Quyết định 78/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Số hiệu: | 78/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang | Người ký: | Nguyễn Đăng Khoa |
Ngày ban hành: | 07/09/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/2007/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 07 tháng 9 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2007/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2007của HĐND tỉnh Bắc Giang khoá XVI- kỳ họp thứ 10;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 405/TTr-TNMT ngày 16 tháng 4 năm 2007,
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:
a) Sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế- xã hội ổn định và bền vững.
b) Phục vụ cho phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, Quy hoạch phát triển công nghiệp và Quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
c) Công tác thăm dò là tiền đề để chuẩn bị tài liệu đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác mỏ, các khu vực khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp khai thác đến năm 2020.
a) Xác định quy mô các mỏ đã được điều tra, thăm dò; các khu vực và loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò địa chất; các loại khoáng sản huy động vào khai thác và sử dụng trong giai đoạn quy hoạch; xác định các giai đoạn phát triển, nhu cầu vốn đầu tư phù hợp với sự phát triển kinh tế; quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, góp phần cho sự phát triển bền vững của tỉnh.
b) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.
a) Tài nguyên khoáng sản
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát hiện được 68 mỏ và điểm mỏ khoáng sản, với 15 loại khoáng sản chủ yếu là: than đá, sắt, đồng, chì- kẽm, vàng, thuỷ ngân, barit, sét gốm, sét chịu lửa, kaolin, than bùn, fenspat; sét gạch ngói, cát cuội sỏi xây dựng, đá xây dựng tự nhiên, trong đó đã xác định được 48 vùng có triển vọng, có thể đáp ứng công tác điều tra đánh giá, thăm dò và khai thác trong thời gian tới, thể hiện ở các Phụ lục I và II kèm theo.
b) Nhu cầu sử dụng khoáng sản chủ yếu tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- Than đá: khai thác từ các mỏ (trừ mỏ Đồng Rì), trong giai đoạn tới cần quy hoạch làm nguyên liệu cho các nhu cầu trong tỉnh. Nhu cầu than cho sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói, xi măng) khoản 3,32 triệu tấn; phân đạm và hoá chất khoảng 150 nghìn tấn/năm và tăng lên 250 nghìn tấn/năm khi hoàn thành mở rộng Nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc; sản xuất giấy khoảng 100 nghìn tấn/năm.
- Vật liệu xây dựng: Đất sét cho sản xuất gạch ngói và xi măng khoảng 24,70 triệu m3; cát sỏi xây dựng khoảng 18,22 triệu m3; đá xây dựng khoảng 17,5 ngàn m3.
- Khoáng chất công nghiệp: Barit khoảng 313 ngàn tấn; sét chịu lửa khoảng 265 ngàn m3; sét gốm 70 ngàn m3; than bùn 140 ngàn tấn.
- Khoáng sản kim loại: Quặng sắt khoảng 366 ngàn tấn; quặng đồng khoảng 1.830 ngàn tấn.
Chi tiết nhu cầu sử dụng khoáng sản chủ yếu tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 được thể hiện ở Phụ lục III kèm theo.
c) Quy hoạch thăm dò
- Yêu cầu: Công tác thăm dò khoáng sản là đảm bảo độ tin cậy các tài liệu địa chất, xác định các dữ liệu về đặc điểm địa chất thuỷ văn, địa chất công trình đáp ứng nhu cầu cho việc thiết kế khai thác và xây dựng quy trình chế biến làm giầu khoáng sản.
- Nguyên tắc lựa chọn đối tượng thăm dò
+ Các mỏ, điểm mỏ có chất lượng tốt, dự báo có tiềm năng trữ lượng, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, nằm gần nơi tiêu thụ, đảm bảo nguyên liệu khoáng sản cho các nhu cầu trong các lĩnh vực công nghiệp sử dụng chúng từ nay đến năm 2020 và tài nguyên chuẩn bị cho những năm tiếp theo;
+ Là loại khoáng sản chủ yếu và có lợi thế của tỉnh, đang là nguyên liệu cần thiết đối với các ngành công nghiệp trong tỉnh và khu vực.
- Quy hoạch thăm dò: Từ nay đến năm 2020 sẽ triển khai 08 dự án thăm dò các mỏ, điểm mỏ làm cơ sở cho thiết kế khai thác. Tiến độ thăm dò phải thực hiện phù hợp với tiến độ duy trì và đưa các mỏ mới vào khai thác. Chi tiết theo Phụ lục IV.
d) Quy hoạch khai thác
- Cơ sở, đối tượng lập quy hoạch
+ Các mỏ đã được điều tra thăm dò có độ tin cậy về trữ lượng, chất lượng và điều kiện khai thác được huy động vào thiết kế khai thác.
+ Hiện trạng về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
+ Nhu cầu sử dụng nguyên liệu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, của các khu vực lân cận cũng như nhu cầu trong nước.
- Quy hoạch các mỏ khai thác
Giai đoạn 2007- 2020, quy hoạch khai thác với 34 mỏ và khu vực. Trong đó: Than đá 5 mỏ, quặng đồng 5 mỏ, quặng sắt 1 mỏ, barit 4 mỏ, than bùn 2 mỏ, cát cuội sỏi 3 mỏ và khu vực cát sỏi lòng sông, sét gạch ngói và xi măng 12 mỏ, sét gốm 1 mỏ, đá xây dựng 1 mỏ.
Tổng khối lượng khai thác tài nguyên khoáng sản chủ yếu cho từng thời kỳ đến năm 2010-2015-2020 lần lượt là: 615- 1.125- 1.125 ngàn tấn than; 3.280- 10.450- 11.050 ngàn m3 sét; 3.888- 6.950- 7.390 ngàn m3 cát, sỏi; 2.420- 7.300- 7.780 ngàn m3 đá xây dựng; 20- 25- 25 ngàn m3 sét gốm; 35,64- 138,8- 138,8 ngàn tấn barit; 40- 50- 50 ngàn tấn than bùn; 41,6- 162,15- 162,15 ngàn tấn quặng sắt; 480- 600- 750 ngàn tấn quặng đồng.
Ngoài ra trong giai đoạn từ 2007-2020, tuỳ theo nhu cầu thị trường, sự phát triển khoa học và công nghệ và khả năng được điều tra đánh giá tiềm năng một số loại khoáng sản khác như: chì- kẽm (Mỏ Trạng, Làng Lát, Dĩnh Bạn, Khe Áng, Núi Mỏ, Hoa Lý), vàng (Làng Đảng-Sa Lý, Na Lương), nước khoáng (Tân Hoa), sét gốm (Yên Lư, Trí Yên), than Đồng Thông, fenspat Ngọc Sơn sẽ được quy hoạch khai thác trong niên hạn.
Danh mục các Dự án đầu tư khai thác chủ yếu theo Phụ lục IV.
e) Quy hoạch chế biến khoáng sản:
Khoáng sản Bắc Giang quy mô nhỏ, nằm rải rác, vì vậy việc chế biến khoáng sản cần gắn liền với các khu mỏ khai thác; hạn chế việc khai thác, vận chuyển quặng thô đi chế biến nơi khác. Cụ thể như sau:
- Chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng: các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có sử dụng nguyên liệu khoáng để chế biến sản phẩm trên địa bàn tỉnh như các Nhà máy sản xuất gạch, Nhà máy Xi măng hiện nay đều gắn liền với khai thác các mỏ khoáng sản sét.
- Các loại khoáng sản khác: Xác định các khu chế biến như sau:
+ Khu vực chế biến quặng đồng: Được xây dựng và phát triển tại khu vực huyện Lục Ngạn và Sơn Động, gắn với vùng chứa quặng đồng tập trung nhất, với nguyên liệu đầu vào 120- 150 ngàn tấn/năm.
+ Khu vực chế biến quặng sắt: Khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng dây chuyền tuyển, phân loại, chế biến quặng sắt tại khu vực mỏ sắt Na Lương. Đồng thời thu hút các dự án đầu tư chế biến tinh quặng sắt trên địa bàn tỉnh, nhằm phát huy hết năng lực khai thác mỏ Na Lương và thu hút từ các nguồn nguyên liệu quặng hợp pháp trong khu vực.
+ Khu vực chế biến quặng barit: Duy trì ổn định khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại chế biến quặng barit; nâng cấp cơ sở chế biến hiện có của Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Giang tại xã Tân Dĩnh- huyện Lạng Giang.
+ Chế biến than: Các mỏ than nằm rải rác, cách xa nhau, vì vậy việc chế biến, tuyển than được thực hiện tại khu vực mỏ khai thác. Khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng nguồn than khai thác tại chỗ cho phát điện (nhiệt điện).
Tổng vốn đầu tư ước tính cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản từ nay đến năm 2020 khoảng 135 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2007-2010 khoảng 57,5 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 khoảng 56,5 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 21 tỷ đồng. Chi tiết vốn đầu tư thể hiện ở Phụ lục IV kèm theo.
5. Các giải pháp và chính sách thực hiện
a) Các giải pháp
- Về quản lý và phát triển tiềm năng khoáng sản:
+ Xây dựng chương trình điều tra thăm dò nhằm phát hiện thêm các mỏ, điểm mỏ có tiềm năng; khoanh diện tích các mỏ, điểm mỏ có trong quy hoạch để sử dụng đất hợp lý, nhằm giảm thiểu bồi thường, giải phóng mặt bằng.
+ Đầu tư thăm dò đối với một số khoáng sản quan trọng phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Hàng năm bảo đảm ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo hướng công khai, minh bạch.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác, mua bán khoáng sản trái pháp luật, không đúng quy hoạch; các hành vi vi phạm quy hoạch, các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép.
- Về khai thác và sử dụng khoáng sản:
+ Ưu tiên khai thác các khoáng sản là nguyên liệu cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh; Dự án có áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, bảo đảm môi trường, thu hồi tối đa các thành phần có ích; dự án nhiệt điện sử dụng than tại các vùng mỏ có trữ lượng khá (Bố Hạ, Nước Vàng...)
+ Ưu tiên, khuyến khích các dự án đầu tư thăm dò, khai thác gắn liền với xây dựng cơ sở chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.
+ Tập trung nghiên cứu hoặc tăng cường đầu tư đổi mới nâng cao công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản thích hợp để sử dụng hiệu quả tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
- Giải pháp về vốn
+ Về công tác thăm dò: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò. Tổng vốn đầu tư cho công tác thăm dò khoáng sản khoảng 18,5 tỷ đồng, trong đó:
Vốn đầu tư từ ngân sách: 2,5 tỷ đồng để thăm dò cát sỏi lòng sông và thăm dò dải sét kaolin Trí Yên- Cẩm Lý, vốn đầu tư sẽ được thu hồi lại từ các nhà đầu tư khi giao mỏ.
Vốn từ các nhà đầu tư thực hiện đối với các dự án còn lại 16,5 tỷ đồng.
+ Đối với các dự án đầu tư khai thác và chế biến: Vốn đầu tư khai thác và chế biến khoảng 116,5 tỷ đồng, do chủ đầu tư thu xếp từ các nguồn vốn tự có, vốn vay và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác.
- Giải pháp về môi trường
+ Các dự án trước khi cấp phép khai thác, chế biến đều phải thực hiện nghiêm việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại; tích cực cải tiến, đổi mới công nghệ khai thác khoáng sản nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
+ Kết thúc khai thác phải thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai sau khai thác theo quy định.
b) Các chính sách
- Về cơ chế quản lý nhà nước: Xây dựng chính sách sử dụng khoáng sản của tỉnh tiết kiệm, hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế của việc khai thác, chế biến khoáng sản, không làm tổn thất tài nguyên và hủy hoại môi trường; quản lý chặt chẽ các hoạt động khoáng sản, nhất là các hoạt động trái phép.
- Về tài chính: Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, đất đai,....đối với dự án khai thác khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất trong tỉnh. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, kể cả các đối tác nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch phục vụ nhu cầu tiêu thụ khoáng sản trong nước. Tạo nguồn vốn ngân sách và tín dụng nhà nước để hỗ trợ cho công tác thăm dò và đầu tư khai thác một số mỏ khoáng sản.
- Về nguồn nhân lực: Có chính sách ưu tiên nhằm thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành địa chất, mỏ cho các dự án thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản. Ưu tiên sử dụng lao động tại chỗ nơi có các dự án khai thác, chế biến khoáng sản.
- Về hợp tác quốc tế: Khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ mới trong hoạt động khoáng sản, tạo việc làm cho lao động địa phương, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế của địa phương có khu mỏ.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; định kỳ rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu bố trí kế hoạch vốn ngân sách thực hiện chương trình điều tra thăm dò một số mỏ, khu vực mỏ theo quy hoạch.
3. Sở Công nghiệp có trách nhiệm quản lý về công nghiệp khai thác, chế biến các loại khoáng sản, trừ các khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng nêu trong quy hoạch.
4. Sở Xây dựng có trách nhiệm quản lý về công nghiệp khai thác, chế biến các loại khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng nêu trong quy hoạch.
5 UBND các huyện, thành phố căn cứ quy hoạch tổ chức quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn khi mỏ chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác theo quy định; phát hiện và ngăn ngừa tình trạng khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái pháp luật; tạo điều kiện để chủ đầu tư triển khai dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản thuận lợi; tổng hợp những tồn tại, vướng mắc về hoạt động khoáng sản trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh giải quyết.
6. UBND các xã có mỏ, điểm mỏ khoáng sản có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại khu vực có mỏ khoáng sản.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
BẢNG TỔNG HỢP TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN CHỦ YẾU TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số 78 /2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang )
Số TT |
Khoán sản |
Đã thăm dò |
Đã đánh giá |
Điều tra các mức |
|||
Số mỏ |
Trữ lượng |
Số mỏ |
Trữ lượng |
Số mỏ, điểm quặng |
TNDB |
||
1 |
Than đá |
3 |
111,69 tr.tấn |
3 |
1,68 tr.tấn |
1 |
0,21 tr. tấn |
2 |
Sắt |
1 |
0,503 tr.tấn |
|
|
|
|
3 |
Đồng |
|
|
3 |
0,093 tr.tấn |
4 |
5,133 tr.tấn |
4 |
Barit |
2 |
507,253 ng.tấn |
1 |
47,371ng. tấn |
1 |
48,7 ng. tấn |
5 |
Vàng sa khoáng |
|
|
2 |
292 kg |
|
|
6 |
Vàng gốc |
|
|
|
|
1 |
743 kg |
7 |
Sét gốm |
1 |
0,313 tr.tấn |
|
|
|
|
8 |
Sét chịu lửa |
1 |
0,342 tr.tấn |
|
|
1 |
|
9 |
Sét gạch ngói |
4 |
25,24 tr. tấn |
2 |
61,316 tr.m3 |
10 |
278,444 tr.m3 |
10 |
Cuội sỏi |
|
|
1 |
89,5 tr.m3 |
2 |
1,640 tr.m3 |
11 |
Cát xây dựng |
|
|
|
|
22 bãi và 1 mỏ |
6,26 tr.m3 |
12 |
Đá xây dựng |
|
|
|
|
1 |
5.tr.m3 |
13 |
Than bùn |
|
|
2 |
0,168 tr.tấn |
|
|
14 |
Kaolin |
|
|
|
|
1 |
|
15 |
Felspat |
|
|
|
|
1 |
592 ng.tấn |
|
Tổng |
12 |
|
14 |
|
42 |
|
BẢNG PHÂN VÙNG CÁC DIỆN TÍCH TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN CỦA TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang )
TT |
Vùng |
Ký hiệu trên bản đồ |
Diện tích (km2) |
Mức độ điều tra, thăm dò, khai thác |
Trữ lượng, tài nguyên dự báo |
Yêu cầu điều tra đánh giá, thăm dò, khai thác |
1 |
Na Lương (Sắt) |
1.AI-Fe |
4,5 |
Thăm dò |
0,503 tr.tấn (C1) |
Khai thác |
2 |
Bố Hạ-Bến Trăm (Than đá) |
2.AI-Tđ |
13 |
Thăm dò |
4,57 tr.tấn (B+C1+C2) |
Khai thác |
3 |
Đồi Mồ (Sét gạch ngói) |
3.AI-Sgn |
2 |
Thăm dò |
0,332 tr.m3 (C1+C2) |
Khai thác |
4 |
Lang Cao-Núi Chùa (Barit) |
4.AI-Ba |
9 |
Thăm dò |
507,2ng.tấn (B+C1+C2) |
Khai thác thăm dò bổ sung |
5 |
Xương Lâm (Sét gạch ngói) |
6.AI-Sgn |
6 |
Thăm dò |
8,081 tr.m3 (B+C1+C2) |
Khai thác |
6 |
Tiên Phong (Sét gốm) |
5.AI-Sg |
1 |
Thăm dò |
0,313 tr.tấn (C1+C2) |
Khai thác |
7 |
Cầu Sen (Sét gạch ngói) |
7.AI-Sgn |
7,5 |
Thăm dò |
16,551 tr.m3 (B+C1+C2) |
Khai thác |
8 |
Cầu Từ (Sét gạch ngói) |
8.AI-Sgn |
2 |
Thăm dò |
0,33 tr.m3 (B+C1) |
Khai thác |
9 |
Đông Nam Chũ (Than đá) |
9.AI-Tđ |
4,5 |
Thăm dò |
0,257 tr.tấn (C1+C2) |
Khai thác |
10 |
Đồng Rì (Than đá) |
10.AI-Tđ |
20 |
Thăm dò |
107,3 tr.tấn (C1+C2) |
Khai thác |
11 |
Thường Lát (Sét chịu lửa) |
11.AI-Scl |
1,5 |
Thăm dò |
0,343 tr.tấn (C1+C2) |
Khai thác |
12 |
Na Lương (Vàng) |
1AII-Au |
Dài 3km, rộng 300-400m |
Đánh giá |
63,9 kg (C2) |
Thăm dò bổ sung và khai thác |
13 |
Nghĩa Hoà (Sét gạch ngói) |
2.AII-Sgn |
2 |
Đánh giá |
0,655 tr.m3 (C2) |
Thăm dò và khai thác |
14 |
Buộm (Sét gạch ngói) |
3.AII-Sgn |
9 |
Đánh giá |
C2:6,117 tr.m3 triển vọng 55,08 tr.m3 |
Thăm dò và khai thác |
15 |
Phương Sơn (Cuội Sỏi) |
4.AII-Cs |
5 |
Điều tra chi tiết |
P2:1,51 tr.m3 |
Khảo sát, thăm dò, khai thác |
16 |
Phúc Mãn (Sét gạch ngói) |
5.AII-Sgn |
2 |
Điều tra chi tiết (Ty XD Hà Bắc) |
5 tr. m3 (P2) |
Thăm dò, khai thác |
17 |
Núi Ri-Núi Rành (Barit) |
6.AII-Ba |
6 |
Đánh giá |
C2:47.371 tấn |
Thăm dò, khai thác |
18 |
Mỏ Thổ-Thượng Lan-Xóm Bối (Sét gạch ngói) |
7.A II-Sgn |
>20 |
Điều tra chi tiết (Ty XD Hà Bắc) |
P2: Mỏ Thổ: 80 tr.m3; Thượng Lan 16 tr.m3; Xóm Bối: 15 triệu m3 |
Thăm dò, khai thác |
19 |
Ngọc Sơn (Cuội, sỏi, felspat, sét chịu lửa, barit) |
8.AII-Cs, Fp, Scl, Ba) |
16 |
Điều tra chi tiết |
P2: cuội sỏi 1,51 tr.m3, felspat: 591,5 ng.tấn Sét chịu lửa |
Thăm dò, khai thác |
20 |
Hiệp Hoà (Cuội sỏi) |
9.AII-Cs |
12 |
Điều tra chi tiết |
P2: 89,5tr.m3 |
Thăm dò, khai thác |
21 |
Chợ Thôn (Cát xây dựng) |
10.AII-Cxd |
5 |
Điều tra sơ bộ |
P2:1,5 tr,m3 |
Thăm dò, khai thác |
22 |
Trúc Núi (Sét gạch ngói) |
11.AII-Sgn |
1 |
Điều tra sơ bộ |
P2: 0,45tr.m3 |
Thăm dò, khai thác |
23 |
Bích Sơn-Ngọc Lãm (Sét gạch ngói) |
12.AII-Sgn |
15 |
ĐTCT (Ty XD Hà Bắc) |
TNDB Bích Sơn: 80tr.m3 Ngọc Lãm: 98 tr.m3 |
Thăm dò, khai thác |
24 |
Xóm Si (Sét gạch ngói) |
13AII-Sgn |
4 |
ĐTCT (Ty XD Hà Bắc) |
TNDB: 50 tr.m3 |
Thăm dò, khai thác |
25 |
Trí Yên, Yên Dũng (Kaolin) |
14.AII-Kl |
>5 |
Điều tra chi tiết |
|
Đánh giá thăm dò, khai thác |
26 |
Cẩm Lý (Sét gạch ngói) |
15.AII-Sgn |
5 |
ĐTCT (Ty XD Hà Bắc) |
|
Thăm dò, khai thác |
27 |
Làng Vai (Vàng) |
16.AII-Au |
6 |
Điều tra chi tiết |
|
Đánh giá và thăm dò |
28 |
Văn Cung-Làng Đảng- Sa Lý (Vàng) |
17.AII-Au |
15 |
Điều tra chi tiết (Văn Cung) và đánh giá (Làng Đảng-Sa Lý) |
Vàng gốc: 743kg (P2) Sa khoáng: 228kg (C2+P1) |
Đánh giá (vàng gốc) Thăm dò, khai thác (sa khoáng) |
29 |
Tân Thành (Đồng) |
18.AII-Cu |
8 |
Điều tra chi tiết (thăm dò dở dang) |
|
Đánh giá |
30 |
Biển Động-Làng Lân-Phú Nhuận (Đồng) |
19.AII-Cu |
90 |
Thăm dò dở dang |
~ 1200 tấn (P) |
Đánh giá và thăm dò |
31 |
An Châu (Than đá) |
20.AII-Tđ |
70 |
Đánh giá |
0,438 tr. tấn (C2) |
Thăm dò, khai thác |
32 |
Hạ My (Than đá) |
21.AII-Tđ |
10 |
Điều tra chi tiết |
0,5 tr. tấn (P) |
Thăm dò, khai thác |
33 |
Đồng Thông (Than đá) |
22.AII-Tđ |
|
Điều tra chi tiết |
|
Thăm dò, khai thác |
34 |
Nước Vàng (Than đá) |
23.AII-Tđ |
15 |
Đánh giá |
C2:0,8tr.tấn |
Thăm dò, khai thác |
35 |
Đông Hưng (Than bùn) |
24.AII-TB |
2 |
Điều tra chi tiết |
(P): 0,7 tr.tấn (C2): 126 ng.tấn |
Thăm dò, khai thác |
36 |
Mai Trung (Sét gạch ngói) |
25.AII-Sgn |
1 |
Điều tra sơ bộ |
1,62 tr.m3(P) |
Thăm dò, khai thác |
37 |
Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (cát sỏi) |
26,27, 28 AII-CXD |
|
Điều tra chi tiết |
P: 5 tr.m3 |
Thăm dò, khai thác |
38 |
Mỏ Trạng (Chì kém, barit) |
1B-Ba, Pb,Zn |
14 |
Điều tra sơ bộ |
|
Điều tra chi tiết và đánh giá |
39 |
Đoài Mỹ-Tân Thịnh (Bắc Lạng Giang) |
2B-CS |
80 |
Trầm tích hệ tầng Hà Nội có chứa cuội sỏi cát xây dựng |
|
Điều tra chi tiết và đánh giá |
40 |
Tân Yên (Cuội sỏi) |
3B-CS |
120 |
Trầm tích hệ tầng Hà Nội chứa cuội sỏi cát |
|
Điều tra chi tiết và đánh giá |
41 |
Hiệp Hoà (Sét gạch ngói, sét gốm, cuội, sỏi) |
4B-Sgn,CS |
120 |
Trầm tích hệ tầng Hà Nội chứa cuội sỏi, hệ tầng Vĩnh Phúc chứa sét GN, sét gốm |
|
Điều tra chi tiết và đánh giá |
42 |
Việt Yên (Sét gạch ngói) |
5B-Sgn |
90 |
Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc chứa sét GN, sét gốm |
|
Điều tra chi tiết và đánh giá |
43 |
Lạng Giang- Lục Nam (Cuội sỏi) |
6B-CS |
120 |
Trầm tích hệ tầng Hà Nội chứa cuội sỏi xây dựng. |
|
Điều tra phát hiện, đánh giá |
44 |
Vùng Cầu Sen (Sét gạch ngói) |
7B-Sgn |
18 |
Ngoại vi mỏ sét gạch ngói Cầu Sen, trầm tích Đệ tứ hệ tầng Vĩnh Phúc chứa sét gạch ngói |
|
Điều tra , đánh giá |
45 |
Yên Dũng (Sét gạch ngói) |
8B-Sgn |
35 |
Vùng phân bố trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc chứa sét gạch ngói |
|
Điều tra đánh giá, có thể thăm dò |
46 |
Đá Bờ, đá Xóm Dõng (Than đá, đá xây dựng) |
9B-Tđ |
15 |
Đặc điểm than Đá Bờ trong trầm tích hệ tầng Văn Lãng |
|
Đánh giá, thăm dò |
47 |
Lục Ngạn (đồng, vàng) |
10B-Au,Cu |
90 |
Có nhiều biểu hiện quặng vàng đồng trong trầm tích hệ tầng Mẫu Sơn |
|
Điều tra, đánh giá |
48 |
Đông Việt Yên (Sét gạch ngói) |
11B-Sgn |
25 |
Vùng phân bố các trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc chứa sét gạch ngói |
|
Điều tra, đánh giá |
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU NGUYÊN LIỆU KHOÁNG SẢN ĐẾN 2020
(Kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang )
Loại khoáng sản |
Đ.vị tính |
2010 |
2015 |
2020 |
Cộng hàng năm (1000 t, m3) |
1. Than đá - SX VLXD - Phân bón, bột giấy |
1000 tấn/n 1000 tấn/n 1000 tấn/n |
402 152 250 |
534 184 350 |
710 360 350 |
6.428 3.328 3.100 |
2. Kim loại - Quặng sắt - Quặng đồng |
1000 tấn/n 1000 tấn/n |
10,40 120 |
32,43 120 |
32,43 150 |
366 1.830 |
3. VLXD - Sét gạch ngói - Sét xi măng - Cát sỏi xây dựng - Đá xây dựng |
1000 m3/n 1000 m3/n 1000 m3/n 1000 m3/n |
569 245 972 605 |
1.245 845 1.390 1.460 |
1.354 845 1.478 1.556 |
15.274 9.430 18.228 17.500 |
4. Khoáng chất CN - Quặng barit - Sét gốm, kaolin - Sét chịu lửa - Than bùn |
Tấn/n Tấn/n Tấn/n Tấn/n |
8.910 2.570 13.200 10.000 |
27.760 5.000 20.000 10.000 |
27.760 5.000 22.000 10.000 |
313,24 70 265 140 |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ, KHAI THÁC ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 78 /2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang )
TT |
Mỏ và khu vực mỏ |
Nội dung công việc |
Thời gian dự kiến |
Dự kiến Vốn đầu tư (tỷ.đ) |
I. Công tác thăm dò khoáng sản: |
||||
1 |
Cát sỏi lòng sông |
Thăm dò |
2008-2009 |
1,5 |
2 |
Đá Xóm Dõng và lân cận |
Thăm dò |
2008- 2009 |
1,0 |
3 |
Quặng đồng vùng Lục Ngạn, Sơn Động |
Thăm dò |
2008-2010 |
7,0 |
4 |
Than: Nước Vàng, An Châu, Đ.Thông |
Thăm dò |
2011- 2013 |
3,0 |
5 |
Sét: Mỏ Thổ, Thượng Lan, Ngọc Lãm, Xóm Bối, Mai Trung, vùng Hương Sơn |
Thăm dò |
2011- 2015 |
3,0 |
6 |
Sét chịu lửa Phố Thắng- HHoà |
Thăm dò |
2012-2013 |
0,5 |
7 |
Dải sét kaolin Trí Yên-Cẩm Lý |
Thăm dò |
2017-2018 |
1,0 |
8 |
Barit gắn chì- kẽm: Mỏ Trạng- Yên Thế và huyện Tân Yên. |
Thăm dò |
2018-2020 |
1,5 |
|
Cộng cho công tác thăm dò |
18,5 |
||
II. Khai thác, chế biến: |
||||
1 |
Than An Châu |
Công suất 20.000 tấn/năm; tuyển than tại chỗ |
2007-2014 |
- |
2 |
Than Đông Nam Chũ |
Công suất 25.000 tấn/năm; tuyển than tại chỗ |
2007-2017 |
- |
3 |
Than Nước Vàng |
Công suất 50.000- 70.000 tấn/năm; tuyển than tại chỗ |
2007-2020 |
12 |
4 |
Than Bố Hạ |
Công suất 50.000- 100.000 tấn/năm; tuyển than tại chỗ |
2007-2020 |
10 |
5 |
Than Đèo Vàng-Bến Trăm |
Công suất 30.000 tấn/năm; tuyển than tại chỗ |
2009-2020 |
8 |
6 |
Sắt Na Lương |
Công suất 10.400- 35.000 tấn/năm, nâng cấp công nghệ khai thác, tuyển quặng |
2007-2020 |
3 |
7 |
Đồng: Phú Nhuận; Biển Động; Đèo Chũ, Hộ Đáp, Cầu Nhạc, Làng Chả, Làng Vua; Biên Sơn; Làng Lân; Tân Sơn, Làng Chả, Xóm Rèm; Vĩnh Kiều. |
Công suất 120.000- 150.000 tấn/năm, gắn 02 cơ sở tuyển |
2007-2020 |
20 |
8 |
Barit Lang Cao, Núi Chùa, Ngọc Sơn, Núi Ranh-Ri |
Công suất 8.910- 27.760 tấn/năm; |
2007-2020 |
8,5 |
9 |
Than bùn Khám Lạng, Minh Đức |
Công suất 10.000 tấn/năm |
2007-2020 |
1,5 |
10 |
Cát Chợ Thôn |
Công suất 100.000 m3/năm |
2011-2020 |
2,5 |
11 |
Cát sỏi lòng sông |
Công suất 972.000 m3/n |
2007-2020 |
4 |
12 |
Cuội sỏi Hiệp Hoà |
Công suất 220-300.000 m3/năm |
2011-2015 |
6 |
13 |
Sét Mỏ Thổ |
Công suất 150.000- 200.000 m3/n; cấp nguyên liệu cho NM gạch Minh Đức, Bích Sơn, cơ sở khác |
2011-2020 |
4 |
14 |
Sét Bích Sơn |
Công suất 60.000- 80.000 m3/năm; cấp ng.liệu cho NM gạch Bích Sơn, Ngọc Lý |
2007-2020 |
1 |
15 |
Sét Mai Trung |
Công suất 20.000-30.000 m3/năm; cấp ng.liệu NM gạch Hiệp Hoà |
2007-2020 |
4 |
16 |
Sét Xương Lâm |
Công suất 100.000 m3/năm; cấp ng.liệu NM gạch Tân Xuyên |
2007-2020 |
- |
17 |
Sét Cầu Sen |
Công suất 150.000- 350.000 m3/năm; cấp ng.liệu NM gạch Tân Xuyên, Cầu Sen, Xi măng Hương Sơn, cơ sở khác |
2007-2020 |
1 |
18 |
Sét Buộm |
150.000- 400.000 m3/n; NM xi măng và cơ sở sản xuất gạch ngói |
2007-2020 |
4 |
19 |
Sét Ngọc Lãm |
Công suất 120.000- 250.000 m3/năm; cấp ng.liệu NM gạch Hồng Thái, Ngọc Lý, cơ sở khác |
2007-2020 |
4 |
20 |
Sét Phúc Mãn |
Công suất 40.000 m3/năm; cấp ng.liệu cơ sở gạch L.Giang |
2007-2020 |
3 |
21 |
Sét Thượng Lan |
Công suất 80.000- 150.000 m3/năm; Cấp ng.liệu NM gạch Thượng Lan, cơ sở khác |
2007-2020 |
1 |
22 |
Sét Đồi Mồ |
Công suất 10.000 m3/năm; cấp ng.liệu cho XM lâm nghiệp |
2007- 2020 |
- |
23 |
Sét Xóm Si (hoặc Yên Lư) |
Đạt công suất 50.000 m3/năm; cấp ng.liệu cơ sở gạch Y.Dũng |
2011-2020 |
3 |
24 |
Sét Xóm Bối |
Đạt công suất 80.000- 150.000 m3/năm; cấp ng.liệu NM gạch Hồng Thái, cơ sở khác |
2007-2020 |
4 |
25 |
Sét gốm Tiền Phong |
Đạt công suất 5.000 m3/năm; cấp ng.liệu cơ sở sản xuất gốm |
2007-2020 |
2 |
26 |
Đá Xóm Dõng |
Đạt công suất 350.000- 550.000 m3/năm; cấp đá xây dựng. |
2007-2020 |
10 |
|
Cộng khai thác, chế biến |
116,5 |
||
|
Tổng cộng |
135 |
(* Ghi chú: Vốn đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản các mỏ chỉ tính nhu cầu đầu tư mới, bổ sung nâng công suất trong giai đoạn 2007-2020).
Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi Ban hành: 27/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006