Quyết định 1697/QĐ-UBND năm 2019 về ban hành Đề án "Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hòa Bình"
Số hiệu: 1697/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Khánh
Ngày ban hành: 09/08/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1697/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 09 tháng 8 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH Đ ÁN “CƠ CẤU LẠI NGÀNH DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIN THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN CỦA TỈNH HÒA BÌNH”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”;

Căn cứ Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại T trình số 101/TTr-SVHTTDL ngày 29/7/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đán Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Công An tỉnh, Ban Dân tộc; Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn h
óa, Thể thao và Du lịch;
- Tổng cục Du lịch;
- Thường trực Tỉnh
y;
- Thường trực HĐND t
nh;
- Ch
tịch, các Phó Ch tịch UBND tnh;
- Chánh, Phó Chánh VP
UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (Vu.35b).

CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh

 

ĐỀ ÁN

CƠ CẤU LẠI NGÀNH DU LỊCH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN THÀNH NGÀNH KINH TẾ MŨI NHỌN CỦA TỈNH HÒA BÌNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 09/8/2019 ca Ch tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, du lịch tăng trưởng tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Những năm gần đây Du lịch phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị quốc tế liên tục có những biến động, với xu thế phát triển, vận động không ngừng và tình hình kinh tế - xã hội trong nước có nhiều thuận lợi, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo sát sao của Chính phủ.

Chủ trương mạnh mẽ về phát triển du lịch khi Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trthành ngành kinh tế mũi nhọn được ban hành. Trong đó chỉ rõ quan điểm “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác”, “là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội”.

Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Du lịch 2017 với những nội dung đột phá, hướng đến thị trường và tạo điều kiện cho cộng đồng, doanh nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh du lịch. Trước sự kỳ vọng của toàn xã hội, những yêu cầu về phát huy lợi thế và tiềm năng phát triển, ngành du lịch cần có schuyển biến tích cực, nhiệm vụ cơ cấu sắp xếp lại các nguồn lực, sử dụng hợp lý và phát huy hiệu quả các tiềm lực là hết sức cần thiết để có định hướng phát triển phù hợp trong tương lai.

Tỉnh Hòa Bình có vị trí thuận lợi tiếp giáp với thành phố Hà Nội, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc có tuyến đường bộ quốc lộ 6 và đường thủy trên sông Đà chảy qua. Hòa Bình là một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với những giá trị nhân văn đa dạng, phong phú. Nơi được đặt tên cho nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, quê hương của Sthi “Đẻ đt - Đẻ nước”; với 41 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và 53 di tích cấp tỉnh; nhiều lễ hội dân gian các dân tộc... Cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ có nhiều hang động đẹp, các khu bảo tồn thiên nhiên rất đa dạng, phong phú về hệ sinh thái và động, thực vật,... hồ Hòa Bình có phong cảnh hữu tình, để phát trin các loại hình du lịch sinh thái nghdưỡng, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm,...

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, với vị trí địa lý, khả năng tiếp cận với Hà Nội và các tỉnh trong khu vực thuận lợi, cùng với lợi thế về tài nguyên tự nhiên và nhân văn Hòa Bình đang có cơ hội để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, trong thời gian qua du lịch tỉnh Hòa Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu sự bền vững và còn bộc lộ nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, lao động, thị trường, sản phẩm,...

Xây dựng Đề án “Cơ cấu li ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hòa Bình” nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là cần thiết để xác định các nội dung chính cơ cấu lại ngành du lịch Hòa Bình về: thị trường du lịch; sản phẩm du lịch; nguồn lực phát triển du lịch; nguồn nhân lực du lịch; doanh nghiệp du lịch; hệ thống quản lý về du lịch.

2. Căn cứ pháp lý xây dựng Đ án

- Luật Du lịch năm 2017;

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”;

- Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 13/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Công văn số 926/UBND-KGVX ngày 13/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vchủ trương xây dựng Đ án “Cơ cu lại ngành du lịch đáp ng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hòa Bình”.

PHẦN THỨ NHẤT

THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH DU LỊCH VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN

1. Tỷ trọng du lịch trong cấu kinh tế và nguồn thu du lịch

1.1 Tỷ trọng GDP ngành Du lịch trong GDP quốc gia.

Trong giai đoạn 2015 - 2018, ngành du lịch Việt Nam đã có mức tăng trưởng nhanh về số lượng khách và tổng thu từ hoạt động du lịch. Theo báo cáo Thường niên Du lịch Việt Nam của Tổng cục Du lịch, năm 2015 tổng thu từ khách du lịch của Việt Nam đạt khoảng 337,8 nghìn tỷ đồng đóng góp khoảng 6,33% GDP thì đến năm 2018 tổng thu từ khách du lịch đạt 620 nghìn tỷ đồng và đóng góp khoảng trên 10% GDP cả nước.

1.2. Tỷ trọng của du lịch tỉnh Hòa Bình theo nguồn khách và dịch vụ

Bảng: Đóng góp của du lịch đối với nền kinh tế của tnh

Các chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

Tng thu từ khách du lịch (tỷ đồng)

759

831

1.038

1.216

1.520

Tỷ lệ đóng góp trực tiếp so với GRDP của tỉnh (%)

2,76

2,79

2,99

3,25

3,54

Ngun Sở Văn hóa, Th thao và Du lịch Hòa Bình

Trong giai đoạn 2014-2018, tổng thu từ khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình có mức tăng trưởng bình quân là 19,9%/năm. Năm 2014 tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 759 tỷ đồng thì đến năm 2018 đã đạt được 1.520 tỷ đồng.

Năm 2018, trong cơ cấu thu từ du lịch của tỉnh, khách quốc tế đóng góp 34,3%, khách nội địa đóng góp 65,7%. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ bán hàng ăn uống, cho thuê phòng và dịch vụ vui chơi giải trí chiếm tỷ trọng lớn nhất 74% (hàng ăn uống là 30,2%; dịch vụ cho thuê phòng là 24,1%; phục vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác là 19,7%). Sthu từ các dịch vụ còn lại chỉ chiếm 26%, trong đó bán hàng hóa chiếm 11,7%; vận chuyển khách du lịch chiếm 7,2%; bán vé tham quan, sdụng các dịch vụ khác chiếm 4,2%; doanh thu từ các đơn vị hoạt động lữ hành trên địa bàn tỉnh chiếm 2,9%.

Như vậy, tổng thu từ du lịch có sự gia tăng đáng kể trong thời gian qua, đang ngày càng khẳng định được tỷ trọng đóng góp trong phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên khách du lịch đến Hòa Bình có mức chi tiêu còn thấp do thiếu các dịch vụ có chất lượng và sức hấp dẫn nên tỷ trọng chưa cao.

2. Cơ cấu thị trường và nguồn lực khai thác

2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế

Bảng: Tỷ lệ % khách quốc tế đến tnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2018

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng lượt khách

2.104.207

2.568.443

2.274.624

2.497.436

2.695.185

Khách quốc tế

185.361

222.057

227.469

260.730

312.193

Chiếm tỷ lệ (%)

8,8

8,6

10

10,4

11,6

Ngun: Sở Văn hóa, Th thao và Du lịch Hòa Bình

Giai đoạn 2014 - 2018, số khách du lịch quốc tế đến Hòa Bình tăng trưởng khá và n định đạt 9,88%/năm trong tổng số khách của tỉnh. Năm 2014 Hòa Bình đón 185.361 lượt khách quốc tế, đến năm 2018 đã có 312.193 lượt khách quốc tế.

Bng: Thị trường khách quốc tế đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: %

Năm

Pháp

Hàn Quốc

Nhật Bản

Úc

Trung Quốc

Thái Lan

Malaysia

Singapore

Thị trưng khác

2014

62

20

4,1

2,4

2,6

0,6

1,3

0,5

6,5

2015

63

21

4,1

2,3

2,4

0,5

1,2

0,4

5,1

2016

64

20

3,9

2,2

2,5

0,4

1,3

0,3

5,4

2017

65

19

4

2

2,3

0,3

1,5

0,3

5,6

2018

65

20

3,8

2,1

2,2

0,3

1,4

0,4

4,8

Ngun: Sở Văn hóa, Th thao và Du lịch Hòa Bình

Trong thị trường khách du lịch quốc tế đến Hòa Bình chủ yếu từ Pháp chiếm 62-65%; Hàn Quốc 19-20%; Nhật 3,8-4,2%; Úc 2-2,5%... Năm 2018, khách đến từ Trung Quốc 2,2%; Thái Lan 0,3%; Malaysia chiếm 1,4; Singapore chiếm 0,4 còn lại thị trường khác chiếm 4,8%. Hiện nay khách từ thị trường Châu Âu và khu vực Đông Nam Á đến Hòa Bình còn khá hạn chế.

Về nguồn lực phát triển: Có sự phát triển của các hãng hàng không Việt Nam và quốc tế, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ kết nối các nước trên thế giới với các trung tâm du lịch lớn trong nước là điu kiện thuận lợi cho ngành du lịch mrộng thị trường. Việc thu hút các nhà đầu tư lớn nâng cấp cơ sở hạ tầng về giao thông, phương tiện vận chuyển đường không, đường bộ, đường thủy...; phát triển các dòng sản phẩm du lịch chất lượng cao cấp đáp ứng nhu cu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.

2.2. Thị trường khách du lịch nội địa

Năm 2014, Hòa Bình đón 1.918.846 lượt khách nội địa, chiếm 91,2% tổng lượt khách toàn tỉnh. Đến năm 2018, đón 2.695.185 lượt khách, chiếm 88,4% tng lượt khách toàn tỉnh. Khách du lịch nội địa vẫn là nguồn khách chủ yếu của Hòa Bình, chiếm khoảng 90% tổng số lượt khách du lịch hàng năm. Điều đó cho thy, hiện nay và trong tương lai gần, thị trường khách nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Hòa Bình. Trong số khách du lịch nội địa đến Hòa Bình, slượng khách lưu trú chỉ có khoảng gần 30%, số còn lại là khách đi tham quan trong ngày.

Khách du lịch nội địa đến Hòa Bình chủ yếu là từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương ở khu vực phía Bắc; một số ít từ các tnh miền Nam và min Trung. Thời gian cao điểm khách du lịch đến Hòa Bình là mùa xuân (du lịch lễ hội, tâm linh) và mùa hè (du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng); mùa thu và mùa đông có số lượng khách ít hơn (chủ yếu khám phá thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc...

Về nguồn lực phát triển: Ngoài việc đầu tư của tỉnh xây dựng cơ sở hạ tng, tạo thuận lợi tiếp cận các điểm đến du lịch; còn thu hút các nguồn lực từ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch nội địa.

3. Cơ cấu sản phẩm, chuỗi giá trị ngành du lịch và nguồn lực phát trin

3.1. Cơ cấu sản phẩm du lịch

Hiện nay, các sản phẩm du lịch Hòa Bình đang được đầu tư phát triển với các loại hình du lịch chủ yếu như: Du lịch tâm linh lễ hội; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch tìm hiểu văn hóa cộng đồng; du lịch làng nghề thủ công truyền thống; du lịch nghỉ dưỡng thể thao, giải trí.

- Sản phm du lịch văn hóa tâm linh: Hòa Bình có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Một số di tích đã trở thành các điểm tham quan cho du khách như: Khu du lịch chùa Tiên, Đền Bà chúa Thác Bờ, Quần thể hang động núi Đầu Rồng... đang thu hút lượng khách nội địa đng nhất đến Hòa Bình.

- Sản phẩm du lịch cộng đồng: Đây là sản phẩm du lịch có tiềm năng và khả năng cạnh tranh cao của tỉnh Hòa Bình. Những điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu như: Bản Lác, Bản Văn, Bản Pom Coọng, Bản Hịch, Bản Bước huyện Mai Châu; Bản Giang Mỗ, huyện Cao Phong; Bản Ké, bản Đá Bia, bản Sưng huyện Đà Bắc... đang thu hút được số đông khách quốc tế đến Hòa Bình.

- Sản phẩm du lịch làng nghề thủ công truyền thống: Một số làng nghề truyền thống đang trở thành địa điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách, đồng thời sản xuất các mặt hàng lưu niệm, quà tặng, giới thiệu ẩm thực như: Nghề dệt thổ cẩm, đan lát; nghề làm Rượu cần; nghề chế tác đá cảnh, gỗ lũa... đang được khách du lịch lựa chọn là đim đến của tỉnh Hòa Bình.

- Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí: Các sân golf, khu dù lượn, đi bộ leo núi, đạp xe, chèo bè mảng, thuyn kayak... các khu, điểm tm nước khoáng nóng tại huyện Kim Bôi, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Sơn,... tm các loại lá thuc của đng bào các dân tộc Mường, Dao, Thái... góp phn đáp ứng nhu cu của khách và tăng giá trị phục vụ khách du lịch.

- Du lịch lễ hội: Hòa Bình có nhiều dân tộc với các lễ hội độc đáo như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi; lễ hội Chiêng, hát xéc bùa của người Mường; lễ hội Xên Mường, lhội Chá chiêng của người Thái; lễ hội Đu Vôi - Lạc Sơn; lễ hội đánh cá Lỗ Sơn - Tân Lạc và nhiều lễ hội dân gian trên địa bàn tỉnh, góp phần thu hút khách du lịch đến Hòa Bình trong dịp mùa xuân đu năm mới. Tuy nhiên, nhiu lhội ở Hòa Bình quy mô còn nhỏ và thiếu các dịch vụ phục vụ du khách.

3.2. Chuỗi giá trị du lịch và sự kết nối giữa du lịch vi các ngành kinh tế khác

Chuỗi giá trị là các hoạt động cần thiết để đưa sản phẩm từ khi bắt đầu hình thành tới khách du lịch. Thể hiện quá trình các doanh nghiệp được tiếp nhận nguyên liệu thô, bsung thêm giá trị vào những nguyên liệu này trải qua các bước khác nhau đtạo ra sản phm cui cùng có giá trị bán cho khách hàng. Thông qua đó, doanh nghiệp phân tích các yếu tố đầu vào tham gia tạo ra sn phẩm và xác định phương thức nâng cao năng suất, giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh của từng sản phm.

Điều kiện tiên quyết hình thành chuỗi giá trị du lịch có giá trị cao là mức độ sẵn sàng phục vụ khách và chất lượng của cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng gắn liền với hoạt động du lịch. Hòa Bình không có hệ thống đường sắt và đường hàng không; cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển để tham gia tích cực vào chuỗi giá trị. Các tuyến giao thông đường bộ tiếp cận nhiều điểm đến du lịch còn nhiều khó khăn. Các điểm dừng chân, trạm nghỉ ở các tuyến đường, bãi đỗ xe, điểm trung chuyển đưa đón khách du lịch,... còn thiếu đã hạn chế đến chuỗi giá trị du lịch của Hòa Bình.

4. Quản lý về du lịch

4.1. Quản lý nhà nước về du lịch

- Quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh là Ủy ban nhân dân tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương có Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý chuyên ngành. Cùng với các Sở, ngành liên quan thực hiện quản lý các lĩnh vực theo chức năng của ngành có liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện là Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố, có Phòng Văn hóa và Thông tin cùng với các Ban, ngành liên quan thực hiện quản lý các lĩnh vực theo chức năng của ngành có liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn huyện.

Hiện nay công tác quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh Hòa Bình được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hp cùng các Sở, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Mô hình quản lý, hỗ trợ phát triển ngành du lịch hiện còn một số bất cập như:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh, vừa làm công tác hỗ trợ phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch, trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao.

- Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện đang thiếu cán bộ có chuyên môn, nhất là các địa phương có du lịch phát triển nên công tác tham mưu quản lý về du lịch còn hạn chế.

4.2. Quản lý đối với Hiệp hội, doanh nghiệp

- Trung ương có Hiệp hội du lịch Việt Nam và các hội thành viên là: Hiệp hội lữ hành, Hiệp hội khách sạn, Hiệp hội đào tạo và Hướng dẫn viên du lịch,...

- Các tỉnh, thành phố có Hiệp hội du lịch. Hòa Bình đã thành lập Hiệp hội du lịch của tỉnh từ năm 2010, hiện có các Chi hội khách sạn - nhà hàng, Chi hội du lịch cộng đồng. Trong thời gian qua, Hiệp hội du lịch Hòa Bình đã phối hợp với Hiệp hội du lịch các tỉnh để kết nối các doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác phát trin du lịch. Tuy nhiên Hiệp hội chưa thu hút được sự tham gia hoạt động của nhiu doanh nghiệp, hiệu quả chưa cao, hạn chế mở rộng liên kết, hợp tác.

Quản lý hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch là quản lý đa lĩnh vực, thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan chức năng như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, Công An tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và truyền thông,... Việc kiểm tra, giám sát, đảm bảo tuân thủ luật pháp trong kinh doanh du lịch của các tchức, doanh nghiệp du lịch trong thời gian qua còn nhiu khó khăn. Công tác thống kê kết quả trong kinh doanh từ dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp và người dân không đầy đủ nên việc đánh giá kết quả của ngành du lịch còn hạn chế.

4.3. Quản các khu, điểm du lịch

Việc quản lý tốt các khu, điểm du lịch sẽ mang lại lợi ích nhiều mặt như: Tạo lợi thế cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững, góp phần phân phối lợi ích một cách hài hòa và nâng cao năng suất trong hoạt động du lịch. Thực tế cho thấy một khu, điểm du lịch được đánh giá cao không chỉ có tài nguyên du lịch nổi trội, mà còn phải được du khách đánh giá là một điểm đến được quản lý tốt, đảm bảo chất lượng dịch vụ, môi trường tự nhiên, xã hội an toàn thân thiện.

Tỉnh Hòa Bình đã có Quy chế quản lý hoạt động các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh (tại Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND tỉnh). Toàn tỉnh đã có trên 30 khu, điểm du lịch hoạt động với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch văn hóa, sinh thái; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch nghdưỡng có lợi thế của Hòa Bình. Một số khu, điểm đã thành lập Ban quản lý và hoạt động hiệu quả như: Khu du lịch Chùa Tiên, Quần thể hang động núi Đầu Rồng, Nhà máy thủy điện Hòa Bình... có lượng khách đông và mang lại nguồn thu để tái đầu tư. Hiện nay, chưa thành lập được Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình do chưa đạt các tiêu chí. Các điểm du lịch cộng đồng chưa thành lập Ban quản lý, nên công tác quản lý không có sự thống nhất trong qun lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Một số địa phương chưa làm tốt công tác quản lý về nguồn tài nguyên du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan và đang mất dần bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống.

4.4. Quản lý các dịch vụ liên quan đến du lịch

Các dịch vụ liên quan đến du lịch như: nhà hàng, khu vui chơi, trạm dừng nghỉ, khu mua sắm - thương mại, vận chuyển khách, sản xuất và cung ứng đồ thcông, quà tặng, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp... thuộc thẩm quyền quản lý của nhiu ngành và địa phương nhưng chưa có sự phi hp thường xuyên nên công tác quản lý gặp khó khăn. Vn đquản lý hoạt động các dịch vụ du lịch tuân thủ pháp luật, đảm bảo chất lượng và công tác thống kê kết quả đang còn khó khăn. Cần phải tăng cường phi hp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý và hỗ trợ liên kết các sản phẩm, để tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm du lịch hấp dẫn, phong phú, đa dạng,... Tránh tình trạng phát triển tự phát thiếu tham vấn ca các chuyên gia, thiếu định hướng quy hoạch, không phù hợp thị hiếu khách du lịch trong đầu tư các dịch vụ phục vụ khách du lịch dẫn đến lãng phí không hiệu quả.

5. Cơ cấu doanh nghiệp du lịch và nguồn lực phát triển

5.1. Doanh nghiệp lữ hành

Trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp hoạt động lữ hành quốc tế, hiện có 10 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa như: Công ty cổ phần du lịch Hòa Bình, Công ty TNHH MTV du lịch Hòa Bình, Công ty vận tải du lịch Đức Lộc,... Bên cạnh đó có một số doanh nghiệp, đơn vị vận tải khách du lịch đang tham gia vào hoạt động kinh doanh phục vụ các nhóm khách du lịch có nhu cầu khác nhau hoặc tham gia vào một số khâu trong chuỗi sản phẩm du lịch.

5.2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú khách du lịch

Trong giai đoạn 2014-2018, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tăng nhanh về số lượng, quy mô. Năm 2014, tỉnh Hòa Bình có 341 cơ sở lưu trú hoạt động với 2.804 phòng, thì đến năm 2018 đã tăng lên 412 cơ sở lưu trú với tng số 3.421 phòng, trong đó 37 khách sạn (06 khách sạn 3 sao; 23 khách sạn 2 sao; 08 khách sạn 1 sao); 233 nhà nghỉ với 2.046 phòng và 142 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch cộng đồng. Hòa Bình chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn 4, 5 sao, do đó hạn chế khả năng đón khách du lịch cao cấp có khả năng chi trả cao. Phần lớn cơ sở lưu trú du lịch qui mô nhỏ (dưới 50 buồng), hoạt động kinh doanh còn thiếu chuyên nghiệp, hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách.

Công suất sử dụng phòng: Theo báo cáo thống kê hiện nay công suất phòng dao động đạt từ 35-40% (đi với nhà nghỉ); 50-70% (đi với khách sạn) phn ánh sự đóng góp của các cơ s lưu trú trong doanh thu du lịch.

5.3. Doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng

Các nhà hàng phục vụ khách du lịch phần lớn tập trung tại trung tâm thành phố Hòa Bình. Một số nhà hàng nằm trong tổ hp khách sạn có cơ sở vật chất tốt, đảm bo nhu cầu của khách tầm trung và cao cấp như: AP PLAZA, Diamond PALACE Hòa Bình,.. Bên cạnh đó tại một số huyện du lịch phát triển như Mai Châu, Lương Sơn, Kim Bôi đã có nhiều nhà hàng phục vụ khách du lịch cơ bn đáp ứng được nhu cầu của khách từ bình dân ti cao cấp. Các nhà hàng phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh đã khai thác các món ăn truyền thống, đặc trưng ẩm thực của các dân tộc Hòa Bình được du khách ưa thích, góp phần xây dựng thương hiệu một smón ăn của Hòa Bình.

5.4. Doanh nghiệp kinh doanh mua sắm

Các cơ sở có dịch vụ phục vụ khách du lịch mua sắm ở Hòa Bình còn ít, chủ yếu là những dịch vụ bổ sung trong một số khách sạn 2, 3 sao và một số siêu thị đáp ng nhu cu của khách khi đến Hòa Bình như: Siêu thị vì Hòa Bình, Siêu thị Hoàng Sơn, Trung tâm thương mại AP PLAZA,...

5.5. Doanh nghiệp kinh doanh vui chơi giải trí thể thaoth

Các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, dịch vụ phục vụ khách du lịch ở Hòa Bình còn rất hạn chế. Hiện mới có Sân golf Phượng Hoàng, huyện Lương Sơn; Sân golf Hòa Bình - Geleximco, địa đim thuộc xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, xã Dân Hạ và thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; Sân golf Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn đang triển khai,... Trong các khách sạn 2, 3 sao có những dịch vụ như: Massage, tennis, bể bơi, phòng karaoke;... khu thể thao giải trí dưới nước trên hHòa Bình của Công ty cổ phần du lịch Hòa Bình; một số điểm du lịch cộng đồng đã đầu tư kinh doanh dịch vụ chèo thuyền kayak, xe đạp, bè mảng... phục vụ du khách. Hòa Bình còn thiếu các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao nên không kéo dài gian lưu trú và hạn chế khả năng chi tiêu của khách dẫn đến số khách chỉ đi về trong ngày nên mức chi tiêu thấp.

6. Cơ cấu nguồn nhân lực

Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Số lao động trực tiếp làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch tại các bộ phận như: lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp và phục vụ tại các khu vực vui chơi giải trí,... Số lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến chuỗi các dịch vụ du lịch. Lao động đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, các đơn vị vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ bổ sung khác chất lượng còn thấp.

Trong những năm qua số lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh: Năm 2014 tổng số lao động là 2.302 người (trong đó trực tiếp 1.525 người, gián tiếp 777 người); đến năm 2018 tổng lao động là 3.120 người (trong đó trực tiếp 2.134 người, gián tiếp 986). Tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn so với nam, năm 2018 tỷ lệ lao động nữ là 62%, lao động nam là 38%.

Hiện nay, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 8,9%; trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp chiếm 45,1%. Lực lượng lao động chủ yếu được đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề du lịch, những năm gần đây trình độ chuyên môn của lao động du lịch đã tăng lên rõ rệt về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Để đáp ứng nhu cầu phát trin lao động trong lĩnh vực du lch chủ yếu được đào tạo từ các chuyên ngành khác sang làm quản lý kinh doanh, trình độ quản trị du lịch, khách sạn còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, quảng bá, xúc tiến, xây dựng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch; số lao động chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao 46%,... Như vậy lao động trong ngành du lịch có xu hướng tăng và nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực du lịch ngày càng cao, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch Hòa Bình trong thi gian tới.

7. Nguồn lực đầu tư cho du lịch

7.1. Đầu tư hạ tầng du lịch

Trong giai đoạn 2014-2018 tỉnh Hòa Bình đã tăng cường đầu tư hạ tầng du lịch từ các nguồn vốn Trung ương và của địa phương với số kinh phí khoảng 105 tỷ đồng cho các dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng giao thông; bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa; hệ thống cung cấp điện, đường, bến cảng;... Hiện đang đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường 435 từ thành phố đi Vịnh Ngòi Hoa kết nối với vùng lõi Khu du lịch hồ Hòa Bình, tổng chiều dài 21,18km với tổng mức đầu tư 756 tỷ đng từ ngun vốn Trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh.

7.2. Thu hút dự án đầu tư phát triển du lịch

Giai đoạn 2014-2018, tỉnh Hòa Bình đã thu hút được 26 dự án dự án đăng ký đầu tư phát triển du lịch với tng số vốn đăng ký là 10.708,470 tỷ đồng. Trong đó một số dự án đầu tư có quy mô, chất lượng cao đi vào hoạt động như: Khu du lịch sinh thái Serena resort, khu du lịch An Lac Eco-farm, tại huyện Kim Bôi; khu du lịch sinh thái Mai Châu Ecologe, Mai Châu Hide Away, Mai Châu Village tại huyện Mai Châu... nhiều dự án đang đầu tư trong thời gian tới sẽ góp phần hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu mạnh và sức cạnh tranh cao thu hút du khách trong và ngoài nước đến Hòa Bình.

8. Đánh giá chung về thực trạng cấu ngành du lịch và nguồn lực phát triển, các hạn chế và nguyên nhân

8.1. Đánh giá chung về cơ cấu ngành

- Hiện nay cơ cấu sản phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình theo loại hình và theo quy hoạch vùng là khá hợp lý. Sản phẩm du lịch phát triển đúng định hướng, hình thành dần theo cơ cấu các dòng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thể thao và du lịch cộng đồng; trong đó chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường.

- Cơ cấu theo cấu thành sản phẩm hoặc tiếp cận theo chuỗi giá trị còn khập khiễng. Đầu vào hình thành sản phẩm còn rất hạn chế như: Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, hiện mới có các tuyến giao thông đường bộ chính nhưng còn thiếu các tuyến đường kết nối đến các khu, điểm du lịch hoặc đường xuống cấp, khó đi; tuyến đường thủy trên hồ Hòa Bình không ổn định do mức nước lên xuống theo mùa nên khó khăn về bến, bãi cho tàu, thuyền đón trả khách.

- Thị trường khách quốc tế truyền thống là khách Pháp, tiếp đó là khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc là thị trường quốc tế trọng điểm cần có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng phục vụ, duy trì được các thị trường này là rất cần thiết. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường tiềm năng các nước Trung Quốc, Đài Loan. ASEAN và thị trường có chi trcao như Châu Âu, Mỹ.

- Thị trường khách nội địa chiếm gần 90% tổng lượt khách đến Hòa Bình, tập trung vào thị trường khách từ Hà Nội, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận, từng bước mở rộng vào các tỉnh miền Trung, miền Nam.

- Về cơ cấu và nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện nay trên địa bàn tỉnh số khách sạn hạng 3 sao còn ít, chưa có khách sạn 4, 5 sao. Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lưu trú chất lượng cao hợp lý sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của các khu, điểm du lịch, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và đầu tư. Tỉnh Hòa Bình đang thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch quy mô lớn, xây dựng các cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí - thể thao sẽ làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch để hấp dẫn khách du lịch đến Hòa Bình.

- Cơ cấu doanh nghiệp phân theo quy mô vốn có sự khác biệt, một số doanh nghiệp lớn từ ngoài tỉnh, còn lại đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương. Chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch với các khách sạn từ 2-3 sao; doanh nghiệp kinh doanh lữ hành còn rất ít, chưa có đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế.

- Về cơ cấu lao động hoạt động trong kinh doanh du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, phần lớn lao động tiếp xúc với khách hàng, trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch - là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách. Do vậy, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ thuộc vào sự khéo léo, mềm dẻo, tinh tế trong giao tiếp, ứng xử. Trong ngành du lịch có nhiều vị trí làm việc phù hợp với lao động nữ, cần tỷ lệ nhiều hơn như: buồng, lễ tân, bàn, bar... số lao động chưa qua đào tạo tỷ lệ còn cao, trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng giao tiếp, ứng xử còn hạn chế. Đphát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có năng lực cạnh tranh thì cơ cấu này chưa đáp ứng được yêu cầu.

8.2. Đánh giá chung về nguồn lực phát triển

a) Thuận lợi:

- Có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Luật Du lịch năm 2017,... cùng với các chủ trương, chính sách của tỉnh sẽ tạo điu kiện và nguồn lực cho phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

- Các cấp, các ngành và địa phương và người dân đang ngày một nâng cao nhận thức về vai trò của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Hòa Bình đang có nhiều nhà đầu tư chiến lược đến tìm hiểu, nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại Khu du lịch hồ Hòa Bình sau khi được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

- Nguồn lực đầu tư của xã hội trong phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ và thương mại tổng hợp đang ngày càng được quan tâm và tập trung hơn.

- Người dân trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao và tham gia trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng. Công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đang được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm.

b) Hạn chế:

- Nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch hiện nay.

- Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ đi tới một số khu, điểm du lịch còn khó khăn, thiếu những điểm dừng nghỉ cho khách. Giao thông đường thủy chất lượng bến bãi, tàu, thuyền phục vụ khách du lịch chưa cao.

- Nguồn lực đầu tư cho công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực còn hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội.

- Chưa khai thác hiệu quả các nguồn lực tài nguyên tự nhiên và văn hóa, các loại hình văn hóa nghệ thuật khai thác phục vụ cho du lịch chưa nhiều.

- Việc huy động các nguồn lực từ các ngành, lĩnh vực đầu tư phát triển các sản phẩm thương mại, nông nghiệp,... để trở thành sản phẩm du lịch hạn chế.

- Mô hình quản lý nhiều khu, điểm du lịch chưa hợp lý nên việc khai thác phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển du lịch còn hạn chế.

- Sự phối hợp giữa các Sở, ngành, đoàn thể và các tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp, cộng đồng chưa hiệu quả nên chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch.

- Một số nơi du lịch còn phát triển tự phát, không có quy hoạch, thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính quy luật của thị trường.

- Lực lượng lao động, cộng đồng ở địa phương chưa nhận thức đúng, đầy đủ về nghề du lịch, loại hình du lịch cộng đồng phát triển chưa hiệu quả.

- Chưa có các chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch vào các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng.

PHN TH HAI

BỐI CẢNH, XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

I. BI CẢNH PHÁT TRIN DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

1. Bối cảnh kinh tế - xã hội quốc tế, trong nước và địa phương

1.1. Bối cảnh quốc tế.

Theo Ngân hàng thế giới IMF kinh tế thế giới đang tăng trưng mạnh 3,1% năm 2018. Tuy nhiên, quá trình phục hồi còn có nhiều hạn chế, lạm phát dưới mục tiêu đặt ra ở hầu hết các nước phát triển. Các công ty đa quốc gia ngày càng củng cố, mở rộng hoạt động dựa trên chuỗi giá trị toàn cu đã được thiết lập. Trong tương lai, dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, khi các yếu tố sáng to, t đng hóa được đề cao, các nước đang phát triển sẽ mất ưu thế về lao động và tài nguyên giá rẻ như hiện nay. Tình hình an ninh thế giới và biến đổi khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp; thiên tai, dịch bệnh diễn ra với nhiều diễn biến khó lường. Các điểm đến Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia, Philíppin cạnh tranh với Việt Nam đều gặp những vấn đề bất ổn về chính trị. Một số điểm đến lớn trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập gặp các vấn đề an ninh nghiêm trọng. Tình hình an ninh ở Mỹ và châu Âu cũng có nhiều bất ổn.

1.2. Bi cảnh trong nước.

Kinh tế Việt Nam năm 2018 khi sắc tăng trưởng đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Tình hình kinh tế, chính trị nước ta tiếp tục ổn định, vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao. Ngành du lịch được Chính phủ tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với sự nỗ lực của toàn ngành du lịch Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc; kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển theo hướng đồng bộ. Chính phủ có nhiều nỗ lực nâng cao năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đi sống người dân ngày càng được nâng cao, tầng lp trung lưu đang tăng nhanh, dự báo khoảng 33 triệu người vào năm 2020 (Theo tập đoàn tư vấn Boston, người thuộc tầng lp trung lưu ở Việt Nam có thu nhập ít nhất 714 đô la Mỹ/tháng).

1.3. Bối cảnh địa phương.

Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình tiếp tục chuyển biến tích cực, hoàn thành 12/12 chỉ tiêu được Quốc hội giao. Trong đó, có 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,36%; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,3%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,7%; dịch vụ tăng 5,73%; chỉ số lạm phát được kiểm soát, liên tiếp trong 3 năm 2016 - 2018; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân duy trì ở mức dưới 4%. Thị trường tài chính tăng trưởng ổn định, tăng trưởng tín dụng ở mc 17%, đáp ứng đủ nhu cu vốn cho nền kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

II. XU HƯỚNG PHÁT TRIN DU LỊCH QUC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

1. Du lịch thế gii và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Trong năm 2018, lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới đạt 1,4 tỷ lượt, tăng 6% so năm 2017. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo lượng khách quốc tế stăng từ 3% đến 4% trong năm 2019. Trong đó, lượng du khách đến Châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng ở mức từ 5% đến 6% so năm 2018. Theo dự báo của (UNWTO) du lịch thế giới đến năm 2023 có khoảng 1,5 tỷ lượt khách, năm 2030 khoảng 1,8 tỷ lượt khách du lịch. Đến năm 2030, Đông Bắc Á sẽ thu hút lượng khách du lịch quốc tế nhiều nhất với 293 triệu lượt, vượt qua khu vực Nam Âu/Địa Trung Hải và Tây Âu. Đông Nam Á trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt.

Đáng lưu ý, nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Do xu hướng già hóa dân số và yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến và trở thành một trong những phân khúc thị trường phát triển mạnh.

Sự phát triển của hàng không giá rẻ tác động mạnh đến ngành du lịch, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có thể đi du lịch. Dự báo đến năm 2030, đi bằng đường hàng không chiếm tỷ lệ lớn nhất 52% so với 48% các phương tiện khác.

2. Phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu đối với ngành du lịch.

Do tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế, xã hội toàn cầu, khái niệm du lịch xanh được hình thành với định hướng tạo ra nhiều việc làm bền vững, đóng góp vào việc bảo tồn văn hóa địa phương và môi trường tự nhiên, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương. Du lịch đại chúng truyền thống đã phát triển đến giai đoạn ổn định, trong khi du lịch sinh thái, tự nhiên, di sn văn hóa và khám phá được dự báo sẽ phát triển mạnh trong hai thập kỷ tới. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới coi du lịch là một trong những phương cách nhằm hiện thực hóa 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hp quốc.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (2017), mặc dù thế giới ngày càng ý thức về yêu cầu phát triển bền vững và đạt được một số tiến bộ, song thực tế nhiều khía cạnh của môi trường tự nhiên tiếp tục xuống cấp. Xu hướng môi trường tự nhiên của một điểm đến càng trong lành, càng thu hút lượng khách du lịch đến nhiều hơn và sẵn sàng trả chi phí cao hơn. Khi môi trường tự nhiên xuống cấp, các điểm đến sẽ mất dần khả năng thu hút khách du lịch và mất nguồn thu.

3. Nhu cầu nghỉ dưỡng chất lượng cao và sản phẩm đặc thù.

Du lịch Việt Nam về cơ bản đã qua giai đoạn phát triển chiều rộng, theo đó khách du lịch đến Việt Nam chủ yếu để tham gia nhng sản phẩm cơ bản, đơn giản, có giá trị gia tăng thấp nên tỷ lệ quay trở lại không cao. Đến nay, du lịch Việt Nam đang vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu với những đặc điểm cơ bản về khách du lịch và sản phẩm du lịch đó là:

- Khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu cao, có nhiều kinh nghiệm đi du lịch quốc tế ngày càng quan tâm đến Việt Nam như một điểm đến nghỉ dưỡng, kết hợp với trải nghiệm văn hóa, lịch sử đặc sc.

- Sản phẩm du lịch có xu hướng thay đổi tập trung vào các sản phẩm cao cấp, có giá trị gia tăng cao, nhất là các sản phẩm du lịch chuyên đề như nghỉ dưng biển, nghỉ dưng núi, đánh golf, MICE.

- Nhu cầu của khách du lịch đối với các sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp, các sản phẩm đặc sắc, nguyên bản ngày càng cao, từ đó thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch đặc thù như: du lịch khám phá hang động, du lịch mạo hiểm, du lịch cộng đồng, du lịch ẩm thực, du lịch kết hợp hoạt động thiện nguyện.

4. Vai trò ngày càng ln của khách du lịch nội địa đối với sự phát triển của du lịch địa phương

Theo (PATA), du lịch nội địa đóng góp lớn gấp 10 lần so với du lịch quốc tế cả về số lượng và chi tiêu. Chi tiêu của khách du lịch nội địa chiếm 80% giá trị thu được từ du lịch, có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Dự báo khách du lịch nội địa Việt Nam ngày càng chiếm vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch do thu nhập ngày càng tăng, nhất là tầng lp trung lưu, là động lực lớn thúc đẩy phát triển của ngành du lịch. Với lượng khách du lịch quốc tế và nội địa ngày càng tăng sẽ là một cơ hội lớn cho tỉnh Hòa Bình thu hút đầu tư phát triển các loại hình du lịch phục vụ khách du lịch quốc tế và nội địa.

III. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC ĐỐI VỚI PHÁT TRIN DU LỊCH

1. Giao thông vn tải

Nhu cầu đầu tư hạ tầng du lịch Việt Nam tiếp tục tăng cao. Theo dự báo hạ tầng du lịch Việt Nam sẽ được cải thiện do triển vọng tăng trưởng tích cực dẫn đến nhu cầu và khả năng thu hút đầu tư cao.

Hàng không Việt Nam đã và stiếp tục khẳng định vai trò trung tâm trung chuyển khách đi du lịch. Trong đó, Vietnam Airlines đang ngày càng phát triển mạnh do nhu cầu đi du lịch nội địa tăng cao và sự bùng nổ của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Các hãng hàng không giá rẻ bắt đầu hoạt động năm 2011, đến nay đã mở rộng ra khu vực ASEAN và toàn cầu để kết nối đến Việt Nam.

Hòa Bình gần thủ đô Hà nội rất thuận lợi đón khách qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các tuyến đường bộ kết nối với Hà Nội và các tỉnh lân cận, đã đón được khách du lịch đường thủy trên sông Đà nhưng còn rất hạn chế.

2. Nông Lâm nghiệp: Phát trin nông nghiệp sạch kết hp với du lịch

Nhu cầu làm nông dân của một bộ phận khách du lịch đã mra hướng đi cho những nhà đầu tư nông nghiệp kết hợp với làm dịch vụ du lịch. Mô hình này đã triển khai ở Việt Nam gần đây như: Tập đoàn VinGroup với thương hiệu VinEco và nhiều doanh nghiệp đã tập trung phát trin nông nghiệp sạch công nghệ cao kết hợp với du lịch theo mô hình trang trại và mô hình trang trại gia đình. Chỉ cần 2-3 ha đất đã có thể lập trang trại trồng cây, chăn nuôi với các tiêu chí nông nghiệp sạch, kết hợp sinh thái nghỉ dưng. Việc gắn kết nông nghiệp với du lịch tại nhiều nơi đã giúp cho việc bảo tồn làng nghề truyền thống và cảnh quan thiên nhiên phù hợp với xu hướng và nhu cầu thị trường khách hiện nay và trong thời gian tới. Hòa Bình hiện đã có một số mô hình đầu tư nông nghiệp sạch gắn với phát triển du lịch cho khách đến nghỉ dưỡng, tham quan và trải nghiệm; một số dự án khai thác cảnh quan thiên nhiên tại các khu bảo tồn thiên nhiên tạo ra các điểm tham quan du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch.

3. Khoa học công nghệ: Cách mạng Công nghiệp lần th tư tác động sâu rộng đến phương thức quản lý, hoạt động và kinh doanh du lịch

Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 dựa trên cuộc cách mạng kỹ thuật số, với sự đột phát của Internet và Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực du lịch và lữ hành toàn cầu. Hiện nay, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang hình thành, gia tăng nhanh các dịch vụ cung cấp qua thiết bị di động. Trên thế giới có 4,9 tngười sử dụng điện thoại di động và khoảng 2,7 tngười sử dụng mạng xã hội, đang cung cấp nhiều dịch vụ hơn và thay đổi cách phục vụ. Dự báo trong thời gian tới, thị phần đặt dịch vụ trực tuyến sẽ bùng nổ, từ 9% lên đến khoảng 33%. Song Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi sự thay đổi mô hình kinh doanh và quản lý ngành du lịch. Vì vậy, những phương thức quản lý truyền thống sẽ không hiệu quả nếu không khai thác được hệ thống thông tin toàn cầu được kết nối sâu rộng. Nhiều quốc gia đang tập trung xây dựng mô hình thành phố thông minh (Smart City) và triển khai du lịch thông minh (Smart Tourism); đẩy mạnh công tác marketing dựa trên nền tảng công nghệ. Đ nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận và chủ động tận dụng công nghệ số đã trthành một yêu cu bắt buộc trong ngành du lịch hiện nay và trong tương lai.

IV. CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ V PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nưc về phát triển du lịch

Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương về phát triển du lịch thông qua văn kiện các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc từ lần thứ VI đến lần thứ XII. Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó đề ra nhiệm vụ và giải pháp chỉ đạo tập trung sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tầng lp xã hội và toàn thể nhân dân đối với sự nghiệp phát triển du lịch được xem là một trong những thế mạnh, còn dư địa phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tháng 12/2014, Chính phđã ban hành Nghị quyết s92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới; ngày 04/9/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đảm bảo môi trường, an ninh, an toàn cho khách du lịch; Nghị quyết s39/NQ-CP và Nghị quyết số 46/NQ-CP (tháng 6/2015), Nghị quyết 56/NQ-CP (tháng 6/2016) về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân 6 quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Belarus;... Ngày 09/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã triệu tập Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch ban hành Nghị quyết s19/2018/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và nhng năm tiếp theo tập trung nhiều về phát triển du lịch.

2. Luật Du lịch và hệ thống pháp lý liên quan đến phát triển du lịch

Luật Du lịch được Quốc hội ban hành năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển du lịch. Đhuy động và khuyến khích các nguồn lực đầu tư khai thác các tiềm năng phát triển du lịch, ngày 19/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch 2017 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, đổi mới các quy định theo hướng tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch trong giai đoạn tới. Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho du lịch phát triển phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay.

3. Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của nưc ta đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013 khẳng định mục tiêu: "Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội" và quan điểm “Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh”.

Trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Chính phủ đã thể chế hóa bằng chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch đầu tư cho phát triển du lịch. Trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp, ngành du lịch cần phát huy các lợi thế về tiềm năng, điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư để phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng đã đề ra.

4. Các nghị quyết, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát trin du lịch của tỉnh Hòa Bình.

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 30/12/2016 về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 22/6/2017 về phát triển Khu du lịch hồ Hòa Bình thành Khu du lịch quốc gia; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/8/2016 về xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch hành đng thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kmới; phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến 2030”; Quy hoạch phát triển Điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến 2030; Đán “Xây dựng huyện Mai Châu trthành Điểm du lịch quốc gia vào năm 2020”; Đán “Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

PHẦN THỨ BA

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG CƠ CẤU LẠI NGÀNH DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH

I. QUAN ĐIM

Để cụ thể hóa nội dung quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình; xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và của Tỉnh ủy về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhằm:

- Phát huy sức mạnh tng hp, huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất để khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch trthành ngành kinh tế mũi nhọn; đảm bảo phát triển du lịch đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại vận hành theo cơ chế thị trường; là động lực góp phần thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác, tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

- Cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng và giá trị cao; đẩy mạnh kết nối các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cộng đồng hình thành chuỗi giá trị du lịch; đảm bảo chia sẻ lợi ích cộng đồng, doanh nghiệp và du khách được hưng lợi từ hoạt động du lịch.

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển du lịch đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường; ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh; xây dựng môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, văn minh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Từng bước sắp xếp, cơ cấu lại ngành du lịch Hòa Bình theo hướng tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực và địa phương; tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác hiệu quả những tiềm năng cho phát triển du lịch Hòa Bình có trọng tâm, trọng đim, mang nội dung văn hóa sâu sắc và có tính xã hội hóa cao; phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng mang đặc trưng văn hóa các dân tộc Hòa Bình; tăng cường tuyên truyền quảng bá, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường; mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và quốc tế để phát triển du lịch Hòa Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

2. Mc tiêu c th

- Phát triển du lịch Hòa Bình đến năm 2020: Cơ cấu lại thị trường khách, các nguồn lực đầu tư, hệ thống quản lý du lịch nhằm thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Hòa Bình đủ điều kiện đón trên 3,2 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế 500 ngàn lượt, khách nội địa 2,7 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 2.500 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch Hòa Bình trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 4,54% trong tổng số GRDP của tỉnh.

- Phát triển du lịch Hòa Bình đến năm 2025: Tăng cường cơ cấu lại ngành du lịch thu hút đầu tư xây dựng cơ svật chất phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch Hòa Bình đủ điều kiện đón trên 4,9 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế 1 triệu lượt, khách nội địa 3,9 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 5.365 tỷ đồng. Tiếp tục duy trì mức tăng trưởng du lịch Hòa Bình, phấn đấu xây dựng Khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đạt các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Hòa Bình. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7,25% trong tổng số GRDP của tỉnh.

- Định hướng phát triển du lịch Hòa Bình đến năm 2030: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với sản phẩm du lịch chất lượng cao trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện đón trên 7,3 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế 2 triệu lượt, khách nội địa 5,3 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 11.000 tỷ đồng. Phấn đấu xây dựng Khu du lịch hồ Hòa Bình tr thành Khu du lịch quốc gia, nâng cao thương hiệu du lịch Hòa Bình, đưa du lịch Hòa Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 10% trong tổng sGRDP của tỉnh.

III. NỘI DUNG CƠ CẤU LẠI NGÀNH DU LỊCH

1. Cơ cấu li th trưng khách du lch

1.1. Thị trường khách quốc tế

Tiếp tục tập trung khai thác hiệu quả thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống từ Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,... Tăng cường liên kết với thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận để kết nối mở rộng thị trường khách du lịch từ Trung Quốc, Đài Loan, các nước ASEAN và thị trường Châu Âu có thời gian lưu trú dài ngày, chi trả cao muốn trải nghiệm thiên nhiên và bản sắc văn hóa.

1.1.1 Thị trường trọng điểm

- Pháp: Là thị trường truyền thống có lượng khách chiếm tỷ trọng cao, hơn 60% trong tng số khách du lịch quốc tế đến Hòa Bình. Tuy nhiên, thị trường này đang có xu hướng giảm, cần tập trung nghiên cứu để duy trì, xác định đây là thị trường trọng tâm, quan trọng để có kế hoạch xúc tiến quảng bá phù hợp.

- Hàn Quốc: Hiện thị trường này chiếm gần 20% tổng lượng khách đến Hòa Bình, tập trung ở sản phẩm du lịch sinh thái gắn với chơi Golf. Hàn Quốc là nước có mức đầu tư FDI lớn vào Việt Nam và tỉnh Hòa Bình, xác định đây là một thị trường trọng điểm cần thu hút đầu tư phát triển thêm các sân golf để mở rộng khai thác khách từ thị trường này.

- Nhật Bản: Là thị trường có tỷ trọng thứ 3 trong skhách du lịch quc tế đến Hòa Bình. Hiện Nhật Bản đang là nước có mức đầu tư FDI lớn vào Việt Nam và tỉnh Hòa Bình; đây là thị trường trọng điểm cần thu hút đầu tư phát triển thêm các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng phục vụ thị hiếu khách Nhật Bản.

- Úc: Đây là thị trường khách tương đối ổn định chiếm tỷ trọng khá trong số lượng khách du lịch quốc tế đến Hòa Bình, chủ yếu thông qua các công ty lữ hành tại Hà Nội, cần tăng cường quảng bá gii thiệu và mrộng liên kết với Hà Nội.

1.1.2 Các thị trường tiềm năng

- Trung Quốc: Đây là thị trường có tỷ lệ khách chưa cao đến du lịch Hòa Bình, nhưng là đất nước đông dân, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đây là thị trường tiềm năng cần tăng cường quảng bá và mở rộng liên kết để thu hút khách từ Trung Quốc.

- Đài Loan: Là thị trường gần, có nhu cầu về các sản phẩm du lịch khá thích hợp đối với du lịch Hòa Bình, đây là thị trường tiềm năng, cần tăng cường quảng bá và mrộng liên kết để thu hút khách.

- Mỹ, Đức và Tây Âu: Là thị trường có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm du lịch sinh thái văn hóa và mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày cần được quan tâm tăng cường phối hợp để quảng bá và mở rộng liên kết để thu hút khách tư các nước này.

- Nga: Là thị trường đang có mức tăng trưởng khá đến Việt Nam, có mong muốn tham quan công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp xây dựng trước đây, cần phối hợp với các công ty lữ hành khách Nga tại Hà Nội.

1.1.3 Thị trường Đông Nam Á: Trong giai đoạn hiện nay cần đặc biệt quan tâm đến các thị trường gần, kết nối theo các tuyến đường bộ, đường hàng không đến Hà Nội sau đó lan tỏa đến Hòa Bình; cần chú trọng mở rộng liên kết với Hà Nội và các tỉnh lân cận để quảng bá, gii thiệu cho khách từ các thị trường này.

- Thái Lan: Là thị trường có tỷ trọng chưa cao trong số khách quốc tế đến Hòa Bình, chiếm 3,6% tng lượng khách du lịch đến Việt Nam, là thị trường gần sẽ giảm được chi phí, khả năng thu hút khách từ thị trường này là rất cao.

- Malaysia: Là một trong những thị trường mới của du lịch Hòa Bình, đang có xu hướng gia tăng, cần quan tâm phát triển thị trường này.

- Singapore: Là thị trường khá quan trọng, tuy lượng khách chưa cao song thị trường này có khả năng chi trả cao, nhu cầu du lịch nghiên cứu khám phá, tìm hiểu văn hóa lịch sử, trải nghiệm,... Hòa Bình sẽ là điểm đến phù hợp.

- Campuchia, Inđônêxia, Mianma: Đây là những thị trường gần nhưng chưa được khai thác nhiều, cần tăng cường liên kết phối hợp để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá và khai thác các thị trường này đến du lịch Hòa Bình trong thời gian tới.

1.2. Thị trường khách nội địa

Trong cơ cấu tổng thu từ du lịch, tỷ lệ đóng góp của khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ cao gấp 2-3 lần so với khách du lịch quốc tế. Vì vậy, hiện tại và trong tương lai thị trường khách du lịch nội địa vẫn là thị trường chính của du lịch Hòa Bình. Tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội địa từ Hà Nội và kết nối với các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh...; mở rộng thị trường đến các trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nng, Cần Thơ. Cụ thể:

1.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch MICE, du lịch cuối tuần gn với chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tìm hiểu văn hóa lịch sử, tri nghiệm văn hóa dân tộc...

- Thu hút khách du lịch nội địa với các sản phẩm du lịch nghng cuối tuần tại các khu du lịch sinh thái, tắm nước khoáng, thể thao giải trí, thăm các điểm du lịch tâm linh, du lịch gắn với hoạt động tìm hiểu lịch sử và trải nghiệm văn hóa cộng đồng các dân tộc, hoạt động giáo dục của nhà trường. Các phân khúc khách gồm: khách đi theo nhóm gia đình, khách tầng lp trung lưu, các nhà nghiên cứu, thanh niên, học sinh, sinh viên... và một bộ phận khách cao tuổi.

- Thúc đẩy phát triển thị trường khách du lịch MICE để thu hút khách với các phân khúc chủ yếu là cán bộ, công chức và nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

1.2.2. Định hướng lại nhu cầu thị trường khách du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh theo hưng kết hợp với các mục đích khác, khắc phục tính mùa vụ.

- Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hóa đáp ứng thị trường khách du lịch lễ hội, tâm linh, kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách tại các điểm đến. Các phân khúc khách gồm: Khách đi theo hội nhóm, khách gia đình, khách tầng lp trung lưu và một bộ phận người cao tuổi.

- Chú trọng đẩy mạnh phát triển sản phẩm và các điểm đến với dịch vụ du lịch hấp dẫn, làm thay đổi mục đích kết hợp của khách du lịch đến Hòa Bình.

1.2.3. Coi trọng nghiên cứu nắm bắt xu hướng thị trường khách du lịch nội địa để có định hướng qun lý và đáp ứng kịp thời

Khách du lịch nội địa phát triển nhanh trong thời gian gần đây, trở thành nhu cầu trong đời sống của đông đảo người dân. Tuy vậy, do mới hình thành thói quen, cũng như tập quán tiêu dùng và đặc điểm tâm lý xã hội, khách du lịch nội địa có xu hướng tiêu dùng theo trào lưu đám đông. Các điểm du lịch được ưa chuộng thường bị tập trung với mật độ cao và có thể bị thay đổi theo trào lưu mới rất nhanh chóng. Vì vậy, việc nghiên cứu, nắm bắt xu hướng thị trường kịp thời để quản lý, tổ chức tốt tại điểm đến đáp ứng thị trường là rất quan trọng, đồng thời định hướng dãn mật độ và xu hướng đám đông tại điểm đến là rất cn thiết.

2. Củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm du lịch

2.1. Tập trung phát triển các dòng sản phẩm du lịch chính, các khu vực động lực phát triển.

Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo có lợi thế cạnh tranh của Hòa Bình đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

a) Về du lịch Văn hóa - Lịch sử

Tập trung nghiên cứu phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng, tâm linh gắn với các lễ hội dân gian truyền thống mang đặc thù của từng địa phương. Khai thác những giá trị văn hóa đa dạng và phong phú của các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông; đặc biệt là giá trị của nền “Văn hóa Hòa Bình” ni tiếng, sử thi “Đẻ đất, Đẻ nước” để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ tại: Khu du lịch hồ Hòa Bình; Chùa Tiên; Đn Bờ; Chùa Hòa Bình Phật Quang; Đền Tướng sứ Mai Châu... Định hướng khai thác các sản phẩm du lịch đặc trung gồm:

- Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, lịch sử: Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên bảo tồn và khai thác các tài nguyên du lịch, đồng thời phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. Khôi phục và phát huy di sản văn hóa truyền thống, những nét sinh hoạt cộng đồng, văn hóa lối sống của từng dân tộc, để thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa phong phú, hấp dẫn.

- Lễ hội - tín ngưỡng: Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với các lễ hội, lựa chọn phục dựng và bảo tồn một số lễ hội truyền thống và những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc Hòa Bình trthành các điểm tham quan du lịch mang đặc trưng riêng. Khôi phục các sinh hoạt tâm linh trong các lễ hội dân gian truyền thống còn được lưu giữ để bảo tồn và phát huy.

- Du lịch cộng đồng: Là loại hình du lịch có thế mạnh của Hòa Bình về thu hút khách quốc tế. Bảo tồn các xóm, bản còn lưu giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc để hỗ trợ người dân xây dựng thành các điểm du lịch cộng đồng của các dân tộc thiểu số phục vụ khách du lịch nhất là khách quốc tế.

- Du lịch làng nghề thủ công truyền thống: Đầu tư bảo tồn các làng nghề thủ công truyền thống trở thành địa điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách, đồng thời phát triển các cơ sở sản xuất các mặt hàng lưu niệm, quà tặng du lịch như: Nghề dệt thổ cẩm, đan lát; nghề làm Rượu cần; nghề chế tác đá, gỗ lũa... truyền thống của các dân tộc. Quy hoạch xây dựng các điểm bán hàng lưu niệm, quầy hàng ẩm thực truyền thống tại trung tâm các khu, điểm du lịch phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

- m thực: m thực là một trong những sản phẩm du lịch văn hóa, góp phần quan trọng trong quá trình sử dụng sản phẩm của du khách trong mỗi chuyến đi, nó làm gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm du lịch cho mỗi điểm đến. Vì vậy cần lựa chọn những loại ẩm thực đặc sắc, tiêu biểu của các dân tộc Hòa Bình tại mỗi điểm đến hợp khẩu vị với từng loại thị trường khách du lịch. m thực là sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính đặc trưng cao cần phát triển mạnh dịch vụ ẩm thực mang bản sắc văn hóa của các dân tộc Hòa Bình để quảng bá giới thiệu và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

b) Về sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; thể thao - giải trí

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưng: Là một trong những loại hình du lịch đặc trưng có tiềm năng thế mạnh của tỉnh Hòa Bình. Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên Khu du lịch hồ Hòa Bình, tại các Khu bảo tồn thiên nhiên và những nơi có tiềm năng để xây dựng các khu nghỉ dưng, chữa bệnh cao cấp phức hp tại các khu vực có nguồn nước khoáng như: Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Sơn,... Nghiên cứu phát triển loại hình tắm các loại lá thuốc chữa bệnh của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Thái... để phục vụ khách du lịch.

- Du lịch thể thao - giải trí: Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các sân golf, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án sân golf tại xã Yên Quang, huyện Lương Sơn; sân golf Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy;... và những nơi có tiềm năng. Hoàn thiện và nâng cao năng lực khai thác các dịch vụ tại sân golf Phượng Hoàng, huyện Lương Sơn, sân golf Trung Minh, thành phố Hòa Bình phục vụ khách du lịch.

Xây dựng các tuyến đường đua môn Xe đạp tại thành phố Hòa Bình; các tuyến đường đạp xe, khu đua thuyền, vui chơi dưới nước trên Khu du lịch hồ Hòa Bình; xây dựng các điểm bay dù lượn, leo núi tại các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Mai Châu; xây dựng các chương trình du lịch đi xe đạp, tắm suối, bơi thuyền, bè, mảng, chèo Kayak... tại các khu vực có tiềm năng phục vụ khách du lịch.

2.2. Mrộng phát triển các sản phẩm du lịch mới có tiềm năng

Ngoài những sản phẩm có thế mạnh, tiềm năng để tạo thành dòng sản phẩm có thương hiệu, cũng cần mở rộng phát triển các sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các thị trường khách du lịch đến Hòa Bình:

- Các sản phẩm du lịch sáng tạo: Thu hút đầu tư phát triển các công viên chuyên đề; tổ chức các sự kiện lớn; trình diễn nghệ thuật, biểu diễn thực cảnh, trình diễn ánh sáng thu hút khách du lịch.

- Các sản phẩm du lịch chuyên đề: Khai thác loại hình du lịch MICE, du lịch mạo him; du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; du lịch tìm hiểu ẩm thực.

- Du lịch, mạo hiểm: Phát huy yếu tố địa hình đa dạng của tỉnh Hòa Bình có nhiều núi cao, hồ nước rộng, sông, suối, thác nước... để có thể phát triển sản phm du lịch du lịch mang tính hấp dẫn, cạnh tranh cao.

- Sản phẩm du lịch mua sắm: Phát triển hệ thống trung tâm mua sắm, cửa hàng với các mặt hàng quà lưu niệm mang đặc trưng các dân tộc Hòa Bình, đặc sản vùng miền, sản phẩm thủ công truyền thống chất lượng cao phục vụ du lịch.

3. Nguồn lực phát triển du lịch

3.1. Cơ cấu li nguồn lực đầu tư

Cơ cấu lại các nguồn lực từ ngân sách để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước... Huy động các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch được ưu tiên theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hòa Bình, đặc biệt là Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

Tăng cường đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực du lịch... Huy động các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật dịch vụ du lịch; xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng phong phú; đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, hoạt động kinh doanh và xúc tiến quảng bá du lịch Hòa Bình.

3.2. Phát huy nguồn lực khoa học công nghệ

Khai thác hiệu quả nguồn lực khoa học công nghệ thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý đim đến, quản lý doanh nghiệp; phát triển du lịch thông minh cung cấp thông tin và giá trị trải nghiệm phục vụ khách du lịch. Đầu tư phát triển du lịch gắn với ứng dụng khoa học công nghệ; sử dụng công nghệ xanh - sạch - tái tạo.

3.3. Tăng cường kết ni, sử dụng hợp lý các nguồn lực

Kết hợp sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương; nguồn lực của tỉnh và các địa phương; từ các doanh nghiệp, hội và tổ chức phi chính phủ, cộng đồng để đầu tư cho phát triển du lịch.

Phát triển các chuỗi sản phẩm du lịch nông nghiệp sạch dựa trên chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm mang đặc trưng riêng để phục vụ du khách; hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống trở thành các điểm tham quan để thu hút khách du lịch...

Phát huy vai trò của các tchức Hội, Hiệp hội du lịch trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề, đào tạo nguồn nhân lực du lịch nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong kinh doanh du lịch của tổ chức, doanh nghiệp. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng người dân cùng nhau tham gia phát triển du lịch.

4. Nguồn nhân lc du lch

4.1. Tăng số lao động trực tiếp và gián tiếp, chú trọng đào to lao động du lịch lành nghề có tính chuyên nghiệp cao

Đđáp ứng đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng cũng như cơ cấu lao động hợp lý. Trong thi gian ti lực lượng lao động trong ngành du lịch phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, chú trọng đào tạo tính chuyên nghiệp theo yêu cầu, xu thế phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế để đáp ứng nhu cầu đón tiếp phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Đến năm 2025 số lao động trong ngành du lịch Hòa Bình cần có 4.700 người, nhu cầu đào tạo mới là 1.600 người, trong đó cao đẳng là 300 người, trung cấp 500 người, sơ cấp 800 người.

4.2. Tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành du lịch qua đào tạo

Hiện nay lao động trong ngành du lịch của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, quản lý doanh nghiệp và đội ngũ lao động trực tiếp cần được trang bị kiến thức chuyên sâu về du lịch, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo yêu cầu để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, sau đó là ngành kinh tế mũi nhọn. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng về du lịch cần tập trung theo các nhóm sau:

- Đối với cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, nhân sự quản trị cao cấp của các doanh nghiệp, nhân lực điều hành của các nhóm nghề, quản lý điểm đến: cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý du lịch gắn với nội dung ứng dụng công nghệ thông tin.

- Đối với lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch: Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và các kỹ năng mềm, tăng nhanh tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch phải am hiểu về văn hóa, lịch sử của đất nước, của tỉnh và địa phương.

- Đối với cộng đồng dân cư: Từng bước đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cho cộng đồng dân cư, người dân tham gia vào lực lượng lao động, trở thành đội ngũ tuyên truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh và nét đẹp của du lịch tỉnh Hòa Bình nói chung và các địa phương nói riêng.

5. Cơ cấu lại doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

5.1. Thu hút các doanh nghiệp du lịch có quy mô ln, có thương hiệu trong và ngoài nước phát trin thành lực lượng nòng cốt

Thu hút đầu tư có định hướng để lựa chọn hình thành hệ thống doanh nghiệp du lịch mạnh, hoạt động chuyên nghiệp có thương hiệu trong và ngoài nước, giữ vai trò đầu tầu dẫn dắt các doanh nghiệp du lịch cùng phát triển; định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị và khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và toàn quốc.

5.2. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình kinh doanh phát triển du lịch

Có cơ chế khuyến khích khởi nghiệp trong kinh doanh dịch vụ du lịch, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là lực lượng quan trọng trong các doanh nghiệp du lịch. Cần tăng cường kết nối, khả năng tiếp cận cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi gia tăng giá trị du lịch của tỉnh. Thúc đẩy các mô hình khởi nghiệp du lịch, doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch thông minh, du lịch sáng tạo, du lịch cộng đồng.

Với thế mạnh về du lịch cộng đồng, loại hình du lịch có tiềm năng, có tính đặc thù hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của thị trường khách quốc tế và góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Hòa Bình cn tiếp tục tập trung hỗ trợ đào tạo nghề và tạo điều kiện cho người dân phát triển loại hình này tại các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc,. ..theo hình thức nhóm hộ kinh doanh.

5.3. Phát triển du lịch theo mô hình Hợp tác xã

Có cơ chế khuyến khích hình thành các hợp tác xã du lịch cộng đồng, hợp tác xã dệt thổ cẩm, hợp tác xã sản xuất các nghề thủ công... Đây là hình cn được phát triển nhân rộng tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, để khai thác và phát huy mọi tiềm năng lợi thế của các địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân và tập thể.

6. Hệ thống quản lý du lịch

6.1. Từng bước hình thành cơ chế điều phối phát triển du lịch theo các vùng du lịch đáp yêu cầu liên kết phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

Trong xu thế tăng cường liên kết phát triển du lịch của các tnh, thành phố trong cả nước như hiện nay, tỉnh Hòa Bình cần phải hình thành cơ chế điều phi phát triển du lịch theo định hướng quy hoạch các vùng du lịch của tỉnh và khu vực để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch hiện nay và trong thời gian tới.

Du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng, do đó sự liên kết là yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển. Vì vậy cần phải có cơ chế liên kết hiệu quả trong công tác quản lý để thúc đẩy và khai thác phát triển du lịch một cách bền vững với những sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, có chất lượng cao.

Tiếp tục triển khai chương trình hợp tác phát triển du lịch với Hà Nội và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; tiến tới mở rộng liên kết hợp tác với các địa phương trong nước và quốc tế phục vụ cho phát triển du lịch.

6.2. Hình thành hệ thống quản lý các khu, điểm du lịch đủ mạnh để thúc đẩy phát triển theo hưng chuyên nghiệp, bền vững

Thực hiện Luật du lịch năm 2017 quy định về mô hình tổ chức quản lý các khu, điểm du lịch. Trong đó Chính phủ quy định mô hình quản lý các khu du lịch quốc gia, UBND cấp tỉnh quy định mô hình qun lý khu du lịch cấp tỉnh. Trong thời gian tới cần rà soát công tác quản lý hoạt động các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để thống nhất mô hình quản lý, nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, có tính bền vững.

Thành lập Ban quản lý tại các khu, điểm du lịch theo quy định của pháp luật, tự chủ kinh phí hoạt động. Trong trường hợp tư nhân có khả năng quản lý khai thác hiệu quả thì chuyển giao cho tư nhân quản lý khai thác. Nơi đã có Ban quản lý hoạt động tốt, cần nâng cao kỹ năng về quản lý du lịch, ng dụng công nghệ cải thiện hệ thống dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu thị trường.

6.3. Củng cố năng lực quản lý du lịch

Xây dựng cơ cấu hợp lý và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến các địa phương và cấp cơ sở. Đảm bảo lực lượng quản lý về môi trường du lịch an toàn, công tác an ninh trật tự tại khu, điểm, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kim tra việc chấp hành các quy định của nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch; kiểm tra chất lượng dịch vụ, đm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn, xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành chức năng của trung ương, của tỉnh và các địa phương đnâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; đảm bảo năng lực triển khai các chủ trương chính sách phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh; sắp xếp bố trí đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ xúc tiến du lịch riêng của tỉnh để nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

PHN THỨ TƯ

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về đầu tư, hỗ tr phát triển du lịch

Tập trung đu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận đến các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh để thuận lợi cho du khách đến Hòa Bình. Hỗ trợ đầu tư nâng cấp các bến tàu, thuyền để kết nối tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà từ Quảng Ninh lên thành phố Hòa Bình và đến các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông đường bộ kết nối với khu du lịch hồ Hòa Bình theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình và Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

Tăng cường hỗ trợ công tác kết nối các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong và ngoài nước; mở rộng liên kết hợp tác phát triển du lịch với Hà Nội và các tỉnh để thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hòa Bình.

Tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị đưa khách du lịch quốc tế đến tham gia các chương trình du lịch thiện nguyện; hỗ trợ phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2. V chế chính sách và nguồn lực phát triển du lịch

Xây dựng ban hành chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân; ưu tiên ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác tuyên truyền qung bá, xúc tiến đầu tư du lịch; hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng...

Xây dựng cơ chế riêng về khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch, nhất là Khu du lịch hồ Hòa Bình; khai thác nguồn lực đất đai tại các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, hệ thống cấp điện, nước đến khu vực có dự án đầu tư du lịch.

Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp sạch, chế biến thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin về du lịch hướng ti trình độ của khu vực. Đầu tư xây dựng hạ tầng hệ thống viễn thông, mạng Wifi miễn phí tại một số khu, điểm du lịch trọng điểm có đông khách; phủ sóng điện thoại tại các điểm du lịch cộng đồng vùng sâu, vùng cao để thuận lợi cho việc thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu của du khách.

3. Về nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch

- Về nguồn nhân lực du lịch:

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước, viên chức đơn vị sự nghiệp du lịch; bồi dưỡng kiến thức về quản lý hoạt động kinh doanh và kỹ năng nghề du lịch cho các đối tượng làm việc trong các khu, điểm du lịch, các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch; ứng dụng công nghệ hiện đại vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Hỗ trợ đu tư nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khoa đào tạo nhóm ngành nghề du lịch trên địa bàn tỉnh; mở rộng hình thức đào tạo huy động các thành phần trong xã hội tham gia phát triển nguồn nhân lực du lịch, chú trọng thu hút các nghệ nhân, người có tay nghề chuyên môn cao. Tăng cường liên doanh liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho công tác đào tạo nghề du lịch.

Tập trung hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các điểm du lịch cộng đồng, mở các lp bồi dưng nghiệp vụ: Bếp, buồng, lễ tân, hướng dẫn viên du lịch để nâng cao chất lượng đón tiếp phục vụ khách du lịch.

- Về sản phẩm du lịch:

Có chính sách thu hút đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch quy mô lớn, chất lượng cao, có sức cạnh tranh; đặc biệt là các loại hình và sản phẩm du lịch ưu tiên trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình và Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2030.

Tập trung thu hút đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghdưỡng, thể thao, vui chơi giải trí chất lượng cao tại Khu du lịch hồ Hòa Bình, huyện Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn...; chú trọng thu hút đầu tư phát triển du lịch golf có lợi thế của tỉnh,... Tiếp tục đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông.

Ban hành Quy chế phối hợp khuyến khích các mô hình liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch. Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh môi trường và phát triển bền vững.

- Về xúc tiến quảng bá du lịch:

Xây dựng hệ thống thông tin, thống kê về thị trường khách du lịch. Bố trí nguồn lực cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch Hòa Bình; tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá tại các sự kiện du lịch trong nước và quốc tế.

Đi mới công tác quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu qugiới thiệu các tài nguyên và điểm đến hấp dẫn của Hòa Bình; khai thác hiệu quả các Trang thông tin điện tử của tỉnh, các S, ngành và các địa phương; ứng dụng công nghệ xây dựng Trang du lịch thông minh của tỉnh phục vụ quảng bá xúc tiến du lịch Hòa Bình.

Đẩy mạnh liên kết hợp tác tổ chức đón các đoàn Presstrip đến khảo sát nghiên cứu; tham gia các hội chợ, triển lãm, sự kiện du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu tuyên truyền, quảng bá du lịch Hòa Bình.

4. Đổi mi công tác quản lý du lịch và tăng cưng năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp du lịch

- Đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch:

Thành lập Ban quản lý các khu, điểm du lịch xây dựng mô hình hoạt động đạt hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương đảm bảo năng lực quản lý và hỗ trợ khai thác tài nguyên phát triển du lịch bền vững.

Tăng cường phối hợp, nâng cao trách nhiệm của các s, Ban, ngành, chính quyền địa phương về công tác quản lý nhà nước về du lịch; triển khai có hiệu quả các hình hợp tác công-tư trong quản lý khai thác khu, điểm du lịch.

Sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến cơ sở, quan tâm đến các địa phương có tài nguyên và du lịch phát triển.

Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện, hiện đại của ngành du lịch; ứng dụng công nghệ hỗ trợ công tác dự báo, xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Hòa Bình.

- Tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp du lịch:

Có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cao cấp, có chất lượng vào các khu vực trọng điểm du lịch của tỉnh; thu hút các công ty lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Tạo điu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và người dân tiếp cận vay vốn khi nghiệp; hỗ trợ các hộ dân làm du lịch cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh du lịch; phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ du khách tiếp cận, trải nghiệm dịch vụ dựa trên công nghệ số thúc đy du lịch phát triển.

Phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch và các tchức nghề nghiệp liên quan đến du lịch; phát triển các Chi hội, Câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch thu hút các đối tượng kinh doanh du lịch hoạt động theo nhóm ngành dịch vụ, theo thị trường, theo quy mô để tăng cường liên doanh, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị, doanh nghiệp trong kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng.

5. Về xây dng môi trường du lịch

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tích cực tham gia xây dựng môi trường du lịch an toàn, vệ sinh, thân thiện, văn minh. Tăng cường quản lý, kiểm tra công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Thực hiện giải pháp lắp camera ghi hình cố định tại một số khu, điểm du lịch có đông khách; lập các đường dây nóng để hỗ trợ du khách phản hồi các thông tin; hình thành hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn các khu, điểm du lịch kết nối với Ban quản lý của các khu, điểm du lịch.

Tổ chức quản lý tốt hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên toàn tỉnh; lắp đạt các biển tuyên truyền bảo vệ môi trường; triển khai xây dựng các nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, lắp đặt hệ thống nước sạch đáp ứng nhu cầu tại các điểm tham quan, điểm dừng nghỉ của du khách.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc chđạo của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh; thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.

PHN THỨ NĂM

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SVăn hóa, Thể thao và Du lịch

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường du lịch; Xây dựng quy chế điều phối hoạt động du lịch với Hà Nội, các tỉnh Tây Bắc mrộng và các địa phương khác; xây dựng mô hình quản lý khu du lịch quốc gia và các khu, điểm du lịch; xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưng nguồn nhân lực du lịch; xây dựng và triển khai Đán hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các nội dung phù hợp chức năng, nhiệm vụ các s, Ban, ngành, địa phương để tổ chức thực hiện Đ án.

Chủ động nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện Đán. Tham mưu theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Đ án.

2. SKế hoạch và Đầu tư

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch; bố trí nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng du lịch; nghiên cứu đề xuất ban hành cơ chế chính sách ưu tiên cho các dự án đầu tư về du lịch sinh thái gắn với trồng rừng, các dự án tạo ra sản phẩm du lịch mới có chất lượng...

Chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn, nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển du lịch. Gắn công tác xúc tiến đầu tư với xúc tiến du lịch của tỉnh.

Chủ trì, phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực triển khai các dự án du lịch có quy mô lớn tại Hòa Bình.

Tham mưu cân đối nguồn vốn đầu tư hàng năm của tỉnh và nguồn chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch quốc gia ưu tiên cho các dự án đầu tư phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh.

3. S Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách và chế độ tài chính hiện hành, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đán theo quy định.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thẩm định dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về phát triển du lịch trong đề án theo quy định hiện hành.

4. S Công thương

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phát triển sản xuất và tổ chức mạng lưới phân phối hàng hóa, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản phục vụ khách du lịch; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với các làng nghề truyền thống, các điểm du lịch công cộng.

Hỗ trợ thực hiện các hoạt động Khuyến công về phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống tạo ra các sản phẩm hàng hóa, mặt hàng lưu niệm đặc trưng của các dân tộc tỉnh Hòa Bình phục vụ phát triển du lịch.

5. S Giao thông Vận tải

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy của tỉnh và tại các khu, điểm du lịch trọng điểm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận tải khách du lịch đến Hòa Bình.

Quản lý, nâng cao năng lực phục vụ các bến cảng đường thủy, điểm đỗ xe đạt chuẩn cho khách du lịch; phối hợp quản lý chất lượng vận tải, trạm dừng nghỉ du lịch.

Xây dựng và triển khai đề án phân luồng, tuyến giao thông ưu tiên cho các phương tiện vận chuyn khách du lịch vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra xlý các phương tiện vận tải không đủ tiêu chuẩn phục vụ đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

6. Công An tỉnh

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai hiệu quả công tác đảm bảo ANTT trên lĩnh vực du lịch. Tăng cường triển khai các phương án, kế hoạch, huy động lực lượng, biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về ANTT trên lĩnh vực du lịch, phối hợp với các S, ban, ngành kiểm tra xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo môi trường thuận lợi để phát triển du lịch ở địa phương.

7. S Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển du lịch; tổ chức kiểm tra, thẩm định đánh giá tác động môi trường (hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường); giấy phép sdụng nước mặt, nước ngầm; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về môi trường, đất đai, tài nguyên nước tại các khu, điểm du lịch theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất.

8. S Lao động - Thương binh và Xã hội

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng ngun nhân lực du lịch từng bước nâng cao tỷ lệ lao động trong lĩnh vực du lịch qua đào tạo; đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động trong ngành du lịch.

Chủ trì, phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức đào tạo nhóm ngành nghề du lịch, khách sạn; bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề cho lực lượng lao động đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, góp phần tăng cường số lượng, tính chuyên nghiệp và hp lý hóa cơ cu nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh.

9. S Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa nghề rừng, gắn bảo vệ phát triển rừng với phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh.

Phối hợp xây dựng quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống để tạo ra các sản phẩm mang đặc trưng của Hòa Bình phục vụ khách du lịch; gắn chương trình phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch; đầu tư đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm từ nông, ngư nghiệp phục vụ du lịch.

Đề xuất hỗ trợ cơ sở hạ tầng cấp nước sạch cho các địa phương có điều kiện, tiềm năng xây dựng các khu, điểm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; đề xuất hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý tốt quy hoạch ba loại rừng tỉnh Hòa Bình; không sử dụng diện tích rừng tự nhiên để xây dựng hạ tầng du lịch theo quy định, trừ một số trường hp do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

10. Ban Dân tộc

Nghiên cứu tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ xây dựng một số mô hình phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, nông sản của đồng bào dân tộc thiu số để phục vụ khách du lịch.

Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển các làng nghề, các điểm du lịch cộng đồng.

Phối hợp với Sở, ngành liên quan đề xuất định hướng tạo các sản phẩm hàng hóa, mặt hàng lưu niệm đặc trưng của các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình để phục vụ du lịch và thực hiện các tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình 135.

11. S Thông tin và Truyền thông

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại các địa bàn du lịch trọng điểm và các dịch vụ công nghệ số phục vụ khách du lịch. Xây dựng hạ tầng hệ thống du lịch thông minh của tỉnh. Chỉ đạo các nhà mạng ưu tiên cho các điểm du lịch cộng đồng tại vùng sâu, vùng xa.

Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mnh công tác thông tin, tuyên truyền quảng bá du lịch Hòa Bình. Triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại trong hoạt động du lịch theo quy định.

Kiểm tra xử lý kịp thời việc đăng, phát và xuất bản nội dung thông tin thiếu khách quan, không chính xác về tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh.

12. SY tế

Nghiên cứu, phát triển các dịch vụ y tế kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại có khả năng phục vụ khách du lịch.

Chỉ đạo các đơn vị chức năng của ngành thực hiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu, điểm, khách sạn, nhà nghỉ du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn cho khách du lịch đến Hòa Bình.

Chủ trì và phối hợp trong công tác kiểm tra xử lý các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

13. S Xây dựng

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng phát triển đô thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục triển khai thực hin nhiệm vụ được phân công về công tác quản lý xây dựng tại các Quyết định, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

14. Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch

Tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch của tỉnh trong nước và quốc tế. Chủ động tham mưu xây dựng phát triển các hệ thống thông tin tuyên truyền quảng bá; ứng dụng rộng rãi và triệt để khai thác các công nghệ thông tin mới cho các hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch.

Chủ trì, phi hp trong việc kết nối thông tin và hợp tác quảng bá du lịch với các tỉnh và địa phương thiết thực, hiệu quả.

15. Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phbiến nội dung Đán Cơ cấu lại ngành du lịch của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các cấp, các ngành và người dân nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó vận động quần chúng tham gia thực hiện Đán một cách thiết thực, hiệu quả.

Phối hợp trong việc cung cấp thông tin, quảng bá tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh, giới thiệu về các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, các tuyến, khu, đim du lịch hấp dẫn và các sản phẩm du lịch của Hòa Bình.

16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, Ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện tốt các quy hoạch, đề án phát triển du lịch đã được phê duyệt, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đề án theo quy định.

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đán Cơ cấu lại ngành du lịch của tỉnh để khai thác phát triển du lịch tại địa phương có hiệu quả.

Tham mưu ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và khuyến khích hoạt động du lịch, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh, bảo vệ tài nguyên môi trường để cho du lịch phát triển.

17. Hiệp hội Du lịch tỉnh

Phát triển mạng lưới câu lạc bộ doanh nghiệp du lịch theo nhóm ngành dịch vụ và thị trường du lịch.

Nâng cao vai trò của Hiệp hội du lịch làm đầu mối trong việc mở rộng liên doanh, liên kết giữa các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn để hỗ trợ thúc đy phát triển du lịch.

Huy động các doanh nghiệp du lịch tích cực tham gia triển khai thực hiện đề án Cơ cấu lại ngành du lịch của tỉnh phù hợp với định hướng chiến lược phát triển du lịch của tnh. Tích cực tham gia các chương trình, hoạt động tuyên truyn quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch Hòa Bình.

18. Các đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch

Chủ động đu tư thực hiện những mô hình kinh doanh mới, mở rộng quy mô phù hợp với Đề án cơ cấu lại ngành du lịch của tỉnh. Tích cực nâng cao kiến thức, công nghệ và chất lượng dịch vụ du lịch, tham gia các sự kiện du lịch của địa phương và quốc gia. Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Phối hợp tham gia các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; gii thiệu hình ảnh du lịch của doanh nghiệp và của tỉnh đến các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.

Trên đây là Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện./.





Quyết định 34/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 148/2008/QĐ-UBND Ban hành: 04/07/2016 | Cập nhật: 15/09/2016

Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2010 về phiên họp thường kỳ tháng 11 Ban hành: 07/12/2010 | Cập nhật: 09/12/2010