Quyết định 1339/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người
Số hiệu: | 1339/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Phùng Tấn Viết |
Ngày ban hành: | 04/03/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1339/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 3 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Công điện số 200/CĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người;
Căn cứ Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 210/TTr-SNN ngày 25 tháng 02 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này ”Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các đơn vị liên quan; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VỚI CÁC CHỦNG VI RÚT CÚM GIA CẦM NGUY HIỂM CÓ KHẢ NĂNG LÂY SANG NGƯỜI
(Ban hành theo Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 04 tháng 03 năm 2014 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Nhận định tình hình
Vi rút cúm A/H7N9 đã được phát hiện trên gia cầm và người ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) giáp với 4 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trong khi đó, các hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp động vật và sản phẩm động vật qua biên giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Vì vậy, nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới là rất cao. Tổ chức FAO nhận định Việt Nam, Lào và Myanmar là những nước có nguy cơ cao lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9 từ Trung Quốc. Do đó, cần thiết phải xây dựng kế hoạch chủ động nhằm phát hiện và ứng phó với vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm tại Việt Nam.
Trong nước, dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N1 đang bùng phát mạnh tại nhiều địa phương. Đà Nẵng là thành phố du lịch, nhu cầu tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm rất lớn, vì vậy nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm vào thành phố là rất cao. Để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan vào thành phố Đà Nẵng, việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với các chủng vi rút cúm gia cầm, đặc biệt là cúm A/H7N9 là cấp thiết.
2. Căn cứ pháp lý
- Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới.
- Công điện 200/CĐ-TTg ngày 14/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người.
- Quyết định 210/QĐ-BNN-TY ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người.
- Quyết định số 1126/QĐ-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch hành động phòng, chống dịch cúm A (H7N9) tại Việt Nam.
- Công văn số 519/BNN-TY ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm.
- Chỉ thị số 12/2006/CT-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về nghiêm cấm chăn nuôi, giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm sống trên địa bàn quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và một số phường thuộc quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu.
- Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Mục tiêu chung: Chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người và tác động bất lợi nếu vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào thành phố Đà Nẵng qua hoạt động nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.
b) Phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Đà Nẵng.
c) Giảm thiểu nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 lây nhiễm cho đàn gia cầm và cho người.
d) Giảm thiểu tác động tiêu cực cho kinh tế, xã hội.
1. Phương pháp tiếp cận
Kế hoạch hành động bao gồm các biện pháp cụ thể làm cơ sở để các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện, trong đó có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành thú y với các ngành khác như y tế, quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương nhằm triển khai các biện pháp toàn diện, hiệu quả nhất, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.
Các biện pháp cụ thể được xây dựng dựa trên các tình huống sau:
Tình huống 1: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người.
Tình huống 2: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường, nhưng có người mắc bệnh.
Tình huống 3: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh.
Tình huống 4: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.
2. Giải pháp chung
a) Giải pháp truyền thông
Phối hợp liên ngành tăng cường công tác thông tin truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng với các thông điệp, chương trình truyền thông phù hợp, với thời lượng, tần suất phù hợp trong từng tình huống dịch; đảm bảo giảm thiểu nguy cơ và an toàn dịch bệnh cho cộng đồng, hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đặc biệt nâng cao nhận thức của chính quyền cơ sở, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân về sự nguy hiểm của vi rút cúm A/H7N9.
b) Giải pháp tổ chức thực hiện
Kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật ở các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo trong việc triển khai các hoạt động cụ thể trong mỗi tình huống. Huy động toàn hệ thống chính trị của địa phương cùng tham gia phòng chống dịch.
c) Giải pháp kỹ thuật
* Kiểm tra, kiểm soát việc chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
* Các biện pháp can thiệp đối với chợ:
- Đối với chợ có buôn bán gia cầm sống: Các khu vực buôn bán gia cầm sống phải tách riêng biệt với các khu vực kinh doanh khác; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, chứa đựng gia cầm; lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc (nơi bán, nơi tiêu thụ gia cầm); người buôn bán, vận chuyển cần sử dụng khẩu trang, găng tay, ủng khi tiếp xúc gia cầm, khuyến cáo người mua gia cầm mang những bảo hộ cần thiết.
- Đối với chợ có bán và giết mổ gia cầm: Phân tách riêng khu vực bán gia cầm sống và khu vực giết mổ gia cầm; vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực bán và khu vực giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm sau mỗi buổi chợ; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, chứa đựng gia cầm, sản phẩm gia cầm.
* Biện pháp đối với cơ sở giết mổ gia cầm: Sử dụng bảo hộ lao động theo khuyến cáo của ngành y tế khi tiếp xúc và giết mổ gia cầm; không giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc; vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực giết mổ sau mỗi ca làm việc; vệ sinh và khử trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.
* Tổ chức nghiên cứu phân tích và đánh giá chuỗi cung ứng gia cầm và sản phẩm gia cầm cho thị trường với đầy đủ các thông tin dịch tễ liên quan từ lò ấp - trang trại - người vận chuyển - chợ buôn bán, lò giết mổ - người phân phối - người tiêu dùng. Lập sơ đồ mạng lưới cung ứng gia cầm và sản phẩm gia cầm trong từng khu vực để phục vụ kế hoạch ứng phó khi cần.
* Các biện pháp y tế: Chủ động thực hiện các công tác sau:
- Đối với công tác kiểm dịch tại các cửa khẩu: Tăng cường công tác giám sát tại Cảng Hàng không quốc tế và Cảng biển Đà Nẵng nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh cúm gia cầm vào thành phố. Đặc biệt lưu ý giám sát tất cả các hành khách đến từ các nước, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao; tăng cường công tác giám sát hàng vận chuyển qua các cửa khẩu, đặc biệt các hàng hóa liên quan đến thịt, chế phẩm gia cầm đến từ vùng có dịch.
- Đối với công tác giám sát, xử lý tại cộng đồng: Tăng cường công tác giám sát tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh cúm gia cầm. Khi phát hiện trường hợp mắc bệnh, có biện pháp xử lý kịp thời đúng quy định.
- Đối với công tác giám sát tại bệnh viện: Tăng cường năng lực khám, phát hiện sớm người mắc bệnh cúm gia cầm; khi phát hiện trường hợp mắc bệnh, có phương án cách ly và điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.
- Ngành y tế phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan có phương án dự trù trang thiết bị, hóa chất, thuốc phục vụ công tác phòng, chống dịch về mặt chuyên môn y tế.
d) Cơ chế tài chính
- Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm.
+ Ngân sách Trung ương: Đảm bảo kinh phí chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu gia cầm vào trong nước, tổ chức giám sát phát hiện và phân lập vi rút, tập huấn, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, gửi mẫu đi nước ngoài, công tác truyền thông, tiêu hủy gia cầm và xử lý môi trường.
+ Ngân sách địa phương: Đảm bảo kinh phí chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống dịch, phòng chống buôn lậu gia cầm vào trong nước, giám sát, tập huấn, hội nghị, hội thảo, gửi mẫu xét nghiệm, thông tin tuyên truyền, chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch và hỗ trợ cho chủ gia cầm, triển khai các biện pháp tại chợ gia cầm, mua sắm dụng cụ, bảo hộ lao động, thuốc sát trùng và triển khai tiêu độc khử trùng, tiêu hủy gia cầm và xử lý môi trường.
- Huy động nguồn kinh phí viện trợ (nếu có phát sinh theo chương trình của Trung ương), kết hợp với các đề án, chương trình, dự án, kế hoạch phòng chống dịch bệnh có liên quan được thành phố phê duyệt để triển khai.
1. Tình huống 1: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và trên người.
a) Mục tiêu: Giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm A/H7N9 vào Đà Nẵng, đồng thời phát hiện kịp thời nếu vi rút xâm nhập.
b) Các hoạt động cụ thể
- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở động vật thành phố Đà Nẵng định kỳ họp 1 tháng/lần để xử lý thông tin, chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm. Kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở động vật ở cấp quận, huyện, phường, xã; thành lập các tổ, đội công tác chuyên trách để ứng phó với cúm gia cầm H7N9.
- Sở Y tế tăng cường công tác giám sát phát hiện người mắc bệnh cúm gia cầm tại các cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các bệnh viện. Tăng cường công tác giám sát hàng vận chuyển qua các cửa khẩu, đặc biệt các hàng hóa liên quan đến thịt, chế phẩm gia cầm đến từ vùng có dịch.
- Các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2014 được ban hành tại Quyết định 5211/QĐ-UBND ngày 30/7/2013 của UBND thành phố.
- Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, các cơ quan báo chí, các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về các nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm, nguy cơ mất an toàn thực phẩm của việc sử dụng các sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc; nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc buôn bán, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.
- Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, các địa phương rà soát các chợ, điểm trung chuyển, tập kết gia cầm sống trên địa bàn, tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm sang người. Các chợ được phép buôn bán gia cầm sống phải có khu vực buôn bán gia cầm riêng biệt, cách xa các khu vực kinh doanh khác, đối với chợ được phép giết mổ gia cầm thì phải có khu vực giết mổ riêng biệt với khu vực buôn bán gia cầm; khuyến khích các hộ kinh doanh lưu trữ hồ sơ xuất xứ gia cầm để hỗ trợ việc truy xuất nguồn gốc, tất cả các chợ có bán gia cầm sống phải thực hiện vệ sinh khử trùng khu vực bán gia cầm sau mỗi buổi chợ, khuyến khích người buôn bán gia cầm sống sử dụng bảo hộ lao động phù hợp và vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của ngành y tế. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp buôn bán gia cầm sống không đúng theo quy định theo Chỉ thị 12/2006/CT-UBND và Quyết định 15/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế theo dõi, nắm bắt tình hình bệnh cúm A/H7N9 trên người trên thế giới và trong nước, thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin. Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra. Chuẩn bị các phương án tiêu hủy gia cầm khi có mẫu dương tính;
+ Chỉ đạo Chi cục Thú y tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật; kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch Kim Liên và Hòa Phước; phối hợp với các ngành liên quan xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định. Phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chợ, điểm buôn bán gia cầm sống. Phối hợp với các địa phương tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm, triển khai tiêu độc, khử trùng môi trường, những khu vực có nguy cơ cao.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn khách du lịch chủ động phòng tránh lây nhiễm cúm gia cầm, hạn chế tiếp xúc gia cầm sống, hạn chế tham quan khu vực chợ có buôn bán gia cầm sống, chỉ sử dụng các sản phẩm gia cầm đã qua chế biến nhiệt, đảm bảo vệ sinh.
- UBND các quận, huyện
+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế tăng cường giám sát tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh trên gia cầm và trên người nhằm xử lý kịp thời, hạn chế lây lan trên diện rộng. Triển khai tiêm phòng cho đàn gia cầm. Định kỳ phát động tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia cầm, các chợ/điểm có buôn bán gia cầm sống;
+ Kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm theo Chỉ thị số 12/2006/CT-UBND của UBND thành phố.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Cục Hải quan, Công an thành phố tăng cường phối hợp, hỗ trợ lực lượng giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, UBND các quận, huyện kiểm tra, xử lý triệt để các đường dây buôn lậu, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép.
2. Tình huống 2: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm và môi trường, nhưng có người mắc bệnh.
a) Mục tiêu: Giảm thiểu nguy cơ vi rút nhân lên và phát tán rộng
b) Các hoạt động cụ thể: Về cơ bản, các hoạt động cụ thể vẫn được triển khai như trong tình huống 1, cần chú trọng thêm các hoạt động sau:
- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở động vật cấp thành phố họp 2 tuần/lần hoặc đột xuất. Tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo phòng chống dịch động vật các cấp để chỉ đạo chung. Thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo, giám sát chặt địa bàn có bệnh nhân và những nơi có liên quan về dịch tễ;
- Sở Y tế thông báo kịp thời tình hình dịch bệnh xảy ra trên người đến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở động vật, đặc biệt phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất phương án phòng, chống dịch phù hợp với tình hình. Chủ trì, phối hợp các địa phương thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn xã, phường có bệnh nhân. Tiếp tục tăng cường công tác giám sát phát hiện người mắc bệnh. Tổ chức thu dung, cách ly và điều trị người bệnh theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y tăng cường các hoạt động lấy mẫu giám sát đàn gia cầm và môi trường để xét nghiệm vi rút cúm A/H7N9; tăng cường công tác kiểm dịch tại gốc nhằm cung cấp gia cầm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng cho người tiêu dùng.
- Các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền các thông điệp do ngành y tế và thú y cung cấp, đảm bảo không gây hoang mang cho cộng đồng.
- Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với lực lượng công an tăng cường giám sát việc thực thi các biện pháp kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển gia cầm.
- Sở Công thương chuẩn bị triển khai phương án cung cấp thực phẩm thay thế và bình ổn giá.
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp các địa phương thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên địa bàn xã, phường có bệnh nhân. Thông báo khẩn cấp và phối hợp với ngành thú y để tiến hành điều tra dịch tễ, nguyên nhân phát sinh dịch.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với Sở Tài chính đảm bảo kinh phí, dụng cụ, hóa chất; phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và quận/huyện chuẩn bị địa điểm chôn lấp gia cầm trong trường hợp phát hiện ca bệnh cúm A/H7N9 trên động vật.
3. Tình huống 3: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh.
a) Mục tiêu: Giảm thiểu nguy cơ vi rút nhân lên, phát tán rộng và ngăn ngừa vi rút cúm A/H7N9 lây nhiễm cho người
b) Các hoạt động cụ thể:
- UBND thành phố ban hành lệnh cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm sống tại các địa bàn có phát hiện vi rút cúm A/H7N9.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kịp thời tình hình dịch bệnh xảy ra trên động vật đến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở động vật, đặc biệt phối hợp với Sở Y tế để thống nhất phương án phòng, chống dịch phù hợp với tình hình.
- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch ở động vật thành phố Đà Nẵng họp hàng tuần và đột xuất để chỉ đạo, điều hành.
- Các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tập trung triển khai các biện pháp ứng phó theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia.
- Chi cục Thú y tổ chức lấy mẫu theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Trường hợp phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên các mẫu lấy tại chợ: Cấm tạm thời việc bán gia cầm sống đối với chợ dương tính trong khoảng thời gian tối thiểu 07 ngày để phục vụ công tác điều tra dịch tễ, xác minh nguồn gốc của vi rút trong chợ (điều tra truy xuất nguồn gốc gia cầm bán trong chợ để xác định các trang trại đã cung ứng; giám sát các chợ gia cầm thứ cấp có liên quan). Lấy mẫu giám sát và tiêu hủy ngay những đàn gia cầm đang được bán trong chợ. Triển khai việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng hàng ngày đối với toàn bộ khu vực chợ để giảm thiểu phát tán vi rút, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tăng cường lấy mẫu giám sát tại các chợ có liên quan.
+ Trường hợp phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trong các mẫu thu thập từ trại chăn nuôi: Tiến hành điều tra dịch tễ; tiêu hủy gia cầm trong trang trại nhằm giảm thiểu nguy cơ lây truyền vi rút ra ngoài, hỗ trợ chủ gia cầm bị tiêu hủy như đối với trường hợp hủy do cúm H5N1. Đóng cửa trang trại trong ít nhất 21 ngày và thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn trang trại. Đàn gia cầm tại các địa điểm có yếu tố dịch tễ liên quan sẽ được giám sát, đồng thời thực hiện vệ sinh, khử trùng tại những nơi này. Kiểm soát chặt việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn cấp huyện, nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc và chưa qua kiểm dịch thú y. Tổ chức tiêu độc khử trùng ở địa bàn phát hiện vi rút cúm A/H7N9. Ngành nông nghiệp hợp tác chặt chẽ với ngành y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN & PTNT ngày 27 tháng 5 năm 2013 để tổ chức giám sát dịch trên người.
+ Trường hợp phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trong thôn, tổ có nuôi gia cầm: Tiến hành điều tra dịch tễ để xác định những đàn gia cầm có tiếp xúc với đàn bị nhiễm bệnh; tiêu hủy tất cả gia cầm trong các đàn bị nhiễm bệnh và đàn có tiếp xúc với đàn nhiễm bệnh. Tiêu độc và khử trùng khu vực có đàn gia cầm nhiễm bệnh; tạm dừng việc vận chuyển gia cầm trong thôn, bản, ấp, bao gồm cả việc cấm thả rông gia cầm; lấy mẫu xét nghiệm thêm để xác định mức độ lan truyền vi rút trong địa bàn; thông báo cho ngành y tế để tiến hành giám sát bệnh trên người.
- Sở Y tế triển khai các hoạt động giám sát vi rút cúm A/H7N9 trên người tại những khu vực có mẫu xét nghiệm dương tính trên gia cầm, môi trường. Tiếp tục tăng cường công tác giám sát phát hiện người mắc bệnh cúm gia cầm tại các cửa khẩu và các bệnh viện.
- Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo các lực lượng chức năng hỗ trợ ngành nông nghiệp triển khai các biện pháp nêu trên.
4. Tình huống 4: Phát hiện vi rút cúm A/H7N9 trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.
a) Mục tiêu: Giảm thiểu nguy cơ vi rút nhân lên, phát tán rộng và tiếp tục lây nhiễm cho động vật, cho người.
b) Các hoạt động cụ thể: Triển khai các biện pháp như tình huống 2 và 3. Thực hiện các biện pháp theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế. Đặc biệt chú trọng tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan trong công tác phòng chống dịch.
1. Các sở, ngành, UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ căn cứ nội dung Kế hoạch chủ động triển khai thực hiện.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện của các đơn vị, báo cáo UBND thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Y tế;
+ Kịp thời đề xuất UBND thành phố sửa đổi, bổ sung Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo nguồn kinh phí để các sở, ngành, địa phương thực hiện.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: thực hiện công tác thông tin truyền thông về ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, đồng thời chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tổ chức công tác truyền thông nguy cơ vi rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào trong nước và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh lây nhiễm vi rút cho người theo khuyến cáo của ngành y tế và thú y. Nội dung truyền thông phải kịp thời, đầy đủ, dễ hiểu và chính xác, mục đích là tuyên truyền để người dân biết cách phòng chống nhưng không gây hoang mang.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí hỗ trợ giúp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
6. UBND các quận, huyện
- Chỉ đạo các ngành của địa phương, UBND xã (phường) tăng cường giám sát chăn nuôi, mua, bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn;
- Giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm theo Kế hoạch của thành phố.
- Phối hợp chặt chẽ với ngành thú y, ngành y tế và các đơn vị, các ngành liên quan triển khai công tác phòng chống dịch có hiệu quả. /.
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng kèm theo Quyết định 43/2009/QĐ-UBND Ban hành: 20/03/2015 | Cập nhật: 01/09/2015
Công văn 519/BNN-TY năm 2014 triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm Ban hành: 18/02/2014 | Cập nhật: 27/02/2014
Công điện 200/CĐ-TTg năm 2014 tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người do Thủ tướng Chính phủ điện Ban hành: 14/02/2014 | Cập nhật: 15/02/2014
Quyết định 210/QĐ-BNN-TY năm 2014 về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người Ban hành: 14/02/2014 | Cập nhật: 03/03/2014
Công điện 133/CĐ-TTg năm 2014 tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới do Thủ tướng Chính phủ điện Ban hành: 23/01/2014 | Cập nhật: 08/02/2014
Quyết định 1126/QĐ-BYT năm 2013 phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam Ban hành: 05/04/2013 | Cập nhật: 19/04/2013
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 30/11/2012 | Cập nhật: 07/05/2013
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định phân cấp đầu tư công trình giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 16/10/2012 | Cập nhật: 01/11/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 21/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển tỉnh Cà Mau Ban hành: 30/08/2012 | Cập nhật: 06/09/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Điều lệ tổ chức, hoạt động và Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển đất tỉnh Sơn La Ban hành: 14/09/2012 | Cập nhật: 29/09/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 28/08/2012 | Cập nhật: 25/09/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý về hoạt động thoát nước đô thị và khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 22/08/2012 | Cập nhật: 01/09/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND sửa đổi khoản thu và tỉ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Ban hành: 22/08/2012 | Cập nhật: 13/09/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ Ban hành: 10/09/2012 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về quy định chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Hà Nam Ban hành: 07/08/2012 | Cập nhật: 01/04/2013
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2015 Ban hành: 02/08/2012 | Cập nhật: 11/06/2013
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND điều chỉnh mức học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2012 – 2013 trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 30/07/2012 | Cập nhật: 09/08/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 13/07/2012 | Cập nhật: 27/08/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định việc thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Điện Biên Ban hành: 20/07/2012 | Cập nhật: 29/10/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định thẩm quyền tặng quà và mức quà tặng chúc thọ người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 18/07/2012 | Cập nhật: 02/08/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND điều chỉnh mức thu học phí tại trường công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương Ban hành: 20/07/2012 | Cập nhật: 13/09/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 11/07/2012 | Cập nhật: 10/09/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định giá tài sản và tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại của tài sản đã qua sử dụng để tính lệ phí trước bạ trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Ban hành: 25/07/2012 | Cập nhật: 10/08/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy chế vận hành hệ thống họp trực tuyến trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 05/07/2012 | Cập nhật: 06/07/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định xác định đơn giá cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 04/07/2012 | Cập nhật: 09/07/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND phê duyệt Phương án và ban hành giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt hộ dân cư trên địa bàn tỉnh do Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Phú Yên sản xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành Ban hành: 28/06/2012 | Cập nhật: 26/07/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý công viên và cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ Ban hành: 28/06/2012 | Cập nhật: 19/04/2013
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 27/06/2012 | Cập nhật: 17/08/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 20/06/2012 | Cập nhật: 05/07/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 12/06/2012 | Cập nhật: 30/07/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định mức thu học phí của cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp; trung cấp, cao đẳng nghề công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2014 - 2015 Ban hành: 18/06/2012 | Cập nhật: 22/06/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND năm 2012 về Bảng giá tính Thuế Tài nguyên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 07/06/2012 | Cập nhật: 30/08/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Bảng giá tính lệ phí trước bạ xe ôtô trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 07/06/2012 | Cập nhật: 30/07/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 01/06/2012 | Cập nhật: 13/06/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông trái phép gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ban hành: 06/06/2012 | Cập nhật: 31/07/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các ngành, cấp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 31/05/2012 | Cập nhật: 05/06/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý nhà cho người lao động thuê để ở trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 29/05/2012 | Cập nhật: 25/07/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 10 Mục II Phần thứ hai của Đề án tổ chức Giải Báo chí tỉnh Phú Thọ kèm theo Quyết định 3793/2010/QĐ-UBND Ban hành: 25/05/2012 | Cập nhật: 20/06/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất năm 2012 trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 21/05/2012 | Cập nhật: 07/03/2013
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 38/2011/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 18/05/2012 | Cập nhật: 01/08/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 17/05/2012 | Cập nhật: 25/05/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định việc bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương đầu tư bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước Ban hành: 03/05/2012 | Cập nhật: 18/05/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 15/05/2012 | Cập nhật: 24/05/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí tiết kiệm của đơn vị dự toán thuộc ngân sách các cấp tỉnh Lào Cai Ban hành: 10/05/2012 | Cập nhật: 21/08/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy chế thu, quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng - an ninh ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 19/04/2012 | Cập nhật: 14/06/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về quy chế phối hợp hoạt động tại cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, tỉnh Long An Ban hành: 16/04/2012 | Cập nhật: 05/06/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp và người làm công tác giám định của Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 18/04/2012 | Cập nhật: 25/04/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 09/04/2012 | Cập nhật: 07/06/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định phân cấp tuyển, sử dụng, quản lý công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước và trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 13/04/2012 | Cập nhật: 21/04/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa sở, ban, ngành cấp tỉnh với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Ban hành: 12/04/2012 | Cập nhật: 22/08/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về hệ số điều chỉnh giá đất để xác định đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 06/04/2012 | Cập nhật: 16/06/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND sửa đổi khoản 1 Điều 5 Quy định kèm theo Quyết định 47/2011/QĐ-UBND về mức giá đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 12/04/2012 | Cập nhật: 12/04/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định tiêu chí xét duyệt học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 22/03/2012 | Cập nhật: 21/07/2013
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định lệ phí giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 24/02/2012 | Cập nhật: 16/04/2012
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định chế độ nhuận bút, biên tập, cập nhật, dịch thuật cho Cổng thông tin điện tử Tây Ninh và Dự án KC.01.14/06-10 Ban hành: 23/02/2012 | Cập nhật: 01/04/2014
Quyết định 15/2012/QĐ-UBND quy định giá thóc để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 Ban hành: 16/02/2012 | Cập nhật: 11/06/2013
Công điện 133/CĐ-TTg ngăn chặn tội phạm, bảo đảm nhân dân đi lại an toàn, hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, không tái diễn tình trạng sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần và Lễ hội mùa Xuân 2010 do Thủ tướng Chính phủ điện Ban hành: 16/01/2010 | Cập nhật: 17/07/2012
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND thực hiện Nghị định 91/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 19/10/2006 | Cập nhật: 03/02/2020
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND tăng cường chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Ban hành: 12/07/2006 | Cập nhật: 02/08/2013
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” hàng năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 03/07/2006 | Cập nhật: 13/08/2013
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND nghiêm cấm khai thác con Sâm đất (con Chặt khoai) và các loài động thực vật làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái Ban hành: 22/06/2006 | Cập nhật: 03/08/2013
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND về quản lý, bảo vệ công trình giao thông và hành lang an toàn đường bộ Ban hành: 08/06/2006 | Cập nhật: 03/04/2015
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND tổ chức thực hiện Nghị định 137/2005/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 29/05/2006 | Cập nhật: 17/04/2015
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND nghiêm cấm chăn nuôi, giết mổ, mua bán gia súc, gia cầm sống trên địa bàn quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và phường thuộc quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Ban hành: 08/05/2006 | Cập nhật: 14/06/2014
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND về kiểm tra các dự án đầu tư, công trình xây dựng có sử dụng vốn Nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 11/04/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND về tăng cường công tác bảo vệ môi trường năm 2006 do Tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 17/04/2006 | Cập nhật: 11/07/2014
Chỉ thị 12/2006/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng Ban hành: 03/04/2006 | Cập nhật: 17/04/2015