dưới xương quay và trật khớp quay trụ dưới

1.000.000

580.000

21

Đóng đinh xương đùi mở ngược dòng

thực chi

580.000

22

Phẫu thuật cắt cụt đùi

thực chi

580.000

23

Đóng đinh xương chày mở

thực chi

580.000

24

Kết hợp xương bằng nẹp vít gãy thân xương chày

1.000.000

580.000

25

Kết hợp xương bằng nẹp vít gãy đầu dưới xương chày

1.000.000

580.000

26

Phẫu thuật cố định gãy xương đốt bàn bằng Kirschner

thực chi

580.000

27

Phẫu thuật gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay

thực chi

370.000

28

Phẫu thuật gãy mõm trên ròng rọc xương cánh tay

thực chi

370.000

29

Phẫu thuật viêm xương cánh tay: đục, mở lấy xương chết, dẫn lưu

thực chi

370.000

30

Cắt cụt cẳng tay

thực chi

370.000

31

Tháo khớp khuỷu

thực chi

370.000

32

Tháo khớp cổ tay

thực chi

370.000

33

Phẫu thuật viêm xương cẳng tay: đục, mở lấy xương chết, dẫn lưu

thực chi

370.000

34

Phẫu thuật viêm xương đùi: đục, mở lấy xương chết, dẫn lưu

thực chi

370.000

35

Tháo khớp gối

thực chi

370.000

36

Néo ép buộc vòng chỉ thép gãy xương bánh chè

thực chi

370.000

37

Cắt cụt cẳng chân

thực chi

370.000

38

Phẫu thuật viêm xương cẳng chân: đục, mở lấy xương chết, dẫn lưu

thực chi

370.000

39

Phẫu thuật co gân Achille

thực chi

370.000

40

Tháo một nửa bàn chân trước

thực chi

370.000

41

Cắt u nang bao hoạt dịch

70.000

370.000

42

Cắt cụt cánh tay

thực chi

370.000

43

Găm Kirschner trong gãy mắt cá hoặc vít mắt cá

thực chi

370.000

44

Kết hợp xương trong gãy xương mác

thực chi

370.000

45

Rút nẹp vít và các dụng cụ khác sau phẫu thuật

thực chi

370.000

46

Tháo bỏ các ngón tay, ngón chân

thực chi

190.000

47

Tháo đốt bàn

thực chi

190.000

48

Cắt u phần mềm đơn thuần

thực chi

190.000

49

Rút đinh các loại

500.000

190.000

Ghi chú: thu thêm phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

loại I: 580.000 đồng; loại II: 370.000 đồng; loại III: 190.000 đồng

 

SẢN PHỤ KHOA

 

 

1

Phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo

300.000

580.000

2

Phẫu thuật cắt tử cung

300.000

580.000

3

Phẫu thuật lấy thai lần 2

450.000

580.000

4

Phẫu thuật lấy thai lần 3 trở lên

450.000

580.000

5

Phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng

500.000

580.000

6

Phẫu thuật nội soi trong sản phụ khoa

1.000.000

580.000

7

Phẫu thuật lấy thai lần 1

400.000

370.000

8

Phẫu thuật tái tạo tầng âm đạo, tầng sinh môn

thực chi

370.000

9

Bóc nang Bartholin/bóc nhân xơ vú

100.000

370.000

10

Cắt bỏ các polip âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

60.000

370.000

11

Phẫu thuật chữa ngoài tử cung không choáng

400.000

370.000

12

Phẫu thuật u nang buồng trứng (mổ hở)

350.000

370.000

13

Mổ ápxe tuyến vú

60.000

190.000

Ghi chú: thu thêm phẫu thuật Sản phụ khoa

loại I: 580.000 đồng; loại II: 370.000 đồng; loại III: 190.000 đồng

Ghi chú:

Giá quy định hiện hành áp dụng theo Quyết định số 212/2006/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ngày 21 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành giá thu một phần viện phí và Quyết định số 78/2007/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh giá thu một số dịch vụ y tế và Quyết định số 103/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh giá thu một số dịch vụ y tế.

Khi có sự thay đổi hoặc bổ sung giá viện phí hoặc giá thu thêm thì Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh là căn cứ pháp lý.

Bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú có thể có nhiều yêu cầu về các dịch vụ khám chữa bệnh. Từng loại yêu cầu và cho mỗi yêu cầu, bệnh nhân phải thanh toán theo quy định. Ngoài việc trả chi phí theo yêu cầu nói trên, bệnh nhân còn phải trả các khoản chi phí khác theo quy định.

Đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế thuộc diện không cùng chi trả: chỉ đóng khoản tiền thu thêm theo quy định.

Đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế thuộc diện cùng chi trả: ngoài việc phải đóng khoản tiền thu thêm theo quy định còn phải chi trả 20% viện phí theo quy định bảo hiểm y tế tự nguyện.