Quyết định 25/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế bán đấu giá cây đứng trong khai thác gỗ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh kèm theo Quyết định 30/2011/QĐ-UBND
Số hiệu: 25/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Lê Đình Sơn
Ngày ban hành: 03/07/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Bổ trợ tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2013/QĐ-UBND

Tĩnh, ngày 03 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU QUY CHẾ BÁN ĐẤU GIÁ CÂY ĐỨNG TRONG KHAI THÁC GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2011/QĐ-UBND NGÀY 29/9/2011 CỦA UBND TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Luật Quản Lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008; Luật Thuế tài nguyên năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;

Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015; Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015;

Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định 52/2009/NĐ-CP ; Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định 17/2010/NĐ-CP ; Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc xác định giá trị khi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản;

Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05/6/2012 của Liên bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2133/SNN-LN ngày 17/6/2013 (kèm Biên bản hp thống nhất với Sở Tài chính, Sở Tư pháp ngày 28/3/2013); Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp số 385/BC-STP ngày 16/5/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế bán đấu giá cây đứng trong khai thác gỗ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ban hành kèm theo Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND tỉnh như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

"Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng:

a) Quy chế này áp dụng cho các đối tượng rừng thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: Rừng tự nhiên, rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc đầu tư từ ngân sách (do tỉnh quản lý) đã giao cho các tổ chức, đơn vị, UBND cấp xã quản lý bảo vệ được phép khai thác.

b) Những trường hợp sau đây được thực hiện khai thác theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định hiện hành của Nhà nước (không áp dụng Quy chế này):

- Các loại rừng được phép cải tạo theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất;

- Đối tượng rừng trồng thuộc diện thanh lý được quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BTC ngày 20/02/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thanh lý rừng trồng và những trường hợp khai thác rừng trồng mô hình nghiên cứu, khảo nghiệm;

- Khai thác tận dụng khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc đối tượng rừng nghèo, rừng chưa có trữ lượng hoặc đối với rừng có trữ lượng trung bình trở lên nhưng có diện tích nhỏ hơn 05ha;

- Khu rừng trồng gồm nhiều lô phân tán nhỏ lẻ (không liền vùng), chất lượng kém, có sản lượng bình quân ít hơn 30m3/ha với quy mô vùng diện tích nhỏ hơn 50ha hoặc khu rừng trng tập trung có sản lưng bình quân lớn hơn 30m3/ha nhưng diện tích nh hơn 05ha;

- Khai thác cây phù trợ, tỉa thưa theo quy định đối với rừng trồng phòng hộ;

- Các trường hợp khác mà pháp luật quy định không phải bán đấu giá cây đứng trong khai thác gỗ.

2. Đối tượng áp dụng:

- Các chủ rừng là Công ty sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và các tổ chức được Nhà nước giao rừng;

- Các tchức cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động khai thác, chế biến g, có đủ năng lực tài chính và điều kiện thiết bị, kỹ thuật khai thác gỗ.

- Các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, đơn vị liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, khai thác và lưu thông lâm sản.

2. Sửa đổi khoản 1 Điều 4 như sau:

"1. Có hồ sơ thiết kế khai thác theo đúng quy định hiện hành được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt."

3. Sửa đổi khoản 1 Điều 7 như sau:

”1. Hội đồng bán đấu giá được thành lập trong các trường hp sau:

a) Trường hợp chủ rừng (có gỗ bán đấu giá) tham gia đấu giá, thành phần Hội đồng gồm:

- Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chủ tịch Hội đồng;

- Đại diện Sở Tài chính - Thành viên;

- Đại diện Sở Tư pháp - Thành viên;

- Đại diện Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh;

- Đại diện y ban nhân dân cấp huyện sở tại - Thành viên;

- Các thành phần khác (nếu cần thiết).

b) Trường hợp chủ rừng (có gỗ bán đấu giá) không tham gia đấu giá, thành phần Hội đồng gồm:

- Chủ rừng - Chủ tịch Hội đồng;

- Đại diện Sở Tài chính - Thành viên;

- Đại diện Sở Tư pháp - Thành viên;

- Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thành viên;

- Đại diện Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh;

- Đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện sở tại - Thành viên;

- Các thành phần khác (nếu cần thiết)."

4. Sửa đổi khoản 2 Điều 13 như sau:

"2. Trường hợp hết hạn đăng ký đấu giá mà không có tổ chức, cá nhân nào đăng ký hoặc chỉ có 01 tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có 01 tchức, cá nhân tham dự phiên đấu giá theo đúng thời gian quy định thì được coi là phiên đấu giá không thành. Hội đồng bán đấu giá tng hợp tình hình, làm rõ nguyên nhân, lý do đấu giá không thành, tham mưu phương án xử lý báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định."

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

"Điều 18. Trách nhiệm của Chủ rừng và các sở, ngành liên quan

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì phối hp với các đơn vị liên quan thẩm định, phê duyệt Hsơ thiết kế khai thác; hướng dẫn xây dựng Phương án bán đấu giá cây đứng và soát xét, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đng bán đấu giá; sau khi có kết quả bán đấu giá, tiến hành cấp phép khai thác cho đơn vị trúng đấu giá theo quy định; theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện bán đấu giá.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu thành lập Hội đồng xác định giá khởi điểm bán cây đứng, trình UBND tỉnh phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát chủ rừng các nội dung liên quan đến quản lý tài sản nhà nước, hướng dẫn xử lý tài chính theo quy định.

3. Đơn vị chủ rừng:

- Lập kế hoạch khai thác gỗ theo niên độ kế hoạch hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét giao chỉ tiêu khai thác. Sau khi có chỉ tiêu khai thác, tiến hành lập hồ sơ thiết kế, xây dựng Phương án bán đấu giá cây đứng trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Tổ chức bàn giao hiện trường kịp thời cho các đơn vị trúng đấu giá; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc khai thác và quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản trong lâm phần của đơn vị theo đúng quy định hiện hành.

- Báo cáo kịp thời theo đúng quy định về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan về tình hình thc hiện kế hoạch khai thác gỗ, phương án bán đấu giá cây đứng và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện."

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
-
Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm soát TTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Vụ
Pháp chế - Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tng cục Lâm nghiệp;
- TTr Tnh ủy, TTr HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ban Pháp chế, Ban KTNS - HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT,TH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Đình Sơn

 





Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản Ban hành: 04/03/2010 | Cập nhật: 10/03/2010