Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2007 quy chế Tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bình Định
Số hiệu: 788/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Vũ Hoàng Hà
Ngày ban hành: 26/11/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 788/QĐ-UBND

Quy Nhơn, ngày 26 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢM NGHÈO TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2006/NQ-HĐND ngày 12/10/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định nhất trí thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bình Định;

Theo đề nghị của Thường trực Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bình Định,

QUYẾT ĐỊNH:

Điu 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bình Định.

Điu 2. Quyết định này có hiu lc thi hành k t ngày .

Điu 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc S Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên Ban ch đạo Giảm nghèo, T giúp việc và Th trưng các quan, đơn v liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Vũ Hng Hà

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO GIẢM NGHÈO TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định s 788/-UBND ngày 26/11/2007 ca UBND tỉnh)

I. NHỮNG QUY ĐNH CHUNG

Điều 1. Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bình Định được thành lập theo Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định.

Điều 2. Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh có nhiệm vụ: Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác; biện pháp chỉ đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong tỉnh tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu giảm nghèo và giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2006-2010, đã được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp lần thứ 7, khoá X, ngày 12/10/2006; và tại điểm 1 Điều 2 của Quyết định số 524/QĐ-UBND , ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định:

Điều 3. Thành viên Ban chỉ đạo Giảm nghèo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 theo chức năng nhiệm vụ của sở, ngành mình và sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ngành trong công tác xoá đói giảm nghèo.

II. NHỮNG QUY ĐNH C THỂ

Điều 4. Trưng Ban ch đo thay mặt Uban nhân dân tnh ch đo, điu hành vic trin khai thc hin Chương trình mc tiêu gim nghèo ca tnh giai đoạn 2006 - 2010, phân công các thành viên trong Ban ch đạo thc hin các nội dung, đ án ca Chương trình, chu tch nhiệm trước UBND tnh v kết qu hoạt động ca Ban ch đo.

Điều 5. Phó Trưng ban thưng trc có trách nhiệm giúp Trưởng ban t chc thc hin các hoạt đng theo kế hoch ca Ban ch đo, thay mặt Trưng Ban chđo điều hành công việc do Trưng ban giao.

Điều 6. Nhiệm v ca U viên Ban ch đo

1. Đề xuất và tham gia các hoạt động của Ban chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010.

2. Trực tiếp tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Đề án giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 theo chức năng, nhiệm vụ của sở, ngành và những công tác được Ban chỉ đạo phân công.

3. Tham gia phối hợp ch đo, kiểm tra, đôn đc các sở, ngành và địa phương thc hiện Chương trình giảm nghèo, kế hoạch công tác ca Ban ch đo.

4. Giúp Ban ch đạo theo dõi, tổng hp tình hình trin khai thc hin Chương trình mc tiêu giảm nghèo ca tỉnh giai đoạn 2006-2010 theo chức năng, nhiệm vụ ca sở, ngành mình và chun b ni dung được phân công phc v trong các khp ca Ban ch đo.

5. Cử cán b, chuyên viên đi din cho sở, ngành mình tham gia T gp vic cho Ban ch đo.

Điều 7. Nhiệm v ca các thành viên Ban ch đo Giảm nghèo:

1. Thành viên là lãnh đo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

Là cơ quan thường trực chương trình; chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trên phạm vi toàn tỉnh.

Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan xác định đối tượng hỗ trợ; đề xuất cơ chế và chính sách, hướng dẫn các địa phương xây dựng và thực hiện chương trình; Tổ chức hướng dẫn quy trình điều tra rà soát hộ nghèo hàng năm cho các địa phương; đánh giá tình hình nghèo đói trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức vận động sự đóng góp của nhân dân, các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để bổ sung nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh.

Tổ chức thực hiện các dự án: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo; hướng dẫn và giám sát việc thực hiện dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đối với dự án dạy nghề cho người nghèo; hoạt động truyền thông và giám sát, đánh giá chương trình; phối hợp với UBMTTQVN tỉnh, các ngành liên quan, các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở.

Tổng kết, đánh giá kết quả quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo trên phạm vi toàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình cho giai đoạn tiếp theo.

2. Thành viên là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tham mưu giúp UBND tỉnh cân đối và phân bổ nguồn lực cho chương trình; phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai, tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo; đồng thời điều phối, lồng ghép vốn cho các chương trình, dự án. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép các nguồn vốn cho Ban chỉ đạo.

3. Thành viên là lãnh đạo Sở Tài chính:

Theo dõi cấp phát, hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh; phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai và tổ chức thực hiện chương trình, đề xuất cân đối ngân sách theo mức tối thiểu bằng 1% tổng chi ngân sách địa phương hàng năm trình HĐND tỉnh quyết định; cùng với nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho chương trình, lồng ghép với các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực hiện tốt mục tiêu của chương trình; Tổng hợp các nguồn lực để thực hiện chương trình hàng năm: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, huy động cộng đồng, vốn tín dụng ưu đãi...cho Ban chỉ đạo để tổng kết đánh giá kinh phí thực hiện chương trình hàng năm và cả giai đoạn.

4. Thành viên là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Chỉ đạo hướng dẫn thực hiện một số dự án khuyến nông-lâm-ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; phối hợp với các sở, ngành chỉ đạo đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các dự án do sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và cả giai đoạn cho Ban chỉ đạo để tổng kết đánh giá thực hiện chương trình.

5. Thành viên là lãnh đạo Sở Y tế:

Phối hợp với các địa phương chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất về y tế ở các xã nghèo, xã ĐBKK thuộc Chương trình 135 và các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả sử dụng nguồn Quỹ khám chữa bệnh và kết quả khám chữa bệnh cho người nghèo theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và cho cả giai đoạn cho Ban chỉ đạo để tổng kết đánh giá thực hiện chương trình.

6. Thành viên là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất về giáo dục ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo điều kiện đi lại còn khó khăn; thực hiện việc miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho con em hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số; người nghèo được miễn, giảm học phí học nghề. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục góp phần xoá đói giảm nghèo theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và cả giai đoạn cho Ban chỉ đạo để tổng kết đánh giá thực hiện chương trình.

7. Thành viên là lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh:

Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 07/QĐ-TTg, ngày 10/01/2006, các xã vùng khó khăn theo Quyết định 30/QĐ-TTg, ngày 05/03/2007; kiểm tra việc thực hiện cơ chế Chương trình 135 ở các xã đặc biệt khó khăn. Hướng dẫn thực hiện chính sách đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg , ngày 20/7/2004; chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg , ngày 05/03/2007; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg , ngày 05/03/2007; chính sách cấp không một số loại báo, tạp chí vùng dân tộc miền núi theo Quyết định 975/2006/QĐ-TTg, ngày 20/7/2006 và các chính sách của tỉnh thực hiện ở vùng dân tộc và miền núi nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các chế độ chính sách, các dự án và kinh phí thực hiện theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và cả giai đoạn cho Ban chỉ đạo để tổng kết đánh giá thực hiện chương trình.

8. Thành viên là lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:

Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; đảm bảo cho nhiều hộ nghèo được vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và cả giai đoạn cho Ban chỉ đạo để tổng kết đánh giá thực hiện chương trình.

9. Thành viên là lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.

Chủ trì và phối hợp trong việc huy động các nguồn đóng góp của nhân dân, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị-xã hội trong và ngoài tỉnh; các Hội, đoàn viên để thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo; tiếp tục huy động xây dựng Quỹ “Ngày vì người nghèo”; xây dựng mạng lưới “Tổ tiết kiệm-tín dụng”, “Tổ tương trợ”; xây dựng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả trong tổ chức Hội và nhân rộng ra cộng đồng góp phần xoá đói giảm nghèo; đồng thời tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện chương trình.

Điều 8. Ban ch đo Giảm nghèo tỉnh có T chuyên viên gp vic.

Nhiệm v T giúp việc do Thưng trc Ban ch đạo Giảm nghèo tỉnh phân công và trc tiếp ch đo thc hin các nhim v được quy định tại Quy chế này.

Điều 9. Chế độ hội họp, báo cáo:

Ban chỉ đạo định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo kết quả và đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách, các chương trình, dự án giảm nghèo của các sở, ngành và địa phương và các hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo, đồng thời đề ra các hoạt động tiếp theo. Các báo cáo tại cuộc họp được tổng hợp báo cáo thường trực HĐND và UBND tỉnh.

Các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về nhiệm vụ đã được phân công; trực tiếp giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của sở, ngành mình trong quá trình thực hiện Chương trình giảm nghèo của tỉnh; đồng thời thực hiện việc báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình, tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch cho Trưởng Ban chỉ đạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Giảm nghèo Trung ương.

Điều 10. Kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo

Kinh phí chi cho hoạt động của Ban chỉ đạo được sử dụng từ Quỹ Xoá đói giảm nghèo được UBND tỉnh phê duyệt.

Mức phụ cấp hàng tháng cho thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc cụ thể như sau:

- Trưởng Ban chỉ đạo:                                        150.000 đồng/người/tháng;

- Phó Trưởng Ban chỉ đạo:                                 120.000 đồng/người/tháng;

- Các Uỷ viên Ban chỉ đạo:                                  100.000 đồng/người/tháng;

- Thành viên Tổ giúp việc:                                    100.000 đồng/người/tháng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh và các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức hoạt động đúng theo quy chế này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các thành viên Ban chỉ đạo phản ánh về Thường trực Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh tổng hợp các ý kiến, đề xuất nội dung, sửa đổi, bổ sung trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.





Nghị quyết 20/2006/NQ-HĐND về mức trợ cấp y tế thôn bản Ban hành: 28/07/2006 | Cập nhật: 26/09/2015