Quyết định 688/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2015
Số hiệu: 688/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Bùi Ngọc Sương
Ngày ban hành: 10/03/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 688/QĐ-UBND

Rạch Giá, ngày 10 tháng 3 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Quyết định số 77/2001/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”;

Căn cứ Nghị quyết số 105/2010/NQ-HĐND ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang thông qua chủ trương thực hiện Đề án đào tạo sau Đại học ở nước ngoài tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 25/TTr-SNV ngày 02 tháng 02 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2015, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu chung:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ sau Đại học ở nước ngoài nhằm góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa của tỉnh.

- Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có của tỉnh, phục vụ quá trình phát triển và hội nhập kinh tế của tỉnh.

- Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, đặc biệt là khía cạnh khoa học công nghệ, phát huy thế mạnh từng vùng trong tỉnh và liên kết sức mạnh khoa học công nghệ trong toàn vùng, để có đủ năng lực tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến thế giới để từng bước đưa tỉnh Kiên Giang phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực.

2. Mục tiêu cụ thể:

Từ năm 2010 đến năm 2015 tỉnh Kiên Giang sẽ đào tạo sau đại học ở nước ngoài 120 người, gồm: 70 cán bộ và 50 sinh viên, tập trung một số ngành quan trọng, cần thiết cho nhu cầu phát triển của tỉnh.

Chỉ tiêu nói trên không kể các chỉ tiêu đào tạo do các tổ chức nước ngoài hoặc Bộ, ngành chiêu sinh mà kinh phí đào tạo do đơn vị đó tài trợ toàn bộ hoặc do cá nhân chi trả.

3. Đối tượng:

- Ưu tiên cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan Nhà nước, Đảng, Đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước có tuổi đời từ 30 tuổi trở xuống đối với đào tạo bậc thạc sĩ, từ 40 tuổi trở xuống đối với đào tạo bậc tiến sĩ, phải có kết quả học đại học đạt loại khá trở lên, ngoại ngữ trình độ B trở lên.

- Sinh viên đại học chính quy có hộ khẩu tại Kiên Giang đang học ở các Trường Đại học trong nước từ năm thứ 3 trở lên có học lực khá trở lên, có ngoại ngữ trình độ B trở lên và sinh viên được học bổng ở nước ngoài (nếu có yêu cầu) có phẩm chất đạo đức tốt, cam kết phục vụ lâu dài ở các ngành, địa phương trong tỉnh.

4. Ngành nghề đào tạo: Công nghệ thông tin bao gồm viễn thông và tin học; Nông nghiệp công nghệ cao; Công nghệ chế biến (bao gồm cả thiết bị và quy trình công nghệ); Công nghệ xây dựng, cầu đường, giao thông, cấp thoát nước; Kiến trúc, quy hoạch quản lý đô thị và cảnh quan môi trường; Cơ khí chế tạo; Lĩnh vực pháp luật, quản lý và hội nhập quốc tế; Quản lý kinh tế, quản lý tài chính, thương mại, du lịch; Sư phạm; Y tế và sức khỏe cộng đồng; Hành chính công; Một số ngành nghề khác (tùy theo nhu cầu từng năm).

5. Kinh phí đào tạo: 4.040.111USD (Bốn triệu, không trăm bốn mươi ngàn, một trăm mười một đô la Mỹ).

6. Nguồn kinh phí:

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xác lập nguồn tài chính, phê duyệt ngân sách cho Đề án, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh kinh phí để triển khai thực hiện Đề án. Quản lý nguồn ngân quỹ do Sở Tài chính tỉnh phụ trách.

- Ngân sách tỉnh: chi toàn bộ kinh phí đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học tập ở nước ngoài; hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng chính sách - xã hội tỉnh cho sinh viên trong thời gian học tập ở nước ngoài và học phí học ngoại ngữ trong nước.

- Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phí toàn bộ kinh phí đào tạo cho cán bộ doanh nghiệp.

Điều 2. Giao Ban điều hành Đề án có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án Đào tạo sau Đại học ở nước ngoài tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2015 theo đúng Nghị quyết số 105/2010/NQ-HĐND ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban điều hành Đề án, Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Ngọc Sương

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2010  của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 569-TB/TU ngày 30 tháng 9 năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng Đề án đào tạo cán bộ và sinh viên sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2010-2015 cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO CÁN BỘ VÀ SINH VIÊN SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI

Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc điểm tự nhiên tương đối đa dạng (có đồng bằng, rừng, núi, biển đảo); có đường biên giới bộ giáp với Campuchia dài 56,8km. Tổng diện tích tự nhiên 634.613ha, bờ biển dài gần 200km, vùng biển rộng trên 60.000km2 với 140 hòn đảo lớn nhỏ, hình thành 5 quần đảo, đảo lớn nhất là Phú Quốc, có diện tích tự nhiên 567km2. Với tiềm năng lợi thế sẵn có Kiên Giang tập trung đầu tư khai thác, nỗ lực phấn đấu đạt được những tiến bộ quan trọng trên các lĩnh vực, kinh tế tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, trong đó khu vực nông nghiệp, thủy sản tăng trưởng cao và đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh, thu hút được nhiều dự án trong và ngoài nước, với số vốn đầu tư đăng ký khá lớn vào phát triển du lịch, công nghiệp, thủy sản…Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục tăng cường đầu tư, nhất là giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế…, đồng thời xúc tiến quy hoạch và chuẩn bị đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm quy mô lớn như các khu công nghiệp, sân bay, cảng biển quốc tế, khu kinh tế cửa khẩu…tạo động lực cho bước phát triển mới. Tuy nhiên kinh tế chưa ổn định và vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, có xu hướng tăng tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, một số tiềm năng lợi thế và địa bàn trọng điểm được quan tâm đầu tư nhưng phát triển chậm, như công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, du lịch, địa bàn Phú Quốc, một số chỉ tiêu chủ yếu kết quả thực hiện còn thấp so với yêu cầu, nhất là kim ngạch xuất khẩu, huy động vốn đầu tư phát triển, xây dựng giao thông, điện nông thôn…

Dân số toàn tỉnh 1.688.228 người, gồm 3 dân tộc: Kinh chiếm 85,3%, Khmer chiếm 12,6%, Hoa chiếm 2,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%, nông thôn 74,1%, trong độ tuổi lao động 51,86%, trong đó lao động qua đào tạo 25,91%, so với mặt bằng chung của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long còn thấp. Đời sống người dân từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, nhưng nhìn chung đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là vùng đông đồng bào dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện có: 27.691 người, gồm: cán bộ, công chức 2.311 người, viên chức 25.380 người, trong đó tiến sĩ và tương đương: 43 người, chiếm 0,15%, thạc sĩ và tương đương: 661 người, chiếm 2,38%, đại học: 13.888 người, chiếm 50,15%, cao đẳng: 4.436 người, chiếm 16,01%, trung cấp: 7.486 người, chiếm 27,03%

Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau Đại học trong tỉnh 704 người gồm các ngành như sau:

- Ngành Giáo dục - đào tạo: 278 người, chiếm 1%;

- Ngành Y tế: 322 người, chiếm 1,16%;

- Ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 35 người, chiếm 0,12%;

- Ngành Kinh tế - tài chính: 25 người, chiếm 0,09%;

- Ngành Công nghệ thông tin: 7 người, chiếm 0,025%;

- Ngành Môi trường: 7 người, chiếm 0,025%;

- Ngành Công thương: 4 người, chiếm 0,014%;

- Ngành Văn hóa, thể thao và du lịch: 8 người, chiếm 0,028%;

- Ngành Hành chính công: 3 người, chiếm 0,010%;

- Ngành Khoa học xã hội và nhân văn: 13 người, chiếm 0,046%.

Nhìn chung qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên cả chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học và quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được chuẩn hóa theo quy định. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên của huyện và tỉnh có trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm 77,7%, riêng cấp tỉnh chiếm 84,8%. Số đông cán bộ đào tạo sau đại học của tỉnh đã ứng dụng những kiến thức đã học vào công tác chuyên môn mang lại hiệu quả thiết thực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, địa phương. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ hiện còn chấp vá, chưa chuyên sâu, thiếu cán bộ chuyên gia đầu đàn ở những ngành thế mạnh của tỉnh. Đào tạo chưa gắn với nhu cầu công tác và tình hình thực tế của địa phương, còn tình trạng học để lấy bằng cấp, một số sau đào tạo chưa đáp ứng nhiệm vụ được giao. Cán bộ đào tạo sau đại học chưa cân đối, ngành giáo dục, y tế chiếm 85,22%, các ngành nông nghiệp, thủy sản, kinh tế, tài chính, môi trường, xây dựng chiếm 9,80%, trong đó cán bộ sau đại học ở nước ngoài còn ít chiếm 1,84%. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhất là trong giai đoạn nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên, từng bước đưa Kiên Giang ngày càng phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi phải đầu tư đào tạo để có được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu, trình độ khoa học kỹ thuật cao có được đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có khả năng tiếp thu và ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật hiện đại để khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh, nhằm đưa kinh tế - xã hội Kiên Giang phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI

1. Mục tiêu chung:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ sau đại học ở nước ngoài nhằm góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa của tỉnh.

- Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật hiện có của tỉnh, phục vụ quá trình phát triển và hội nhập kinh tế của tỉnh.

- Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, đặc biệt là khía cạnh khoa học công nghệ, phát huy thế mạnh từng vùng trong tỉnh và liên kết sức mạnh khoa học công nghệ trong toàn vùng, để có đủ năng lực tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến thế giới để từng bước đưa tỉnh Kiên Giang phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực.

2. Mục tiêu cụ thể:

Từ năm 2010 đến năm 2015 tỉnh Kiên Giang sẽ đào tạo sau đại học ở nước ngoài 120 người, gồm: 70 cán bộ và 50 sinh viên, tập trung một số ngành quan trọng, cần thiết cho nhu cầu phát triển của tỉnh.

Chỉ tiêu nói trên không kể các chỉ tiêu đào tạo do các tổ chức nước ngoài hoặc Bộ, ngành chiêu sinh mà kinh phí đào tạo do đơn vị đó tài trợ toàn bộ hoặc do cá nhân chi trả.

3. Đối tượng:

- Ưu tiên cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước có tuổi đời từ 30 tuổi trở xuống, đối với đào tạo bậc thạc sĩ, từ 40 tuổi trở xuống, đối với đào tạo bậc tiến sĩ, phải có kết quả học đại học đạt loại khá trở lên, ngoại ngữ trình độ B trở lên.

- Sinh viên đại học chính quy có hộ khẩu tại Kiên Giang đang học ở các trường đại học trong nước từ năm thứ 3 trở lên có học lực khá trở lên, có ngoại ngữ trình độ B trở lên và sinh viên được học bổng ở nước ngoài (nếu có yêu cầu) có phẩm chất đạo đức tốt, cam kết phục vụ lâu dài ở các ngành, địa phương trong tỉnh.

III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Xác định nhu cầu cán bộ có trình độ sau đại học theo từng ngành nghề, căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 để gởi đi đào tạo nước ngoài.

2. Xem xét lựa chọn các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế ở các nước trên thế giới có trình độ khoa học tiên tiến, có trình độ quản lý cao phù hợp với lĩnh vực ngành nghề tỉnh Kiên Giang cần đào tạo, trong đó chú trọng đến các quốc gia có thiện chí giúp đỡ Việt Nam.

3. Lựa chọn chuẩn bị cán bộ nguồn để chọn những người có đủ đạo đức và năng lực để gởi đi đào tạo.

4. Phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và đơn vị đào tạo nước ngoài theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của cán bộ, sinh viên trong thời gian học tập, rèn luyện ở nước ngoài để kịp thời giúp đỡ giải quyết khó khăn trong sinh hoạt và học tập, kịp thời điều chỉnh ngành nghề cho phù hợp và đặc biệt là để củng cố tình cảm, trách nhiệm, niềm tin gắn bó cán bộ với quê hương đất nước.

5. Xây dựng kế hoạch bố trí sử dụng cán bộ, sinh viên sau khi tốt nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo nhằm phát huy tối đa trình độ chuyên môn nghiệp vụ vào công tác thực tế.

IV. DỰ KIẾN DANH MỤC VÀ NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

1. Công nghệ thông tin bao gồm viễn thông và tin học;

2. Nông nghiệp công nghệ cao;

3. Công nghệ chế biến (bao gồm cả thiết bị và quy trình công nghệ);

4. Công nghệ xây dựng, cầu đường, giao thông, cấp thoát nước;

5. Kiến trúc, quy hoạch quản lý đô thị và cảnh quan môi trường;

6. Cơ khí chế tạo;

7. Lĩnh vực pháp luật, quản lý và hội nhập quốc tế;

8. Quản lý kinh tế, quản lý tài chính, thương mại, du lịch;

9. Sư phạm;

10. Y tế và sức khỏe cộng đồng;

11. Hành chính công;

Một số ngành nghề khác (tùy theo nhu cầu từng năm).

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Chuẩn bị nguồn cán bộ:

Xây dựng chuẩn bị lực lượng cán bộ nguồn để tuyển chọn đối tượng gởi đi đào tạo đúng theo quy định của Đề án. Việc xây dựng và tuyển chọn cán bộ nguồn được thực hiện thường xuyên vào quí II và quí IV hàng năm.

a) Chọn cán bộ nguồn:

- Sở Giáo dục và Đào tạo lập danh sách sinh viên đại học chính quy có hộ khẩu tại Kiên Giang đang học ở các trường đại học cuối năm thứ 3 và năm cuối, có học lực khá, giỏi, có ngoại ngữ trình độ B trở lên, phẩm chất đạo đức tốt, phải qua kiểm tra ngoại ngữ đầu vào.

- Sở Nội vụ lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước có tuổi đời từ 30 tuổi trở xuống đối với đào tạo thạc sĩ, từ 40 trở xuống đối với đào tạo bậc tiến sĩ, phải có kết quả học đại học loại khá trở lên, có ngoại ngữ trình độ B trở lên và phải qua kiểm tra ngoại ngữ đầu vào.

b) Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với trường Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh… cùng với các đơn vị ban, ngành của tỉnh sẽ xét chọn trình Ban điều hành Đề án danh sách những cán bộ và sinh viên đạt yêu cầu để xét tuyển vào lực lượng cán bộ nguồn.

c) Cán bộ nguồn sau đại học sau khi được chọn sẽ được tập trung đào tạo bổ sung từ 6 đến 12 tháng tại trường Đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để nâng cao trình độ ngoại ngữ, củng cố chuyên môn, cung cấp kiến thức về đất nước, con người và nền văn hóa của quốc gia mà ứng viên sẽ đến học, tiếp cận phương thức học tập trình độ sau đại học; giáo dục ý tưởng đạo đức để củng cố tình yêu quê hương đất nước, giữ vững quan điểm lập trường trong thời gian đào tạo ở nước ngoài.

d) Cán bộ nguồn phải qua một kỳ thi tuyển, nếu đạt yêu cầu mới được cử đi học sau đại học ở nước ngoài theo định hướng ngành nghề chuyên môn của tỉnh.

e) Cán bộ nguồn chưa đạt yêu cầu qua kỳ thi tuyển, có thể xem xét cử đi đào tạo sau đại học trong nước, hoặc tiếp tục đăng ký thi tuyển vào năm sau nếu còn đủ tiêu chuẩn theo Đề án quy định.

f) Để chuẩn bị lực lượng nguồn trong sinh viên nên có sự chuẩn bị, thông báo tuyển sinh sớm từ năm thứ nhất, qua đó sinh viên sẽ cố gắng phấn đấu học tập, trao dồi ngoại ngữ ngay từ đầu. Công việc này giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban liên lạc sinh viên, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên thực hiện.

2. Đào tạo ngoại ngữ:

Trước khi đề cử đi học, ứng viên phải theo học các lớp ngoại ngữ nâng cao tại trường đại học Cần Thơ, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh… thời gian tối đa là một năm. Tùy theo quốc gia hoặc Trường nơi dự kiến gởi đi đào tạo mà yêu cầu ngoại ngữ cụ thể. Trước mắt ngoại ngữ phổ biến là Anh văn (có bảng chi tiết kèm theo Đề án tại phụ lục 1).

3. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn:

Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tùy theo năng lực của từng ứng viên:

- Nếu ứng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác có chuyên môn giống hoặc gần giống chuyên ngành dự kiến đào tạo sẽ được tập trung bồi dưỡng kiến thức sâu hơn và cũng như tiếp cận với các phòng thí nghiệm tiên tiến trên thế giới. Nếu ứng viên chuyên môn không gần với chuyên môn dự kiến đào tạo thì sẽ có chuyên ngành đào tạo riêng nhằm giúp cho học viên có thể theo kịp và sẵn sàng đi học.

- Nếu ứng viên là sinh viên sẽ được định hướng chuyên môn vào những năm cuối kết hợp với luận văn tốt nghiệp.

4. Về luận án tốt nghiệp:

Các ứng viên được đưa đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài bắt buộc phải thực hiện luận án tốt nghiệp có liên quan đến điều kiện cụ thể của tỉnh Kiên Giang.

5. Thời gian thực hiện:

Đề án này được thực hiện trong 5 năm: từ năm 2010 đến năm 2015 và được kéo dài 3 năm để hoàn tất chương trình đào tạo của những ứng viên cử đi đào tạo năm 2015.

6. Đánh giá Đề án:

- Đánh giá Đề án để kiểm điểm tiến độ, hiệu quả cùng các tác động theo mục tiêu Đề án đề ra. Thời gian đánh giá được chia làm 3 đợt như sau:

+ Đợt 1 sau 2 năm thực hiện;

+ Đợt 2 sau 3 năm thực hiện;

+ Đợt 3 sau khi kết thúc Đề án.

- Thành lập Ban đánh giá Đề án theo đề nghị của Ban điều hành Đề án.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban điều hành Đề án và Tổ giúp việc:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Ban điều hành Đề án, Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban điều hành Đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài.

a) Thành phần Ban điều hành Đề án gồm:

- Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Các Phó Trưởng ban: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Các ủy viên: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Giám đốc Sở Tài chính, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Kiên Giang.

b) Tổ chuyên viên giúp việc cho Ban điều hành Đề án gồm:

- Tổ trưởng: Trưởng phòng Đào tạo - Thi tuyển công chức Sở Nội vụ.

- Các Tổ viên: Trưởng phòng Văn hóa - Xã hội Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Quản lý dự án Trường Đại học Cần Thơ, Trưởng phòng Ngân sách Sở Tài chính, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Tổ chức Công chức Sở Nội vụ.

c) Thường trực Ban điều hành Đề án gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban.

d) Cơ quan thường trực Ban điều hành Đề án đặt tại Sở Nội vụ.

2. Về tài chính:

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xác lập nguồn tài chính, phê duyệt ngân sách cho Đề án, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh kinh phí để triển khai thực hiện Đề án. Quản lý nguồn ngân quỹ do Sở Tài chính tỉnh phụ trách.

3. Ban hành quy định quy chế:

Ban hành các văn bản hành chính và những quy định có liên quan cơ sở pháp lý để quá trình thực hiện được thuận lợi. Công tác này hoàn thành chậm nhất trong quí I/2010.

VII. DỰ KIẾN KINH PHÍ

1. Kinh phí gồm các nguồn như sau:

- Ngân sách tỉnh: chi toàn bộ kinh phí đào tạo cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học tập ở nước ngoài; hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng chính sách - xã hội tỉnh cho sinh viên trong thời gian học tập ở nước ngoài và học phí học ngoại ngữ trong nước.

- Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phí toàn bộ kinh phí đào tạo cho cán bộ doanh nghiệp.

2. Định mức chi tạm thời:

- Căn cứ Quyết định số 77/2001/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.

- Căn cứ Thông tư 141/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”.

- Căn cứ Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

- Chi phí điều hành và chi phí bồi dưỡng ngoại ngữ, chuyên môn, kiến thức hỗ trợ được ước tính theo mức chi của trường Đại học Cần Thơ.

3. Số lượng cán bộ, sinh viên được thụ hưởng:

Số lượng cán bộ, sinh viên được thụ hưởng ước tính khả năng thất thoát 10% ở nước ngoài không về và 25% cán bộ nguồn không đáp ứng yêu cầu sau thời gian chuẩn bị.

- Số lượng cán bộ, sinh viên dự tính đào tạo: 120 (70 cán bộ, 50 sinh viên).

- Số lượng cán bộ, sinh viên phải gởi đi đào tạo: 120 x 110% = 132 (77 cán bộ, 55 sinh viên).

- Số lượng cán bộ, sinh viên được tuyển chọn làm cán bộ nguồn: 120 x 125% = 150 (85 cán bộ, 65 sinh viên).

4. Kinh phí ước tính cụ thể như sau:

a) Chi phí đào tạo 132 thạc sĩ, tiến sĩ: 3.708.433USD = 70.460.227.000 VNĐ (Bảy mươi tỷ, bốn trăm sáu mươi triệu, hai trăm hai mươi bảy ngàn, không trăm đồng), (có bảng chi tiết kèm theo Đề án tại phụ lục 2).

b) Chi phí chuẩn bị 150 cán bộ nguồn: 99.568USD = 1.891.792.000VNĐ (Một tỷ, tám trăm chín mươi mốt triệu, bảy trăm chín mươi hai ngàn, không trăm đồng), (có bảng chi tiết kèm theo Đề án tại phụ lục 3).

c) Chi phí điều hành quản lý 8 năm: 81.660USD = 1.551.540.000VNĐ (Một tỷ, năm trăm năm mươi mốt triệu, năm trăm bốn mươi ngàn, không trăm đồng).

d) Kinh phí dự phòng: 150.450USD = 2.858.550.000VNĐ (Hai tỷ, tám trăm năm mươi tám triệu, năm trăm năm mươi ngàn, không trăm đồng).

Kinh phí dự phòng dùng chi đột xuất cho các đối tượng đi học ở nước ngoài gặp khó khăn, các khoản chi đào tạo tăng so với định mức chi hiện hành.

* Tổng kinh phí: (a + b + c + d): 4.040.111USD = 76.762.109.000VNĐ (Bảy mươi sáu tỷ, bảy trăm sáu mươi hai triệu, một trăm lẻ chín ngàn, không trăm đồng).

VIII. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

- Đội ngũ cán bộ được đào tạo có trình độ khoa học cao sẽ có tác động tích cực đến hoạt động chung của tỉnh, kể cả việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Kiên Giang.

- Hình thành đội ngũ nòng cốt và đủ khả năng chuyển giao công nghệ cho đội ngũ cán bộ cơ hữu tại chỗ, góp phần tăng tỷ trọng cơ cấu trình độ cán bộ, công chức theo hướng tích cực.

- Là đầu mối thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng đa khu vực, đa ngành nghề.

- Là hạt nhân nòng cốt tham gia đối tác kêu gọi đầu tư vào tỉnh.

IX. SỬ DỤNG VÀ ĐÃI NGỘ CÁN BỘ SAU ĐÀO TẠO

- Những cán bộ hoàn thành chương trình học theo Đề án này sẽ được phân công làm việc tại cơ quan cử đi đào tạo hoặc cơ quan đơn vị khác phù hợp để phát huy năng lực chuyên môn. Những cán bộ sau khi đi học về có đóng góp thiết thực cho tỉnh sẽ được xem xét bổ nhiệm theo quy hoạch và ưu tiên đào tạo ở lĩnh vực cao hơn.

- Đối với sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo Đề án này được bố trí công tác trong tỉnh phù hợp với chuyên môn đã học. Ngoài hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho chi phí học tập trong nước và ở nước ngoài, nếu có thời gian công tác 5 năm ở tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ hỗ trợ 50% chi phí và sau đó cứ mỗi năm công tác sẽ hỗ trợ 10% chi phí vay ngân hàng trong quá trình học tập.

- Trường hợp sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng không chấp hành quy định, quy chế, bỏ học không có lý do hoặc vi phạm nội quy của cơ sở đào tạo hoặc pháp luật nước sở tại, về nước không đúng thời hạn (trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền cho phép) không chấp hành sự phân công sau khi tốt nghiệp thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo đối với cán bộ và kinh phí hỗ trợ đối với sinh viên hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

X. KẾT LUẬN

Đây là Đề án rất quan trọng cả về mặt tài chính cũng như sự kỳ vọng, có vai trò quan trọng trong đào tạo và thu hút nhân tài cho sự phát triển lâu dài của tỉnh Kiên Giang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ủy ban nhân dân tỉnh với quyết tâm và trách nhiệm sẽ tập trung mọi điều kiện để hoàn thành Đề án này./.

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ CHO ỨNG VIÊN THEO ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI

1. Mục tiêu

Khi kết thúc mỗi khóa học, ứng viên sẽ có thể:

- Sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày;

- Được cấp Chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia trình độ C Anh văn nếu thi đậu kỳ thi do Trung tâm Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ tổ chức;

- Nắm vững các kỹ năng cần thiết để làm một bài IELTS hoặc TOEFL. Đây là kỳ thi tiếng Anh bắt buộc dành cho các sinh viên quốc tế muốn theo học tại một trường đại học hoặc sau đại học có chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh;

- Được trang bị vốn kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành, giúp ích cho ứng viên phần nào khi mới vào chương trình học ở nước ngoài;

- Nắm được các thông tin cơ bản về đất nước, con người và nền văn hóa của quốc gia mà ứng viên sẽ đến học.

2. Nội dung chương trình

Trung tâm Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ sẽ đảm trách các công việc:

- Khảo sát trình độ tiếng Anh hiện có của ứng viên qua kỳ kiểm tra đầu vào trước khi khóa học chính thức bắt đầu;

- Giảng dạy tiếng Anh theo hình thức tập trung dài hạn cho ứng viên được tuyển chọn trong kỳ thi;

- Tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận hoàn thành các lớp luyện thi IELTS hoặc TOEFL do Trung tâm Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ tổ chức;

- Hỗ trợ việc làm thủ tục tham dự kỳ thi IELTS hoặc TOEFL quốc tế do Hội đồng Anh tổ chức và cấp chứng chỉ;

- Cung cấp kiến thức về đất nước, con người và nền văn hóa của một quốc gia mà ứng viên sẽ đến học.

3. Kế hoạch và thời gian thực hiện

Ứng viên được tuyển chọn từ kỳ kiểm tra đầu vào sẽ theo học các module sau đây:

Module

Thời gian học

Giáo trình

Thời gian kiểm tra

Chứng chỉ

Module 1:

Anh văn tổng quát trình độ C

10 tuần = 450 tiết, 45 tiết/tuần, 30 tiết học trên lớp, 15 tiết bài tập về nhà.

- MOSAICONE

- LET’S TALK 3.

Sau khi kết thúc Module 1. Lưu ý: nếu ứng viên nào không đạt yêu cầu trong kỳ thi này thì sẽ học lại Module 1 vào khóa kế tiếp.

Chứng chỉ Quốc gia trình độ C.

Module 2:

- IELTS TOEFL 1

- Anh văn chuyên ngành (ESP)

- Hướng dẫn du học (O).

10 tuần = 450 tiết, 45 tiết/tuần, 30 tiết học trên lớp, 15 tiết bài tập về nhà.

Do Trung tâm Ngoại ngữ biên soạn.

 

Sau khi kết thúc Module 2.

Giấy chứng nhận Module 2 do Trung tâm Ngoại ngữ cấp.

Module 3:

- IELTS TOEFL 2

- Anh văn chuyên ngành (ESP)

- Hướng dẫn du học (O).

10 tuần = 450 tiết, 45 tiết/tuần, 30 tiết học trên lớp, 15 tiết bài tập về nhà.

Do Trung tâm Ngoại ngữ biên soạn.

 

Sau khi kết thúc Module 3.

Giấy chứng nhận Module 3 do Trung tâm Ngoại ngữ cấp.

Module 4:

- IELTS TOEFL 3

- Anh văn (chuyên ngành ESP)

- Hướng dẫn du học (O).

10 tuần = 450 tiết, 45 tiết/tuần, 30 tiết học trên lớp, 15 tiết bài tập về nhà.

Do Trung tâm Ngoại ngữ biên soạn.

 

Sau khi kết thúc Module 4.

Giấy chứng nhận Module 4 do Trung tâm Ngoại ngữ cấp.

Trong thời gian học các Module: 1.800 tiết (= 40 tuần). Trong đó:

- Anh văn tổng quát trình độ C: 450 tiết;

- Luyện thi IELTS hoặc TOEFL: 450 tiết;

- Anh văn chuyên ngành: 270 tiết;

- Hướng dẫn du học: 180 tiết;

- Bài tập về nhà: 450 tiết;

- Thời gian ôn thi, thi và chấm thi giữa các Module: 04 tuần.

Như vậy, thời gian trọn khóa nâng cao trình độ cho ứng viên là 44 tuần (= 11 tháng).

4. Điều kiện tiên quyết

Thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ là một yêu cầu cần thiết đối với ứng viên đi học ở nước ngoài. Vì vậy, để đạt được thành tích tốt trong các khóa học nâng cao trình độ ngoại ngữ này, ứng viên cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

- Trình độ ngoại ngữ để dự thi kiểm tra đầu vào: Chứng chỉ quốc gia trình độ B Anh văn.

- Tham dự đầy đủ chương trình học của các lớp nêu trong phần III.

- Để được vào học Module 2, ứng viên phải có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia trình độ C Anh văn do Trung tâm Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ cấp.

- Để được vào học Module 3, ứng viên phải có Giấy chứng nhận Module 2 do Trung tâm Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ cấp.

- Để được vào học Module 4, ứng viên phải có Giấy chứng nhận Module 3 do Trung tâm Ngoại ngữ trường Đại học Cần Thơ cấp.

- Học xong Module 4, ứng viên dự thi kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận Module 4.

Nếu đáp ứng các yêu cầu của 4 Module này, ứng viên được xem là đã hoàn tất chương trình nâng cao trình độ ngoại ngữ cho ứng viên của Đề án.

Số lượng ứng viên tối đa trong một lớp Module là 25 người.

Học viên của các Module sẽ học liên tục 06 ngày/tuần. Từ thứ hai đến thứ sáu, sẽ học tại lớp đàm thoại vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối học IELTS hoặc TOEFL. Ngày thứ bảy dành cho học viên báo cáo seminar.

 

Bảng chi tiết dự toán kinh phí đào tạo 132 tiến sĩ, thạc sĩ nước ngoài

PHỤ LỤC 2

Số TT

Nội dung

Số lượng (người)

Đơn giá

Thành tiền (USD)

Thành tiền (VNĐ)

Ghi chú

Thành tiền (VNĐ)

I

Đối với cán bộ, công chức

 

 

 

 

 

 

1

Học phí

77

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

67

67 người x 2 năm x 10.000USD

1.340.000

25.460.000.000

 

 

 

Tiến sĩ

10

10 người x 3 năm x 10.000USD

300.000

5.700.000.000

 

 

2

Sinh hoạt phí

77

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

67

67 người x 24 tháng x 800USD

1.286.400

24.441.600.000

 

 

 

Tiến sĩ

10

10 người x 36 tháng x 800USD

288.000

5.472.000.000

 

 

3

Bảo hiểm

77

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

67

67 người x 2 năm x 240USD

32.160

611.040.000

 

 

 

Tiến sĩ

10

10 người x 3 năm x 240USD

7.200

136.800.000

 

 

4

Vé máy bay (2 lượt)

77

77 người x 1.400USD

107.800

2.048.200.000

 

 

5

Visa (lệ phí sân bay đi và về)

77

77 người x 240USD

18.480

351.120.000

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

3.380.040

64.220.760.000

 

 

II

Đối với sinh viên

 

 

 

 

Hỗ trợ lãi suất 0,5%/tháng

Hỗ trợ lãi suất 0,5%/tháng

1

Học phí

55

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

45

45 người x 2 năm x 10.000USD

900.000

 

108.000

2.052.000.000

 

Tiến sĩ

10

10 người x 3 năm x 10.000USD

300.000

 

54.000

1.026.000.000

2

Sinh hoạt phí

55

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

45

45 người x 24 tháng x 800USD

864.000

 

103.680

1.969.920.000

 

Tiến sĩ

10

10 người x 36 tháng x 800USD

288.000

 

51.840

984.960.000

3

Bảo hiểm

55

 

 

 

 

 

 

Thạc sĩ

45

45 người x 2 năm x 240USD

21.600

 

2.592

49.248.000

 

Tiến sĩ

10

10 người x 3 năm x 240USD

7.200

 

1.296

24.624.000

4

Vé máy bay (2 lượt)

55

55 người x 1.400USD

77.000

 

385

7.315.000

5

Visa (lệ phí sân bay đi và về)

55

55 người x 240USD

13.200

 

6.600

125.400.000

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

328.393

6.239.467.000

Tổng cộng: I + II (Hỗ trợ lãi suất 0,5% tháng): 3.380.040 + 328.393 = 3.708.433USD = 70.460.227.000 VNĐ

(Bảy mươi tỷ bốn trăm sáu mươi triệu hai trăm hai mươi bảy ngàn không trăm đồng)

Bảng chi tiết dự toán kinh phí chuẩn bị 150 cán bộ nguồn

PHỤ LỤC 3

Số TT

Nội dung

Số lượng (người)

Đơn giá

Thành tiền (USD)

Thành tiền (VNĐ)

Ghi chú

Thành tiền (VNĐ)

I

Đối với CB, CC

 

 

 

 

 

 

1

Học phí

85

106USD/người/ module x 4 module

36.040

684.760.000

 

 

2

Tài liệu

85

6USD/người/ module x 4 module

2.040

38.760.000

 

 

3

Sinh hoạt phí

85

56USD/người/ tháng x 12 tháng

57.120

1.085.280.000

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

95.200

1.808.800.000

 

 

II

Đối với sinh viên

 

 

 

 

Hỗ trợ lãi suất 0,5%/tháng

Hỗ trợ lãi suất 0,5%/tháng

1

Học phí

65

106USD/người/ module x 4 module

27.560

 

1.654

31.418.400

2

Tài liệu

65

6USD/người/ module x 4 module

1.560

 

94

1.778.400

3

Sinh hoạt phí

65

56USD/người/ tháng x 12 tháng

43.680

 

2.621

49.795.200

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

4.368

82.992.000

Tổng cộng: I + II (Hỗ trợ lãi suất 0,5% tháng): 95.200 + 4.368 = 99.568USD = 1.891.792.000 VNĐ

(Một tỷ tám trăm chín mươi mốt triệu bảy trăm chín mươi hai ngàn không trăm đồng)

Bảng chi tiết dự toán kinh phí quản lý điều hành

PHỤ LỤC 4

Số TT

Nội dung

Số lượng (người)

Đơn giá

Thành tiền (USD)

Thành tiền (VNĐ)

I

Chi họp, làm ngoài giờ của Ban Điều hành, Tổ giúp việc (tập hợp danh sách và xét chọn ứng viên)

 

 

1

2 lần/năm

 

19 người x 100USD người/năm x 8 năm

15.200

288.800.000

II

Chi phí đi lại khảo sát, đàm phán, ký kết hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài

 

 

1

Vé máy bay (2 lượt)

3

3 người x 1.400USD/năm x 8 năm

33.600

638.400.000

2

Visa (lệ phí sân bay đi và về)

3

3 người x 240USD x 8 năm

5.760

109.440.000

3

Tiền thuê phương tiện từ sân bay, ga tàu, xe (USD/1 lượt xuất và nhập cảnh/người)

3

3 người x 90USD/người x 8 năm

2.160

41.040.000

4

Tiền thuê phòng nghỉ (USD/người/ngày)

3

3 người x 65USD/người/ngày x 3 ngày x 8 năm

4.680

88.920.000

5

Tiền ăn và tiêu vặt (USD/người/ngày)

3

3 người x 60USD người/ngày x 4 ngày x 8 năm

5.760

109.440.000

6

Cước hành lý, tài liệu

3

100USD/đoàn/năm x 8 năm

800

15.200.000

7

Thuê phương tiện hàng ngày

3

50USD/người/lượt x 3 người x 8 năm

1.200

22.800.000

8

Tiền điện thoại, telex, fax, internet

3

200USD/đoàn/năm x 8 năm

1.600

30.400.000

9

Chi phí bảo hiểm

3

3 người x 30USD/người/chuyến x 8 năm

720

13.680.000

10

Tiền chờ đợi tại sân bay

3

30USD/người/1 lần x 3 người x 8 năm

720

13.680.000

III

Chi phí đi lại liên hệ các cơ sở đào tạo trong nước để tuyển chọn sinh viên

 

 

 

 

5

5 người x 16 lượt x 50USD lượt/người

4.000

76.000.000

IV

Tổ chức Hội nghị, sơ, tổng kết

 

3 đợt/8 năm x 1.500USD/đợt

4.500

85.500.000

V

Văn phòng phẩm + Điện thoại

 

8 năm x 120USD/năm

960

18.240.000

 

Tổng cộng:

 

 

81.660

1.551.540.000

(Một tỷ năm trăm năm mươi mốt triệu năm trăm bốn mươi ngàn không trăm đồng).