Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2016 chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm tỉnh Lào Cai năm 2017
Số hiệu: | 290/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Đặng Xuân Phong |
Ngày ban hành: | 29/11/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 290/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 29 tháng 11 năm 2016 |
CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NGUY HIỂM Ở GIA SÚC, GIA CẦM TỈNH LÀO CAI NĂM 2017
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
Năm 2016, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM) tại 08 xã thuộc 03 huyện Sa Pa, Mường Khương và Si Ma Cai làm 77 con gia súc mắc bệnh (70 con trâu bò, 07 con lợn); dịch cúm gia cầm (A/H5N6) xảy ra tại 04 thôn thuộc 02 xã trên địa bàn huyện Bảo Yên và Bảo Thắng làm 6.404 con gia cầm mắc bệnh, chết phải tiêu hủy; bệnh dại xảy ra tại huyện Bảo Yên và Si Ma Cai làm 04 con chó mắc cắn 09 người; gần đây nhất vào tháng 8 và tháng 9/2016 tại xã Tả Ngải Chồ, huyện Mường Khương có 02 người tử vong có biểu hiện của bệnh dại. Một số dịch bệnh nguy hiểm khác như: Tai xanh, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn… được kiểm soát, không xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Công tác phòng chống dịch bệnh được UBND tỉnh, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời nên các ổ dịch xảy ra nhanh chóng được bao vây, dập tắt nhanh chóng không để lây lan diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch bệnh năm 2016 còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế như sau:
- Địa bàn xảy ra dịch bệnh chủ yếu là khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, biện pháp phòng bệnh, vệ sinh thú y ít được chú trọng, khu vực ven đường giao thông, mật độ chăn nuôi cao.
- Một bộ phận người chăn nuôi và một số chính quyền cơ sở còn chủ quan lơ là với dịch bệnh; không thực hiện việc tiêm phòng bắt buộc vắc xin; việc vận chuyển động vật sản phẩm động vật chưa được kiểm soát chặt chẽ; số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán chiếm trên 90%; điều kiện cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật chăn nuôi nông hộ còn hạn chế, đặc biệt là kiến thức về phòng chống dịch bệnh; chất thải chăn nuôi không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường... đây chính là nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Trong thời gian tới do vận chuyển gia súc, gia cầm vào và đi qua địa bàn tỉnh tăng cao, cùng với tình hình chăn nuôi chưa chuyển biến nhiều, làm tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, như: Cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn, tụ huyết trung trâu, bò, bệnh dại động vật...
- Luật Thú y;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
- Văn bản số 8689/BNN-TY ngày 13/10/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2017.
- Thực hiện các quy định của Luật Thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật;
- Triển khai các biện pháp tổng hợp nhằm ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái phát hoặc lây lan từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh;
- Phát hiện dịch nhanh, kịp thời dập dịch, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm, LMLM gia súc và bệnh tai xanh ở lợn...;
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, phục vụ sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
- Tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phải tuân theo quy định của của Luật Thú y, Pháp lệnh Thú y và chỉ đạo, hướng dẫn của BCĐ Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y và UBND tỉnh.
- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư.
3. Nội dung và giải pháp thực hiện kế hoạch
3.1 Khi chưa có dịch bệnh xảy ra
a) Điều tra dịch tễ, xác định vùng nguy cơ xảy ra dịch bệnh
Tập hợp số liệu thống kê tình hình dịch bệnh, xác định nguồn dịch, đường lây truyền, xây dựng bản đồ dịch tễ để chủ động nâng cao năng lực dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Điều tra ổ dịch và thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch chống dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b) Thông tin tuyên truyền, tập huấn
- Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, LMLM gia súc, tai xanh ở lợn và các dịch bệnh khác ở động vật, ở người trên địa bàn cả nước và của tỉnh.
- Đẩy mạnh tuyên truyền trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng: Báo Lào Cai, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, huyện, thành phố, loa truyền thanh của xã, phường, tờ rơi để phổ biến cho toàn thể nhân dân thấy được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật, không chỉ thiệt hại đối với sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của con người. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ và mọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho hệ thống thú y của tỉnh, huyện, thành phố và lực lượng ở xã, phường, thị trấn trực tiếp tham gia tiêm phòng, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm tại cơ sở. Tập huấn cho hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi an toàn sinh học.
- Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở, trang trại chăn nuôi thực hiện sản xuất chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm, hóa chất, kháng sinh cấm; không lạm dụng thuốc thú y, chất xử lý, cải tạo môi trường.
c) Giám sát dịch bệnh
- Tăng cường hệ thống thông tin giám sát dịch bệnh đến tận cơ sở, từng thôn, bản, tổ dân phố... có địa chỉ để tiếp nhận những thông tin khai báo về tình hình dịch bệnh động vật từ người dân. Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, bản có trách nhiệm báo cáo kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn với chính quyền cơ sở và thú y cấp xã.
- Tổ chức thường trực để tiếp nhận thông tin kịp thời về dịch bệnh động vật tại các Trạm Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm tra, giám sát sự lưu hành của vi rút gây bệnh: Cúm gia cầm, lở mồm long móng, lợn tai xanh; tổ chức các đợt giám sát để xác định mức độ bảo hộ của vắc xin tiêm phòng.
- Vắc xin và chỉ tiêu tiêm phòng: Tổ chức tiêm phòng định kỳ, bổ sung, khẩn cấp các loại vắc xin bắt buộc cho gia súc, gia cầm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và theo chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao năm 2017 cùng với chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Phạm vi: Thực hiện 164/164 xã, phường, thị trấn của tỉnh Lào Cai.
- Thời gian tiêm phòng: Tổ chức tiêm phòng 2 đợt chính trong năm cho đàn gia súc (đợt 1 tháng 3- 4, đợt 2 tháng 9- 10). Ngoài ra tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm mới sinh hoặc mới mua về hàng tháng theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Loại vắc xin, đối tượng tiêm phòng, liều lượng và cách sử dụng, bảo quản vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y và nhà sản xuất.
- Ngoài các loại vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng theo quy định, hướng dẫn, khuyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện tiêm phòng một số loại vắc xin khác cho đàn gia súc, gia cầm: Vắc xin lép tô, viêm phổi, suyễn lợn, sưng phù đầu, niu cát xơn, gum bo ro...
- Bổ sung dụng cụ tiêm phòng, hộp xốp bảo quản vắc xin cho cho Thú y viên để phục vụ nhiệm vụ tiêm phòng.
đ) Vệ sinh, khử trùng tiêu độc
- Phát động trên địa bàn toàn tỉnh 02 đợt tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi, thực hiện vào tháng 2, tháng 3 và tháng 10 - 11 năm 2017 và các đợt tổng vệ sinh khử trùng, tiêu độc theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT; khử trùng, tiêu độc khi có ổ dịch phát sinh theo quy định.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, cấp phát thành 02 đợt chính và cấp phát khẩn cấp khi có dịch xảy ra, để các địa phương thực hiện và giám sát sử dụng đảm bảo hiệu quả cao.
- Địa bàn vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ là 164 xã, phường, thị trấn; chú trọng thực hiện ở khu vực chăn nuôi tập trung, mật độ cao, ổ dịch cũ, khu vực thu gom, chợ mua bán động vật, sản phẩm động vật tươi sống, cơ sở giết mổ động vật… theo Phụ lục số 08 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e) Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
- Thực hiện kiểm dịch tận gốc đối với động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh theo Thông tư số 25/2016/TT-BNN ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật trên cạn.
- Tịch thu, tiêu hủy không bồi thường động vật, sản phẩm động vật nhập lậu; buôn bán động vật có biểu hiện bị bệnh hoặc chết do bệnh.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch thú y.
- Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật tại các chợ và tụ điểm buôn bán.
- Tiếp tục kêu gọi xây dựng điểm giết mổ, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo Quyết định số 995/QĐ-UBND ngày 26/4/2014 của UBND tỉnh, phê duyệt quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2025; Quyết định số 3503/QĐ-UBND ngày 11/11/2014; Quyết định số 4756/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 điều chỉnh vị trí, diện tích quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Lào Cai giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2025.
f) Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y
- Tổ chức kiểm tra các điều kiện kinh doanh thuốc thú y của các cơ sở; việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc thú y; kiểm tra chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường, đánh giá, phân loại cơ sở theo Thông tư 45/2014/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về thú y cho các hộ kinh doanh thuốc thú y, hành nghề thú y, qua đó yêu cầu người hành nghề thú y thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh.
g) Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh
- Triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) tại 05 xã, theo Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 19/7/2016 của UBND tỉnh về hỗ trợ xây dựng mô hình an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm; đảm bảo đến cuối năm 2017 có 2-3 xã đủ điều kiện công nhận cơ sở ATDB theo quy định.
- Tiếp tục duy trì thực hiện tốt hoạt động chuyên môn tại 03 xã đã được Cục Thú y công nhận ATDB là các xã: Cam Cọn, huyện Bảo Yên, xã Phong Niên huyện Bảo Thắng và xã Bảo Nhai huyện Bắc Hà; lấy mẫu xét nghiệm và hỗ trợ cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở ATDB theo Thông tư số 14/2016/TT-BNN ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở ATDB động vật.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các trang trại, gia trại, cơ sở chăn nuôi xây dựng và đề nghị công nhận cơ sở ATDB gia súc, gia cầm.
- Cơ sở ATDB được công bố trên Website của Cục Thú y và của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lào Cai; được ưu tiên khi xuất bán sản phẩm chăn nuôi: Nếu xuất ra ngoài tỉnh trong vòng 01 ngày làm việc sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch; nếu xuất trong tỉnh được mang kèm theo bản sao Giấy chứng nhận cơ sở ATDB làm căn cứ xác định nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật.
- Cơ sở ATDB được Chi cục, Trạm Chăn nuôi và Thú y thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng…; hàng năm tổ chức đánh giá, giám sát, xét nghiệm lại (định kỳ hoặc đột xuất), nếu phát hiện lỗi ảnh hưởng đến việc kiểm soát an toàn dịch bệnh, thì yêu cầu có biện pháp và thời hạn khắc phục; nếu không khắc phục lỗi đúng hạn, Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNN ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp bao vây, khống chế, dập dịch theo quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ban chỉ đạo các cấp:
- Thực hiện theo quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Khi phát hiện ổ dịch UBND cấp xã báo cáo khẩn cấp với UBND cấp huyện, Trạm Chăn nuôi Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiến hành xác minh dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
Trong khi chưa có kết quả xét nghiệm thì UBND cấp xã tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch như đối với dịch bệnh nguy hiểm ở động vật. Căn cứ diễn biến của ổ dịch và kết quả xét nghiệm, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị UBND cấp huyện, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố dịch bệnh động vật theo quy định.
- Đối với ổ dịch cúm gia cầm: Tổ chức tiêu hủy bắt buộc động vật, sản phẩm động vật trong ổ dịch, tiêm phòng khẩn cấp chống dịch theo Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT và chỉ đạo của UBND tỉnh;
- Đối với ổ dịch LMLM gia súc: Thực hiện tiêu hủy hoặc nuôi cách ly theo dõi, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng khẩn cấp chống dịch theo Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đối với ổ dịch tai xanh ở lợn: Tiêu hủy lợn chết và mắc bệnh không có khả năng hồi phục; cách ly triệt để lợn ốm, điều trị tích cực, tiêm phòng khẩn cấp chống dịch theo Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đối với ổ bệnh dịch tả lợn: Tiêu hủy lợn chết và mắc bệnh, cách ly triệt để, tiêm phòng vắc xin vào ổ dịch và xung quanh theo Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đối với ổ dịch dại động vật: Thực hiện theo Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 và theo Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đối với ổ dịch các loại dịch bệnh khác: Thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
c) Tiêm phòng khẩn cấp vắc xin chống dịch
Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định phạm vi, đối tượng tổ chức tiêm phòng khẩn cấp khi có dịch bệnh xảy ra theo Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi của hộ có động vật bị mắc bệnh, nơi tiêu hủy động vật và khu vực xung quanh (thôn, bản, xã, phường) theo hướng dẫn của cơ quan Thú y và quy định của UBND tỉnh.
đ) Thành lập các Tổ, Chốt kiểm soát tạm thời
Thành lập các chốt kiểm soát tạm thời, Tổ kiểm soát cơ động để kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật mẫn cảm tại các đầu mối giao thông ra, vào ổ dịch. Tùy thuộc vào phạm vi và mức độ ổ dịch, cơ quan thú y đề nghị thành lập Tổ, Chốt ở các cấp, địa điểm khác nhau.
e) Kiểm soát biên giới
Các địa phương có đường biên giới tổ chức kiểm soát triệt để việc xuất, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn. Thành lập các Tổ kiểm soát cơ động do lực lượng Biên phòng chủ trì tăng cường kiểm tra; trọng tâm là cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và 02 bên cánh gà cửa khẩu; cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, lối mở; các tụ điểm, chợ thuộc các huyện thành phố có đường biên giới. Xử lý triệt để tình trạng xuất, nhập lậu và gắn trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nếu để xảy ra tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh.
3.3 Cơ chế chính sách và nhu cầu kinh phí
a) Cơ chế tài chính
- Ngân sách Trung ương: Cấp vắc xin trực tiếp qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho 03 huyện 30a theo chương trình Nghị quyết số 30a/NQ-CP của Chính phủ và vắc xin LMLM cho các huyện, thành phố theo Chương trình Quốc gia khống chế bệnh LMLM.
- Ngân sách tỉnh:
+ Cấp kinh phí mua vắc xin tiêm phòng cho đàn trâu, bò, ngựa, lợn, vắc xin dại, vắc xin cúm gia cầm bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; hỗ trợ công tiêm phòng cho trâu, bò ngựa 2.000 đồng/mũi tiêm theo chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
+ Cấp kinh phí mua vật tư, hóa chất, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh.
+ Khi xảy ra dịch bệnh lợn tai xanh, ngân sách tỉnh cấp kinh phí mua vắc xin tai xanh chống dịch.
+ Hỗ trợ tiêu hủy gia súc, gia cầm; phòng chống dịch bệnh theo Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 06/10/2008 và Quyết định số 3752/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 06/10/2008 về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ hóa chất, vắc xin, trang thiết bị phòng chống dịch bệnh; ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ chủ vật nuôi có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy và công tiêu hủy, hỗ trợ các Chốt kiểm dịch tạm thời trên địa bàn.
- Người chăn nuôi: Chi trả tiền vắc xin và công tiêm phòng các loại vắc xin khác ngoài phần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước. Trả công cho người đi phun hóa chất khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi.
- Rà soát, đề xuất cơ chế chính sách sát với thực tiễn phát triển chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
- Kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng năm 2017 thực hiện theo Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh về phòng chống dịch lở mồm long móng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020.
b) Kinh phí phòng, chống dịch
Tổng kinh phí 7.714.195.000 đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương (Chương trình 30a cấp vắc xin): 281.850.000 đồng.
- Nguồn ngân sách tỉnh: 5.027.245.0005 đồng.
+ Kinh phí phòng, chống dịch: 4.023.677.000 đồng:
+ Kinh phí dự phòng chống dịch: 1.003.568.000đồng;
- Ngân sách huyện, thành phố (khi có dịch xảy ra): 2.405.100.000 đồng.
(Có dự toán chi tiết kèm theo)
- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án, chuẩn bị đầy đủ và cung ứng kịp thời vắc xin, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phòng dịch phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp với các cơ quan truyền thông hướng dẫn, thông tin tuyên truyền kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, nguy cơ phát dịch và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
+ Chỉ đạo hệ thống thú y phối hợp với chính quyền cơ sở, các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm đến tận thôn, bản, hộ chăn nuôi; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; phát hiện sớm các ổ dịch, bao vây, khống chế kịp thời không để dịch bệnh lây lan.
+ Phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức tiêm phòng vắc xin định kỳ và bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc, gia cầm. Xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm tra giám sát sau tiêm phòng, phát hiện kịp thời sự lưu hành của vi rút Cúm gia cầm, vi rút gây bệnh LMLM gia súc, xác định bảo hộ của vắc xin sau tiêm phòng.
+ Phối hợp với các tỉnh kiểm soát gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập và xuất ra khỏi tỉnh; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Duy trì thường trực phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để tiếp nhận, giải quyết và xử lý các thông tin về tình hình dịch bệnh.
+ Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các ngành liên quan hướng dẫn xây dựng các cơ sở, điểm giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện việc kiểm dịch tại gốc; tăng cường kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm tại các cơ sở giết mổ, các điểm kinh doanh. Kiên quyết xử lý những gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển không rõ nguồn gốc, sai quy định.
+ Sử dụng nguồn kinh phí Kế hoạch cung ứng vắc xin, hóa chất, trang thiết bị, bảo hộ sinh học, biên soạn in ấn tờ rơi tuyên truyền; thực hiện thanh, quyết toán các khoản mục đã đầu tư theo quy định của Nhà nước, đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ vào Kế hoạch của UBND tỉnh trình phê duyệt cấp kinh phí, Chi cục Chăn nuôi và Thú y lập dự toán chi tiết theo kế hoạch và triển khai thực hiện theo quy định. Hướng dẫn, đôn đốc đơn vị sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
- Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng trong ngành từ tỉnh đến cơ sở tham gia tích cực công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; cử cán bộ tham gia các Chốt, Tổ cơ động các cấp khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; xử lý đối tượng vi phạm trong việc vận chuyển buôn bán động vật và các sản phẩm động vật ra, vào vùng dịch theo quy định của pháp luật.
- Sở Công Thương: Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm soát vận chuyển, lưu thông động vật, sản phẩm động vật và công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; cử cán bộ tham gia các Chốt kiểm dịch, Tổ cơ động các cấp khi có dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Sở Y tế: Phối hợp với ngành Nông nghiệp trong việc thông tin, báo cáo kịp thời, chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. Rà soát, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra trên người.
- Sở Thông tin Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Chăn nuôi và Thú y) hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thông tin kịp thời và chính xác về nguy cơ, tác hại và diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền như: Phát thanh, truyền thanh, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tuyên truyền lưu động...
- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Chăn nuôi và Thú y) xây dựng nội dung, chuyên mục cho chương trình truyền thông đại chúng về các biện pháp phòng, chống dịch.
- Các tổ chức, đoàn thể, chính trị xã hội: Chỉ đạo trong hệ thống từ tỉnh đến cơ sở, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện công tác phòng chống dịch trong gia đình và cộng đồng. Tham gia giám sát các nguồn kinh phí được ngân sách hỗ trợ cho phòng, chống dịch để tránh thất thoát, lãng phí.
- Chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý. Tăng cường chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở các cấp. Chủ động sử dụng nguồn kinh phí của địa phương, chi phí kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch. Có kế hoạch, phương án, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ lực lượng, vật tư chủ động đối phó kịp thời khi có dịch xảy ra.
- Chỉ đạo, tổ chức tốt việc phối hợp giữa các lực lượng trên địa bàn: Công an, Quản lý thị trường, Biên phòng, Thú y và chính quyền cơ sở kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển trái phép động vật sản phẩm động vật, làm lây lan dịch bệnh.
- Thông tin, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; đưa tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về diễn biến, nguy cơ dịch bệnh và biện pháp phòng, chống; hướng dẫn các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, dấu hiệu để phát hiện dịch bệnh, biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm để người dân tự bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng và chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường quản lý đàn gia súc, gia cầm; triển khai công tác quy hoạch chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường; tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm kịp thời bao vây, khống chế không để dịch lây lan; thực hiện giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm đến tận thôn, bản, hộ chăn nuôi; thường xuyên vệ sinh, khử trùng môi trường.
- Chỉ đạo điều tra số lượng gia súc, gia cầm tại địa phương, đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng cho từng loại gia súc, gia cầm ở địa phương, báo cáo trước ngày 01/3/2017 và ngày 25/8/2017 (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y để tổng hợp).
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, ban quản lý các chợ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc chăn nuôi, vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, buôn bán không đúng nơi quy định.
- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tiêu hủy đàn gia súc, gia cầm bị bệnh trong diện phải tiêu hủy khi đã được Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định và thực hiện các biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
- Trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đến thôn, bản, hộ chăn nuôi trên địa bàn.
- Thành lập Tổ giám sát hoặc giao cho trưởng thôn, cán bộ thú y cơ sở theo dõi, giám sát, tiếp nhận và báo cáo thông tin về dịch bệnh ở động vật.
- Huy động các tổ chức đoàn thể ở địa phương, vận động nhân dân hưởng ứng và tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Tăng cường tuyên truyền trên loa truyền thanh về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Thống kê đàn gia súc, gia cầm, lập kế hoạch tiêm phòng trong các đợt theo kế hoạch của tỉnh, huyện; thông báo cho người chăn nuôi kế hoạch tiêm phòng để hộ chăn nuôi chủ động phối hợp, thực hiện và tham gia bắt giữ gia súc, gia cầm trong quá trình tiêm.
- Giám sát và quản lý chặt chẽ vắc xin, vật tư, hóa chất và kinh phí được hỗ trợ, đảm bảo chi đúng đối tượng theo quy định của tỉnh.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành về phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng bắt buộc theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm tỉnh Lào Cai năm 2017, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thành phố căn cứ triển khai, thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2020 về hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Tuyên Quang thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 Ban hành: 28/12/2020 | Cập nhật: 16/01/2021
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 20/11/2020 | Cập nhật: 16/01/2021
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 Ban hành: 08/09/2020 | Cập nhật: 05/02/2021
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 29/06/2020 | Cập nhật: 19/08/2020
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau Ban hành: 04/06/2020 | Cập nhật: 04/07/2020
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 29/04/2020 | Cập nhật: 15/07/2020
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2020 về danh mục đập, hồ chứa nước Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 13/04/2020 | Cập nhật: 06/08/2020
Quyết định 995/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Ban hành: 15/04/2020 | Cập nhật: 02/11/2020
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông Ban hành: 26/12/2019 | Cập nhật: 19/02/2020
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau năm 2020 Ban hành: 21/10/2019 | Cập nhật: 26/11/2019
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về tăng cường hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020-2025 Ban hành: 18/10/2019 | Cập nhật: 17/12/2019
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ban hành: 12/09/2019 | Cập nhật: 12/11/2019
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2020 Ban hành: 07/08/2019 | Cập nhật: 31/07/2020
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị tại hai khu vực do lịch sử để lại Ban hành: 03/06/2019 | Cập nhật: 17/06/2019
Kế hoạch 135/KH-UBND về phát triển ngành thương mại năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 06/06/2019 | Cập nhật: 15/08/2019
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2019 về Quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, quản lý của Sở Tài chính tỉnh An Giang Ban hành: 23/04/2019 | Cập nhật: 14/05/2019
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 20/11/2018 | Cập nhật: 01/03/2019
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2018-2030 tại tỉnh Hòa Bình Ban hành: 18/10/2018 | Cập nhật: 03/12/2018
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2018 quy định về quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 29/08/2018 | Cập nhật: 19/09/2018
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2018 triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 23/08/2018 | Cập nhật: 11/09/2018
Kế hoạch 135/KH-UBND thực hiện Đề án Tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 Ban hành: 05/07/2018 | Cập nhật: 10/08/2018
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai Ban hành: 18/06/2018 | Cập nhật: 20/08/2018
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính các lĩnh vực: tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng bị bãi bỏ và ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 07/06/2018 | Cập nhật: 19/09/2018
Kế hoạch 135/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo Ban hành: 29/05/2018 | Cập nhật: 22/11/2018
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2018 thực hiện Kết luận 13-KL/TU về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU và Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tại Hải Phòng trong giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 23/05/2018 | Cập nhật: 26/11/2019
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về hòa giải thương mại Ban hành: 04/08/2017 | Cập nhật: 30/10/2017
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2017 về xây dựng mô hình thí điểm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến hết năm 2018 Ban hành: 16/08/2017 | Cập nhật: 10/11/2017
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại Ban hành: 27/07/2017 | Cập nhật: 28/10/2017
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2021 Ban hành: 19/06/2017 | Cập nhật: 28/06/2017
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2017 triển khai Chỉ thị 07/CT-TTg tăng cường phối hợp triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Ban hành: 24/04/2017 | Cập nhật: 16/05/2017
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Phước trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành: 26/04/2017 | Cập nhật: 24/05/2017
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục thủ tục hành chính có thực hiện và không thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Ban hành: 29/03/2017 | Cập nhật: 05/05/2017
Kế hoạch 135/KH-UBND thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015-2020” năm 2017 Ban hành: 17/03/2017 | Cập nhật: 26/04/2017
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Ban hành: 15/09/2016 | Cập nhật: 27/10/2016
Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn Ban hành: 31/05/2016 | Cập nhật: 06/06/2016
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng đường giao thông từ Trung tâm xã Phi Liêng đi khu Tây Sơn, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 16/05/2016 | Cập nhật: 27/05/2017
Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y Ban hành: 15/05/2016 | Cập nhật: 15/05/2016
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 08/06/2016 | Cập nhật: 27/02/2017
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 về phòng, chống bệnh lở mồm long móng tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 20/05/2016 | Cập nhật: 09/06/2016
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng Khu Văn hóa Hồ Nước Ngọt, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 25/04/2016 | Cập nhật: 02/06/2016
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 tổ chức, thực hiện việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển Ban hành: 15/01/2016 | Cập nhật: 07/03/2016
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2015 ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 Ban hành: 10/12/2015 | Cập nhật: 15/12/2015
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2015 về phát triển điện ảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 04/08/2015 | Cập nhật: 12/08/2015
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2013 về tuyên truyền phổ biến luật hợp tác xã 2012, đề án đổi mới phát triển hợp tác xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 -2020 Ban hành: 25/03/2014 | Cập nhật: 12/11/2014
Quyết định 995/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2014 Ban hành: 19/03/2014 | Cập nhật: 09/06/2014
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của "Xưởng sản xuất cơ khí và nhà xưởng cho thuê" Ban hành: 02/07/2013 | Cập nhật: 06/07/2013
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 02/05/2013 | Cập nhật: 04/11/2013
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước Ban hành: 16/05/2012 | Cập nhật: 26/07/2012
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2012 về công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc phạm vi giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 19/04/2012 | Cập nhật: 16/05/2012
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2012 phân cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 28/02/2012 | Cập nhật: 02/03/2012
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2011 Điều lệ về tổ chức, hoạt động và Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển đất tỉnh Lai Châu Ban hành: 29/08/2011 | Cập nhật: 01/04/2015
Kế hoạch 135/KH-UBND tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2003 trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 24/09/2010 | Cập nhật: 14/10/2010
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2009 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 28/08/2009 | Cập nhật: 04/04/2011
Quyết định 995/QĐ-UBND năm 2009 về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 19/08/2009 | Cập nhật: 25/04/2011
Quyết định 995/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 11/2003/QĐ-UB quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp Ban hành: 06/06/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật Ban hành: 09/01/2007 | Cập nhật: 19/01/2007
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2020 về công tác thông tin đối ngoại năm 2021 Ban hành: 30/11/2020 | Cập nhật: 19/02/2021