Quyết định 06/2020/QĐ-UBND quy định về Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 06/2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Phương
Ngày ban hành: 22/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2020/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 02 năm 2020 và thay thế Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Văn hóa và Thể thao, Thông tin và Truyền thông, Du lịch, Tư pháp; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư Pháp;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Báo Thừa Thiên Huế;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Công báo tỉnh Thừa Thiên Huế;
- VP: LĐ và các CV: KH, TH, TC, DL;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

QUY ĐỊNH

CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2020/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về tiêu chí công nhận; quyền và nghĩa vụ nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các nội dung khác không quy định trong Quy định này thì thực hiện theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn (sau đây gọi chung là cơ sở ngành nghề nông thôn), bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hp tác, hộ gia đình hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý ngành nghề nông thôn.

Chương II

TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Điều 3. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Điều 4. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

Thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Điều 5. Tên của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

Tên của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được đặt theo tên của nghề chính trước và tên của địa phương (thôn, ấp, bản, làng) sau nhưng không được trùng với tên của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận.

Chương III

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Điều 6. Quyền lợi

1. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đạt tiêu chí, được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, cấp bằng công nhận, được tổ chức lễ công nhận và kèm theo mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước để tổ chức lễ công nhận vi mức thưởng như sau:

a) Nghề truyền thống được công nhận: Bằng 10 lần mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của Nhà nước.

b) Làng nghề được công nhận: Bằng 10 lần mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của Nhà nước.

c) Làng nghề truyền thống được công nhận: Bằng 20 lần mức lương cơ sở hiện hành theo quy định của Nhà nước.

2. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Được thành lập Hội làng nghề, làng nghề truyền thống và tổ chức đại diện bảo vệ và hỗ trợ phát triển.

4. Các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước.

Điều 7. Nghĩa vụ

1. Phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống phải gắn với xây dựng nông thôn mới và các phong trào xã hội khác. Huy động, khuyến khích, tạo điều kiện để các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề, dạy nghề cho người lao động, phát triển làng nghề ổn định, bền vững.

2. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các làng nghề, làng nghề truyền thống phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và tuân thủ các quy định của pháp luật về các vấn đề có liên quan khác: An ninh, trật tự an toàn xã hội, lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực làng nghề, ngành nghề nông thôn.

2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.

3. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

4. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn.

5. Hướng dẫn các huyện, thị xã và thành phố xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu hàng năm, 05 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào dự toán ngân sách Nhà nước.

6. Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đến các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề.

7. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn gửi STài chính tổng hợp để cân đối, bố trí nguồn kinh phí cho các sở, ngành và địa phương thực hiện.

Điều 9. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với STài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh huy động, cân đối vốn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác để bố trí hỗ trợ cho hoạt động phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định.

Điều 10. Sở Tài chính

1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn.

2. Cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để hỗ trợ cho hoạt động phát triển ngành nghề nông thôn trong kế hoạch hàng năm theo quy định hiện hành.

Điều 11. Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương hướng dẫn các làng nghề và làng nghề truyền thống tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật hiện hành.

2. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định, kế hoạch bảo vệ môi trường làng nghề; nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến công nghệ thân thiện với môi trường, hạn chế phát sinh chất thải, hạn chế hình thành và phát triển các loại hình có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao.

3. Thẩm định các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định (gửi qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp).

Điều 12. Sở Công Thương

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch khuyến công và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các cơ chế, chính sách sau khi được ban hành.

2. Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động khuyến công từ nguồn ngân sách tnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.

Điều 13. Sở Khoa học và Công nghệ

1. Bố trí kinh phí hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ cho lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn trong kế hoạch hàng năm.

2. Hướng dẫn, quản lý công nghệ sản xuất, hạn chế việc đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn và khu vực dân cư nông thôn gây ô nhiễm môi trường.

3. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện môi trường đối với làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn.

Điều 14. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các quy định về lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội để phát triển ngành nghề nông thôn.

Điều 15. Sở Văn hóa và Thể thao

1. Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa dân tộc nghề truyền thống, làng nghề truyền thống qua các sự kiện, chương trình, hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh.

2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn về tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc khi có quy định mới ban hành, bổ sung, chỉnh sửa.

3. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn những biểu trưng văn hóa của dân tộc để xây dựng hình ảnh đại diện phục vụ công tác quảng bá.

Điều 16. Sở Du lịch

1. Nghiên cứu kết nối phát triển các hoạt động du lịch gắn với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

2. Lồng ghép các hoạt động xúc tiến du lịch gắn với tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nghề truyền thống.

Điều 17. Liên minh Hợp tác xã

Tuyên truyền vận động các đơn vị kinh tế tập thể thực hiện xây dựng phát triển ngành nghề nông thôn. Phối hợp các địa phương và Hội Nông dân tỉnh vận động thành lập các hình thức kinh tế tập thể, tham gia xây dựng và củng cố các hợp tác xã, dịch vụ phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Điều 18. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành ph

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về làng nghề, ngành nghề nông thôn. Giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/phòng Kinh tế tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn.

2. Xây dựng kế hoạch, tổng hợp dự toán kinh phí phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn và định hướng bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; định kỳ 05 năm một lần, rà soát, thống kê, phân loại, lập kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

4. Hàng năm lập danh sách các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đảm bảo hoặc không đảm bảo tiêu chí gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp hoặc thu hồi bằng công nhận.

5. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn.

Điều 19. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế; đăng tải nội dung của Quy định trên sóng truyền hình, mạng xã hội để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, thực hiện.

Điều 20. Các sở, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, phối hợp thẩm định đề xuất các chính sách, bố trí nguồn kinh phí hàng năm theo từng cấp để xét công nhận và hỗ trợ làng nghề, làng nghề truyền thống phát triển.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc khó khăn, các địa phương, cơ quan, đơn vị phản ánh về SNông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.





Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn Ban hành: 12/04/2018 | Cập nhật: 12/04/2018