Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy định về quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Số hiệu: 12/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Trần Khiêu
Ngày ban hành: 09/05/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2013/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 09 tháng 5 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thủy sản; Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển; Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản; Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản; Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Thông tư số 48/2010/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển; Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quy định về quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Khiêu

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động thủy sản đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường; nuôi thủy sản thương phẩm; quản lý tàu cá, quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ dùng trong Quy định này được hiểu như sau:

1. Chất thải từ hoạt động sản xuất giống, nuôi thủy sản, gồm: chất thải rắn, chất thải lỏng như: bao bì, chai, lọ chứa thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất; thức ăn thừa, phân, xác thủy sản chết; dư lượng thuốc thú y, hóa chất phòng trị bệnh thủy sản, chất xử lý môi trường ao nuôi; bùn đáy ao, nước thải từ ao, bể sản xuất, ương, thuần dưỡng giống, ao nuôi và các chất thải sinh hoạt khác.

2. Quản lý nghêu, sò huyết là bao gồm các hoạt động có liên quan đến khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết; sản xuất, ương, thuần dưỡng, vận chuyển, kinh doanh nghêu, sò huyết giống và nuôi nghêu, sò huyết thương phẩm.

3. Bãi nghêu, sò huyết giống tự nhiên là nơi có đàn nghêu, sò huyết giống xuất hiện tại các vùng đất bãi bồi, cồn mới nổi ven biển, vùng lạch, vùng cửa sông (trừ các vùng đất bãi bồi, cồn mới nổi ven biển được Nhà nước giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản).

4. Kích thước mắt lưới (ký hiệu 2a) là số đo khoảng cách hai điểm giữa của hai gút lưới đối diện của mắt lưới hình thoi được kéo căng theo chiều ngang hoặc chiều dọc, đơn vị tính là milimet.

5. Đóng mới tàu cá: tàu cá được xem là đóng mới nếu như quá trình công nghệ được thực hiện từ khi đặt ky chính đến khi hoàn chỉnh công trình.

6. Cải hoán tàu cá: tàu cá được xem là cải hoán nếu những thay đổi làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu như:

a) Thay đổi kích thước cơ bản của tàu;

b) Thay đổi máy chính;

c) Thay đổi công dụng.

7. Đường bờ biển tỉnh Trà Vinh là đường nối các điểm A, B, C và D, có tọa độ theo Phụ lục 1, 3 đính kèm.

8. Tuyến bờ tỉnh Trà Vinh là đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm E, 12 và F nằm trên đường nối liền các điểm (11, 12) và (12, 13) của tuyến bờ Việt Nam, có tọa độ theo Phụ lục 1, 3 đính kèm.

9. Tuyến lộng tỉnh Trà Vinh là đoạn thẳng gấp khúc nối liền các điểm G, 12’ và H nằm trên đường nối liền các điểm (11’, 12’) và (12’, 13’) của tuyến lộng Việt Nam, có tọa độ theo Phụ lục 1, 3 đính kèm.

10. Vùng nước nội địa là vùng nước tự nhiên tính từ đường bờ biển trở vào bên trong nội địa, bao gồm vùng nước của tất cả sông, rạch và vùng nội đồng trên địa bàn tỉnh.

11. Vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh là vùng biển được giới hạn bởi đường bờ biển và tuyến bờ.

12. Vùng lộng tỉnh Trà Vinh là vùng biển được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng.

13. Vùng biển tỉnh Trà Vinh là vùng biển bao gồm vùng biển ven bờ và vùng lộng.

14. Lạch cửa sông lớn ven biển là phần ngập nước của cửa sông lớn ở mức thủy triều thấp nhất, tính từ cửa sông đến đường bờ biển tỉnh Trà Vinh.

15. Di nhập giống thủy sản: là việc các tổ chức, cá nhân vận chuyên giống thủy sản (kể cả trứng, ấu trùng) từ ngoài tỉnh Trà Vinh vào trong tỉnh Trà Vinh để thực hiện sản xuất, kinh doanh, nuôi thương phẩm.

16. Thủy sản nhiễm bệnh là thủy sản có biểu hiện khác thường nhưng chưa có triệu chứng của bệnh.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Mục 1. QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN

Điều 3. Điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương, thuần dưỡng, vận chuyển, dịch vụ giống thủy sản

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, ương, thuần dưỡng, vận chuyển, dịch vụ giống thủy sản phải thực hiện các quy định pháp luật hiện hành và đảm bảo các điều kiện sau đây:

1. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất giống thủy sản phải nằm trong vùng quy hoạch hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận phù hợp; cơ sở sản xuất tôm sú giống công suất phải đạt từ 20 triệu postlarvae/năm trở lên.

2. Đối với việc xây dựng mới hoặc nâng cấp mở rộng trại sản xuất giống thủy sản có tổng thể tích bể ương ấu trùng trên 20m3 (so với thiết kế ban đầu) thì chủ cơ sở phải lập Luận chứng kinh tế - kỹ thuật (theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trình Hội đồng khoa học Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và chỉ được xây dựng sau khi có Quyết định phê duyệt của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Tổng thể tích bể ương, thuần dưỡng giống tôm sú bằng xi-măng hoặc bằng nhựa, composite tối thiểu của mỗi cơ sở là 20m3, thể tích tối thiểu của mỗi bể 04m3; diện tích ao ương cá giống mỗi cơ sở tối thiểu là 200m2.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương, thuần, dưỡng, dịch vụ giống thủy sản phải đảm bảo:

a) Chấp hành việc kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản trước khi đưa vào sản xuất, ương, thuần dưỡng, dịch vụ giống thủy sản.

b) Thực hiện việc xử lý nước thải trong quá trình sản xuất ương, thuần dưỡng theo quy định tại Điều 19 của Quy định này. Khi phát hiện đàn giống nhiễm bệnh phải thực hiện biện pháp cách ly các cá thể hoặc quần thể bị nhiễm bệnh và khai báo ngay cho cơ quan quản lý để theo dõi, phối hợp xử lý.

c) Không sử dụng các chất có trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng theo quy định hiện hành.

d) Không ương, thuần dưỡng giống tôm sú trong ao đất; không cấp phép xây dựng mới đối với cơ sở ương, thuần dưỡng giống tôm sú.

đ) Giống thủy sản bố mẹ đưa vào sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

e) Khi xuất bán cho người nuôi phải có hóa đơn hoặc phiếu bán hàng ghi rõ kích cỡ, số lượng, ngày tuổi con giống của cơ sở bán ra.

Điều 4. Thủ tục kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh (ương, thuần dưỡng, dịch vụ) giống thuỷ sản

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản.

a) Đối với cơ sở sản xuất, ương, thuần dưỡng, kinh doanh giống thủy sản mới hoặc đã xây dựng trước đây nhưng có thay đổi về thể tích, địa điểm, người phụ trách kỹ thuật:

- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản theo mẫu Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Luận chứng kinh tế - kỹ thuật xây dựng nâng cấp, mở rộng trại sản xuất giống thủy sản (kèm theo Quyết định phê duyệt của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Bản sao có chứng thực bằng cấp chuyên môn từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật sản xuất giống thủy sản do các viện, trường đại học, cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Báo cáo tóm tắt về điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở theo mẫu Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Đối với cơ sở sản xuất, ương, thuần dưỡng, kinh doanh giống thủy sản đăng ký kiểm tra lại:

- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản theo mẫu Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Báo cáo khắc phục sai lỗi về vệ sinh thú y đã ghi trong biên bản kiểm tra.

c) Trường hợp cơ sở tạm ngừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc trước thời gian hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản ít nhất 15 ngày, chủ cơ sở phải gửi 01 bộ hồ sơ cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản theo mẫu Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Báo cáo tóm tắt các thay đổi của cơ sở (nếu có) theo mẫu Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thời hạn kiểm tra và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản.

b) Trường hợp cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản, trong thời gian 05 - 07 ngày làm việc tiến hành cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản; Giấy chứng nhận có giá trị 05 (năm) năm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương, thuần dưỡng giống; kiểm tra định kỳ được áp dụng mỗi năm 01 lần theo lịch thời vụ nuôi.

c) Trường hợp cơ sở không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản, cán bộ kiểm tra có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở khắc phục những điểm không đạt được thể hiện đầy đủ trong biên bản kiểm tra. Trong thời hạn không quá 10 ngày tiến hành kiểm tra lại. Cơ sở phải có báo cáo khắc phục và phải chịu phí kiểm tra lại tương đương với phí kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản lần đầu.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y thủy sản đúng theo quy định hiện hành.

Điều 5. Kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống thủy sản

1. Các bệnh phải thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch.

2. Kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống tôm sú, tôm chân trắng nhập tỉnh.

a) Di nhập giống tôm sú, tôm chân trắng vào tỉnh phải thực hiện đúng theo quy định tại lịch thời vụ thả nuôi hàng năm đối với từng khu vực cụ thể.

b) Tổ chức, cá nhân di nhập tôm giống vào tỉnh phải thực hiện thủ tục khai báo kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.

c) Tổ chức, cá nhân được phép xuất bán trực tiếp đàn giống cho người nuôi khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống của cơ quan chức năng tại nơi xuất bán là âm tính với các bệnh phải thực hiện kiểm dịch theo quy định và đạt chiều dài thân từ 1,2cm trở lên đối với tôm sú, 1,0cm trở lên đối với tôm chân trắng. Riêng đối với tôm chân trắng phải có giấy xác nhận của cơ quan quản lý tại nơi xuất giống về nguồn gốc tôm bố mẹ.

d) Trường hợp đàn giống không đạt chất lượng theo quy định thì không cho phép nhập tỉnh, buộc đưa toàn bộ số lượng tôm giống ra khỏi tỉnh.

đ) Cơ sở kinh doanh giống thủy sản nhập tỉnh bán trực tiếp cho người nuôi phải kê khai địa chỉ người mua, cam kết bồi thường thiệt hại về tôm giống và chi phí xử lý môi trường cho người nuôi trong trường hợp đàn tôm giống bị nhiễm các bệnh theo quy định kiểm dịch.

e) Đối với hộ dân di nhập giống tôm sú, tôm chân trắng vào tỉnh để thả nuôi:

- Phải có xác nhận của chính quyền địa phương về họ và tên, địa chỉ vùng nuôi và số lượng giống thả nuôi.

- Đàn giống di nhập phải có giấy kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống âm tính với các bệnh theo quy định kiểm dịch. Trường hợp không có giấy kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống ở nơi xuất bán thì bắt buộc phải kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống lại, nếu kết quả không đạt thì buộc hủy toàn bộ số tôm đó tại ao, chi phí hủy tôm do hộ nuôi tự chịu.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống tôm sú, tôm chân trắng nhập ấu trùng (nauplius) để ương phải có hợp đồng với cơ sở cung cấp nauplius.

3. Kiểm dịch, kiểm tra chất lượng đối với các loại giống thủy sản khác nhập vào tỉnh.

Tôm, cá giống và các loại giống thủy sản khác nhập vào tỉnh phải thực hiện khai báo kiểm dịch và đảm bảo đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. Riêng đối với cá tra bắt buộc kiểm dịch bệnh gan thận mủ (Edwardsiella ictaluri), kiểm dịch bệnh đục cơ do virus (Macrobrachium Rosenbergii Nodavirus - MrNV hay Extra small virus - ESV) đối với tôm càng xanh, cua giống kiểm dịch các bệnh virus lây lan cho tôm sú và tôm chân trắng. Nếu đàn giống bị nhiễm bệnh sẽ giữ lại từ 05 (năm) đến 10 (mười) ngày để theo dõi, điều trị, sau đó kiểm dịch lại. Nếu đàn giống không điều trị được thì buộc phải tiêu hủy theo quy định.

4. Kiểm dịch, kiểm tra chất lượng tôm, cá giống và các loại giống thủy sản khác sản xuất, ương, thuần dưỡng trong tỉnh.

a) Đối với tôm sú, tôm chân trắng:

- Tôm sú bố mẹ trước khi đưa vào sản xuất giống phải được kiểm dịch, kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành.

- Cơ sở sản xuất, ương, thuần dưỡng giống tôm sú, tôm chân trắng khi xuất bán ra ngoài tỉnh phải có hợp đồng mua bán theo quy định.

- Tổ chức cá nhân được phép xuất bán trực tiếp đàn giống cho người nuôi khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống của cơ quan chức năng tại nơi xuất bán là âm tính với các bệnh phải thực hiện kiểm dịch theo quy định và đạt chiều dài thân từ 1,2cm trở lên đối với tôm sú, 1,0cm trở lên đối với tôm chân trắng. Riêng đối với tôm chân trắng phải có giấy xác nhận của cơ quan quản lý tại nơi xuất giống về nguồn gốc tôm bố mẹ.

b) Đối với các loại giống thủy sản khác: trước khi xuất bán phải được kiểm dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

- Đối với cá tra giống đưa ra thị trường bắt buộc phải kiểm dịch bệnh gan thận mủ (Edwardsiella ictaluri). Nếu cá giống bị nhiễm bệnh phải giữ lại từ 05 (năm) đến 10 (mười) ngày để theo dõi, điều trị, kiểm dịch lại không còn nhiễm bệnh mới được xuất bán.

- Đối với tôm càng xanh giống phải kiểm dịch bắt buộc bệnh đục cơ do virus (Macrobrachium Rosenbergii Nodavirus - MrNV hay Extra small virus - ESV).

- Đối với cua giống khi xuất bán phải được thuần dưỡng tại cơ sở và kiểm dịch bắt buộc các bệnh virus lây lan cho tôm sú, tôm chân trắng và phải đạt chất lượng theo quy định.

5. Giống thủy sản xuất tỉnh phải được kiểm dịch và chỉ được xuất tỉnh đúng theo nội dung của Giấy chứng nhận kiểm dịch đã được cấp cho từng lô hàng.

6. Thời hạn xuất bán từng lô giống thực hiện theo thời hạn được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch. Hết thời gian ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch, chủ cơ sở phải khai báo kiểm dịch lại. Nếu chủ cơ sở không khai báo kiểm dịch lại xem như không có Giấy chứng nhận kiểm dịch.

a) Giấy chứng nhận kiểm dịch tôm giống có thời hạn 05 ngày.

b) Giấy chứng nhận kiểm dịch cá giống có thời hạn 10 ngày.

c) Giấy chứng nhận các loại giống thủy sản khác có thời hạn 07 ngày.

7. Cơ sở sản xuất, ương, thuần dưỡng, dịch vụ giống thủy sản không được trộn lẫn con giống giữa các lô khác nhau để bán cho người nuôi. Khi giao giống cho khách hàng, chủ cơ sở phải đảm bảo đúng chủng loại, số lượng và chất lượng; chủ cơ sở phải niêm yết Giấy chứng nhận kiểm dịch của từng lô giống đang bán ra tại cơ sở để người nuôi dễ nhận biết.

8. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua giống thủy sản về ương dưỡng phải thực hiện việc kiểm dịch theo các quy định về quản lý giống, không được lợi dụng việc mua giống về nuôi để kinh doanh sai quy định.

9. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương, thuần dưỡng, vận chuyển, dịch vụ giống thủy sản nếu vi phạm quy định lịch thời vụ sẽ bị xử lý theo quy định.

10. Giống thủy sản lưu thông trên địa bàn tỉnh phải được công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa theo quy định.

11. Trường hợp đàn giống thủy sản bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo danh mục phải kiểm dịch và điều trị không khỏi, có tỷ lệ cảm nhiễm bệnh vượt mức cho phép theo quy định đối với từng loại bệnh thì buộc chủ cơ sở phải thực hiện tiêu hủy. Nếu chủ cơ sở không đồng ý tự giác tiêu hủy thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy giống thủy sản để thực hiện tiêu hủy giống nhiễm bệnh nói trên theo quy định.

12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm dịch chất lượng giống thủy sản và cấp giấy chứng nhận đúng theo quy định hiện hành.

Điều 6. Điều kiện sản xuất, ương, thuần dưỡng nghêu, sò huyết giống

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, ương, thuần dưỡng, vận chuyển, dịch vụ nghêu, sò huyết giống phải có đủ các điều kiện và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành.

2. Chủ cơ sở sản xuất, ương, thuần dưỡng, dịch vụ nghêu, sò huyết giống trước khi hoạt động phải:

a) Chấp hành việc kiểm tra vệ sinh thú y thủy sản trước khi đưa vào sản xuất, ương, thuần dưỡng, dịch vụ giống thủy sản theo quy định hiện hành;

b) Tuân thủ các quy định về vệ sinh thú y thủy sản, bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch bệnh;

c) Không sử dụng các chất nằm trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng theo quy định hiện hành;

d) Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, ương, thuần dưỡng nghêu, sò huyết giống.

3. Hệ thống xử lý nước thải, phương pháp xử lý nước thải phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.

4. Nghêu, sò huyết giống khi xuất khỏi trại sản xuất, ương, thuần dưỡng phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được kiểm dịch và phải thực hiện công bố chất lượng giống, ghi nhãn hàng hoá theo quy định hiện hành.

5. Nghêu, sò huyết bố mẹ đưa vào sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng và phải nằm trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh.

Điều 7. Quy định về kiểm dịch và phòng ngừa dịch bệnh đối với nghêu, sò huyết giống

1. Đối với các cơ sở sản xuất, ương, thuần dưỡng nghêu, sò huyết giống tại địa phương:

a) Nghêu, sò huyết giống tại các cơ sở sản xuất, ương, thuần dưỡng trước khi xuất bán cho người nuôi phải được kiểm dịch đạt yêu cầu mới được phép xuất bán.

b) Các tổ chức, cá nhân không được mua, bán nghêu, sò huyết giống không có Giấy chứng nhận kiểm dịch; không được sử dụng nghêu, sò huyết bố mẹ bị nhiễm bệnh vào mục đích sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

c) Cơ sở sản xuất, ương, thuần dưỡng nghêu, sò huyết giống khi phát hiện nghêu, sò huyết giống nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh phải nhanh chóng cách ly riêng biệt các cá thể hoặc quần thể bị bệnh và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn và phối hợp xử lý. Không được tự ý tiêu huỷ hoặc xả nước thải, xác nghêu, sò huyết giống bị nhiễm bệnh khi chưa qua xử lý, hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định ra môi trường tự nhiên.

d) Trình tự, thủ tục đăng ký kiểm dịch, quy trình kiểm dịch nghêu, sò huyết giống thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Đối với nghêu, sò huyết giống nhập vào tỉnh:

a) Phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch tại nơi xuất bán đàn giống.

b) Nghêu, sò huyết giống khi nhập tỉnh phải khai báo tại Trạm kiểm dịch; Trường hợp vận chuyển nghêu, sò huyết giống bằng đường thủy hoặc những tuyến đường bộ chưa có Trạm kiểm dịch thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về thời gian và địa điểm tập kết hàng ít nhất là 24 giờ trước khi nghêu, sò huyết giống nhập tỉnh để được kiểm tra theo quy định. Nếu lô nghêu, sò huyết giống đã được kiểm dịch tại nơi xuất nhưng không niêm phong theo đúng quy định; trường hợp có sự đánh tráo hoặc lấy thêm nghêu, sò huyết giống, phát hiện hoặc nghi ngờ nghêu, sò huyết giống mắc bệnh thì phải kiểm dịch lại. Trường hợp lô nghêu, sò huyết giống chưa được kiểm dịch tại nơi xuất, ngoài việc xử lý theo quy định thì phải kiểm dịch trước khi nhập vào tỉnh.

c) Khi kiểm dịch phát hiện nghêu, sò huyết giống bị nhiễm bệnh thì chủ cơ sở phải thực hiện cách ly, điều trị và được kiểm dịch lại đạt yêu cầu mới được xuất bán. Trường hợp điều trị không khỏi bệnh thì phải tiến hành tiêu hủy.

d) Trình tự, thủ tục đăng ký kiểm dịch, quy trình kiểm dịch nghêu, sò huyết giống nhập vào tỉnh thực hiện đúng theo quy định hiện hành.

3. Thẩm quyền kiểm dịch: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện đúng theo quy định hiện hành.

Điều 8. Thủ tục công bố chất lượng giống thủy sản

1. Hồ sơ, gồm có:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực);

- Bản Công bố chất lượng của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;

- Nhãn hàng hóa.

2. Thời hạn giải quyết: 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Cơ quan tiếp nhận, xử lý: Chi cục Nuôi trồng thủy sản.

Điều 9. Phân cấp quản lý giống thủy sản trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác Quy hoạch tổng thể vùng sản xuất giống tập trung, tổ chức thẩm định, phê duyệt các trường hợp xây dựng mới và nâng cấp, mở rộng cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tổ chức kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở sản xuất giống; kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập tỉnh và sản xuất tại địa phương theo quy định; đồng thời, chỉ đạo Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị chức năng và địa phương thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế thành phố Trà Vinh phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở sản xuất giống thủy sản, thanh tra xử lý các trường hợp vi phạm.

Đối với các cơ sở kinh doanh giống thủy sản không rõ địa chỉ, không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, buôn bán rong giống thủy sản: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Mục 2. QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 10. Điều kiện nuôi tôm thương phẩm

Tổ chức, cá nhân nuôi tôm thương phẩm phải thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành và có đủ các điều kiện sau đây:

1. Nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh:

a) Đối với tổ chức: phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về nuôi thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Đối với cá nhân phải được chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn nơi canh tác xác nhận.

b) Công trình ao nuôi phải được xây dựng trong vùng quy hoạch; tuân thủ các công ước, luật pháp quốc tế về khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, đa dạng sinh học mà nước Việt Nam đã ký kết. Đối với cơ sở nuôi nhỏ lẻ nằm ngoài vùng quy hoạch khi nuôi phải thực hiện việc đăng ký và chịu sự giám sát của địa phương.

c) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mã số cơ sở nuôi, vùng nuôi theo quy định.

d) Tối thiểu phải có bằng cấp hoặc Giấy chứng nhận tham gia lớp đào tạo nghề hoặc tập huấn về nuôi trồng thủy sản phù hợp do viện, trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

đ) Con giống nuôi phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định, có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

e) Thả nuôi đúng lịch thời vụ, thực hiện theo sự chỉ đạo, khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.

Trong quá trình nuôi, khi phát hiện đối tượng nuôi nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh phải thực hiện biện pháp cách ly để tránh lây lan, đồng thời phải báo cáo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế để phối hợp xử lý. Không được xả chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định ra môi trường tự nhiên.

f) Chỉ được phép sử dụng các loại thức ăn, chất bổ sung thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

g) Mở sổ theo dõi, thực hiện ghi chép đầy đủ trong quá trình nuôi.

h) Sử dụng ngư cụ có trang bị kích điện để thu hoạch đối tượng nuôi phải đăng ký và được chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn chấp thuận.

i) Vùng nuôi tôm sú tập trung thực hiện theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

k) Phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường hoặc lập Đề án bảo vệ môi trường theo quy định.

l) Chấp hành việc kiểm soát dư lượng các chất độc hại theo quy định.

2. Đối với nuôi tôm sú quảng canh và quảng canh cải tiến

a) Tuân thủ các quy định tại điểm b, c, d , đ, e, f, g, h, l khoản 1 Điều 10 của Quy định này.

b) Khi xây dựng công trình nuôi trên diện tích đất có rừng, đất trồng lúa phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đúng tỷ lệ về bố trí, sử dụng đất canh tác theo quy định.

3. Nuôi tôm chân trắng thương phẩm

a) Tuân thủ các quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, f, g, h, k, l khoản 1 Điều 10 của Quy định này.

b) Chỉ được nuôi theo hình thức thâm canh tại các cơ sở đủ điều kiện theo tiêu chuẩn quy định.

c) Vùng nuôi tôm chân trắng tập trung thực hiện theo Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Nuôi tôm càng xanh thương phẩm

Tuân thủ các quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, f, g, h, k, l khoản 1 Điều 10 của Quy định này.

Điều 11. Điều kiện nuôi cá thương phẩm

Tổ chức, cá nhân nuôi cá thương phẩm phải thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành và có đủ các điều kiện sau đây:

1. Tuân thủ các quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, e, f, g, h, k, l khoản 1 Điều 10 của Quy định này.

2. Vùng nuôi cá tra tập trung thực hiện theo Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Điều 12. Quy định về nuôi nghêu, sò huyết thương phẩm

Tổ chức, cá nhân nuôi nghêu, sò huyết thương phẩm phải thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành và có đủ các điều kiện sau đây:

1. Tuân thủ các quy định về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ và kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật nuôi theo quy định hiện hành.

2. Cơ sở nuôi nghêu, sò huyết thương phẩm phải đảm bảo duy trì hệ sinh thái bền vững và đa dạng sinh học trong quá trình quản lý và khai thác. Khi nghêu, sò huyết đạt kích cỡ thương phẩm không được phép khai thác hết, phải đảm bảo lưu lại tại bãi tối thiểu 10% tổng sản lượng nghêu, sò huyết trên một vụ nuôi để tạo nguồn nghêu, sò huyết bố mẹ; sinh sản tạo đàn giống tại chỗ phục vụ cho vụ nuôi nghêu, sò huyết tiếp theo.

3. Giống thả nuôi phải được kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định.

4. Tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi thủy sản, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định.

5. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, không chứa các chất nằm trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng theo quy định hiện hành.

6. Mở sổ theo dõi, thực hiện ghi chép đầy đủ trong quá trình nuôi.

7. Phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường hoặc lập Đề án bảo vệ môi trường theo quy định.

Điều 13. Lịch thời vụ nuôi một số đối tượng thủy sản

1. Trên cơ sở lịch thời vụ của Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, điều kiện thời tiết môi trường, diễn biến tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh trong các năm qua; trao đổi với các tỉnh lân cận, tham khảo ý kiến các viện, trường, trung tâm nghiên cứu thủy sản xây dựng lịch thời vụ cho các đối tượng nuôi theo từng vùng nuôi trong tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành lịch thời vụ thả giống hàng năm.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ vào lịch thời vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh để ban hành lịch thời vụ cụ thể cho từng vùng, từng đối tượng giống nhưng không trái với lịch thời vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp các địa phương tổ chức triển khai lịch thời vụ nuôi một số đối tượng thủy sản trên địa bàn tỉnh vào đầu vụ nuôi hàng năm.

Điều 14. Quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh con giống và nuôi các loài thủy sinh vật ngoại lai thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam và Danh mục Sách đỏ động vật Việt Nam bao gồm các loài động vật có trong Sách đỏ Việt Nam.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông báo Danh mục các loài thủy sinh vật ngoại lai định kỳ hoặc đột xuất cho các địa phương trong tỉnh; chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền các quy định có liên quan đến công tác quản lý các loài thủy sinh vật ngoại lai đến các đơn vị chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn và nhân dân quán triệt, thực hiện.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức theo dõi, kịp thời ngăn chặn di nhập giống, thả nuôi các loài thủy sinh vật ngoại lai; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý thủy sinh vật ngoại lai theo quy định hiện hành.

Điều 15. Điều kiện tổ chức hội thảo, tư vấn, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức hội thảo chuyên đề, hội nghị khách hàng, tập huấn, tư vấn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật; xây dựng mô hình trình diễn về giống thủy sản, thức ăn nuôi thủy sản, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản,... nhằm mục đích giới thiệu và quảng bá sản phẩm trên địa bàn tỉnh, phải gởi hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc cơ quan được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ thực hiện) để thẩm định và chỉ được phép tổ chức khi có văn bản chấp thuận (thời hạn giải quyết 3 ngày làm việc), đồng thời phải báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Ủy ban nhân dân xã nơi tổ chức ít nhất 02 ngày trước khi thực hiện. Nghiêm cấm dưới mọi hình thức buôn bán hàng rong các loại thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi thủy sản mà không có cơ sở, địa chỉ rõ ràng.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo dõi hoạt động hội thảo chuyên đề, hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tập huấn, tư vấn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn.

2. Hồ sơ gồm:

- Đơn xin phép tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn,...

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).

- Nội dung hội thảo, tập huấn; sản phẩm mẫu và các giấy tờ có liên quan.

Điều 16. Điều kiện về kinh doanh thức ăn; thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.

- Nơi bảo quản, nơi bày bán đáp ứng các yêu cầu đảm bảo chất lượng và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.

- Người quản lý hoặc nhân viên bán hàng có chứng chỉ đã được tập huấn về thức ăn chăn nuôi thuỷ sản hoặc có trình độ từ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về Nuôi trồng thuỷ sản, Thú y, Sinh học, Bệnh học thủy sản.

- Chỉ được phép kinh doanh các loại thức ăn nuôi thuỷ sản đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y thuỷ sản, có nhãn hàng hoá và thuộc danh mục được phép sử dụng đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 39 Pháp lệnh Thú y và Điều 54 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh là chủ cửa hàng phải có bằng tối thiểu từ trung cấp một trong các ngành Nuôi trồng thủy sản, Sinh học, Thú y, Bệnh học thủy sản. Người trực tiếp bán hàng tối thiểu phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp tập huấn về lĩnh vực đăng ký hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y thủy sản cấp tỉnh cấp.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở, thẩm định và cấp chứng chỉ hành nghề, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chỉ đạo các Phòng liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm theo quy định.

Mục 3. QUẢN LÝ KHAI THÁC GIỐNG THỦY SẢN TỰ NHIÊN

Điều 17. Quy định về khai thác nguồn lợi giống tự nhiên

1. Địa phương (huyện, thành phố) có trách nhiệm quản lý bãi giống tự nhiên trên địa bàn được phân cấp quản lý. Mọi hình thức khai thác nguồn lợi giống tự nhiên của các tổ chức, cá nhân phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Trên địa bàn các huyện có đàn nghêu, sò huyết giống tự nhiên xuất hiện, tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, hàng năm dựa trên khu vực, diện tích, mật độ, sản lượng, thời gian xuất hiện, kích cỡ giống được phép khai thác, Ủy ban nhân dân huyện phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể thời gian, khu vực được phép khai thác hoặc không cho phép khai thác để bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết giống.

3. Nghêu, sò huyết giống khai thác tự nhiên khi xuất bán phải có chứng từ hợp pháp xác định xuất xứ nguồn gốc (nếu mua từ các Hợp tác xã thì phải được Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã xác nhận, nếu mua ngoài các Hợp tác xã thì phải được Ủy ban nhân dân xã nơi đó xác nhận; đồng thời, phải khai báo với cơ quan kiểm dịch để được kiểm dịch trước khi xuất bán.

4. Nghiêm cấm khai thác nghêu, sò huyết bố mẹ dưới mọi hình thức tại các vùng lạch, vùng cửa sông, vùng đất bãi bồi, cồn mới nổi ven biển.

5. Các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất, mặt nước ở các bãi bồi, cồn, cù lao, cửa sông, hàng năm phải có kế hoạch chăm sóc, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn giống nghêu, sò huyết theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Điều 18. Quản lý các hoạt động khai thác nghêu, sò huyết giống tự nhiên

1. Ủy ban nhân các huyện ven biển theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức quản lý các hoạt động khai thác nghêu, sò huyết trên địa bàn được phân cấp quản lý, hàng năm phải có kế hoạch khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu, sò huyết tự nhiên xuất hiện tại các vùng đất bãi bồi, cồn mới nổi ven biển, vùng lạch, vùng cửa sông theo hướng bền vững và có hiệu quả.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo dõi, hướng dẫn các địa phương khai thác hợp lý nguồn lợi nghêu, sò huyết giống tự nhiên đúng theo quy định.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 19. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương, thuần dưỡng, dịch vụ giống thủy sản

1. Hệ thống xử lý nước thải

a) Các cơ sở sản xuất kinh doanh, ương, thuần dưỡng, dịch vụ giống thủy sản phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định như sau:

- Thể tích hệ thống bể, ao xử lý nước thải chiếm không dưới 50% tổng thể tích bể ương.

- Hệ thống xử lý nước thải bao gồm: 01 bể xi-măng (hoặc các vật liệu khác) chiếm không dưới 10% tổng thể tích bể ương và 01 ao đất hoặc 02 ao đất với điều kiện phải đảm bảo không để nước thải rò rỉ ra vùng nước tự nhiên.

b) Cấu tạo, vận hành hệ thống xử lý nước thải:

- Hệ thống xử lý nước thải có cấu tạo theo điều kiện liên hoàn khép kín từ bể xi-măng (hoặc vật liệu khác) hoặc ao đất 01 đến ao đất 02.

- Nước thải được đưa vào bể để xử lý cơ học, sau đó chuyển sang ao đất được xử lý hóa học hoặc sinh học trước khi thải ra vùng nước tự nhiên.

2. Phương pháp xử lý nước thải

a) Đối với hệ thống gồm 01 bể xi-măng hoặc vật liệu khác và 01 ao đất.

Tại bể, dùng than hoạt tính hoặc hỗn hợp cát, đá, than để lọc (hấp thụ) các chất lơ lửng và vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải. Sau đó, đưa nước từ bể sang ao đất tiếp tục xử lý bằng sinh học hoặc hóa học đến khi đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với nước thải trước khi thải ra vùng nước tự nhiên.

b) Đối với hệ thống gồm 02 ao đất:

Tại ao 01, dùng hóa chất hoặc chế phẩm sinh học xử lý kết dính các chất lơ lửng trong nước cho kết tủa lắng xuống đáy ao. Sau đó, đưa tầng nước mặt của ao 01 sang ao 02 tiếp tục xử lý bằng sinh học hoặc hóa học đến khi đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải ra vùng nước tự nhiên.

3. Ngoài phương pháp nêu trên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương, thuần dưỡng, dịch vụ giống thủy sản được áp dụng các phương pháp xử lý nước thải khác, phù hợp và đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải ra vùng nước tự nhiên.

4. Cơ sở sản xuất kinh doanh, ương, thuần dưỡng, dịch vụ giống thủy sản có trách nhiệm kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sản xuất theo quy định.

Điều 20. Vùng nuôi thủy sản tập trung

Đối với nuôi tôm, cá theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và vùng nuôi thủy sản tập trung phải thực hiện đầy đủ các điều kiện và quy định sau:

1. Khu nuôi phải có ao chứa và xử lý chất thải với thể tích không dưới 30% tổng thể tích ao nuôi.

2. Qua mỗi vụ nuôi hoặc trong quá trình nuôi, chất thải của ao nuôi phải được đưa vào ao xử lý. Tuyệt đối không được xả nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định ra môi trường tự nhiên; trong quá trình nuôi tôm, cá bị chết thì chủ cơ sở phải có biện pháp thu gom và xử lý theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Công trình nuôi tôm, cá trong vùng nuôi tập trung xây dựng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành; phải có kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ngưng hoạt động nuôi trồng thủy sản.

4. Nguồn nước nuôi tôm, cá phải đảm bảo các chỉ tiêu theo quy định; chất đất phù hợp với yêu cầu nuôi tôm, cá.

5. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có nuôi tôm sú, tôm chân trắng, cá tra xuất khẩu phải có lịch cải tạo ao hồ cụ thể trước khi vào vụ nuôi, thông báo cho người nuôi tôm, cá trên địa bàn biết để thực hiện.

Điều 21. Quan trắc, cảnh báo môi trường và mầm bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện:

1. Quan trắc, dự báo, cảnh báo các yếu tố môi trường như: độ mặn (S‰), pH, COD, nhiệt độ và các chỉ tiêu cần thiết quy định trong nuôi trồng thủy sản.

2. Thu mẫu nhuyễn thể, giáp xác ngoài tự nhiên, mẫu tôm, cá nuôi phân tích các bệnh như: bệnh đốm trắng, đầu vàng; hội chứng Taura và một số bệnh gây hại đối với thủy sản vào thời điểm đầu vụ hoặc định kỳ theo con nước vào chính vụ ở các vùng nuôi tôm, cá tập trung và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 22. Kiểm tra quy trình xử lý chất thải

Việc kiểm tra quy trình xử lý chất thải là một trong những nội dung bắt buộc khi kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản của cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương, thuần dưỡng, dịch vụ giống thủy sản và nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh và bán thâm canh trên địa bàn tỉnh, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ) tiến hành kiểm tra lần đầu, kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất khi cần thiết.

Chương IV

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ TÀU CÁ

Điều 23. Phân vùng khai thác thủy sản

Vùng khai thác thủy sản tỉnh Trà Vinh quản lý bao gồm vùng nước nội địa, vùng biển ven bờ và vùng lộng được giải thích từ ngữ (định nghĩa) tại Điều 2 của Quy định này.

Điều 24. Quản lý khai thác thủy sản

1. Cấm sử dụng các loại ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định (kèm theo Phụ lục 2 Quy định này) để khai thác thủy sản tự nhiên.

2. Tại vùng nước nội địa

a) Cấm hoạt động các nghề lưới kéo (giã cào), te, xiệp các loại. Riêng đối với các tàu cá hành nghề lưới kéo sông (cào sông) đã được cấp Giấy phép khai thác thủy sản thì được hoạt động một năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực.

b) Cấm đặt các khẩu, hàng đáy và ngư cụ cố định khác để khai thác thủy sản chiếm quá 2/3 lòng sông; cấm đặt mới các khẩu, hàng đáy để khai thác thủy sản.

c) Cấm khai thác ruốc (moi) từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 01 tháng 4 năm sau.

d) Cấm khai thác cua biển giống từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 01 tháng 3 năm sau.

đ) Cấm khai thác cá kèo giống từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 01 tháng 8 hàng năm.

e) Cấm các nghề khai thác sử dụng tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 mã lực trở lên, trừ các tàu cá hoạt động nghề đáy và nghề cào nhuyễn thể hai mãnh vỏ.

3. Tại vùng biển ven bờ

a) Cấm hoạt động các nghề lưới kéo (giã cào), te, xiệp các loại.

b) Cấm đặt mới các khẩu, hàng đáy để khai thác thủy sản.

c) Cấm khai thác ruốc (moi) từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 01 tháng 4 năm sau.

d) Cấm khai thác cua biển giống từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 01 tháng 3 năm sau.

đ) Cấm khai thác nghêu, sò huyết bố mẹ ở vùng lạch cửa sông.

e) Cấm khai thác nghêu, sò huyết giống từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 01 tháng 7 hàng năm.

f) Cấm khai thác cá kèo giống từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 01 tháng 8 hàng năm.

g) Cấm các nghề khai thác sử dụng tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 mã lực trở lên, trừ các tàu cá hoạt động nghề đáy và nghề cào nhuyễn thể hai mãnh vỏ.

Điều 25. Tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

1. Hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, dự án thả giống phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản bị suy giảm ở các vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện thả giống phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước thuộc địa bàn huyện, thành phố.

Điều 26. Phát triển tàu cá

1. Việc phát triển tàu cá phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành thủy sản của tỉnh và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Tổ chức, cá nhân (chủ tàu cá) thực hiện đóng mới, cải hoán tàu cá phải có tờ khai đóng mới, cải hoán tàu cá (theo mẫu) quy định, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc cơ quan được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ) thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.

3. Xử lý các trường hợp không chấp hành quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá tại khoản 2 Điều này:

a) Nếu tàu cá thuộc diện được đăng ký theo quy định: Buộc xử lý vi phạm hành chính đối với chủ tàu và buộc chủ tàu phải thực hiện đầy đủ các quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá trước khi đưa tàu vào đăng ký hoạt động nghề cá.

b) Nếu tàu cá không thuộc diện được đăng ký theo quy định: Buộc chủ tàu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng tàu sang các ngành nghề khác.

Điều 27. Quản lý cơ sở đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức quản lý cở sở đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá theo quy định và phân cấp quản lý của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Cơ sở đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá phải chấp hành đúng các quy định về lĩnh vực môi trường, kinh doanh,... và có nhân viên kỹ thuật có trình độ tay nghề đúng theo quy định. Trường hợp những cơ sở đóng tàu nhỏ (dưới 250 mã lực) chưa có nhân viên kỹ thuật có trình độ theo quy định, thì trong thời gian đến ngày 30/12/2015 tạm thời quy định cơ sở phải có ít nhất một thợ chính có kinh nghiệm, thời gian hành nghề đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu từ 05 năm trở lên và phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú xác nhận trình độ tay nghề thực tế.

Điều 28. Quản lý tàu cá và ngư cụ

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức quản lý tàu cá, hoạt động khai thác theo quy định và phân cấp quản lý của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (trừ cỡ tàu cá, hoạt động khai thác phân cấp cho huyện, thành phố quản lý tại Khoản 2 Điều này).

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm quản lý tàu cá có tổng công suất máy chính dưới 20 mã lực và quản lý các hoạt động khai thác thủy sản của các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng cấp Giấy phép khai thác thủy sản trên địa bàn do mình quản lý; thường xuyên theo dõi, tổng hợp số lượng tàu cá, tình hình khai thác thủy sản trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện đúng các quy định về quản lý tàu cá và ngư cụ; triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ không để phát sinh các tàu cá cỡ nhỏ hoặc hành nghề cấm theo quy định.

3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản và quản lý chặt chẽ công cụ kích điện để thu hoạch thủy sản nuôi thương phẩm.

Chương V

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 29. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện Quy định này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua - khen thưởng.

Điều 30. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức cá nhân vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền thu giữ, tiêu hủy tang vật vi phạm trong trường hợp vắng chủ, gồm:

a) Dây, neo, trụ, cột, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, lưới mùng để ngăn chặn, khai thác thủy sản trái phép.

b) Giống thủy sản sau 04 (bốn) giờ kể từ khi phát hiện vi phạm.

c) Bộ công cụ kích điện xách tay (kích điện, vật dẫn điện, bình ắc quy) sử dụng khai thác trái phép tại các vùng nước tự nhiên.

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, hoạt động sản xuất nếu không thực hiện khai báo kiểm dịch, không chấp hành thanh, kiểm tra của cơ quan chức năng và vi phạm 02 lần trở lên trong một năm sẽ bị cơ quan chức năng xem xét đình chỉ hoạt động năm sau.

4. Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và được phân cấp tại Quy định này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật.

Điều 31. Khiếu nại, tố cáo

Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về những hành vi vi phạm trong việc thực hiện Quy định này. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Quy định này./.

 

PHỤ LỤC 1

TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM MỐC TRÊN VÙNG BIỂN TỈNH TRÀ VINH
(Kèm theo Quy định về quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

TT

ĐIỂM MỐC

TỌA ĐỘ

Ghi chú

Kinh độ

Vĩ độ

 

1

A

10602105E

0903052N

Là điểm mốc ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

2

B

10603121E

0903321N

 

3

C

10603352E

0903800N

 

4

D

10603742E

0904512N

Là điểm mốc ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.

5

E

10604854E

0903944N

 

6

F

10603257E

0901823N

 

7

G

10605514E

0805458N

 

8

H

10701606E

0902549N

 

9

K

10700805E

0804129N

 

10

11’

10702106E

0903613N

 

11

12

10604019E

0902127N

 

12

12’

10700249E

0805807N

 

13

13

10504453E

0805827N

 

14

13’

10600247E

0803312N

 

Ghi chú:

- Điểm A là mốc tọa độ ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

- Điểm D là mốc tọa độ ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.

- Điểm E, H là giao điểm của đường phân định ranh giới giữa hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre với tuyến bờ và tuyến lộng (quy định tại Phụ lục III phân vùng, tuyến khai thác trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản).

- Điểm F, G là giao điểm của đường AK hay còn gọi là đường phân định ranh giới giữa hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng với tuyến bờ và tuyến lộng: (quy định tại Phụ lục III phân vùng, tuyến khai thác trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản).

- Điểm K là mốc tọa độ ranh giới trên biển giữa tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng theo thỏa thuận phân chia vùng biển quản lý của Bộ Chỉ huy Bộ độ Biên phòng Sóc Trăng và Trà Vinh.

- DH là đường phân định ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.

- AG là đường phân định ranh giới trên biển giữa hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

- Các điểm 11, 12, 13 và điểm 11’, 12’, 13’ là các điểm nằm trên tuyến bờ và tuyến lộng: (quy định tại Phụ lục III phân vùng, tuyến khai thác trong vùng biển Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản).

 

PHỤ LỤC 2

QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI NHỎ NHẤT TẠI BỘ PHẬN TẬP TRUNG THU HOẠCH THỦY SẢN CỦA NGƯ CỤ
(Kèm theo Quy định về quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

TT

Loại ngư cụ

Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn

1

Dớn, lú

18

2

Bẫy (rập)

18

3

Lưới sĩ

28

4

Rê trôi ven bờ

28

5

Đáy ruốc (moi)

04

 

PHỤ LỤC 3

BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHAI THÁC VÙNG BIỂN TỈNH TRÀ VINH
(Kèm theo Quy định về quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

 

 





Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y Ban hành: 15/03/2005 | Cập nhật: 14/01/2013

Nghị định 27/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thủy sản Ban hành: 08/03/2005 | Cập nhật: 07/12/2012