Nghị quyết 20/2006/NQ-HĐND về Dự toán thu – chi ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2007 do Tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: | 20/2006/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương | Người ký: | Vũ Minh Sang |
Ngày ban hành: | 18/12/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2006/NQ-HĐND |
Thủ Dầu Một, ngày 18 tháng 12 năm 2006 |
NGHỊ QUYẾT
DỰ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH VÀ PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH NĂM 2007
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA VII – KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ -TTg ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 3771/QĐ-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2007;
Sau khi xem xét Tờ trình số 6091/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2007; Báo cáo thẩm tra số 60/BC-HĐND-KTNS ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn dự toán thu – chi ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách tỉnh năm 2007 như sau:
- Tổng thu từ kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2007 là 6.775 tỷ 738 triệu đồng, tăng 16% so với ước thực hiện năm 2006. Trong đó, tổng thu mới ngân sách trên địa bàn (không kể thu xổ số kiến thiết) là 6.307 tỷ 600 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch Trung ương giao.
- Tổng số chi ngân sách địa phương năm 2007 là 2.816 tỷ 706 triệu đồng, tăng 4% so với ước thực hiện năm 2006. Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản là 1.254 tỷ 139 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 44,5 % tổng chi ngân sách tỉnh.
- Phân bổ dự toán ngân sách tỉnh khối hành chính sự nghiệp năm 2007 (kèm theo phụ lục số 1); phân bổ dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2007 khối huyện, thị xã (kèm theo phụ lục số 2); phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2007 khối huyện, thị xã (kèm theo phụ lục số 3).
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh
- Triển khai, giao nhiệm vụ thu – chi ngân sách năm 2007 theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước.
- Tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn một số giải pháp sau:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện hiệu quả các luật như: Luật Ngân sách Nhà nước; Luật Đất đai; Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiệp; Luật Đấu thầu; Luật Quản lý thuế;… và các văn bản hướng dẫn dưới luật có liên quan. Đặc biệt, đối với Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các cơ quan, đơn vị và các địa phương cần tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm chương trình hành động cụ thể của mình theo Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh.
+ Tăng cường công tác chỉ đạo để thực hiện đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng lập dự toán, điều hành thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách theo đúng các quy định của pháp luật (Chỉ thị số 19 ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng, Thông tư số 56 ngày 23 tháng 6 năm 2006 và Thông tư số 59 ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính…). Đặc biệt là sớm triển khai tổ chức thực hiện các Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2006 về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2007 và Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 để làm cơ sở xác định lại phương án điều chỉnh phân cấp ngân sách ở địa phương cho giai đoạn 2008 – 2010.
Trong quản lý điều hành ngân sách, cần phải kiên quyết xử lý nghiêm mọi vi phạm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đối với nguồn dự phòng ngân sách, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu, đối tượng và định kỳ hàng quý báo cáo với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả sử dụng theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
+ Thực hiện đồng bộ những giải pháp cụ thể để tạo nguồn thu nội địa vững chắc, lâu dài cho ngân sách Nhà nước (như tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích mạnh đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại; sớm hoàn tất công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước để tăng cường tiềm lực tài chính cho phát triển sản xuất – kinh doanh;…).
+ Có cơ chế, chính sách thông thoáng hơn nữa để động viên, thu hút mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa cho đầu tư phát triển, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công như: giáo dục, đào tạo nghề, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao…
+ Quán triệt yêu cầu quy định Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước phải chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm trong quản lý, điều hành ngân sách, xử lý nghiêm và công khai các hành vi vi phạm.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2006./.
|
CHỦ TỊCH |
Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 Ban hành: 12/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006
Quyết định 151/2006/QĐ-TTg về Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007 Ban hành: 29/06/2006 | Cập nhật: 11/07/2006
Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước Ban hành: 06/06/2003 | Cập nhật: 06/12/2012