Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản
Số hiệu: 06/2010/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành: 02/02/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 21/02/2010 Số công báo: Từ số 99 đến số 100
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 06/2010/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản khi lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam. 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. Thủy sản: Là các loài động vật có giai đoạn hoặc cả vòng đời sống trong nước bao gồm các loài cá, giáp xác, thân mềm, da gai, hải miên, xoang tràng, lưỡng cư, giun, bò sát và động vật có vú sống dưới nước kể cả trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng của chúng.

2. Thủy sản giống: Là các loại thủy sản sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm hoặc nuôi làm cảnh bao gồm cả trứng giống, tinh trùng, phôi và ấu trùng của chúng.

3. Thủy sản thương phẩm: Là các loài thủy sản sử dụng để làm thực phẩm, nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản hoặc sử dụng với mục đích khác.

4. Sản phẩm thủy sản: Bao gồm thủy sản đã chết ở dạng nguyên con, các loại sản phẩm khác có nguồn gốc từ thủy sản.

5. Nguyên liệu chế biến thực phẩm: Là các loại thủy sản, sản phẩm thủy sản được sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến thực phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ.

6. Cách ly kiểm dịch: Là việc nuôi giữ thủy sản cách ly hoàn toàn không cho tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thủy sản khác trong một thời gian nhất định để kiểm dịch.

7. Nơi nuôi cách ly kiểm dịch: Bao gồm khu cách ly kiểm dịch; bể nuôi giữ tạm thời của các cơ sở kinh doanh; bể, ao ương con giống của cơ sở nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh giống thủy sản được sử dụng để nuôi cách ly kiểm dịch.

8. Chủ hàng: Là chủ sở hữu thủy sản, sản phẩm thủy sản hoặc người quản lý, người đại diện, người áp tải, người vận chuyển, chăm sóc thủy sản, bảo quản sản phẩm thủy sản đại diện cho chủ sở hữu.

Điều 3. Nguyên tắc kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản

1. Thủy sản, sản phẩm thủy sản khi vận chuyển, lưu thông trong nước phải được kiểm dịch 1 lần tại nơi xuất phát trong các trường hợp sau:

a) Thủy sản giống;

b) Thủy sản thương phẩm, sản phẩm thủy sản đưa ra khỏi vùng có công bố dịch đối với loài đó của cơ quan có thẩm quyền;

c) Sản phẩm thủy sản dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản.

2. Thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu phải được kiểm dịch trong các trường hợp sau:

a) Điều ước Quốc tế, thỏa thuận song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia quy định phải kiểm dịch;

b) Theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;

3. Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Việc đăng ký kiểm dịch phải được thực hiện trước khi chủ hàng ký kết hợp đồng với nhà xuất khẩu.

4. Thủy sản giống nhập khẩu phải được nuôi cách ly kiểm dịch tại địa điểm đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan thú y có thẩm quyền chấp thuận và giám sát trong thời gian cách ly kiểm dịch.

5. Thời gian cách ly để kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tùy theo từng bệnh, từng loại thủy sản nhưng không quá 10 ngày. Nếu quá thời hạn nêu trên, cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ hàng biết rõ lý do.

6. Các trường hợp lấy mẫu thủy sản, sản phẩm thủy sản để xét nghiệm bệnh, kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y, theo hướng dẫn tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ những nước có thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam thì không phải cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các bệnh (trừ trường hợp phát hiện thủy sản có biểu hiện của bệnh), các chỉ tiêu vệ sinh thú y đã được công nhận lẫn nhau.

Điều 4. Mẫu hồ sơ kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản

Các mẫu hồ sơ kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này gồm:

1. Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (mẫu 1);

2. Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu 2);

3. Giấy đăng ký kiểm dịch (mẫu 3): Sử dụng đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phục vụ thông quan hàng hóa tại cửa khẩu (ban hành kèm theo Thông tư số 17/2003/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 14/3/2003 giữa Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Thủy sản);

4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước

a) Mẫu 4a: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật không thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước;

b) Mẫu 4b: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước theo Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Quyết định số 126) về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Quyết định số 86);

5. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu (mẫu 5): Sử dụng đối với các trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản không dùng làm thực phẩm; làm quà biếu, hàng xách tay, túi ngoại giao xuất khẩu sang các nước không có thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản;

Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang các nước có thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản hoặc nước nhập khẩu có yêu cầu riêng về mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thì sử dụng mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch đó.

6. Giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (mẫu 6);

7. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7);

8. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (mẫu 8);

9. Các mẫu biên bản, mẫu quyết định xử lý, thông báo kết thúc thời gian cách ly kiểm dịch: Sử dụng các mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 86.

Điều 5. Quản lý và sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản

1. Các mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản do cơ quan kiểm dịch động vật phát hành được in bằng mực đen trên giấy in khổ A4, ở giữa có Logo kiểm dịch động vật in chìm, màu đen nhạt, đường kính 12 cm.

Riêng mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phát hành phù hợp với yêu cầu của cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu.

2. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước được đóng dấu “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu:…” (Mẫu dấu theo quy định tại Quyết định số 86). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:

a) Bản gốc: 01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 01 bản cấp cho chủ hàng;

b) Bản sao: căn cứ vào nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có) để cấp bản sao cho chủ hàng, mỗi nơi giao hàng chỉ cấp 01 bản sao.

3. Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được đóng dấu “ORIGINAL” hoặc “COPY” ở góc bên phải dưới “Mẫu: …”. Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:

a) Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu: 02 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 01 bản cấp cho chủ hàng); 02 bản Copy cấp cho chủ hàng.

b) Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: 02 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 01 bản cấp cho chủ hàng); 02 bản Copy cấp cho chủ hàng (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xuất, 01 bản nộp lại cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập khi làm thủ tục kiểm dịch cho lô hàng tiếp theo).

4. Các cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền chịu trách nhiệm in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản theo đúng quy định hiện hành.

5. Nghiêm cấm việc in, phát hành và sử dụng mẫu hồ sơ trái với quy định tại Thông tư này.

Điều 6. Thời hạn giá trị sử dụng của giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản

1. Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước được tính theo thời gian vận chuyển từ nơi xuất phát đến nơi đến cuối cùng.

2. Thời hạn giá trị sử dụng các Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu có giá trị sử dụng không quá 60 ngày.

3. Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được tính theo thời gian tối đa cho phép lưu trú trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 7. Thẩm quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản

1. Thẩm quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước.

a) Trạm Thú y cấp huyện thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản khi vận chuyển trong phạm vi tỉnh;

b) Chi cục Thú y cấp tỉnh thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản khi vận chuyển ra ngoài tỉnh;

c) Việc ủy quyền cho kiểm dịch viên động vật thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 126.

2. Cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y và Chi cục Thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y) thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản đối với:

a) Thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm (làm giống, làm cảnh, làm thức ăn chăn nuôi, bệnh phẩm) hoặc làm quà biếu, quà tặng, hàng xách tay, túi ngoại giao theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;

b) Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

3. Cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm.

Điều 8. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với nơi cách ly kiểm dịch thủy sản

1. Nơi nuôi cách ly kiểm dịch:

a) Địa điểm nơi cách ly kiểm dịch phải thuận lợi cho việc khoanh vùng, dập dịch khi có dịch bệnh xảy ra;

b) Bể nuôi, ao nuôi phải thuận lợi cho việc kiểm tra lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm bệnh;

c) Có bờ, tường bao để ngăn ngừa sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thủy sản bên ngoài; giảm thiểu tác động của điều kiện môi trường đến thủy sản giống trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch;

d) Ao, bể nuôi được xử lý chống thấm, chống rò rỉ, chống tràn nước;       

đ) Thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc và phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi đợt nuôi cách ly kiểm dịch;

2. Nước sử dụng trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch:

a) Có đủ nước dùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

b) Có hệ thống cấp, thoát nước riêng; không sử dụng nước nuôi từ các bể, ao nuôi khác.

3. Thức ăn sử dụng trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch:

a) Có đủ thức ăn đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, chất lượng và phù hợp cho từng loài thủy sản;

b) Có kho bảo quản thức ăn riêng biệt.

4. Có đủ thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.

5. Trang thiết bị, dụng cụ:

a) Trang thiết bị, dụng cụ nuôi phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y;

b) Được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần sử dụng;

c) Không sử dụng chung dụng cụ, thiết bị nuôi trong thời gian cách ly kiểm dịch.

6. Có hệ thống sổ sách ghi chép đầy đủ những thông tin về tình hình dịch bệnh, sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.

7. Có biện pháp xử lý nước thải, chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.

Chương 2.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN

MỤC 1. KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC

Điều 9. Khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước

1. Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch với Trạm Thú y khi vận chuyển trong phạm vi tỉnh hoặc Chi cục Thú y khi vận chuyển ra khỏi tỉnh. Thời gian khai báo kiểm dịch được quy định như sau:

a) Đối với thủy sản giống phải khai báo ít nhất 03 ngày trước khi xuất hàng;

b) Đối với thủy sản thương phẩm, sản phẩm thủy sản phải khai báo ít nhất 02 ngày trước khi xuất hàng.

2. Hồ sơ khai báo kiểm dịch gồm:

a) Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (mẫu 1);

b) Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có);

c) Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm bệnh thủy sản (nếu có);

d) Giấy phép của cơ quan Kiểm lâm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

3. Xác nhận khai báo kiểm dịch:

a) Ngay sau khi nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan kiểm dịch động vật kiểm tra nội dung khai báo và các giấy tờ có liên quan; nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định;

b) Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản tại nơi xuất phát, cơ quan kiểm dịch động vật xác nhận khai báo kiểm dịch, thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch và chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch.

Điều 10. Kiểm dịch đối với thủy sản giống

1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại bể nuôi giữ tạm thời của các cơ sở kinh doanh; bể, ao ương con giống của cơ sở nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.

2. Kiểm tra, giám sát trong thời gian kiểm dịch.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ thủy sản theo hồ sơ khai báo kiểm dịch;

b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng

Trong thời gian kiểm dịch, nếu nghi thủy sản mắc bệnh truyền nhiễm, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh (tập trung vào những cá thể nghi mắc bệnh) theo Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 110/2008/QĐ-BNN ngày 12/11/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Danh mục đối tượng kiểm dịch).

c) Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các bệnh thuộc Danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch đối với các trường hợp: Thủy sản sử dụng để sản xuất giống; thủy sản không rõ nguồn gốc tại các cơ sở kinh doanh giống thủy sản.

Trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật phải gửi mẫu tới phòng xét nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu bệnh.

d) Đối với thủy sản xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thì không phải làm xét nghiệm đối với những bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh.

3. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận mẫu, phòng xét nghiệm phải thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm dịch động vật.

Trường hợp xét nghiệm cho kết quả nghi ngờ, cơ quan kiểm dịch động vật phải thông báo cho chủ hàng biết để lấy mẫu kiểm tra lại. Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, phòng xét nghiệm phải thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan kiểm dịch động vật.

4. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

a) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (mẫu 4a hoặc 4b) đối với thủy sản giống đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 12 giờ trước khi vận chuyển.

Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy đăng ký kiểm dịch (bản giao cho chủ hàng), giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước, bản sao phiếu trả lời kết quả xét nghiệm (nếu có); bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của thủy sản (nếu có) và các giấy tờ khác có liên quan.

c) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo ít nhất 06 giờ trước khi bốc xếp hàng để vận chuyển;

d) Kiểm dịch viên động vật thực hiện kiểm tra lâm sàng thủy sản trước khi bốc xếp hàng; kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp thủy sản lên phương tiện vận chuyển;

đ) Hướng dẫn chủ hàng vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp thủy sản.

5. Đối với thủy sản giống được đánh bắt ngoài tự nhiên.

a) Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 9 của Thông tư này với Trạm Thú y (trường hợp để nuôi tại địa phương) hoặc Chi cục Thú y (khi vận chuyển ra khỏi tỉnh).

b) Trường hợp để nuôi tại địa phương, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều này. Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho phép đưa vào sử dụng.

c) Trường hợp vận chuyển ra khỏi tỉnh, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại điểm b, c khoản 2, khoản 3, 4 Điều này.   

6. Trường hợp thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Điều 11. Kiểm dịch đối với thủy sản thương phẩm

1. Thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi không có dịch bệnh tại địa phương đang công bố dịch, thực hiện theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 10 của Thông tư này.

a) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng;

b) Lấy mẫu ngẫu nhiên để xét nghiệm bệnh đang công bố dịch. Việc lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm bệnh thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.

2. Thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch phải được chế biến (làm chín bằng nhiệt, hoặc tùy từng loại bệnh có yêu cầu cụ thể về phương pháp chế biến) trước khi đưa ra khỏi vùng có công bố dịch.

3. Sau khi kiểm dịch, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.

4. Trường hợp thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Điều 12. Kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản

1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại cơ sở sơ chế, bảo quản của chủ hàng.

2. Kiểm tra, giám sát trong thời gian kiểm dịch.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi sản phẩm thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm thủy sản theo hồ sơ khai báo của chủ hàng.

b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về việc chế biến thủy sản trước khi đưa ra khỏi vùng công bố dịch.

c) Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản sản phẩm và kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm thủy sản.

3. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, c khoản 4 Điều 10 của Thông tư này;

b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch (mẫu 4a hoặc 4b) đối với thủy sản giống đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 12 giờ trước khi vận chuyển.

Hồ sơ kiểm dịch cấp cho chủ hàng gồm: Giấy đăng ký kiểm dịch (bản giao cho chủ hàng), giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).

c) Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm thủy sản lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, bốc xếp hàng.

4. Trường hợp sản phẩm thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Điều 13. Kiểm dịch thủy sản giống tại địa phương tiếp nhận

1. Cơ quan kiểm dịch động vật tại địa phương nơi tiếp nhận lô hàng chỉ thực hiện kiểm dịch thủy sản giống tại nơi đến trong các trường hợp sau:

a) Lô hàng không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật phát hiện có sự đánh tráo hoặc lấy thêm thủy sản khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;

c) Cơ quan kiểm dịch động vật phát hiện hoặc nghi ngờ thủy sản mắc bệnh.

2. Đối với lô hàng phải kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật tiến hành lập biên bản, yêu cầu chủ hàng thực hiện cách ly lô hàng và lấy mẫu xét nghiệm các bệnh thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch.

a) Trường hợp kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch cho phép lô hàng được đưa vào sử dụng.

b) Trường hợp kết quả xét nghiệm không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định.

MỤC 2. KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU

Điều 14. Khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu

1. Chủ hàng phải làm hồ sơ khai báo với cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch trước khi xuất hàng ít nhất 10 ngày (đối với thủy sản) hoặc 05 ngày (đối với sản phẩm thủy sản) theo quy định như sau:

a) Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm: Khai báo tại cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y;

b) Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm: Khai báo tại cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.

2. Hồ sơ khai báo gồm:

a) Giấy khai báo kiểm dịch (mẫu 2);

b) Các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;

c) Bản sao Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản đối với những loài có tên trong Danh mục các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu;

d) Bản sao Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

đ) Bản yêu cầu về các chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có);

e) Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có);

3. Xác nhận khai báo kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.

Điều 15. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu

1. Kiểm dịch thủy sản xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3, điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2 Điều 11 của Thông tư này.

2. Kiểm dịch sản phẩm thủy sản xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, điểm a, c khoản 3 Điều 12 của Thông tư này.

3. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

4. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản, sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản (mẫu 5 hoặc mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu).

5. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu phải kiểm dịch xuất khẩu: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển trong nước theo quy định tại Điều 10, 11, 12 đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản được quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

6. Tại cửa khẩu xuất:

a) Chủ hàng phải khai báo kiểm dịch (mẫu 3) với cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu xuất;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, số lượng, chủng loại, kích thước thủy sản, khối lượng sản phẩm thủy sản theo giấy chứng nhận kiểm dịch; tình trạng sức khỏe của thủy sản, thực trạng vệ sinh thú y đối với sản phẩm thủy sản;

Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ; thủy sản khỏe mạnh; sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu hoàn tất thủ tục kiểm dịch để cơ quan Hải quan cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa. Chỉ đổi giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y phát hành nếu chủ hàng hoặc nước nhập khẩu có yêu cầu;

c) Trường hợp phát hiện thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh truyền nhiễm; sản phẩm thủy sản không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cách ly lô hàng và thông báo cho cơ quan cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực hiện việc xử lý theo quy định;

d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc đối với nơi bốc xếp, phương tiện vận chuyển, các chất độn, chất thải và các dụng cụ có liên quan sau khi vận chuyển.

MỤC 3. KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN NHẬP KHẨU

Điều 16. Đăng ký, khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu

1. Chủ hàng có nhu cầu nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y.

2. Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản (chủ hàng có thể dự trù kế hoạch nhập khẩu hàng hóa trong thời gian 03 tháng kể từ ngày làm đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu);

b) Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp); Doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu hoặc sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;

c) Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu (theo yêu cầu);

d) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản đối với những loài có trong Danh mục nhập khẩu có điều kiện hoặc chưa có tên trong Danh mục nhập khẩu thông thường;

đ) Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

e) Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch đối với thủy sản giống (nếu có);

f) Giấy chứng nhận HACCP hoặc tương đương của cơ sở chế biến tại nước xuất khẩu đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu sử dụng làm thực phẩm hoặc nguyên liệu chế biến thực phẩm;

g) Các tài liệu khác liên quan đến lô hàng nhập khẩu (theo yêu cầu của Cục Thú y đối với từng đối tượng cụ thể).

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thủy sản giống); cơ quan kiểm dịch động vật kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu.

4. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định trước khi hàng đến cửa khẩu ít nhất 08 ngày đối với thủy sản, 04 ngày đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện việc kiểm dịch.

Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm dịch (mẫu 3); trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm dịch động vật có thể yêu cầu chủ hàng khai báo thêm mẫu khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất, nhập khẩu (mẫu 2);

b) Văn bản trả lời của Cục Thú y về việc kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản;

c) Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu (nếu có);

Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian kiểm dịch.

Điều 17. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tại cửa khẩu nhập    

Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu:

a) Hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu theo quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều 16 của Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu (bản gốc) nội dung phù hợp với chi tiết lô hàng (về chủng loại, số lượng, khối lượng, kích cỡ, bao gói).

2. Kiểm tra thực trạng hàng nhập; đối chiếu với giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy chứng nhận chất lượng của nước xuất khẩu về chủng loại, kích cỡ, số lượng, khối lượng, tình trạng bao gói, nhãn hàng hóa.

3. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng xử lý chất thải, chất độn phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng.

4. Nếu hàng nhập khẩu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, giấy chứng nhận kiểm dịch và các giấy tờ khác có liên quan hợp lệ thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:

a) Cấp giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, về nơi cách ly kiểm dịch (mẫu 6) cho phép chủ hàng đưa hàng về nơi cách ly kiểm dịch (đối với trường hợp phải cách ly kiểm dịch) hoặc cơ sở nơi tiếp nhận lô hàng để thực hiện kiểm dịch, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm;

b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) đối với các lô hàng không phải cách ly kiểm dịch, không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh và kiểm tra vệ sinh thú y;

Giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (mẫu 6) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) là cơ sở để cơ quan Hải quan cửa khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa.

5. Hướng dẫn chủ hàng những yêu cầu cần thiết trong quá trình vận chuyển hàng từ cửa khẩu đến nơi cách ly kiểm dịch.

6. Đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu không làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mà chuyển làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu hoặc điểm thông quan khác, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập thực hiện:

a) Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này;

b) Giám sát quá trình bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản lên phương tiện vận chuyển;

c) Niêm phong phương tiện vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản; 

d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản;

đ) Cấp giấy vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (mẫu 6) và thông báo những thông tin cần thiết về lô hàng cho cơ quan kiểm dịch động vật phụ trách cửa khẩu đến.

7. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện xử lý theo quy định.

Điều 18. Kiểm dịch thủy sản giống nhập khẩu tại nơi cách ly kiểm dịch

1. Trong ngày nhập thủy sản vào nơi cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

a) Hướng dẫn chủ hàng đưa thủy sản giống vào nơi cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ có liên quan, chất thải, nước thải trong quá trình vận chuyển;

b) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch đã được xác nhận tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập;

c) Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ để tiến hành kiểm dịch.

2. Chậm nhất sau 01 ngày làm việc, kể từ khi thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch:

a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ thủy sản theo hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu;

b) Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Thông tư này;

c) Trong vòng 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật phải gửi mẫu tới phòng xét nghiệm để kiểm tra các chỉ tiêu bệnh. Việc trả lời kết quả kiểm tra, xét nghiệm bệnh thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Thông tư này.

3. Sau thời gian cách ly kiểm dịch, trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều 10 của Thông tư này;

b) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) cho phép đưa vào sản xuất, sử dụng trong phạm vi 12 giờ trước khi vận chuyển về nơi tiếp nhận;

c) Thông báo cho cơ quan thú y nơi tiếp nhận về tình hình dịch bệnh của thủy sản, kết quả xét nghiệm bệnh và các thông tin khác có liên quan.

4. Trường hợp thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Điều 19. Kiểm dịch thủy sản nhập khẩu sử dụng với mục đích khác

1. Tại cửa khẩu nhập: Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, thủy sản khỏe mạnh không có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm, phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác liên quan đảm bảo vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) đối với các lô hàng không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh và kiểm tra vệ sinh thú y để chủ hàng hoàn tất thủ tục hải quan và đưa vào sử dụng.

2. Trường hợp thủy sản được đưa về nuôi nhốt tại nơi cách ly kiểm dịch hoặc cơ sở chế biến để kiểm dịch:

a) Thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 18 của Thông tư này;

b) Sau thời gian cách ly kiểm dịch, nếu thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) để chủ hàng hoàn tất thủ tục hải quan và đưa vào sử dụng.

3. Chỉ lấy mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh nếu nghi ngờ thủy sản mắc bệnh (tập trung vào những cá thể nghi mắc bệnh) theo Danh mục đối tượng kiểm dịch.

Điều 20. Kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu

Sản phẩm thủy sản theo quy định tại mục 1,3 phụ lục 1 của Thông tư này phải được kiểm dịch theo quy định như sau:

1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại cơ sở bảo quản của chủ hàng.

2. Kiểm tra, giám sát trong thời gian kiểm dịch.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi sản phẩm thủy sản được tập trung tại nơi quy định, cơ quan kiểm dịch động vật phải tiến hành kiểm dịch.

a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu.

b) Kiểm tra số lượng bao gói, khối lượng, chủng loại sản phẩm thủy sản theo hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu.

c) Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản sản phẩm; chỉ kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm thủy sản không dùng để chế biến thực phẩm.

3. Lấy mẫu xét nghiệm bệnh, các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với các trường hợp theo hướng dẫn tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh nếu nghi ngờ sản phẩm thủy sản mang mầm bệnh thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch. Việc lấy mẫu và trả lời kết quả xét nghiệm thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Thông tư này.

4. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu hợp lệ phù hợp với lô hàng; sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; điều kiện bảo quản và các vật dụng liên quan đảm bảo vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7) để chủ hàng hoàn tất thủ tục hải quan và cho phép đưa vào sử dụng.

5. Trường hợp sản phẩm thủy sản không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

MỤC 4. KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN TẠM NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬP, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM

Điều 21. Đăng ký, khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

1. Chủ hàng có nhu cầu tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Các giấy tờ có liên quan theo quy định tại điểm a, b, đ khoản 2 Điều 16 của Thông tư này;

b) Hợp đồng mua và bán thủy sản, sản phẩm thủy sản hoặc các hợp đồng dịch vụ khác.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm dịch.

3. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải đăng ký với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định ít nhất 04 ngày trước khi hàng đến cửa khẩu;

Hồ sơ khai báo kiểm dịch gồm:

a) Giấy khai báo kiểm dịch (mẫu 3);

b) Văn bản trả lời của Cục Thú y về việc kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

c) Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (nếu có);

d) Bản copy giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có xác nhận của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xuất đối với lô hàng trước.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho chủ hàng biết địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.

Điều 22. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm xuất tái nhập

1. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm xuất thực hiện theo quy định về kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu;

2. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tái nhập thực hiện theo quy định về kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu.

Điều 23. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

1. Tại cửa khẩu nhập, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch theo quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 3 Điều 21 của Thông tư này; giấy chứng nhận kiểm dịch (bản gốc) của nước xuất khẩu hoặc giấy phép liên quan đến việc khai thác hải sản đối với những lô hàng đánh bắt trực tiếp từ ngư trường;

b) Thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 7 Điều 17 của Thông tư này;

c) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ; thủy sản, sản phẩm thủy sản đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chứng nhận kiểm dịch (mẫu 8) để chủ hàng làm thủ tục hải quan;

d) Giám sát quá trình bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản lên phương tiện vận chuyển;

đ) Niêm phong phương tiện vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản;

e) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản;

f) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các yêu cầu về vệ sinh thú y trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Trong quá trình vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam:

a) Chủ hàng phải thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan kiểm dịch động vật trong quá trình vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam;

b) Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không làm rơi vãi các chất thải trên đường vận chuyển;

c) Không được tự ý bốc dỡ hàng hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển phải được sự chấp thuận của cơ quan hải quan và cơ quan kiểm dịch động vật;

d) Không được tự ý thay đổi lộ trình hoặc dừng lại tại các địa điểm không được quy định trước

Trường hợp phương tiện vận chuyển không đi đúng lộ trình hoặc đỗ, dừng không đúng địa điểm quy định, chủ hàng phải giữ nguyên hàng hóa trên phương tiện vận chuyển và báo cho cơ quan thú y nơi gần nhất. Sau khi cơ quan thú y thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định thì mới được tiếp tục vận chuyển;

đ) Xác thủy sản, chất thải, nước thải, thức ăn thừa của thủy sản, bao bì đóng gói và các chất thải khác trong quá trình vận chuyển không được vứt xuống sân ga, bến cảng hoặc trên đường vận chuyển mà phải được xử lý tại các địa điểm theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền.

3. Tại cửa khẩu xuất:

a) Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại điểm a, c, d khoản 6 Điều 15 của Thông tư này;

b) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ; thủy sản, sản phẩm thủy sản đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận số hàng xuất khỏi Việt Nam (mẫu 8) để chủ hàng làm thủ tục hải quan và nộp lại cho cơ quan kiểm dịch cửa khẩu nhập khi nhập các lô hàng tiếp theo.

4. Trường hợp lô hàng được vận chuyển bằng công ten nơ hoặc phương tiện kín khác:

a) Nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, phương tiện vận chuyển đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì chứng nhận kiểm dịch và cho phép hàng qua cửa khẩu.

b) Trường hợp nghi ngờ thủy sản mắc bệnh, sản phẩm thủy sản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật phối hợp với cơ quan hải quan yêu cầu chủ hàng mở Công-ten-nơ hoặc dấu niêm phong với sự chứng kiến của chủ hàng để kiểm tra. Địa điểm mở Công-ten-nơ phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa do cơ quan kiểm dịch động vật xác định;

c) Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc xử lý theo quy định.

Điều 24. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản chuyển cửa khẩu

1. Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản chuyển cửa khẩu có gửi kho ngoại quan nhưng không vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam:

a) Thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại điểm a, c, e khoản 1 Điều 23 của Thông tư này;

b) Thực hiện việc kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, 7 Điều 17 của Thông tư này;

c) Thực hiện việc giám sát quá trình bốc xếp thủy sản, sản phẩm thủy sản và trong thời gian lưu giữ tại kho ngoại quan;

d) Thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi bốc xếp, kho bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản;

2. Trường hợp thủy sản, sản phẩm thủy sản chuyển cửa khẩu có vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam, cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này.

MỤC 5. KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN GỬI THEO ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN; MANG THEO NGƯỜI QUA CỬA KHẨU; NHẬN VÀ GỬI MẪU BỆNH PHẨM

Điều 25. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện

1. Chủ hàng phải làm hồ sơ đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;

2. Nội dung kiểm dịch được thực hiện như sau:

a) Đối với thủy sản: Kiểm tra lâm sàng; lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;

b) Đối với sản phẩm thủy sản: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;

c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện nhốt giữ thủy sản, bao gói sản phẩm thủy sản theo quy định, niêm phong hoặc đánh dấu hàng gửi và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

d) Hướng dẫn chủ hàng xử lý đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để xuất khẩu.

Điều 26. Kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện

1. Khi nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản không vì mục đích kinh doanh, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch động vật tại cửa khẩu.

2. Nội dung kiểm dịch được thực hiện như sau:

a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; đối chiếu với chủng loại, số lượng, khối lượng hàng thực nhập;

b) Kiểm tra thực trạng lô hàng; điều kiện nuôi nhốt thủy sản; bao gói, bảo quản sản phẩm thủy sản;

c) Trường hợp phát hiện loài thủy sản không có trong danh mục các loài thủy sản nhập khẩu thông thường, thủy sản mắc bệnh, sản phẩm thủy sản có biểu hiện biến chất thì xử lý tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu;

d) Sau khi kiểm tra, thủy sản khỏe mạnh, sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; được nhốt giữ, bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu (mẫu 7) để chủ hàng làm thủ tục hải quan, bưu điện.

3. Cấm mang theo người sản phẩm thủy sản ở dạng tươi sống.

Điều 27. Nhận và gửi mẫu bệnh phẩm

1. Chủ hàng có yêu cầu gửi mẫu bệnh phẩm ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam phải đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y. Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Đơn đăng ký gửi, nhận mẫu bệnh phẩm;

b) Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với mẫu bệnh phẩm có nguồn gốc từ thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện kiểm dịch.

3. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng phải khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định ít nhất 05 ngày trước khi nhận hoặc gửi mẫu bệnh phẩm.

4. Gửi mẫu bệnh phẩm.

Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

a) Kiểm tra văn bản chấp thuận của Cục Thú y và các giấy tờ khác có liên quan;

b) Giám sát việc lấy mẫu bệnh phẩm; bao gói, bảo quản mẫu bệnh phẩm đảm bảo không để đổ, vỡ, phát tán mầm bệnh trong quá trình vận chuyển;

c) Niêm phong dụng cụ chứa đựng bệnh phẩm trước khi vận chuyển;

d) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu sau khi mẫu bệnh phẩm được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

5. Nhận mẫu bệnh phẩm.

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:

a) Kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều này;

b) Kiểm tra thực trạng bao gói, bảo quản bệnh phẩm;

c) Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, mẫu bệnh phẩm được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y;

d) Trường hợp phát hiện bệnh phẩm nhập vào Việt Nam khi chưa được sự chấp thuận của Cục Thú y hoặc việc bao gói, bảo quản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và có nguy cơ gây phát tán mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lập biên bản và tiêu hủy toàn bộ bệnh phẩm tại khu vực gần cửa khẩu.

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Tổ chức thực hiện

1. Cục Thú y có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn các cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y, Chi cục Thú y cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản theo quy định tại Thông tư này;

b) Hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.

2. Các cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y

a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.

b) Kiểm soát thủ tục kiểm dịch đối với tất cả các loại thủy sản, sản phẩm thủy sản tại các cửa khẩu, nhà ga, sân bay, bến cảng, bưu điện theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của các tổ chức quốc tế hoặc các thỏa thuận song phương với các nước;

c) Trường hợp lô hàng thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu để chế biến trước khi đưa ra tiêu thụ thuộc diện đồng thời phải kiểm dịch và kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y thông báo cho cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để thực hiện đồng thời việc lấy mẫu để kiểm tra, chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra, chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các lô hàng này, cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan hàng hóa khi có đủ 02 loại giấy: Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y và Giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan (Hải quan, Cảng vụ, Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Bưu điện,…) trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.

3. Chi cục Thú y cấp tỉnh:

a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y;

b) Phối hợp với cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch thủy sản giống nhập khẩu.

4. Trách nhiệm của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và các cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục:

a) Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục tổ chức thực hiện kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm theo quy định tại Thông tư này;

b) Các cơ quan kiểm tra chất lượng thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm theo quy định tại Thông tư này; phối hợp với các cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y để thực hiện đồng thời việc lấy mẫu kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.

5. Trách nhiệm của chủ hàng:

a) Chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.

b) Thanh toán các khoản phí và lệ phí kiểm dịch theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các khoản chi thực tế cho việc xử lý, tiêu hủy lô hàng không đạt yêu cầu theo quy định hiện hành.

Điều 29. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng – Bộ NN&PTNT;
- Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính;
- Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương;
- Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy; Cục Cảnh sát Môi trường – Bộ Công an;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các CQTY vùng, CCKDĐV vùng thuộc Cục Thú y;
- Chi cục Thú y các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

 

PHỤ LỤC 1

CÁC TRƯỜNG HỢP LẤY MẪU THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN ĐỂ XÉT NGHIỆM BỆNH VÀ KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU VỆ SINH THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Thủy sản, sản phẩm thủy sản phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch trong các trường hợp sau:

a) Thủy sản sống;

b) Sản phẩm thủy sản ở dạng nguyên con;

c) Sản phẩm thủy sản ở dạng tươi, sơ chế, bảo quản lạnh;

đ) Xương, mai, vỏ của động vật thủy sản chưa qua xử lý.

2. Thủy sản, sản phẩm thủy sản không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh đối với các trường hợp sau:

a) Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ những nước có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kiểm tra, xét nghiệm các bệnh trong Danh mục đối tượng kiểm dịch;

b) Sản phẩm thủy sản đã bỏ nội tạng được xử lý nhiệt (luộc, hấp, chiên, sấy khô, …); ướp muối, phơi khô, hun khói hoặc bảo quản đông lạnh dưới -180C sau thời gian ít nhất 07 ngày (trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ phải duy trì tối thiểu -180C);

c) Da thủy sản ở dạng khô, ướp muối;

d) Xương, mai, vỏ của động vật thủy sản đã qua xử lý;

đ) Bệnh phẩm,

3. Thủy sản, sản phẩm thủy sản phải lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y trong các trường hợp sau:

a) Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu với mục đích sử dụng làm thực phẩm để tiêu thụ trực tiếp không qua chế biến;

b) Bột cá, bộ tôm, bột sò, dầu cá, mỡ cá và các sản phẩm từ thủy sản khác dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn cho thủy sản.

4. Thủy sản, sản phẩm thủy sản không phải lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với các trường hợp sau:

a) Thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ những nước có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y;

b) Thủy sản, sản phẩm thủy sản sử dụng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm;

c) Da thủy sản ở dạng khô, ướp muối;

d) Xương, mai, vỏ của động vật thủy sản chưa qua tinh chế;

đ) Bệnh phẩm.

5. Thủy sản, sản phẩm thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chỉ lấy mẫu xét nghiệm khi nghi ngờ thủy sản mắc bệnh, sản phẩm thủy sản có mang mầm bệnh trong Danh mục đối tượng kiểm dịch.

 

PHỤ LỤC 2

MẪU HỒ SƠ KIỂM DỊCH THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------

 

GIẤY KHAI BÁO KIỂM DỊCH THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC

Số: …………../ĐK-KDTS

 

Kính gửi: ………………………………………….................

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................................

Địa chỉ giao dịch: ..................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….. Di động: …………………………… Fax: .................................

Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (*)

Số lượng/Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Mục đích sử dụng: ...............................................................................................................

Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ...........

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/bảo quản ......................

............................................................................................................................................

Điện thoại: ………………………………………… Fax: ...............................................................

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ...........................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Điện thoại: ………………………………………… Fax: ...............................................................

Nơi đến cuối cùng: ...............................................................................................................

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: .......................

2/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: .......................

3/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: .......................

Phương tiện vận chuyển: ......................................................................................................

Các giấy tờ liên quan kèm theo: ............................................................................................

Địa điểm kiểm dịch: ..............................................................................................................

Thời gian kiểm dịch: .............................................................................................................

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.

 

Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Đồng ý kiểm dịch tại: ……………………………
..... vào hồi…... giờ ………. ngày …./……/ …
Vào sổ đăng ký số …………. ngày …./……/….

Đăng ký tại ……………………………….
Ngày ……  tháng …… năm …..
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

- (*) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)

- Tờ khai được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;

- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;

 

Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------

 

GIẤY KHAI BÁO KIỂM DỊCH THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU

Số: …………../ĐK-KDTS

 

Kính gửi: ………………………………………….................

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................................

Địa chỉ giao dịch: ..................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: .....................................

Đề nghị được làm kiểm dịch số hàng sau theo hình thức: £ Xuất khẩu £ Nhập khẩu

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm *

Số lượng/Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ...........

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/chế biến: .......................

............................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: .....................................

Mục đích sử dụng:

£ Thực phẩm

£ Làm giống

 

£ Làm cảnh

£ Nghiên cứu (Research)

 

£ Khác: ………………………………………………………….

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất/nhập khẩu: ........................................................................

............................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: .....................................

Nước/địa phương xuất hàng: ……………………/………………… Cửa khẩu xuất: ......................

Nước/địa phương nhập hàng: …………..………/………………… Cửa khẩu nhập: .....................

Phương tiện vận chuyển: ………………………. Nước quá cảnh (nếu có): .................................

Điều kiện bảo quản hàng trong vận chuyển: ...........................................................................

Hồ sơ giấy tờ liên quan đến lô hàng gồm: .............................................................................

............................................................................................................................................

Địa điểm cách ly kiểm dịch: ...................................................................................................

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.

 

Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
Đồng ý kiểm dịch tại: ……………………………
vào hồi…………. giờ ………. ngày …./……/ …
Vào sổ đăng ký số …………. ngày …./……/….

Đăng ký tại ……………………………….
Ngày ………… tháng …năm …..
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

(*) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)

- Tờ khai được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;

- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;

 

Mẫu 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH (*)

Số: …………../ĐK-KDTS

 

Kính gửi: …………………………………………(**)

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ..............................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: .....................................

Đề nghị quý Cơ quan kiểm dịch lô hàng (***): ……….. (xuất khẩu, nhập khẩu) ..........................

1. Tên hàng/ Tên khoa học: ...................................................................................................

2. Nơi sản xuất: ....................................................................................................................

3. Số lượng: ........................................................................................................................

4. Kích cỡ cá thể (đối với hàng hóa là thủy sản) ......................................................................

5. Trọng lượng tịnh: ..............................................................................................................

6. Trọng lượng cả bì: ............................................................................................................

7. Loại bao bì: ......................................................................................................................

8. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr …): ...................................................

9. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..............................................................................................

10. Nước xuất khẩu: .............................................................................................................

11. Cửa khẩu xuất: ...............................................................................................................

12. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ...........................................................................................

13. Nước nhập khẩu: ............................................................................................................

14. Phương tiện vận chuyển: .................................................................................................

15. Cửa khẩu nhập: ..............................................................................................................

16. Mục đích sử dụng: ..........................................................................................................

17. Giấy cho phép kiểm dịch nhập khẩu (nếu có): ...................................................................

18. Địa điểm kiểm dịch: .........................................................................................................

19. Địa điểm nuôi trồng (nếu có): ...........................................................................................

20. Thời gian kiểm dịch: ........................................................................................................

21. Địa điểm giám sát (nếu có): .............................................................................................

22. Thời gian giám sát: .........................................................................................................

23. Số bản giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ....................................................................

Chúng tôi xin cam kết: bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: ........................................................................................

............................................................................................................................................

để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi …………. giờ, ngày ………. tháng …….. năm .......................

 

 

Vào sổ số …………., ngày … tháng … năm ……..
………………………….(**)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

 

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN:
(Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do ...........................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

 

…………., ngày … tháng … năm ……..
CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU ……..
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Giấy đăng ký được làm thành 03 bản;

(*) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;

(**) Tên Cơ quan Kiểm dịch;

(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;

Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giấy Chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp

 

Mẫu 4a

TÊN CƠ QUAN
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC

Số: …………./CN-KDTS

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................................

Địa chỉ giao dịch: ..................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….. Di động: …………………………… Fax: .................................

Vận chuyển số hàng sau:

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (1)

Số lượng/Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Mục đích sử dụng: ...............................................................................................................

Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ...........

Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/bảo quản: .................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ...........................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………………Di động:………………….Fax: ............................................

Nơi đến cuối cùng: ...............................................................................................................

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Khối lượng: .........................

2/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Khối lượng: .........................

3/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Khối lượng: .........................

Phương tiện vận chuyển: ………………………. Ban kiểm soát..................................................

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1/ Số hàng trên có nguồn gốc từ vùng/cơ sở: .......................................................................

............................................................................................................................................

2/ Thủy sản không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát/Sản phẩm thủy sản được lấy từ thủy sản khỏe mạnh, được sơ chế, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;

3/ Số hàng trên đã được lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm theo kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./…../200 … của …………………. (2) ………………… (gửi kèm bản sao, nếu có).

4/ Số hàng trên đáp ứng các yêu cầu sau: .............................................................................

............................................................................................................................................

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………….. nồng độ ...............................................................................

 

Giấy có giá trị đến ngày ……/……/…………..
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cấp tại ………., ngày …../…../……….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

- (1): Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)

- (2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

 

Mẫu 4b

TÊN CƠ QUAN
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VẬN CHUYỂN TRONG NƯỚC

Số: …………./CN-KDTS

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................................

Địa chỉ giao dịch: ..................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….. Di động: …………………………… Fax: .................................

Vận chuyển số hàng sau:

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (1)

Số lượng/Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục đích sử dụng: ...............................................................................................................

Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ...........

Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế/bảo quản ..................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ...........................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………………Di động:………………….Fax: ............................................

Nơi đến cuối cùng: ...............................................................................................................

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: .......................

2/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: .......................

3/ ………………………………………….. Số lượng: ………………. Trọng lượng: .......................

Phương tiện vận chuyển: ………………………. Ban kiểm soát..................................................

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1/ Số hàng trên có nguồn gốc từ vùng/cơ sở: .......................................................................

............................................................................................................................................

2/ Thủy sản không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát/Sản phẩm thủy sản được lấy từ thủy sản khỏe mạnh, được sơ chế, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;

3/ Số hàng trên đã được lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm theo kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./…../200 … của …………………. (2) ………………… (gửi kèm bản sao, nếu có).

4/ Số hàng trên đáp ứng các yêu cầu sau: .............................................................................

............................................................................................................................................

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………….. nồng độ ...............................................................................

 

Giấy có giá trị đến ngày ……/……/…………..

 

Cấp tại ………., ngày …../…../……….
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

- (1) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)

- (2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.

 

Mẫu 5

Form:

TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
NAME OF ANIMAL HEALTH ORGANIZATION
-------------

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
----------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU

AQUATIC ANIMAL, AQUATIC PRODUCTS HEALTH CERTIFICATE FOR EXPORT

Số: …………./CN-TSXK
Number:........................                      

Tên, địa chỉ người xuất hàng:
Name and address of exporter:

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

Tel: ……………… Fax: …………. Email: ………………..

Tên, địa chỉ người nhận hàng:
Name and address of consignee:

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

Tel: ……………… Fax: …………. Email: ………………..

STT
Number

Tên thương mại
Trade name

Tên khoa học
Scientific name

Số lượng
Quantity

Trọng lượng
net weight

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục đích sử dụng:
Use:

£ Thực phẩm (Human consumption)

£ Làm giống (Transplantation: Egg, Gametes etc)

£ Làm cảnh (Ornamental)

£ Nghiên cứu và thí nghiệm (Research & laboratory)

£ Khác: (Other):…………………………………………………......................

Quy cách đóng gói: ……………………………
Type of packaged:

Số lượng bao gói: ……………………………..
Number of packaged:

Nước/địa phương xuất hàng: ……./…………..
Exporting country/locality:

Cửa khẩu xuất: ………………………………….
Declared point of exit:

Phương tiện vận chuyển: ………………………
Means of transport:

Nước nhập hàng: ……………………………….
Importing country:

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
HEALTH CERTIFICATE

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận lô hàng trên đã được kiểm tra và không có bệnh theo quy định của Việt Nam.
I, the undersigned Quarantine officer, certify that the consignment described above was/were examined and from under aquatic animals diseae which specified in quarantine regulation of Vietnam.

Tên bệnh (Diseae name): ……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

Giấy có giá trị đến: …/……/…………..
Valid up to

 

Giấy này làm tại ……….. ngày …../…../……….
Issued at                         on

 

Kiểm dịch viên động vật (Ký, ghi rõ họ tên)
Quarantine officer (Signature, full name)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR (Signature, stamp, full name)

 

 

 

Mẫu 6

TÊN CƠ QUAN
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

 

GIẤY VẬN CHUYỂN THỦY SẢN,
SẢN PHẨM THỦY SẢN VỀ NƠI CÁCH LY KIỂM DỊCH

Số: …………./CN-CLKDTS

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................................

Địa chỉ giao dịch: ..................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………………… Email: .....................................

Có nhập khẩu số thủy sản/sản phẩm thủy sản sau:

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm *

Số lượng/Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Mục đích sử dụng: ...............................................................................................................

Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ...........

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu:.................................................................................

............................................................................................................................................

Vùng/nước xuất khẩu: …………………../……………. Nước quá cảnh: .....................................

Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: ………………………. Thời gian nhập: ……../……./......................

Hồ sơ giấy tờ có liên quan: ...................................................................................................

............................................................................................................................................

CHỨNG NHẬN

Tôi kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:

1. Lô hàng nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.

2. Thực trạng sức khỏe thủy sản/điều kiện vệ sinh thú y của sản phẩm thủy sản khi nhập khẩu: ..

............................................................................................................................................

3. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………. nồng độ .............................................................................

4. Được phép vận chuyển số hàng trên về nơi cách ly kiểm dịch tại: .......................................

............................................................................................................................................

YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN

1. Số hàng trên phải được chuyển đến nơi cách ly kiểm dịch trước ngày …...../..…../…………… để cách ly kiểm dịch.

2. Chỉ được vận chuyển theo lộ trình: ....................................................................................

............................................................................................................................................

3. Nghiêm cấm vứt chất thải, rác thải, xác thủy sản trong quá trình vận chuyển.

4. Chỉ được phép đưa hàng về nơi cách ly kiểm dịch tại địa điểm nêu trên và đúng thời gian quy định để thực hiện cách ly kiểm dịch.

 

Giấy có giá trị đến ngày ……/……/…………..
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cấp tại ………., ngày …../…../……….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

(*) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)

 

Mẫu 7

TÊN CƠ QUAN
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
THỦY SẢN, SẢN PHẨM THỦY SẢN NHẬP KHẨU

Số: …………./CN-TSNK

Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................................

Địa chỉ giao dịch: ..................................................................................................................

Điện thoại: ……………………….. Di động …………………………… Fax: ..................................

Có nhập khẩu số thủy sản/sản phẩm thủy sản sau:

STT

Tên thương mại

Tên khoa học

Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm (1)

Số lượng/Trọng lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Mục đích sử dụng: ...............................................................................................................

Quy cách đóng gói/bảo quản: ………………………………………….. Số lượng bao gói: ...........

Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu:.................................................................................

............................................................................................................................................

Vùng/nước xuất khẩu: …………………..……………. Nước quá cảnh: ......................................

Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: ………………………. Thời gian nhập: ……../……./......................

Hồ sơ giấy tờ có liên quan: ...................................................................................................

............................................................................................................................................

Địa điểm cách ly kiểm dịch: ...................................................................................................

……………………………… từ ngày ……../………/200 … đến ngày ………/………./200 ..............

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận số thủy sản/sản phẩm thủy trên:

1/ Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ hợp lệ khi nhập khẩu;

2/ Thủy sản không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm /Sản phẩm thủy sản không có biểu hiện biến đổi, mang mầm bệnh; được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;

3/ Số hàng trên đã được lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm theo kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./…../200 … của …………………. (2) ………………… (gửi kèm bản sao, nếu có).

4/ Số hàng trên đáp ứng các yêu cầu sau: .............................................................................

............................................................................................................................................

5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………….. nồng độ ...............................................................................

 

Giấy có giá trị đến ngày ……/……/…………..
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cấp tại ………., ngày …../…../……….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

- (1): Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm (đối với sản phẩm thủy sản)

- (2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm

 

Mẫu 8

Form:

TÊN CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT
NAME OF ANIMAL HEALTH ORGANIZATION
-------------

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
----------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỦY SẢN/SẢN PHẨM THỦY SẢN
TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM

Health certificate for temporality imported for re-export, transport of point, transit of aquatic animal/aquatic product through Viet Nam

Số: …………./CN-KDTSQC
Number:..........................

Tên, địa chỉ người xuất hàng:.................................................................................................
Name and address of exporter:

............................................................................................................................................

Tên, địa chỉ của chủ hàng (hoặc người đại diện): ....................................................................
Name and address of owner of commodity or his representative:

............................................................................................................................................

Tên, địa chỉ người nhận hàng cuối cùng: ................................................................................
Name and address of final consignee:

............................................................................................................................................

MÔ TẢ CHI TIẾT HÀNG
IDENTIFICATION OF THE ANIMAL/S

STT
Number

Tên thương mại
Trade name

Tên khoa học
Scientific name

Số lượng
Quantity

Trọng lượng
net weight

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số (Total)

 

 

 

Quy cách đóng gói: ……………………………
Type of packaged:

Số lượng bao gói: …………………………
Number of packaged:

Cửa khẩu nhập: ……………………..…………..
Declared point of entry:

Cửa khẩu xuất: ………………………………….
Declared point of exit:

Thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam:                Từ ……../…/…….. đến ……/…./…………
The duration transports or storage in Vietnam:         From                     to

CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
HEALTH CERTIFICATE

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
I, the undersigned Quarantine officer, certifies that:

1/ Lô hàng trên đã hoàn thành đầy đủ giấy tờ khi nhập vào Việt Nam.
The commodities described above have been completed with all the documents when imported into Vietnam;

2/ Thủy sản khỏe mạnh, không có biểu hiện lâm sàng bệnh truyền nhiễm khi nhập vào Việt Nam/ Sản phẩm thủy sản được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y;
The aquatic animal/s is/are healthy, showed no clinical sign of contagious diseases when imported into Vietnam/The aquatic product/s packaged and stored in accordance with Vet, sanitary requirement;

3/ Các chất thải, chất độn, các dụng cụ có liên quan đã được xử lý vệ sinh thú y theo quy định;
Accopanying bedding, waste and tools have been treated in accodance with regulation;

4/ Phương tiện vận chuyển đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc và niêm phong theo quy định;
Transport means meet sanitary requirement and have been disinfected and sealed.

NHỮNG YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
REQUIREMENTS DURING TRANSPORT IN VIETNAMESE TERRITORY

1/ Chỉ được phép vận chuyển theo lộ trình: ............................................................................
Allowed itinerary:

............................................................................................................................................

2. Nghiêm cấm vứt chất thải, xác thủy sản trong quá trình vận chuyển;
Disposal of waste and dead carcases during the transport is prohibited;

3/ Phải thông báo cho cơ quan Thú y nơi gần nhất khi phát hiện thấy thủy sản có biểu hiện mắc bệnh/sản phẩm thủy sản có biểu hiện hư hỏng;
Any sign aquatic animals disease/aquatic products decayed shall be reported to the nearest veterinary authority;

4. Thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về thú y khi vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
Obey the stipulation of veterinary ordinance while in Vietnamese territory.

 

Giấy có giá trị đến: …/……/…………..
Valid up to

Giấy này làm tại ……….. ngày …../…../……….
Issued at                         on

Kiểm dịch viên động vật (Ký, ghi rõ họ tên)
Quarantine officer (Signature, full name)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR (Signature, stamp, full name)

 

 

 

CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT NƠI XUẤT
CERTIFICATION OF ANIMAL QUARANTINE ORGANIZATION AT POINT OF EXIT

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

Kiểm dịch viên động vật (Ký, ghi rõ họ tên)
Quarantine officer (Signature, full name)

………………., ngày …./………./…………
Issue at:          Date of issue:

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR (Signature, stamp, full name)