Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình bác sỹ gia đình tại Hà Tĩnh, giai đoạn 2017-2022
Số hiệu: 951/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Đặng Quốc Vinh
Ngày ban hành: 10/04/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 951/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 04 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BÁC SỸ GIA ĐÌNH TẠI HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;

Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14/11/2008; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế ngày 13/6/2014;

Căn cứ Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 07/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục “Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” vay vốn Ngân hàng Thế giới; Quyết định số 2348/QĐ- TTg ngày 05/12/2016 ca Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 7/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020;

Căn cứ Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sỹ gia đình và phòng khám bác sỹ gia đình; Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn; Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 03/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tnh về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân đến năm 2015 và những năm tiếp theo;

Căn cứ Nghị Quyết số 144/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của HĐND tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách đối với công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

Căn cứ Quyết định số 770/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Ttrình số 563/TTr-SYT ngày 29/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mô hình bác sỹ gia đình tại Hà Tĩnh, giai đoạn 2017 - 2022, với các nội dung chủ yếu sau;

1. Mục tiêu chung

Triển khai thí điểm, nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sgia đình trên phạm vi toàn tỉnh nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải bệnh viện.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thđến năm 2022

2.1. Tăng cường đào tạo nhân lực: Đến năm 2020 có 100% số bác sỹ tuyến xã tham gia các khóa đào tạo định hướng Y học gia đình 03 tháng; 100% bệnh viện đa khoa/trung tâm y tế tuyến huyện (sau đây gọi chung là trung tâm y tế tuyến huyện) cử bác sỹ tham gia đào tạo định hướng y học gia đình, ti thiểu 01 bác sỹ/bệnh viện; khuyến khích các bác sỹ tuyến huyện, xã đi học bác sỹ chuyên khoa cấp I về y học gia đình.

2.2. Triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình phòng khám bác sỹ gia đình: Đến năm 2022: 100% (13/13) huyện, thành phố, thị xã có phòng khám bác sỹ gia đình thuộc trung tâm y tế tuyến huyện; 80% (209/262) xã, phường, thị trấn có trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình; trên 80% người dân được lập hồ sơ và quản lý về sức khỏe tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

2.3. Khuyến khích thành, lập các phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân (bao gồm cả phòng khám, chữa bệnh ngoài giờ hành chính có nhu cầu hoạt động theo mô hình phòng khám bác sỹ gia đình).

3. Phạm vi và thời gian thực hiện Đề án

3.1. Phạm vi: Đề án triển khai tại 13 trung tâm y tế tuyến huyện và 262 trạm y tế xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Tĩnh.

3.2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2022.

4. Nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án

4.1. Mô hình tổ chức

4.1.1. Trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

4.1.2. Phòng khám bác sĩ gia đình:

- Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân (bao gồm cả phòng khám, chữa bệnh ngoài giờ hành chính có nhu cầu hoạt động theo mô hình phòng khám bác sỹ gia đình).

- Phòng khám bác sỹ gia đình thuộc trung tâm y tế tuyến huyện.

4.2. Nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của mô hình phòng khám bác sỹ gia đình.

4.2.1. Trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình:

a) Nhân lực:

- Bảo đảm đủ nhân lực theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn.

- Có bác sỹ đa khoa được đào tạo tối thiểu 3 tháng về y học gia đình.

b) Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế theo quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020.

4.2.2. Phòng khám bác sĩ gia đình (bao gồm cả phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân và phòng khám bác sĩ gia đình thuộc trung tâm y tế tuyến huyện)

a) Cơ sở vật chất và trang thiết bị:

- Xây dựng và thiết kế: Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. Phải có nơi đón tiếp người bệnh, có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất là 10 m2. Ngoài ra, tùy phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện phù hợp với tình hình tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký.

- Có thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh, chữa bệnh.

- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký.

b) Nhân sự:

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình (trong giai đoạn thí điểm, bác sỹ đa khoa được đào tạo về y học gia đình 03 tháng).

- Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải được đào tạo về y học gia đình.

Riêng đối với phòng khám bác sỹ gia đình thuộc trung tâm y tế tuyến huyện thì các bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện có thể luân chuyển tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám bác sỹ gia đình.

4.3. Nhiệm vụ của mô hình phòng khám bác sỹ gia đình

Thực hiện theo Quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 - 2020 và các thông tư, hướng dẫn của Bộ Y tế

4.4. Lộ trình triển khai thí điểm, nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình

- Năm 2017: Phổ biến tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về ý nghĩa, lợi ích khi khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình bác sỹ gia đình; tổ chức cấp chứng chhành nghề cho các đối tượng về y học gia đình đủ điều kiện; triển khai đào tạo giảng viên tuyến tỉnh; đào tạo bác sỹ chuyên khoa I cho trung tâm tế tuyến huyện; đào tạo các lớp ngn hạn theo nguyên lý y học gia đình theo kế hoạch và nguồn kinh phí Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET).

- Năm 2018: Triển khai thí điểm 03 mô hình phòng khám bác sỹ gia đình thuộc các trung tâm y tế tuyến huyện; 26 mô hình trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình cho tất cả các huyện, thành phố, thị xã (mỗi địa phương thí điểm 02 trạm y tế). Triển khai đào tạo chương trình y học gia đình theo kế hoạch và nguồn kinh phí Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET).

- Năm 2019: Duy trì mô hình thí điểm phòng khám bác sỹ gia đình tại các huyện, thành phố, thị xã; phát triển thêm các phòng khám bác sỹ gia đình để đảm bảo ít nhất có 40% (05/13) huyện triển khai thực hiện mô hình phòng khám bác sỹ gia đình thuộc trung tâm y tế tuyến huyện; 30% (78/262) trạm y tế xã triển khai mô hình trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình; triển khai đào tạo chương trình y học gia đình theo kế hoạch và nguồn kinh phí Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET).

- Năm 2020: Duy trì các phòng khám bác sĩ gia đình đã triển khai, phát triển thêm đảm bảo 100% (13/13) huyện, thị xã, thành phố có phòng khám bác sgia đình thuộc trung tâm y tế tuyến huyện; 50% (131/262) trạm y tế xã, phường thị trấn triển khai mô hình trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình: Triển khai đào tạo chương trình y học gia đình theo kế hoạch và nguồn kinh phí Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET).

- Năm 2021: Duy trì các phòng khám bác sỹ gia đình đã triển khai; phát triển thêm đảm bảo 70% (183/262) trạm y tế xã triển khai mô hình trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

- Năm 2022: 100% phòng khám bác sỹ gia đình thuộc trang tâm y tế tuyến huyện; phát triển thêm đảm bảo 80% trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.

- Khuyến khích các phòng khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập tham gia thành lập phòng khám bác sỹ gia đình khi đủ điều kiện.

4.5. ng dụng công nghệ thông tin

Phối hợp việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đxây dựng phần mềm tin học quản lý hoạt động bác sỹ gia đình. Thực hiện tin học hóa các hoạt động của y tế cơ sở và quản lý hồ sơ theo dõi sức khỏe của từng người dân. Đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin giữa y tế xã với y tế huyện để theo dõi, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn; xây dựng và triển khai thực hiện bệnh án điện tử; quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế xã, huyện.

Xây dựng các biểu mẫu khám, chữa bệnh (chđịnh điều trị), xét nghiệm (chỉ định cận lâm sàng), chuyển tuyến, báo cáo y khoa, xây dựng bệnh án điện tử, bệnh án giấy... phù hợp với mô hình phòng khám bác sỹ gia đình.

Xây dựng mạng quản lý thông tin (nối mạng hệ thống: Mạng LAN, Internet) để kết nối thông tin trong mạng lưới mô hình phòng khám bác sỹ gia đình với các bệnh viện tuyến trên, với BHYT và mạng lưới cung ứng thuốc.

Đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của mô hình phòng khám bác sỹ gia đình.

4.6. Lập hồ sơ sức khỏe cá nhân

Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho từng người dân với các thông tin sẵn có từ dữ liệu điều tra hộ gia đình của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Bổ sung thông tin sức khỏe và bệnh tật của những người đã khám chữa bệnh vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân. Tổ chức khám sức khỏe để có thông tin tiếp tục hoàn thiện hồ sơ quản lý sức khỏe;

Thực hiện quản lý sức khỏe người dân: Thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ, phấn đấu mỗi người dân được khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm; tổng hợp thông tin sức khỏe của người dân theo quy định, tiến hành phân loại sức khỏe, phân nhóm đối tượng cn chăm sóc, theo dõi, quản lý; tư vn phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, định hướng chuyển tuyến điều trị người bệnh; cập nhật thông tin về sức khỏe và bệnh tật của người dân vào hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân, hộ gia đình.

4.7. Tăng cường công tác truyền thông

Tuyên truyền về mô hình, lợi ích, năng lực, khả năng cung ứng dịch vụ y tế của các phòng khám bác sỹ gia đình; “Đề án xây dựng, phát triển mô hình đề án bác sỹ gia đình giai đoạn 2017 - 2020”; giới thiệu địa chỉ các đơn vị y tế đã triển khai phòng khám bác sỹ gia đình; về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân đến khám tại phòng khám bác sỹ gia đình; giới thiệu quy trình quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bnh, chuyển tuyến và thanh quyết toán, quyền lợi, nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm y tế... trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình tuyến huyện, hệ thng truyền thanh cơ sở, Cổng Thông tin điện tử Sở Y tế, các đơn vị trong ngành...

4.8. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Tiếp tục tăng cường nguồn nhân lực, đặc biệt là số lượng bác sỹ ở trung tâm y tế tuyến huyện; bảo đảm nhân lực cho trạm y tế xã để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, theo dõi sức khỏe đến từng người dân; rà soát, bố trí, điều chuyển nhân lc y tế xã bảo đảm phù hợp về số lượng và chức danh chuyên môn theo đề án vị trí việc làm; thực hiện các hình thức đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực. Tuyển dụng, thu hút bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình về làm việc tại trạm y tế xa.

Thực hiện tt công tác đào tạo, đào tạo liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở. Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho trung tâm y tế, trạm y tế tuyến xã vùng sâu, vùng xa; trong đó chú trọng về khám chữa bệnh y học ctruyền kết hợp y học hiện đại, phục hồi chức năng và quản lý, theo dõi chăm sóc bệnh không lây nhiễm, người cao tuổi tại cộng đồng.

Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh và chế độ luân phiên hai chiều phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến xã và những vùng khó khăn. Đưa bác sỹ trẻ về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thực hiện tốt việc “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HChí Minh”; Thông tư số 07/2014/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định về quy tắc ứng xcủa công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.

Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên, có hình thức khen thưởng về tinh thần và vật chất cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tại tuyến y tế cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, huyện, xã có điều kiện kinh tế khó khăn.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật, nhất là các quy định liên quan trực tiếp đến lĩnh vực y tế - dân số; học tập, chấp hành Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực y tế theo nguyên lý y học gia đình: Triển khai đào tạo ngắn hn chương trình y học gia đình theo kế hoạch và nguồn kinh phí Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) Tổng số 1.345 người gồm các đối tượng: Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh và 13 bác sỹ chuyên khoa I về y học gia đình.

(Chi tiết về đào tạo nhân lực tại phụ lục 1)

4. 9. Nguồn kinh phí

Tổng kinh phí: 52.336.244.308 đồng (năm mươi hai tỷ, ba trăm ba mươi sáu triệu, hai trăm bn mươi bốn nghìn, ba trăm linh tám đồng). Trong đó:

- Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET): 30.234.494.308 đồng (tương đương 1.359.098 USD, tỷ giá tạm tính 1USD/22.246 VNĐ) để hỗ trợ hoạt động đào tạo cán bộ y tế theo nguyên lý y học gia đình.

- Ngân sách tỉnh: Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình điểm Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý bác sỹ gia đình: 2.445.300.000 đồng (94.050.000 đồng/Trạm x 26 Trạm y tế).

- Nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác: Kinh phí nhân rng mô hình Trạm Y tế xã hoạt động theo nguyên lý bác sỹ gia đình: 19.656.450.000 đồng (94.050.000 đồng/Trạm x 209 Trạm y tế).

(Chi tiết kinh phí theo phụ lục 2)

5. Tổ chức thực hiện

a) Sở Y tế: Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án; là cơ quan quản lý nhà nước về y học gia đình, cơ quan thường trực phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tổ chức chỉ đạo và thực hiện Đề án; sơ kết, tng kết mô hình bác sỹ gia đình trên toàn tỉnh và báo cáo theo định kỳ.

Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát đội ngũ cán bộ tại các tuyến huyện, xã xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực y học gia đình phù. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội tỉnh xây dựng cơ chế thanh quyết toán bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại mô hình phòng khám bác sỹ gia đình.

Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án, tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệp y tế gửi Sở Tài chính đtham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.

b) Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thực hiện mô hình bác sỹ gia đình. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực cho y học gia đình; chính sách ưu đãi đối với cán bộ tham gia đào tạo nguồn nhân lực y học gia đình. Tham mưu, trình UBND tỉnh quyết định hoặc cử cán bộ, công chức, viên chức học tập, đào tạo theo phân cấp quản lý.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chtrì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và các đơn v liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn vốn để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho ngành y tế.

d) Sở Tài chính: Hàng năm căn cứ vào kế hoạch, dự toán kinh phí của ngành Y tế, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.

d) Bảo hiểm Xã hội tnh: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính xây dựng cơ chế thanh, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại mô hình phòng khám bác sỹ gia đình. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh quyết toán bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mô hình phòng khám bác sỹ gia đình.

e) Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đào tạo ngn hạn chương trình y học gia đình theo kế hoạch và nguồn kinh phí Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET).

f) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố: Lập kế hoạch triển khai thí điểm mô hình phòng khám bác sỹ gia đình trên địa bàn huyện phù hợp với địa phương. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế rà soát tình hình nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trạm y tế xã trên địa bàn để đề xuất lộ trình triển khai thí điểm mô hình trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Tham mưu, trình Sở Nội vụ quyết định hoặc quyết định cử cán bộ, viên chức học tập, đào tạo theo phân cấp quản lý.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh; thành viên Ban Chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- BY tế;
- Ban QLDA HPET-BY tế;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX1;
- Gửi:
+ Bản giấy: TP không nhận bản ĐT, Sở Y tế;
+ Bản điện tử: Các thành phần khác.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Vinh

 

PHỤ LỤC 1:

NHU CẦU VÀ LỘ TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
(Kèm theo Quyết định số 951/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của UBND tỉnh)

Tỷ giá tạm tính: 1 USD/22.246VNĐ

TT

Chương trình

Số lượng

Thành tiền (USD)

Quy đi thành tiền VNĐ

1

Giảng viên tuyến tỉnh

66

69.800

1.552.771.000

2

Học viên

1345

1.206.514

26.840.110.444

3

Chuyên khoa I

13

82.784

1.841.612.864

 

Cộng

1.424

1.359.098

30.234.494.108

1. Đào tạo ngắn hạn

* Năm 2017

TT

Đối tượng

Số lượng

Thời gian

Dư kiến thời gian

1

Giảng viên

66

3 tháng

Tháng 6 - 8

2

Bác sĩ

40

3 tháng

Tháng 9 - 11

3

Y sĩ

40

1 tháng

Tháng 9

4

Điều dưỡng

40

1 tháng

Tháng 10

1

Hộ sinh

40

1 tháng

Tháng 11

 

Cộng

226

226

 

* Năm 2018

TT

Đối tượng

Số lượng

Thời gian

Dự kiến thời gian

1

Bác sĩ

80

3 tháng

Tháng 2 - 4; 6 - 8

2

Y sĩ

160

1 tháng

Tháng 1, 6, 11, 12

3

Điều dưỡng

160

1 tháng

Tháng 3, 5, 7, 9

4

Hộ sinh

80

1 tháng

Tháng 4, 8, 10

 

Cộng

480

 

 

* Năm 2019

TT

Đối tượng

Số lượng

Thời gian

Dự kiến thời gian

1

Bác sĩ

81

3 tháng

Tháng 2 - 4; 6 - 8

2

Y sĩ

110

1 tháng

Tháng 1, 6, 11, 12

3

Điều dưỡng

120

1 tháng

Tháng 3, 5, 7, 9

4

H sinh

82

1 tháng

Tháng 4, 8, 10

 

Cộng

393

 

 

* Năm 2020

TT

Đối tượng

Số lượng

Thời gian

Dự kiến thời gian

1

Y sĩ

75

3 tháng

Tháng 1, 2

2

Điều dưỡng

81

1 tháng

Tháng 3, 4

3

Hộ sinh

80

1 tháng

Tháng 5, 6

4

Dược sĩ

76

1 tháng

Tháng 2, 3

 

Cộng

312

 

 

2. Đào tạo bác sĩ chuyên khoa I:

TT

Năm

Slượng

Thời gian đào tạo

1

2017

5

2017 - 2019

2

2018

8

2018 - 2020

Cộng

13

 

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG 26 MÔ HÌNH ĐIỂM TRẠM Y TẾ HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ BÁC SỸ GIA ĐÌNH
(Kèm theo Quyết định số 951/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Slượng

Đơn giá dự kiến

Chi phí/mô hình

Số mô hình

Thành tiền

1

Chnh trang hệ thống bảng, biển trạm y tế xã

Cái

10

1.000

10.000

 

 

2

Xây dựng quy trình và in ấn quy trình

Quy trình

25

200

5.000

 

 

3

Truyền thông tại cộng đồng (thôn) về BHYT và phòng, chống các bệnh thường gặp

 

 

 

 

 

 

 

Viết nội dung (bài 350 từ)

Bài

20

75

1.500

 

 

 

Hỗ trợ cán btruyền thông (lần)

Người

300

15

4.500

 

 

4

Hỗ trợ nhân viên y tế thôn và cán bộ trạm y tế xã vận động người dân tham gia thực hiện mô hình

Người

15

1.000

15.000

 

 

5

Hỗ trợ điều tra, giám sát đánh giá (10 người * 10 ngày)

Người

100

120

12.000

 

 

6

Hỗ trợ mua các dụng cụ, trang thiết bị cơ bản

 

1

30.000

30.000

 

 

7

Hỗ trợ biểu mẫu, ấn phẩm, sổ sách các loại

 

1

8.000

8.000

 

 

8

Hội nghị đánh giá, tổng kết mô hình mẫu

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ tổng hợp số liệu, viết báo cáo

Trang

10

75

750

 

 

 

Hỗ trợ báo cáo viên

Người

2

150

300

 

 

 

Nước uống

Người

100

5

500

 

 

 

Hội trường, mắc két

 

1

1.000

1.000

 

 

 

Khen thưởng tập thể có thành tích

 

3

500

1.500

 

 

 

Khen thưởng hộ gia đình, cá nhân tiêu biu

Người

20

200

4.000

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

94.050

26

2.445.300

Bằng chữ: (Hai tỷ, bn trăm bn mươi lăm triệu, ba trăm nghìn đng)

 

 

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM BÁC SỸ GIA ĐÌNH NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định 951/QĐ-UBND ngày 10/04/2017 của UBND tỉnh)

1. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (26 trạm y tế)

S TT

Đơn vị tuyến huyện

Trạm Y tế

1

TTYT Thị xã Kỳ Anh

Xã Kỳ Ninh, Kỳ Thịnh

2

TTYT huyện Kỳ Anh

Xã Kỳ Tân, Kỳ Nam

3

TTYTDP huyện Cẩm Xuyên

Thị trấn Cẩm Xuyên, xã Cẩm Duệ

4

TTYTDP TP Hà Tĩnh

Phường Thạch Quý, xã Thạch Hạ

5

TTYTDP huyện Thạch Hà

Xã Thạch Tân, Thạch Lạc

6

TTYTDP huyện Can Lộc

Xã Thanh Lộc, Thiên Lộc

7

TTYTDP TX Hồng Lĩnh

Phường Đậu Liêu, xã Thuận Lộc

8

TTYTDP huyện Nghi Xuân

Xã Xuân Hải, Tiên Điền

9

TTYTDP huyện Đức Thọ

Xã Trung Lễ, Tùng Ảnh

10

TTYTDP huyện Lộc Hà

Xã Hộ Độ, Thạch Bằng

11

TTYTDP huyện Hương Sơn

Thị trấn Phố Châu, xã Sơn L

12

TTYTDP huyện Hương Khê

Xã Hương Vĩnh, Hương Xuân

13

TTYTDP huyện Vũ Quang

Xã Ân Phú, Hương Thọ

2. Tuyến huyện, thành phố, thị xã (03 Bệnh viện):

- Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh.

- Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh.

- Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ.

 

PHỤ LỤC 4:

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 951/UBND-VX1 ngày 10/04/2017 của UBND tỉnh)

Nội dung

Giai đoạn 2017 - 2020

Phân kỳ

Tổng số lượng học viên/mô hình

Số tháng/ năm đào tạo

Tổng số tháng/ năm đào tạo

Tổng kinh phí tiền

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Slượng

Số tháng/ năm đào tạo

Kinh phí tiền

Số lượng

Stháng/ năm đào tạo

Kinh phí tiền

Slượng

Số tháng/ năm đào tạo

Kinh phí tiền

Số lượng

Số tháng/ năm đào tạo

Kinh phí tiền

Nguồn vốn HPET

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giảng viên tuyến tnh

66

3

198

1.552.771.000

66

198

1.552.771.000

 

0

0

 

0

0

 

0

0

Học viên

1345

 

1747

26.840.110.444

201

363

5.576.966.280

320

560

8.603.584.344

401

401

6.160.780.932

423

423

6.498.778.888

Bác sĩ

201

3

603

 

81

243

3.733.341.063

120

360

5.530.875.650

 

0

0

 

0

0

Y sĩ

385

1

385

 

 

0

0

 

0

0

200

200

3.072.708.694

185

185

2.842.255.542

Điều dưỡng

401

1

401

 

120

120

1.843.625.217

200

200

3.072.708.694

81

81

1.244.447.021

 

0

0

Hộ sinh

282

1

282

 

 

0

0

 

0

0

120

120

1.843.625.217

162

162

2.488.894.042

Dược sĩ

76

1

76

 

 

0

 

 

0

 

 

0

 

76

76

1.167.629.304

Chuyên khoa I

13

2

26

1.841.612.864

8

16

1.133.300.224

5

10

708.312.640

 

0

 

 

0

 

Cộng l

1.424

 

 

30.234.494.308

275

577

8.263.037.504

325

570

9.311.896.984

401

401

6.160.780.932

423

423

6.498.778.888

Nguồn Ngân sách tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mô hình điểm

26

 

 

2.445.300.000

 

 

 

26

 

2.445.300.000

 

 

 

 

 

 

Vốn XHH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhân rộng mô hình

209

 

 

19.656.450.000

 

 

 

 

 

 

78

 

7.335.900.000

131

 

12.320.550.000

Tổng cộng: (I+II+III)

 

 

 

52.336.244.308