Quyết định 770/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025
Số hiệu: 770/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Văn Trì
Ngày ban hành: 04/04/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 770/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 4 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2025

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thông qua Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025;

Xét Tờ trình số 38/TTr-SNN&PTNT ngày 16/3/2018 của Sở Nông nghiệp & PTNT, sau khi tổng hợp ý kiến của các thành viên UBND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 với các nội dung chính sau:

1. Mục tiêu Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025

1.1. Mục tiêu chung: Quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả 28.134,1 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Góp phần đưa giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5 - 4,0%/năm;

- Làm cơ sở để triển khai, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Chính Phủ trên địa bàn tỉnh;

- Nâng cao năng suất rừng trồng kinh tế lên trên 100 m3/ha/chu kỳ; chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; phát triển trồng cây gỗ lớn, cây đặc sản, cây dược liệu;

- Nâng độ che phủ của rừng đạt ngưỡng 25%;

- Nâng cao năng suất, chất lượng 3 loại rừng Đặc dụng, phòng hộ và sản xuất trên địa bàn tỉnh;

- Thu hút khoảng 2.103 lao động liên tục tham gia sản xuất lâm nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người làm nghề rừng;

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, ý thức sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng;

- Đảm bảo khả năng về ngụy trang, bảo vệ kho tàng, thao trường, công trình quân sự phục vụ an ninh, quốc phòng.

2. Nhiệm vụ

2.1. Phân vùng sản xuất:

- Vùng gỗ nguyên liệu: 1.400 ha, ở 11 xã của huyện Sông Lô, Lập Thạch;

- Vùng gỗ lớn: 11.637 ha (rừng sản xuất và rừng phòng hộ);

- Hình thành vùng sản xuất cây dược liệu 378 ha ở huyện, thị: Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, Phúc Yên.

2.2. Nhiệm vụ lâm sinh:

- Bảo vệ tốt diện tích rừng: 247.201 lượt ha;

- Trồng rừng: 8.170,6 ha;

- Cây phân tán: 1.940 ha;

- Trồng cây dược liệu dưới tán rừng: 696 lượt ha;

- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 939,4 lượt ha;

- Khai thác: 10.862,9 ha, tương ứng 859.500 m3 gỗ;

- Xây dựng kết cấu hạ tầng cho công tác lâm sinh và bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Xây dựng 01 vườn ươm giống cây lâm nghiệp của Trung tâm Phát triển Lâm - Nông nghiệp Vĩnh Phúc; hỗ trợ xây dựng 03 vườn ươm tại các huyện, thị: Sông Lô; Lập Thạch; Phúc Yên, đảm bảo nhu cầu giống cây lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh; xây dựng rừng giống và lựa chọn khoảng 15-:-20 loài cây để phát triển nguồn giống trên địa bàn tỉnh.

3. Sử dụng rừng

3.1. Khai thác gỗ:

- Khai thác chính: 7.132,9 ha;

- Khai thác sản phẩm trung gian của quá trình trồng rừng gỗ lớn: 3.730,2 ha giai đoạn 2021-2025).

3.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ:

- Khai thác dược liệu: 378 ha;

- Khai thác quả, nhựa cây trám trắng: 6.417 ha.

4. Chế biến gỗ và lâm sản

4.1. Sản phẩm chính:

Đồ mộc gia dụng, thủ công m nghệ và các sản phẩm khác từ rừng.

4.2. Củng cố và phát triển các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản:

- Củng cố và phát triển các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản hiện có;

- Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh.

5. Sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2025

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 28.134,1ha. Trong đó:

- Rừng đặc dụng: 15.096,7ha;

- Rừng phòng hộ: 3.694,9ha;

- Rừng sản xuất: 9.342,5ha.

6. Danh mục các dự án ưu tiên

6.1. Giai đoạn 2016 - 2020:

- Hỗ trợ trồng rừng sản xuất;

- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ;

- Hỗ trợ trồng cây phân tán;

- Hoạt động khác khuyến lâm, hỗ trợ ký hợp đồng thực hiện, trồng rừng khảo nghiệm;

- Dự án hỗ trợ rừng phòng hộ các huyện, thị: Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, Phúc Yên và Trung tâm Phát triển Lâm - Nông nghiệp Vĩnh Phúc dự án chuyển tiếp);

- Dự án Xây dựng hệ thống đường PCCC, bảo vệ rừng kết hợp dân sinh tỉnh Vĩnh Phúc dự án chuyển tiếp). Vốn đầu tư 25.400 triệu đồng;

- Dự án xây dựng vườn giống cây lâm nghiệp của Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc dự án chuyển tiếp);

- Dự án đường cứu hộ PCCCR, kết hợp dân sinh trạm Bản Long, Minh Quang, Tam Đảo (dự án chuyển tiếp).

6.2. Giai đoạn 2021 - 2025:

- Hỗ trợ rừng sản xuất;

- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ tỉnh Vĩnh Phúc;

- Hỗ trợ trồng cây phân tán;

- Hoạt động khác khuyến lâm, hỗ trợ ký hợp đồng thực hiện, trồng rừng khảo nghiệm ;

- Dự án hỗ trợ rừng phòng hộ các huyện, thị: Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, Phúc Yên và Trung tâm PTLNN Vĩnh Phúc;

- Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Vĩnh Phúc;

- Dự án Phân định ranh giới và đóng mốc các loại rừng, chủ rừng lớn trên bản đồ và thực địa;

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ;

- Hỗ trợ xây dựng 03 vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại các huyện, thị: Lập Thạch, Sông Lô, Phúc Yên.

7. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2025: 538,797 tỷ đồng. Trong đó:

7.1. Vốn ngân sách tỉnh: 162,219 tỷ đồng, từ các nguồn vốn:

a. Nguồn sự nghiệp kinh tế: 67,569 tỷ đồng

- Giai đoạn 2016 - 2020: 30,196 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2021 - 2025: 37,373 tỷ đồng.

b. Nguồn đầu tư phát triển: 94,650 tỷ đồng

- Giai đoạn 2016 - 2020: 42,700 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2021 - 2025: 51,950 tỷ đồng.

7.2. Vốn ngân sách trung ương: 41,645 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn đầu tư trực tiếp cho bảo vệ và phát triển rừng: 32,012 tỷ đồng;

- Vốn xây dựng kết cấu hạ tầng lâm sinh: 3,201 tỷ đồng phục vụ bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh;

- Các hoạt động khác lập hồ sơ giao khoán, chi phí quản lý : 6,432 tỷ đồng.

7.3. Vốn tín dụng: 157,196 tỷ đồng, chiếm 29,2% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn này được huy động cho công tác phát triển rừng, trồng và chăm sóc năm 1 và phát triển cây dược liệu.

7.4. Vốn xã hội khác: Huy động từ các tổ chức, cá nhân: 177,737 tỷ đồng, chiếm 32,8% nhu cầu vốn đầu tư. Trong đó:

- Hộ gia đình đóng góp ngày công lao động của gia đình tham gia bảo vệ rừng trên diện tích được giao quản lý sử dụng: 52,205 tỷ đồng;

- Vốn dành cho phát triển rừng trồng chăm sóc năm 1,2,3,4 trồng cây phân tán, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng: 39,190 tỷ đồng;

- Vốn dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng khác: 86,342 tỷ đồng.

8. Giải pháp thực hiện

8.1. Về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất

a. Quản lý nhà nước về lâm nghiệp:

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền các cấp;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng đến cấp xã;

- Tăng cường mối liên kết giữa các chủ rừng và cơ sở chế biến;

- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền chính sách phát triển rừng, chính sách thu hút đầu tư, nội dung Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng.

b. Tổ chức quản lý:

Theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 23/5/2015 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Nội vụ; Thông tư 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

c. Tổ chức sản xuất:

- Tiếp tục củng cố và đẩy mạnh sản xuất ở các đơn vị công lập;

- Chú trọng phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư nông thôn và hợp tác xã;

- Xây dựng cơ chế ưu tiên các hộ nghèo, hộ dân tộc ít người và phụ nữ tham gia;

- Tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng k thuật phục vụ bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp;

- Khai thác triệt để tiềm năng lao động tại chỗ.

8.2. Giao đất giao rừng:

Hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp.

8.3. Về khoa học và công nghệ, khuyến lâm và môi trường

a. Về khoa học và công nghệ:

- Thực hiện xây dựng và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định.

- Giải pháp về giống cây trồng:

+ Rà soát, đánh giá quy trình sản xuất cây giống ở các cơ sở gieo ươm, nhất là các đơn vị tư nhân, làm cơ sở cấp chứng chỉ sản xuất cây giống;

+ Thời gian đầu, cần thiết thuê tư vấn tuyển chọn, kiểm soát chặt xuất xứ nguồn giống, chất lượng giống, gieo ươm, trồng đúng thời vụ, đúng quy trình;

+ Liên doanh, liên kết với các viện giống, Trung tâm khuyến nông Quốc gia và các đơn vị khác nhằm nghiên cứu, lựa chọn cây trồng có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Tỉnh;

+ Sử dụng phương pháp cấy mô, hom để nhân giống. Có thể nhập ngoại một số giống mới có nguồn gốc từ hạt. Bên cạnh đó nghiên cứu đề xuất gây trồng một số loài cây bản địa, đa mục đích, cây dược liệu.

b. Công tác khuyến lâm:

- Xây dựng và chuyển giao các quy trình về tiến bộ khoa học k thuật;

- Xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ k thuật đến chủ rừng, tập trung chủ yếu vào k thuật trồng rừng và giám sát quy trình trồng rừng;

- Thông qua các chương trình tập huấn có trọng điểm. In ấn tài liệu k thuật, tờ rơi phổ biến k thuật lâm sinh;

- Gắn diện tích, chất lượng rừng trồng với công tác khuyến lâm.

c. Giải pháp về môi trường:

- Xây dựng vốn rừng cần chú ý tới việc lựa chọn: Thời vụ trồng, loài cây, cơ cấu cây trồng và phương thức trồng, phương pháp xử lý thực bì, làm đất để hạn chế những bất lợi tới môi trường;

- Vùng có dân cư xen kẽ, cần có giải pháp hạn chế lửa rừng; các tổ chức khai thác khoáng sản trên đất lâm nghiệp phải có trách nhiệm trồng lại rừng;

- Những hạng mục xây dựng các công trình hạ tầng lâm sinh phải lựa chọn vị trí, thiết kế, để hạn chế thấp nhất những tác động bất lợi tới rừng;

- Trong khai thác sử dụng rừng: Cần chú trọng tới phương thức khai thác rừng cho từng địa bàn, từng mức độ xung yếu để lựa chọn phương thức khai thác hợp lý;

- Trong chế biến: Lựa chọn máy móc thiết bị tiên tiến; chú trọng việc xây dựng quy trình xử lý nước thải, chất thải rắn, giảm tiếng ồn, xử lý hoá chất.

8.4. Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách

a. Giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách đất đai:

- Lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã;

- Xây dựng các dự án đầu tư lâm sinh;

- Giải pháp về chính sách đất đai: Giao đất, giao rừng, cho thuê đất, tích tụ, dồn thửa, miễn giảm thuế sử dụng đất.

b. Giải pháp về quản lý bảo vệ rừng:

- Tuyên truyền, giáo dục Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng;

- Phòng ngừa, phát hiện sớm những hành vi chặt phá, xâm hại đến rừng tự nhiên dưới mọi hình thức.

c. Nhóm giải pháp về vận dụng thực hiện các chính sách:

- Chính sách thu hút vốn đầu tư;

- Khuyến khích sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ rủi ro cho người sản xuất lâm nghiệp;

- Chính sách hưởng lợi;

- Vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tiêu thụ lâm sản theo đúng kế hoạch;

- Hỗ trợ đầu tư về kết cấu hạ tầng và xử lý ô nhiễm môi trường;

- Hỗ trợ về thành lập doanh nghiệp;

- Hỗ trợ kết cấu hạ tầng đường lâm nghiệp, hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng.

8.5. Về phát triển nguồn nhân lực

- Đầu tư, đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin, GIS, viễn thám trong quản lý tài nguyên rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, công nghệ tế bào;

- Thực hiện đào tạo bổ sung và đào tạo lại thông qua hợp tác với các viện, trường bằng hình thức tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo khoa học; tổ chức tham quan, học tập các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, công nghệ chế biến tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp.

8.6. Hỗ trợ của các sở, ngành UBND các huyện, thị

- Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ ban hành các quy trình và cung cấp các quy phạm về hướng dẫn công tác bảo vệ và phát triển rừng; cấp chứng chỉ rừng (FSC), tiêu chuẩn chất lượng cây giống;

- Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị theo dõi, quản lý việc sử dụng đất đúng mục đích; hướng dẫn các thủ tục giao đất và các nội dung liên quan đến sử dụng đất lâm nghiệp;

- Sở Khoa học & Công nghệ hỗ trợ các chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; lai tạo các giống cây lâm nghiệp;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ngân hàng nhà nước cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện;

- Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm tỉnh, lực lượng bảo vệ của các chủ rừng trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng;

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước đối với các công trình văn hóa, du lịch, tâm linh liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp theo nội dung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

- Chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm phối hợp với hạt kiểm lâm huyện, thị, trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng;

- UBND cấp huyện, UBND cấp xã, đài phát thanh, truyền hình địa phương thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân biết các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp & PTNT có trách nhiệm

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan tổ chức công bố quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định;

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện;

- Phối hợp với các ngành liên quan tiến hành xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện các nội dung quy hoạch được duyệt;

- Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cho các dự án ưu tiên trong quy hoạch, gửi Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

2. Sở Kế hoạch & Đầu tư có trách nhiệm

- Thẩm định, tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và các dự án ưu tiên trong quy hoạch trình UBND tỉnh xem xét, bố trí vốn góp phần thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững thực hiện Quyết định số 38/2016/QĐ- TTg ngày 14/9/2017 và Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT rà soát các dự án chuyển đổi rừng sang mục đích khác và tham gia phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã thực hiện tốt các chính sách mới về lâm nghiệp.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan tham mưu cân đối và bố trí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo khả năng cân đối hàng năm để thực hiện các nội dung liên quan đến sử dụng nguồn vốn sự nghiệp ở các dự án ưu tiên trong quy hoạch và các dự án đầu tư lâm sinh khác theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 và Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính Phủ, thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng mục tiêu.

4. Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan rà soát quy hoạch sử dụng đất để giao, cho thuê đất lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và các quy định liên quan.

5. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố có rừng có trách nhiệm

Chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp & PTNT, tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch, xây dựng các chính sách, giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của ngành, cấp mình.

6. Các Ban quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng cơ sở có trách nhiệm

Tổ chức lập và thực hiện các Dự án bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch được phê duyệt.

7. Hộ gia đình, tổ chức được giao rừng có trách nhiệm

Quản lý, sử dụng rừng và đất rừng theo đúng mục đích, đúng quy hoạch và theo quy định của pháp luật.

(Chi tiết trong báo cáo Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 51//NQ-HĐND ngày 18/12/2017 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc)

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CPCT, CPVP;
- Cổng TTGTĐT tỉnh;
- Báo VP; Đài PT&TH tỉnh;
- CVNCTH;
- Lưu: VT, NN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trì