Quyết định 142/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 142/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Minh Quang
Ngày ban hành: 22/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Đất đai, Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 22 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐÁN KHUYẾN KHÍCH TÍCH TỤ, TẬP TRUNG RUỘNG ĐẤT ĐỂ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA THEO QUY MÔ LỚN GIAI ĐOẠN 2017-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2012;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; số 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tng th phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính; số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đng, văn bản thực hiện quyn của người sử dụng đất;

Căn cứ Nghị quyết số 127/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua “Đề án Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2017-2020”,

Xét đề nghị của giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 02/TTr-SNN ngày 05/01/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2017-2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án: Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn giai đoạn 2017-2020.

2. Mục tiêu: Tổng diện tích tích tụ tập trung ruộng đất chiếm từ 15 - 20% diện tích đất nông nghiệp với mô hình tích tụ, tập trung ruộng đất có quy mô từ 05 ha trở lên đạt 5.000 ha, trong đó: Theo hình thức cho thuê đất 3.500ha, hình thức khác 1.500ha.

3. Nội dung đề án

3.1. Tiêu chí về tích tụ, tập trung ruộng đất phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

- Khu vực tích tụ, tập trung ruộng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không trùng với quy hoạch đô thị, công nghiệp, hạ tầng khác.

- Diện tích khu vực tích tụ phải tập trung, liền thửa và khuyến khích quy mô từ 05 ha trở lên.

- Thời gian hợp đồng tích tụ để sản xuất không quá thời hạn nhà nước đã giao đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khuyến khích thời gian từ 10 năm trở lên.

3.2. Các hình thức chủ yếu tích tụ, tập trung ruộng đất:

- Góp ruộng đất;

- Thuê quyền sử dụng đất;

- Chuyn nhượng quyền sử dụng đất.

3.3. Tỉnh có cơ chế chính sách để khuyến khích hai hình thức tích tụ tập trung ruộng đất là: Góp ruộng đất và thuê quyền sử dụng đất.

4. Những giải pháp chủ yếu

4.1. Về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành: Các sở, ngành, các đoàn thể chính trị phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và cả hệ thống từ tỉnh đến cơ sở phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện, xã để tổ chức thực hiện đề án.

4.2. Về thông tin, tuyên truyền: Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là ở cấp cơ sở về chủ trương tích tụ, tập trung đất đai để người dân được biết và thực hiện.

4.3. Về quy hoạch: Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất như: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch ngành nghề nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành khác.

4.4. Về cơ chế, chính sách

a) Cơ chế hỗ trợ tập trung

- Đối với cá nhân, tổ chức đứng ra nhận góp, thuê quyền sử dụng đất: Được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí trong 03 năm để phát triển sản xuất, kể từ khi tập trung đất với mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha/năm.

- Đối với UBND xã và cấp thôn, xóm nơi có đất đai được tập trung: Hỗ trợ một ln công tác chỉ đạo, tuyên truyền, tổ chức thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất với số tiền là 1.000.000 đồng/ha (cấp hỗ trợ UBND xã 50%, cho thôn 50%).

- Đối với hộ nông dân góp đất, cho thuê quyền sử dụng đất: Được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần với số tiền hỗ trợ là 200.000 đồng/sào (360m2).

- Đối với các hộ dân nằm trong vùng được tích tụ theo hình thức thuê quyền sử dụng đất, nếu có nhu cầu sản xuất nông nghiệp thì được UBND xã chuyển đổi sang canh tác trên diện tích đất công điền do UBND xã quản lý hoặc đổi ruộng với hộ nông dân khác ngoài vùng có nhu cầu cho thuê đất được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần kinh phí chuyn sang vị trí sản xuất mới là 100.000 đồng/sào (360m2).

b) Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ngoài chính sách nêu trên còn được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND , ngày 06/10/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND , ngày 26/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4.5. Về khoa học công nghệ: Ưu tiên đầu tư phát triển KHCN và tăng cường khả năng áp dụng KHCN trong sản xuất. Tăng cường nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn những giống cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, khả năng thích ứng tốt với biến đi khí hậu...để đưa vào sản xuất;

4.6. Về khuyến khích liên kết, xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm: Quảng bá, công khai các sản phẩm chủ lực, sản phẩm nông sản an toàn có tính cạnh tranh cao trên các phương tiện thông tin để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh biết nhằm tăng cường liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất.

4.7. Về phát triển Tổ hợp tác, HTX: Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh về đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2015-2020.

4.8. Về đào tạo, huấn luyện, chuyển dịch lao động trong sản xuất nông nghiệp

- Tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Đào tạo, bồi dưỡng cho các chức danh chủ chốt của HTX, trong đó chú trọng đào tạo bồi dưỡng về địa vị pháp lý của HTX, các kiến thức tiếp cận thị trường, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp đủ trình độ và năng lực tổ chức điều hành hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

4.9. Về đào tạo, huấn luyện, chuyển dịch lao động trong sản xuất nông nghiệp: Tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở điều tra, khảo sát và xây dựng kế hoạch tổng thể nhu cầu đào tạo nhân lực lao động phục vụ phát triển sản xuất của từng vùng, lĩnh vực nhằm giảm lao động sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu lao động chung của tỉnh. Chú trọng đào tạo, tập huấn, dạy nghề nông nghiệp kỹ thuật cao cho nông dân theo hướng nông dân phải được học tập đầy đủ cả về kỹ thuật, quản lý sản xuất, liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

5. Kinh phí thực hiện đề án

Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án: 71.606.000.000 đồng (By mươi mốt tỷ sáu trăm linh sáu triệu đồng, Trong đó:

- Từ nguồn ngân sách sự nghiệp kinh tế của tỉnh: 35.903.000.000đ; (50%).

- Từ nguồn ngân sách huyện, thành phố: 35.703.000.000đ; (50%).

Điều 2. UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố căn cứ các quy định của pháp luật và Quyết định đã được phê duyệt xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; giao trách nhiệm, chỉ tiêu cụ thể cho các huyện, thành phố, các sở, ngành có liên quan để thực hiện Đề án có hiệu quả.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Minh Quang

 





Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính Ban hành: 19/05/2014 | Cập nhật: 23/06/2014

Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất Ban hành: 15/05/2014 | Cập nhật: 23/05/2014

Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Ban hành: 15/05/2014 | Cập nhật: 23/05/2014