Quyết định 34/2016/QĐ-UBND Quy định Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
Số hiệu: 34/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành: 12/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
 TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2016/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 12 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017 VÀ THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2017-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/06/2015;

Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVI ban hành Quy định Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; (để b/c)
- Bộ Tài chính; (để b/c)
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); (để b/c)
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh;

- Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Trưởng Ban KTNS-HĐND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo v
à CV VP UBND Tỉnh;
- Báo Hải Dương, Công báo tỉnh;
- Lưu: VP, Thư(100b)./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Dương Thái

 

QUY ĐỊNH

HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁC CẤP NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2016/QĐ-HĐND Ngày
12 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh:

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách áp dụng cho năm ngân sách 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách.

2. Đối tượng: Sở, ngành, đơn vị dự toán và UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường thị trn; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng:

1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 ban hành kèm theo quyết định này là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách của từng bộ, cơ quan Trung ương, dự toán chi ngân sách của các Sở, ban, ngành, đơn vị dự toán và UBND các huyện, thành phố, thị xã.

2. Định mức phân bổ ngân sách đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đến thời điểm ban hành định mức và nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu 1.210.000 đồng/tháng. Trường hợp nhà nước điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung và tăng các chính sách, chế độ mới, kinh phí sẽ được bổ sung cho các đơn vị và các cấp ngân sách theo chế độ quy định và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

3. Đối với các đơn vị được thành lập mới sẽ được áp dụng theo định mức tại quyết định này còn được bố trí thêm kinh phí mua sắm trang thiết bị làm việc ban đu theo tiêu chuẩn, định mức quy định và khả năng ngân sách.

Điều 3. Phương pháp xác định tiêu chí của định mức

1. Biên chế hành chính sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao làm cơ sở đtính dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch. Sở Nội vụ có trách nhiệm cung cấp số biên chế khối chính quyền, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cung cấp số biên chế được giao khối Đảng, đoàn thể;

2. Định mức giáo viên trên đầu lớp của sự nghiệp giáo dục trên cơ sở số Sở Nội vụ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp.

3. Số giường bệnh của sự nghiệp chữa bệnh xác định theo kế hoạch giao của UBND tỉnh do Sở Y tế cung cấp;

4. Học sinh, sinh viên hệ đào tạo chính quy bình quân được xác định căn cứ vào chi tiêu đào tạo hàng năm do đơn vị cung cấp tại thời đim 01/10 năm trước năm kế hoạch. Trong quá trình thực hiện sẽ căn cứ vào số thực tế phát sinh khi quyết toán sẽ thực hiện theo số sinh viên có mặt

6. Tiền lương và các khoản có tính chất lương làm cơ sở phân bdự toán chi được xác định theo số biên chế có mặt thuộc chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao tại thời điểm xây dựng dự toán (kể cả hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ). Trường hợp biên chế có mặt tại thời điểm xây dựng dự toán thấp hơn so với biên chế định mức hoặc biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm kế hoạch, thì tiền lương của số biên chế thiếu được xác định tương đương bằng hệ số bình quân tại thời điểm thảo luận dự toán của đơn vị.

7. Dân số của từng huyện, thành phố, thị xã được xác định theo số liệu do Cục thống kê cung cấp, được quy định như sau: dân số đô thị gồm dân số các phường, thị trấn; dân số miền núi, dân số nông thôn: được xác định theo số dân số còn lại.

8. Số đối tượng bảo trợ xã hội tại các huyện, thành phố, thị xã và các Trung tâm bảo trợ xã hội do Sở Lao động Thương binh và xã hội cung cấp.

9. Số km đường giao thông, hiện trạng đường giao thông các cấp quản lý do Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm cung cấp.

10. Phân loại xã, phường, thị trấn theo quy định hiện hành của UBND tỉnh tại thời điểm xây dựng định mc.

Chương II

HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN CÁC CẤP NGÂN SÁCH

Điều 4. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính khối tỉnh

1. Về tiêu chí xác định định mức: theo biên chế được cấp thẩm quyền giao có phân bậc theo qui mô biên chế.

2. Định mức chi quản lý hành chính nhà nước

Đơn vị: Triệu đồng /biên chế/năm

Biên chế được cấp có thẩm quyền giao

Định mức phân bổ năm 2017

1. Các cơ quan quản lý nhà nước

 

Từ 50 biên chế trở lên

115

Từ 20 đến dưới 50 biên chế

117

Dưới 20 biên chế

120

2. Các cơ quan khối Đảng

150

3. Đối với lao động hợp đng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ: cách phân bổ ngân sách theo quy định tại Khoản 1 với định mức phân b: 100 triệu đồng/biên chế

Điều 5. Định mức phân bổ cho các tổ chức chính trị - xã hội

Bao gồm: Ủy ban Mặt trận Tquốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: được áp dụng định mức chi tại điều 4, căn cứ trên cơ sở số biên chế được giao và các nhiệm vụ chi đặc thù của các cơ quan này để phân bdự toán ngân sách.

Điều 6. Định mức phân bổ cho đối với các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự đảm bảo. Trường hợp các tổ chức tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc được Nhà nước ban hành cơ chế chính sách riêng thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện. Đối với các Hội được giao biên chế thì cách phân bngân sách theo quy định tại điều 4 với định mức phân bổ: 102 triệu đồng/biên chế.

Điều 7. Định mức phân bổ cho các đơn vị sự nghiệp công lập khối tỉnh.

1. Ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên các đơn vị công lập theo cơ chế tự chủ tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP và các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực, cụ thể:

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Thực hiện cơ chế nhà nước đặt hàng, hoặc giao nhiệm vụ đối với dịch vụ sự nghiệp công nằm trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được cấp thẩm quyền ban hành và theo giá do cơ quan có thẩm quyền quy định theo pháp luật.

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá phí, chưa tính đủ chi phí): Thực hiện cơ chế nhà nước đặt hàng, hoặc giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền ban hành và theo giá, phí do cơ quan có thẩm quyền qui định chưa tính đủ chi phí. Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình quy định.

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn lại do nhà nước đảm bảo chủ yếu chi thường xuyên (không có nguồn thu hoặc nguồn thu thp): Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên n định trong thời gian 2017-2020 và được điều chỉnh khi nhà nước thay đổi nhiệm vụ, cơ chế chính sách quy định.

Về tiêu chí xác định định mức: theo biên chế được cấp thẩm quyền giao có phân bậc theo qui mô biên chế. Định mức chi thường xuyên sự nghiệp cụ thể như sau:

Đơn vị: Triệu đồng /biên chế/năm

Biên chế được cấp có thẩm quyền giao

Định mức phân bổ năm 2017

Từ 50 biên chế trở lên

90

Từ 20 đến dưới 50 biên chế

92

Dưới 20 biên chế

95

- Đối với lao động hợp đng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ: định mức chi phân bổ ngân sách 77 triệu đồng/biên chế.

- Đối với đơn vị có nguồn thu: Xác định huy động thêm từ nguồn thu để giảm chi từ ngân sách theo định mức trên.

2. Trong thời gian các Nghị định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực chưa ban hành, các đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính hiện hành của Nghị định 16 Định mức phân b chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực chi sự nghiệp do chưa xây dựng được đơn giá dịch vụ công thì được thực hiện như sau:

2.1-Chi sự nghiệp giáo dục:

Về tiêu chí xác định định mức: theo biên chế và theo số học sinh bậc học phổ thông trong 1 năm ngân sách.

a) Các trường phổ thông trung học, giáo dục thường xuyên:

- Đảm bảo đầy đủ nhiệm vụ chi cho con người theo biên chế được giao như lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ

- Chi công việc:

+ Trung học phổ thông: 1.100.000 đồng /học sinh/năm (bao gồm 60% học phí). Mức chi trường THPT chuyên Nguyễn Trãi theo đặc thù và chương trình môn học theo quy định của Bộ Giáo dục đào tạo và UBND tỉnh.

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: 950.000 đồng/HS (bao gồm 60% học phí). Chi nghiệp vụ đặc thù phục vụ hoạt động giáo dục tại cộng đồng tại xã, phường, thị trấn: 5 triệu đồng /xã/năm.

b) Đối với trung tâm hướng nghiệp dạy nghề:

- Chi cho con người: Đảm bảo đầy đnhiệm vụ chi cho con người: Bao gồm lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ.

- Chi công việc cho học sinh dạy nghề (bao gồm 60% học phí): 400.000 đồng/ HS phổ thông đối với đối tượng học tại trung tâm HNDN; 350.000 đồng /HS phổ thông đối với đối tượng học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên.

2.2. Chi đào tạo: tiêu chí xác định định mức: theo biên chế và theo số sinh viên trong 1 năm ngân sách.

Định mức chi cho các bậc học đào tạo (không bao gồm học phí)

- Đảm bảo đủ nhiệm vụ chi cho con người theo biên chế được giao bao gồm tiền lương, phụ cp, các khoản đóng góp theo chế độ quy định hiện hành.

- Định mức phân bổ hỗ trợ cho chi công việc hoạt động thường xuyên theo đầu sinh viên.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Nội dung

Định mức phân b:
Sinh viên/Năm

I- ĐÀO TẠO CHÍNH QUI

 

1- Đào tạo đại học

 

- ĐH ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

2.300

- ĐH khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nghề, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn du lịch

2.700

2- Cao Đẳng

 

- Cao đng ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sn

1.850

- Cao đng khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nghề, công nghệ, thể dục ththao, nghệ thuật, khách sạn du lịch

2.200

- Cao đẳng ngành y dược

2.650

3- Trung cấp

 

- Trung cấp ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản

1.650

- Trung cấp khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nghề, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn du lịch

1.900

- Trung cấp ngành y dược

2.440

II- ĐÀO TẠO KHÔNG CHÍNH QUI (đối với cán bộ xã)

Áp dụng bằng 2/3 định mức đào tạo chính quy

3. Định mức phân b chi sự nghiệp y tế:

a) Khối chữa bệnh: Tiêu chí phân bổ theo đầu giường bệnh và các tiêu chí bổ sung chi công việc khối quản lý hành chính.

Định mức chi: Bệnh viện công lập hạng I: 12 triệu/giường bệnh; Các hạng Bệnh viện công lập còn lại: 10 triệu/giường bệnh. Riêng Bệnh viện Phong Chí Linh đảm bảo đủ chế độ chi cho con người và các hoạt động thường xuyên. Định mức phân bổ ngân sách trên chưa bao gồm nhiệm vụ đặc thù.

Trong trường hợp Viện phí chưa điều chỉnh giá theo Thông tư 37/2015/TTLB-BYT-BTC thì ngân sách sẽ cấp hỗ trợ phần chênh lệch còn thiếu.

b) Tuyến dự phòng và phòng bệnh:

- Dự phòng và phòng bệnh tuyến tỉnh: Định mức phân bổ theo qui mô biên chế như định mức chi thường xuyên sự nghiệp và kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặc thù

- Dự phòng, công tác dân số tuyến huyện:

+ Chi cho con người: Đảm bảo đy đủ chế độ chi cho con người: bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ quy định.

+ Chi công việc, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, MSSC nhỏ thường xuyên của dự phòng tuyến huyện bố trí: 35 triệu đồng /xã /năm. Đặc thù miền núi Chí Linh: 300tr đ/năm.

+ Chi công việc, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, truyền thống, thuốc chiến dịch, MSSC nhỏ thường xuyên của dân số tuyến huyện bố trí: 29 triệu đồng /xã /năm. Đặc thù miền núi Chí Linh: 250tr đ/năm.

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã):

+ Chi cho con người cán bộ y tế xã, thôn: Đảm bảo đầy đủ chế độ chi cho con người: bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ quy định.

+ Chì công việc, hoạt động thường xuyên bố trí: 25 triệu đồng /xã /năm, bao gồm Kinh phí khen thưởng, may trang phục, kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kinh phí phục vụ người cao tuổi và các hoạt động chi thường xuyên theo quy định tại Quyết định số 119/2002/TTLT-BTC-BYT ngày 27/12/2002 Liên Bộ Bộ Tài chính - Bộ Y Tế.

4. Sự nghiệp khoa học công nghệ:

Việc phân bổ sự nghiệp khoa học công nghệ theo quy định tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 Nghị định của Chính phủ. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, btrí theo tiến độ thực hiện nhiệm vụ và khả năng cân đi ngân sách nhà nước hàng năm, ưu tiên các nhiệm vụ chuyển tiếp, chỉ bố trí cho các nhiệm vụ mới sau khi phân bổ đủ các nhiệm vụ chuyển tiếp hoặc nhiệm vụ mở mới phải thật sự cấp bách. Không phân bổ kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phê duyệt không đúng thẩm quyền và không xác định được nguồn kinh phí đảm bảo.

5. Sự nghiệp đảm bảo xã hội:

- Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu: Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên hàng năm cho các đơn vị trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu của mình để dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị có nguồn thu hạn chế, hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bổ sung chi thường xuyên tối đa theo định mức chi thường xuyên sự nghiệp trên nguyên tắc xác định tổng dự toán thu - chi của đơn vị theo chế độ.

- Đối với các đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như: bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng tập trung,...: Ngân sách Nhà nước bổ sung kinh phí chi chế độ chính sách cho đối tượng, chi phí điện, nước,... và các chế độ chính sách đặc thù cho người lao động (chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương; các khoản chi đặc thù cho người lao động, tiền ăn của đối tượng...).

- Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, các chế độ chính sách an sinh xã hội của tỉnh thực hiện theo tiêu chuẩn của địa phương được đảm bảo theo chế độ quy định. Kinh phí thực hiện các chương trình an sinh và mục tiêu xã hội khác bố trí theo nhiệm vụ được giao, phù hợp khả năng của ngân sách cấp tỉnh.

6. Sự nghiệp văn hóa-thông tin, thể dục thể thao:

- Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên hàng năm cho các đơn vị trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu của mình đdành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị có nguồn thu hạn chế, hoạt động chủ yếu bng nguồn ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước phân bổ kinh phí bổ sung chi thường xuyên tối đa theo định mức chi thường xuyên sự nghiệp trên nguyên tắc xác định tổng dự toán thu - chi của đơn vị theo chế độ.

- Kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên, nghệ sỹ, khen thưng, các chế độ chính sách khác của tỉnh thực hiện theo tiêu chuẩn của địa phương được đảm bảo theo chế độ quy định.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh giao, kinh phí hỗ trợ chiếu phim ngoại thành, thông tin lưu động, hỗ trợ sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật và các nhiệm vụ đặc thù khác được ngân sách nhà nước hỗ trợ trên cơ sở các chế độ chính sách do Nhà nước ban hành và khả năng cân đối ngân sách cấp tỉnh.

7. Chi sự nghiệp kinh tế:

- Sự nghiệp giao thông: Tiêu chí xác định định mức: số km đường giao thông được cấp thm quyền giao quản lý

Định mức phân bổ chi thường xuyên đường bộ: 85 triệu đồng / km /năm;

Định mức phân bổ chi thường xuyên đường thủy nội địa: 63 triệu đồng/km/năm;

Định mức phân bổ chi thường xuyên đường gom Quốc lộ 5: 53 triệu đồng/km/năm;

Chi sửa chữa không thường xuyên, các nhiệm vụ đặc thù: Căn cứ tình hình thực tế, chế độ hiện hành và khả năng ngân sách để b trí.

- Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sn, thủy lợi, môi trường: Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bổ sung chi thường xuyên tối đa theo định mức chi thường xuyên sự nghiệp trên nguyên tắc xác định tng dự toán thu - chi của đơn vị theo chế độ.

- Kinh phí thực hiện miễn thu thủy lợi phí được xác định trên diện tích tưới tiêu và được tính toán trên cơ sở dự toán kinh phí miễn thu thủy lợi phí hằng năm do Trung ương cân đối vào dự toán ngân sách địa phương.

- Các chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện các nhiệm vụ khuyến công, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch, hỗ trợ xử lý rác, .... các đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh: Sở Tài chính căn cứ nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh.

- Hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước cho quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật, phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

8. Chi an ninh, quốc phòng:

- Ngân sách đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh được phân cấp cho địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ và các chế độ chính sách theo quy định do ngân sách địa phương đảm nhiệm.

- Các khoản chi khác căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh.

Điều 8: Định mức phân bổ chi quản lý hành chính khối huyện

1. Chi quản lý nhà nước: Tiêu chí xây dựng định mức: theo biên chế được cấp thẩm quyền giao, chi nghiệp vụ thường xuyên theo dân số;

- Định mức phân bthường xuyên theo biên chế được giao là: 117 triệu đồng/biên chế/năm;

+ Định mức phân bổ chi thường xuyên theo hợp đồng thực hiện Nghị định số: 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ: 100 triệu đồng/người/năm.

- Định mức chi nghiệp vụ thường xuyên: 15.000 đồng/người dân/năm.

2 Chi kinh phí Đảng: Tiêu chí xác định định mức: theo biên chế được cấp thẩm quyền giao, kinh phí chi nghiệp vụ thường xuyên theo tiêu chí dân số;

- Định mức chi thường xuyên theo biên chế là: 150 triệu đồng/biên chế/năm;

- Định mức phân bổ chi thường xuyên theo cán bộ hợp đồng thực hiện Nghị định số: 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ: 100 triệu đồng/người/năm.

- Định mức chi nghiệp vụ thường xuyên: 15.000 đồng/người dân/năm

3. Chi kinh phí Hội, đoàn thể: Tiêu chí xác định định mức: theo biên chế được cấp thẩm quyền giao, kinh phí chi nghiệp vụ thường xuyên theo tiêu chí dân số;

- Định mức chi thường xuyên theo biên chế là: 117 triệu đồng/biên chế/năm;

- Định mức phân bổ chi thường xuyên theo cán bộ hợp đồng thực hiện Nghị định số: 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ: 100 triệu đồng/người/năm.

- Định mức chi nghiệp vụ thường xuyên: 14.000 đồng/người dân/năm

Điều 9: Định mức phân bổ chi sự nghiệp khối huyện

1. Chi sự nghiệp giáo dục: Tiêu chí xác định định mức: theo dân số;

- Định mức chi tính theo dân số: 1.300.000 đồng/người dân/năm với Hệ số: dân số đồng bằng: 1, dân số đô thị: 0,92, dân số miền núi: 1,08;

Dự toán chi sự nghiệp giáo dục huyện, TP, TX đảm bảo tỷ lệ chi công việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục bằng 18% tổng chi bằng định mức của trung ương, kinh phí chi công việc năm 2017 ổn định giai đoạn 2017-2020 và đảm bảo tng chi sự nghiệp giáo dục năm 2017 không thấp hơn mặt bằng dự toán năm 2016.

2. Chi sự nghiệp đào tạo: Tiêu chí xác định định mức: theo biên chế và đơn vị hành chính;

- Định mức chi thường xuyên theo biên chế là: 110 tr/biên chế/năm;

- Định mức chi nghiệp vụ thường xuyên theo đơn vị hành chính: 30 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm;

Chi cho công tác huấn học thực hiện theo chế độ quy định tại Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;

3. Sự nghiệp giao thông: Tiêu chí xác định định mức: số km đường giao thông được cấp thẩm quyền giao quản lý;

- Định mức chi thường xuyên và không thường xuyên theo số km đường giao thông: 60 triệu đồng/km/năm đường huyện quản lý (9 huyện), riêng đặc thù đô thị Thành phố Hải Dương: 70 triệu đồng/km/năm, huyện Kinh Môn: 65 triệu đng/km/năm, thị xã Chí Linh: 65 triệu đồng/km/năm;

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thị xã chủ động căn cứ mức độ cần duy tu bảo dưỡng, mức độ sửa chữa thường xuyên, để bố trí kinh phí cho từng km đường giao thông phù hợp vào tình hình thực tế theo kế hoạch từng năm nhưng không quá 53 triệu đồng/km/năm đối với chi thường xuyên đường huyện, riêng đặc thù đô thị Thành phố Hải Dương không quá: 63 triệu đồng/km/năm, thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn không quá: 58 triệu đồng/km/năm.

Định mức chi hoạt động đảm bảo an toàn giao thông cấp huyện: 200 triệu đồng/huyện/năm;

4. Sự nghiệp nông lâm nghiệp, phòng chống lụt bão: Tiêu chí xác định định mức: theo biên chế được cấp thẩm quyền giao và chi nghiệp vụ thường xuyên theo dân số, số điếm canh đê;

- Định mức chi thường xuyên theo biên chế là: 95 tr/biên chế/năm

- Định mức chi nghiệp vụ thường xuyên: 6.000 đồng/ người dân nông thôn/năm;

- Định mức chi theo điếm canh đê: 15 triệu đồng/ điếm canh đê/năm

5. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Tiêu chí xác định định mức: theo biên chế được cấp thẩm quyền giao, định mức 95 triệu đồng/biên chế/năm;

Định mức chi hoạt động nghiệp vụ sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao: 10.000 đồng/người dân/năm.

6. Chi sự nghiệp phát thanh truyền thanh: Tiêu chí xác định định mức: theo biên chế được cấp thẩm quyền giao, định mức 95 triệu đồng/biên chế/năm;

Định mức chi hoạt động thường xuyên nghiệp vụ sự nghiệp phát thanh truyền hình: 4.000 đồng/người dân/năm.

7. Sự nghiệp kinh tế, kiến thiết thị chính, môi trường: Tiêu chí xác định định mức: biên chế, theo dân số và đơn vị hành chính.

- Định mức theo biên chế sự nghiệp: 95 triệu đồng/biên chế/năm

- Định mức chi hoạt động thường xuyên theo dân số: 40.000 đồng /người dân đô thị/năm và 6.000 đồng/người dân /năm.

- Định mức hỗ trợ mua sắm, bổ sung dụng cụ thu gom rác thải: 5 triệu đồng/thôn/năm, mỗi năm hỗ trợ 1/2 số thôn

8. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội: Tiêu chí xác định định mức: đối tượng bảo trợ xã hội và dân số.

Mức chi:

- Trợ cấp cho các đối tượng đảm bảo xã hội được tính theo mức chi của nghị định 136/2014/NĐ-CP;

- Chi cho công tác tuyên truyền, tập huấn, thẩm định hồ sơ, chi khác phục vụ cho công tác quản lý: 50 triệu đồng/huyện/năm

- Chi phí dịch vụ chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội của ngành Bưu điện tại cấp huyện;

- Chi trợ cấp đột xuất, chi hỗ trợ cho đối tượng lang thang cơ nhỡ, thăm hỏi ngày lễ, tết, chi cho công tác bảo đảm xã hội cấp huyện theo định mức: 2.000 đồng/người dân/năm.

- Kinh phí quà tết cho người cao tui: theo số đối tượng được hưởng và chế độ hiện hành.

9. Chi an ninh: Tiêu chí xác định định mức: theo tiêu chí dân số

- Định mức chi thường xuyên theo dân số: 2.500 đồng/ người dân /năm

10. Chi Quốc phòng: Tiêu chí xác định định mức: theo tiêu chí dân số

- Chi thường xuyên theo đầu dân: 2.500 đồng /người dân/năm

- Chi huấn luyện dự bị động viên, dân quân tự vệ theo quy định trên cơ sở tiền ăn, phụ cấp gia đình theo mức lương cơ sở; phụ cấp các chức danh dân quân tvệ;

- Chi diễn tập khu vực phòng thủ và phòng chống lụt bão, diễn tập khác hàng năm theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, quân khu, kinh phí nghiệp vụ quốc phòng, kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát sinh.

11. Chi khác ngân sách: 2.000 đồng/người dân/năm.

12. Định mức chung bsung chi quản lý hành chính và chi sự nghiệp:

+ Đối với huyện có dân số thấp dưới 120.000 người dân, dân số miền núi được phân bổ thêm 8% số chi tính theo định mức dân số nêu trên.

Điều 10: Định mức phân bổ chi quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể khối xã: Tiêu chí xác định định mức: biên chế được giao và đơn vị hành chính

1. Định mức chi ở xã, phường, thị trấn:

- Chi đảm bo tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp ca cán bộ, công chức: 62 triệu đồng/biên chế/năm.

- Định mức chi nghiệp vụ, hoạt động thường xuyên ở xã, phường, thị trấn:

 + Xã, thị trấn loại I: 650 triệu đồng/năm;

+ Phường loại I có Hội nông dân: 625 triệu đồng/năm;

+ Xã, thị trấn loại II; Phường loại I không có Hội nông dân: 600 triệu đồng/năm;

+ Phường loại II có Hội nông dân: 580 triệu đồng/năm;

+ Xã, thị trấn, phường loại III; Phường loại II không có Hội nông dân: 555 triệu đồng/năm;

+ Bổ sung đặc thù: đối với phường mức 30 triệu đồng/năm; đối với thị trấn và xã miền núi loại 3 mức 20 triệu đồng/năm.

2. Định mức khoán chi phụ cấp, bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn:

- Xã, thị trn loại I: hệ số 17,5/tháng so với mức lương cơ sở;

- Xã, thị trấn loại II: hệ số 16,3/tháng so với mức lương cơ sở;

- Xã, thị trấn loại III: hệ số 15,4/tháng so với mức lương cơ sở;

- Phường loại I có Hội nông dân: hệ số 14,0/tháng so với mức lương cơ sở;

- Phường loại I không có Hội nông dân: hệ số 13,4/tháng so với mức lương cơ sở;

- Phường loại II, loại III có Hội nông dân: hệ số 12,5/tháng so với mức lương cơ sở;

- Phường loại II, loại III không có Hội nông dân: hệ số 11,9/tháng so với mức lương cơ sở;

* Định mức này chưa bao gồm chi đóng BHXH cho cán bộ không chuyên trách xã (mức 14%) được tính toán xác định cụ ththeo số người phải đóng BHXH của các xã.

3. Định mức chi ở thôn, khu dân cư:

a. Định mức chi hoạt động ở thôn, khu dân cư:

+ Thôn, KDC có dưới 1.000 dân: 19,5 triệu đồng/năm

+ Thôn, KDC có từ 1.000 dân đến 2.500 dân: 21,0 triệu đồng/năm

+ Thôn, KDC có trên 2.500 dân: 22,0 triệu đồng/năm

+ Bổ sung kinh phí cho các thôn khu dân cư có từ 02 chi bộ trở lên (kinh phí hoạt động 05 chi hội, chi đoàn), mỗi chi bộ tăng thêm được bổ sung 10 triệu đồng/chi bộ

b. Định mức chi phụ cấp và bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách thôn, khu dân cư:

+ Thôn, KDC thuộc xã, thị trấn:

Thôn, KDC có dưới 1.000 dân: hệ số 3,6/tháng so với mức lương cơ sở

Thôn, KDC có từ 1.000 dân đến 2.500 dân: hệ số 4,4/tháng so với mức lương cơ sở

Thôn, KDC có trên 2.500 dân: hệ số 5,25/tháng so với mức lương cơ sở

+ KDC thuộc phường:

KDC có dưới 1.000 dân: hệ số 3,1/tháng so với mức lương cơ sở

KDC có từ 1.000 dân đến 2.500 dân: hệ số 3,9/tháng so với mức lương cơ sở

KDC có trên 2.500 dân: hệ số 4,75/tháng so với mức lương cơ sở

Đối với những thôn, KDC có từ 02 bí thư chi bộ trở lên được tính bổ sung phụ cấp cho bí thư chi bộ tăng thêm ngoài định mức nêu trên để đảm bảo quỹ phụ cấp theo quy định.

Điều 11: Định mức chi sự nghiệp khối xã:

1. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo: Tiêu chí xác định định mức: theo dân số.

- Định mức chi: 2.000 đồng/người dân/năm

2. Sự nghiệp văn hóa thông tin và thể dc thể thao: Tiêu chí xác định định mức: theo dân số.

- Định mức chi: 6.500 đồng/người dân/năm

3. Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh: Tiêu chí xác định định mức: theo dân số.

- Định mức chi: 2.900 đồng/người dân/năm

Đối với phường, thị trấn, xã miền núi được tính hệ số 1,3 định mức nêu trên; Xã có dân số dưới 5.000 dân được tính mức chi sự nghiệp bằng xã có 5.000 dân.

4. Sự nghiệp nông, lâm, thủy lợi: Tiêu chí xác định định mức: theo dân số.

- Định mức chi: 2.400 đồng/người dân/năm

Đối với phường, thị trấn được tính hệ số 1,0 định mức; đối với xã đồng bng, xã miền núi tính hệ số 1,3 định mức nêu trên. Xã có dân số dưới 5.000 dân được tính mc chi sự nghiệp bằng xã có 5.000 dân.

5. Sự nghiệp môi trường: Tiêu chí xác định định mức: theo dân số.

- Định mức chi: 2.500 đồng/người dân/năm

Đối với phường, thị trấn, xã miền núi được tính hệ số 1,0 định mức, đối với xã đng bằng tính hệ số 1,3 định mức nêu trên. Xã có dân sdưới 5.000 dân được tính mức chi sự nghiệp bằng xã có 5.000 dân.

6. Chi sự nghiệp giao thông: Tiêu chí xây dựng định mức: Số ki lô mét (km) đường xã tại thời đim xây dựng định mức (theo phân loại đường xã hiện hành) kết hợp phân btheo xã, phường, thị trấn.

- Định mức chi duy tu bảo dưỡng thường xuyên: 02 triệu đồng/km/năm

- Định mức chi sửa chữa định kỳ và chi duy tu bảo dưỡng thường xuyên đường xã phát sinh do tăng số km đường xã trong thời kỳ ổn định ngân sách, chi đảm bảo giao thông và chi khác: 10 triệu đồng/xã, phường, thị trấn/năm;

7. Chi đảm bảo xã hội: Xác định cụ thể theo quy định, bao gồm chi lương và BHYT cho cán bộ già yếu nghỉ việc (hưu xã); chi cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; chi hỗ trợ hộ nghèo xã khó khăn; chi hoạt động khác.

8. Chi Quốc phòng: Xác định cụ thể theo Luật dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn. Mức chi này đã bao gồm phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đặc thù quốc phòng, chi hoạt động tuyển quân, huấn luyện, diễn tập, đào tạo, tập huấn, hỗ trợ tiền ăn và tiền công cho chiến sĩ làm nhiệm vụ, tiền báo QĐND cho ban chỉ huy quân sự xã và các khoản chi khác.

9. Chi an ninh: Xác định cụ thể theo Pháp lệnh an ninh trật tự và Nghị định 73/NĐ-CP. Mức chi này đã bao gồm phụ cấp thâm niên Trưởng công xã, chi cho tuần tra canh gác, chi cho tổ bảo vệ dân phố, chi thực hiện Đề án Làng an toàn, thôn, KDC an toàn về an ninh trật tự, chi diễn tập phòng chống cháy nổ và các khoản chi khác.

Điều 12. Dự phòng ngân sách.

1. Đảm bảo dự phòng ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã được phân bổ bằng 2% tổng số chi ngân sách mỗi cấp (không kể chi từ các khoản thu đóng góp tự nguyện, chi viện trợ, chi phản ánh qua ngân sách).

2. Dự phòng ngân sách cấp tỉnh được xác định bằng số chênh lệch giữa tổng mức dự phòng được trung ương giao của ngân sách địa phương với mức dự phòng đã phân bổ cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Quy định thực hiện hệ thống định mức đối với các niên độ ngân sách trong giai đoạn ổn định ngân sách 2017-2020:

- Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách áp dụng cho năm ngân sách 2017. Những năm tiếp theo của giai đoạn n định ngân sách 2017 - 2020 được áp dụng hệ thống định mức này theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

- Hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2020 chưa bao gồm các nhiệm vụ đặc thù, chi thường xuyên phát sinh. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ theo quy định đối vi chính sách mới, chính sách tăng chi so với định mức, mrộng đối tượng thụ hưởng đã tính trong dự toán đầu năm. Sở, ban, ngành, đơn vị dự toán, UBND các cấp chủ động báo cáo trong trường hợp thừa hoặc thiếu kinh phí để Sở Tài chính trình UBND tỉnh bố trí dự toán thực hiện.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới trực tiếp. Số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm trên cơ sở số chênh lệch dự toán thu và dự toán chi ngân sách cấp dưới. Bổ sung cân đối nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giao.

- Số bổ sung mục tiêu trên cơ sở số Trung ương bổ sung có mục tiêu và các mục tiêu của tỉnh, của huyện trong năm để thực hiện:

+ Các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành, nhưng chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán ngân sách hằng năm; mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở nhu cầu chi theo chế độ, chính sách và khả năng cân đối của ngân sách các cấp có liên quan;

+ Các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao;

+ Khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh trên diện rộng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng ngân sách nhưng chưa đáp ứng đ;

+ Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của ngân sách cấp dưới. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án.

Điều 14. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố thị xã:

- Căn cứ định mức phân bdự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định này, các Sở, ban, ngành (là đơn vị dự toán cấp I) thực hiện phân bổ dự toán chi các đơn vị trực thuộc đảm bảo chi các nghiệp vụ thường xuyên và giành nguồn sắp xếp các nhiệm vụ chi cần thiết đến thời điểm ban hành định mức, bảo đảm khớp đúng về tổng mức, phù hợp với đặc điểm thực tế và nguồn thu của từng đơn vị trực thuộc, thực hiện công khai, minh bạch và theo đúng các quy định của pháp luật.

- UBND các huyện, thành phố thị xã chủ động thực hiện phân bổ dự toán chi các đơn vị trực thuộc đảm bảo chi các nghiệp vụ thường xuyên không thấp hơn dự toán năm 2016, chi công việc/ biên chế của các đơn vị quản lý hành chính tối thiểu 24 triệu/biên chế, các đơn vị sự nghiệp tối thiểu 20 triệu/biên chế, hợp đồng 68 tối thiu 7 triệu/người.

- Căn cứ vào tổng mức chi thường xuyên năm 2017 tính theo định mức phân bổ, các Sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương chủ động xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước và phương thức cung cấp dịch vụ công sử dụng NSNN theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lp trong các lĩnh vực, yêu cầu tăng cường tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, giảm dần mức hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá, phí sự nghiệp công, dành nguồn lực chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách. Hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, căn cứ kết quả thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, khi có ý kiến của Bộ Tài chính, giao cho Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xác định phần giảm chi ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập để bổ sung nguồn thực hiện các chế độ chính sách do trung ương ban hành trên địa bàn.

- Sở Nội vụ có trách nhiệm cung cấp số biên chế khối chính quyền, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cung cấp số biên chế được giao khối Đảng, đoàn thể; Sở Lao động Thương binh và xã hội có trách nhiệm cung cấp số đối tượng bảo trợ xã hội tại các huyện, thành phố, thị xã và các Trung tâm bảo trợ xã hội; Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm cung cấp số km đường giao thông, hiện trạng đường giao thông các cấp quản lý gửi Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 9 năm trước năm kế hoạch

- Trong quá trình phân b, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, Thủ trưởng cơ quan đơn vị dự toán và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn phải quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính; thực hiện công khai, minh bạch ngân sách theo quy định; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 15. Thời gian thực hiện: Thực hiện từ niên độ ngân sách năm 2017 và niên độ ngân sách các năm giai đoạn 2017-2020./.